Tình hình sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP ĐT An Phát (Trang 34)

b. Các chính sách kế toán áp dụng của doanh nghiệp.

2.3.1 Tình hình sử dụng vốn lưu động

Bảng 5: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty CP ĐT AN Phát

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (2011/2010)Chênh lệch (2012/2011)Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A.Tổng VLĐ 13.797 100 18.121 100 18.815 100 4.324 31,34 694 3,83 1.Vốn bằng tiền 745 5,4 748 4,13 302 1,61 3 0,4 (466) (62,3) -Tiền mặt tại quỹ 267 35,8 339 45,32 262 86,75 72 26,97 (77) (22,7) -Tiền gửi NH 478 64,2 409 56,68 40 13,25 (69) (14,44) (369) (90,2) 2.CK ĐT TCNH 3.CK phải thu NH 2.929 21,23 2.677 14,77 2.141 11,38 (252) (8,6) (536) (20,02) 4.Hàng tồn kho 9.622 69,74 13.713 75,67 15.346 81,56 4.091 42,52 1.633 11,91 5.TSLĐ khác 501 3,63 983 5,42 1.026 5,45 482 96,21 43 4,37

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP ĐT An Phát)

Qua bảng trên ta thấy nhu cầu VLĐ của Công ty tăng dần qua 3 năm, VLĐ năm 2011 là 18.121 tr/đ tăng 4.324 tr/đ tương ứng tỷ lệ tăng 31,3% so với năm 2010. Năm 2012 VLĐ là 18.815 tr.đ, tăng 694 tr/đ tương ứng tỷ lệ tăng 3,83% so với năm 2011. Nguyên nhân VLĐ thay đổi là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

a. Do sự thay đổi của vốn tiền mặt

Vốn tiền mặt của CÔng ty năm 2011 là 748 tr/đ tăng 0,4% so với năm 2010. Vốn bằng tiền năm 2012 là 302 tr/đ giảm 466 tr/đ tương ứng tỷ lệ giảm 62,3% so với 2011. Trong đó:

Tiền mặt tại quỹ năm 2011 là 339 tr/đ tăng so với năm 2010 là 26,97%, năm 2012 tiền mặt tại quỹ lại giảm xuống còn 262 tr/ đ giảm 22,7% so với năm 2011. Song, tiền mặt tại quỹ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn tiền mặt của Công ty. Việc dự trữ này tăng làm cho Công ty phải đi vay ngắn hạn để trang trải các khoản chi phí phát sinh và khả năng thanh toán sẽ không cao .

Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn tiền mặt, nhưng có xu hướng giảm dần. Năm 2010 tổng TGNH là 478 tr/đ chiếm 64,2% tổng vốn tiền mặt. Năm 2011 là 409 tr/đ chiếm 56,68% tổng vốn tiền mặt. Năm 2012 giảm mạnh còn 40 tr/đ chiếm 13,25% trong tổng vốn tiền mặt. Việc giảm TGNH là điều không tốt với Công ty. Vì nó làm cho Công ty không được hưởng lãi, thanh toán không cao và sẽ bị thất thoát lớn hơn.

b.Do sự thay đổi của các khoản phải thu

Các khoản phải thu năm 2011 là 2.677 tr/đ giảm 252 tr/đ tương ứng với tỉ lệ giảm 8,61% so với năm 2010. Năm 2012 các khoản phải thu là 2.141 tr/đ giảm 536tr/đ tương ứng với tỉ lệ giảm 20,02% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ Công ty làm tốt công tác thu hồi nợ, góp phần tăng VLĐ phục vụ cho hoạt động SXKD cửa Công ty.

c.Do sự thay đổi của hàng tồn kho:

Hàng tồn kho năm 2010 là 9622 tr/đ, chiếm tỷ trọng 69,74% trong tổng VLĐ. Năm 2011 là 13.713 tr/đ, chiếm tỷ trọng 75,67% trong tổng VLĐ. Hàng tồn kho năm 2012 là 15.346 tr/đ chiếm tỷ trọng 81,56% trong tổng VLĐ. Hàng tồn kho tăng dần cho thấy công tác quản lý khâu thành

phẩm hàng hóa của công ty là chưa tốt. Nó ảnh hưởng xấu đến VLĐ của Công ty, làm cho VLĐ giảm dần.

d. Do sự thay đổi của TSLĐ khác

Tài sản lưu động khác của Công ty bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn và TSNH khác. Năm 2010 TSLĐ khác là 501tr/đ chiếm 3,63% tổng VLĐ. Năm 2010 là 983 tr/đ chiếm 5,42% tổng VLĐ. Năm 2012 là 1.026 tr/đ chiếm 5,45% tổng VLĐ. Như vậy TSLĐ khác của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng VLĐ nhưng chỉ tiê này tăng dần trong 3 năm, làm cho VLĐ tăng lên.

Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty CP ĐT An Phát

Bảng 6: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty CP ĐT An Phát

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (2011/2010 ) Chênh lệch (2012/2011) Hệ số thanh

toán hiện thời

2,17 1,98 1,92 -0,19 -0,06 Hệ số thanh toán nhanh 0,66 0,48 0,35 -0,18 -0,13 Hệ số thanh toán tức thời 0,05 0,08 0,02 0,03 -0,06

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP ĐT An Phát)

Hệ số thanh toán hiện thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là cao hay thấp. Qua bảng trên ta thấychỉ tiêu này qua 3 năm đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là tốt. Tuy nhiên chỉ tiêu này giảm dần, cong ty nên có biện pháp giữ vững chỉ tiêu này để kinh doanh có uy tín hơn.

Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng đáp ứng nhanh các khoản phải trả đến hạn. Tuy nhiên hệ số này đều nhỏ hơn 1 và giảm dần trong 3 năm. ĐIều này chứng tỏ công ty chưa đủ khả năng đảm bảo thanh toán đúng hạn các nghĩa vụ tài chính với các chủ thể liên quan.

Hệ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán gấn như tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của công ty mà không cần chuyển đổi các TSNH khác. Trong 3 năm hệ số này đều nhỏ hơn 1và giảm dần. Tuy nhiên hệ số này giảm cũng hợp lý vì để hệ số này quá cao phản ánh vốn bằng tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Nhưng hệ số này giảm thấp quá sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP ĐT An Phát (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w