3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tới năm tới
Trong nền kinh tế hội nhập, DN kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và phải cạnh tranh khốc liệt từ nhiều phía nhưng Công ty CP ĐT An Phát đã định hướng được muc tiêu và thực hiên tốt các mục tiêu đó. Từ những thuận lợi và khó khăn Công ty đã đề ra những phương hướng cụ thể cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới:
- Duy trì mức độ phát triển ổn định, đạt được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hoặc vượt chỉ tiêu đề ra.
- Sử dụng các biện pháp chăm sóc khách hang, tiếp thị quảng cáo về công ty và các sản phẩm cụ thể nhằm nâng cao uy tín cũng như sản phẩm của công ty
- Thực hiện chính sách linh hoạt về giá cả, áp dụng chính sách chiết khấu, hoa hồng cho khách hàng, cải tiến mẫu mã mở rộng dây chuyền sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp với từng thời điểm, nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật.
- Đẩy mạnh kinh doanh nội địa bằng mọi biện pháp xúc tiến bán hàng, mở rộng hình thức kinh doanh, mở rộng thì trường nhằm tăng doanh số bán hàng, tăng vòng quay của vốn.
- Tính toán hiệu quả kinh tế đầu vào từ khâu nhập khẩu nguyên liệu như: Hạn chế rủi ro biến động giá cả, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cho tới hàng sản xuất tại các xưởng sao cho sản phẩm có giá thành hợp lý, chất lượng cao, đủ sức đứng vững trên TT.
- Hợp tác liên doanh với các DN, cơ sở sản xuất trong và ngoài nước tạo nguồn sản phẩm ổn định có chất lượng cao, mẫu mã chủng loại đa dạng, phong phú.
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực công tác quản lý, điều hành kinh doanh sao cho phù hợp và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường năng động hiện nay.
- Phấn đấu trong thời gian tới doanh thu tăng 30% so với năm 2012. vốn kinh doanh giảm 30%, lợi nhuận sau thuế tăng 30%, lương bình quân người lao động tăng 20%
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Công ty
3.2.1 Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ
Chính sách tín dụng có nới lỏng song phải ở một trong giới hạn an toàn, nó phải có sự hợp lý với khả năng tài chính cuả công ty. Công tác thu hồi nợ cần tiến hành theo phương thức cuốn chiếu, tức là thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ rồi tiến hành thu các khoản nợ mới.
Trước khi ký kết hợp đồng và chấp nhận tín dụng, công ty cần phải làm tốt hơn nưa công tác thẩm định về uy tín và khả năng thanh toán của khách hàng. Nếu thanh toán chậm so với thời hạn quy định đối tác sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn và phải chịu lãi suất nơh quá hạn của ngân hàng.
Ngoài ra, công ty phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. công tác htu hồi nợ phải được tiến hành thường xuyên để không những tạo khả năng quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mà cón đảm bảo cho công ty khả năng thanh toán đúng thời hạn.
3.2.2 Đa dạng hóa nguồn vốn, tăng vốn kinh doanh cho công ty
Công ty cần lập ngân quỹ để theo dõi , dự báo nhu cầu chi tiêu và đầu tư của mình theo từng quý, từng tháng hay từng tuần, dựa vào doanh thu hàng ngày. Đồng thời công ty phải linh hoạt trong việc sử dụng các khoản vốn mà công ty chiếm dụng được như: phải trả người bán, phải trả công nhân viên, người mua trả trước…
3.2.3 Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết, xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật cho Công ty dựng hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật cho Công ty
- Để sử dụng nguồn vốn này hợp lysvaf có hiệu quả cần xác định nhu caauf VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh, trong đó cần xem xét nhu cầu vốn cho từng khâu của VLĐ. Từ đó bố trí cơ cấu VLĐ đầy đủ,hợp lý.
- Cần xây dựng hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật để làm các căn cứ xác định nhu cầu VLĐ và căn cứ quản lý sử dụng VLĐ.
- Lập kế hoạch xin cấp vốn cũng như tìm nguồn vốn bổ sung thích howpjtuwf các khoản như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm để bổ sung vào nguồn VLĐ thường xuyên.
- Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong các khâu hoạt động kinh doanh.
3.2.4 Chú trọng phát huy nhân tố con người
Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng một lực lượng công nhân, một đội ngũ các bộ quản lý giỏi có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới. Cần tổ chức sắp xếp công việc cho phù hợp với khả năng từng người. Để từ đó họ phát huy được tính sáng tạo của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tăng năng suât lao động, giảm chi phí sản xuất. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuât kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
3.2.5 Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
Định kỳ kiểm kê đánh giá lại toàn bộ các khoản vốn vật tư hàng hóa, vốn tiền mặt, vốn trong thanh toán để xác định VLĐ hiện có của công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh phần chênh lệch sao cho hợp lý. Đảm bảo quỹ dự phòng tài chính luôn được trích lập đầy đủ, trích lập khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính để khi vốn bị hao hụt thì có ngay nguồn vốn bù đắp.
Theo dõi sát , thường xuyên tình hình biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường để từ đó có các biện pháp ứng phó kịp thời, tránh tình trạng do sự biến động của tỷ giá gây những thiệt hại to lớn cho công ty.
3.2.6 Chú trọng các biện pháp nhằm bảo toàn vốn lưu động
Phương thức bảo toàn vốn lưu động là: định kỳ tháng, quý , năm công ty phải xác định các khoản, chênh lệch giá tài sản lưu động định mức hiện có ở các khâu: vật tư dự trữ, bán thanh phẩm, sản phẩm dở dang và thành phẩm và chênh lệch tỷ giá sô dư ngoại tê( nếu có) để bổ sung VLĐ. Đây là số VLĐ thực tế đã bảo toàn được của công ty.
Các khoản chênh lệch giá đó được xác định trong mọi trường hợp thay đổi giá của vật tư do Nhà nước quy định và các loiaj vật tư mua vào trên cơ sở giá cả thỏa thuận trên thị trường.
Trường hợp có tăng giá các loại vật tư dung tỏng sản xuất sản phẩm của công ty, nhưng đến thời điểm tăng giá không có vật tư dự trữ và do đó không phát sịnh chênh lệch thì đơn vị phải tự bổ sung VLĐ từ nguồn vốn tự tạo.
KẾT LUẬN
Việc tổ chức, quản lý và thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là vấn đề quan trọng then chốt hàng đầu của mỗi doanh ngiệp trong nền kinh tế thị trường khi mà hiện nay hầu hết các DN phải tự mình chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình
Chính vì vậy đòi hỏi công ty cần phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ, đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong ba năm qua, công ty CP ĐT An Phát đã có nhiều cố gắng tích cực trong hoạt đọng kinh doanh. Tuy nhiên hiệu quả mang lại nói chung chưa được tốt và linh hoạt. trên thực tế đó em đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Em hy vọng những giải pháp đó sẽ phần nào giải quyết những tồn tại và từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty CP ĐT An Phát
Do trình đọ và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô cho đề tài nghiên cứu này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Văn Chắt và các cô chú trong phong tài chính kế toán công ty CP ĐT An Phátđã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thưc tập cũng như hoàn thành đề tìa nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện Dương Minh Thiện
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
2. Giáo trình phân tich tài chính doanh nghiệp- Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
3. Báo cáo tài chính của công ty CP ĐT An Phát 4. Một số tài liệu khác lien quan