Công ty CP ĐT An Phát Thanh Xuân- HN áp dụng hình thức hạch toán : Nhật ký chung, dưới đây là trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung:
Sơ đồ 04: TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
Chú thích: Ghi hàng ngày
Sổ chi tiết SXLD, Sổ chi tiết các tài khoản...
Sổ cái Sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký mua hàng Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Sổ Nhật ký chung
Báo cáo tài chính Chứng từ ( phiếu XK, bảng kê...)
Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kểm tra để ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời, căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị có mở sổ, thẻ chi tiết thì đồng thời việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn được ghi vào các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
+ Cuối tháng( cuối quý, năm) hoá Sổ Cái và các Sổ thẻ chi tiết. Từ các sổ thẻ kế toán chi tiết lập “ Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liêụ trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ và Có số dư cuối tháng cảu từng tài khoản trên Sổ cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khoá sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập “ Bảng cân đối số phát sinh” và “ Báo cáo tài chính”.
Ưu điểm: Thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra chi tiết trong cùng chứng từ gốc. Thuận tiện cho việc kiểm tra kế toán máy.
Nhược điểm: Một số nghiệp vụ bị trùng lặp, đến cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng lặp để ghi vào Sổ Cái nên mất nhiều thời gian hơn.