Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, để có được những sản phẩm RAT vàđáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một trong những vấn đề quan trọng đượcđặt ra đó là cách thức sản xuất và tiêu thụ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những kếtquả và số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện ở HTX DVTH NNĐặng Xá không sao chép bất kì nguồn nào khác Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệmtrước nhà trường về lời cam đoan này
Hà Nội, ngày 04, tháng 06, năm 2014
Người thực hiện khóa luận
Nguyễn Thị Hoài
i
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến CôNguyễn Thị Minh Thu, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luậntốt nghiệp
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế Và PTNT,Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ lànền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để embước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Em chân thành cảm ơn tất cả các cô, chú, anh, chị cán bộ HTX Đặng Xá
đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại đây Em xin gởi lờicảm ơn đến Chú Nguyễn Tuấn Khanh, chủ nhiệm HTX DVNN TH Đặng Xá đãgiúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thànhcông trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chịtrong HTX Đặng Xá luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốtđẹp trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Thị Hoài
ii
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI XÃ
ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI
Nguyễn Thị Hoài
Khóa học 2010 – 2014, ngành kinh tế.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề mà cả xã hộiquan tâm Rau là một mặt hàng không thể thiếu đối với sinh hoạt hàng ngày củacác hộ gia đình Tuy nhiên hiện nay, rau sạch – rau an toàn không nhiều, chưađáp ứng đủ cho người tiêu dùng
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, để có được những sản phẩm RAT vàđáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một trong những vấn đề quan trọng đượcđặt ra đó là cách thức sản xuất và tiêu thụ RAT hiện nay đang diễn ra như thếnào Nhận thức được tầm quan trọng của rau an toàn, em đã quyết định chọn đềtài: “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm,
Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp
Với đề tài này em sẽ thực hiện được 3 mục tiêu chính đó là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ rau antoàn
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Đặng Xá trongnhững năm qua từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụrau an toàn tại địa phương
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêuthụ rau an toàn tại địa phương trong thời gian tới
Để thực hiện được 3 mục tiêu trên, ngoài tìm hiểu các thông tin thứ cấp từnguồn internet, các báo cáo của HTX và UBND xã Đặng Xá, chúng tôi còn tiếnhành thu thập các số liệu sơ cấp thông qua các phiếu điều tra Thông tin thu thậpđược sẽ phân tích qua các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và
sử dụng excel để xử lý
iii
Trang 4Hiện nay, người dân Đặng Xá đã ý thức được việc sản xuất rau an toàn,
nó vừa đảm bảo sức khỏe cho con người vừa mang lại lợi ích kinh tế cao Sảnphẩm rau an toàn sản xuất ra được hợp tác xã mua lại một phần, một phần đượcbán cho các bếp ăn, nhà hàng, siêu thị, phần còn lại các hộ tụ mang ra chợ bán
và để dành tiêu dùng trong gia đình
Do ý thức được nguồn lợi mà RAT mang lại, diện tích canh tác RAT đangngày càng được mở rộng, từ 80 ha năm 2009 tăng lên 90 ha năm 2013, songsong với việc mở rộng quy mô sản xuất thì với việc được tham gia tập huấnnăng cao trình độ, kỹ năng thực hiện quy trình sản xuất mà năng suất tăng từ
191 tạ/ha lên 200 tạ/ha, bước đầu đã đáp ứng được một phần của thị trườngThành phố Hà Nội
Với tuổi đời chủ yếu từ 30 – 50 tuổi, các hộ gia đình trồng RAT đã đượcUBND xã tuyên truyền, khuyến khích trồng RAT đối với vùng đã được quyhoạch thành vùng trồng RAT Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật của trồngRAT, các hộ đã tự đào giếng, bón phân chuồng hoai mục cho rau Tuy nhiênchủng loại RAT chưa đa dạng, còn phụ thuộc vào mùa vụ
RAT của xã Đặng Xá đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận,RAT có giá cao hơn so với rau thường, đặc điểm này đã phần nào hạn chế khảnăng mở rộng thị trường tiêu thụ của rau Bên cạnh đó người tiêu dùng chưaphân biệt được các loại RAT và rau thường khác nhau như thế nào Hiện nay,chỉ phân biệt nhờ bao bì sản phẩm, nhưng bao bì này chỉ có chức năng đóng góikhi đã được người tiêu dùng mua Khâu bảo quản sau thu hoạch còn yếu, dẫnđến thất thoát nhiều
RAT hiện nay chủ yếu được hộ gia đình bán cho thương lái đến thu muatại ruộng, hoặc một phần mang đi bán lẻ trực tiếp tại các chợ Đối với siêu thị,nhà hàng RAT của xã Đặng Xá chưa được thu mua
iv
Trang 5Nhìn chung sản xuất RAT của xã Đặng Xá đã đạt yêu cầu, tuy nhiên vấn
đề tiêu thụ còn nhiều vướng mắc và chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cả sản xuất
và tiêu dùng như: Giống, Giá giống, Giá bán RAT, năng lực trình độ của ngườisản xuất, khả năng nhận biết RAT của người tiêu dùng, thu nhập của người tiêudùng,…
Để khắc phục những khó khăn vướng mắc ấy chúng tôi đã đưa ra một sốgiải pháp như:
- Thực hiện tốt quy hoạch vùng RAT: tiếp tục mở rộng vùng RAT, nhưnglựa chọn vị trí thuận lợi, loại đất phù hợp với giống rau
- Giống: Ngoài việc tuyển chọn giống tốt còn cần đa dạng hóa các loạigiống, ít phụ thuộc vào mùa vụ
- Tăng tuyên truyền, khuyến khích cho người dân: Tuyên truyền độngviên người dân chuyển đổi sản xuất rau thường sang sản xuất RAT
- Quy hoạch mạng lưới chợ bán buôn, bán lẻ: Hình thành chợ đầu mối choxã
- Tiêu thụ sản phẩm RAT có tổ chức: Hình thành các hiệp hội trồng rau,HTX dịch vụ, Tổ hợp tác tiêu thụ,…
- Tổ chức hợp lý kênh tiêu thụ RAT: khắc phục hình thức tự phát, đưa sảnxuất và tiêu thụ theo hình thức chuyên môn hóa
- Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm để sản phẩm RAT có thểđến với mọi nhà
Do thời gian có hạn nên vấn đề trên được chúng tôi nghiên cứu chưa hoànchỉnh về mọi mặt, tuy nhiên cần khắc phục những có khăn trên chúng tôi cũng
đã đưa ra một số kiến nghị cho UBND xã Đặng Xá, HTX dịch vụ xã Đặng Xá,
Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, quantâm sâu sát hơn nữa trong việc sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ gia đình xãĐặng Xá Được như thế thì việc sản xuất và tiêu thụ RAT sẽ ngày càng pháttriển hơn, tạo thu nhập ổn định cho hộ nông dân
v
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
MỤC LỤC 6
DANH MỤC BẢNG 8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 10
DANH MỤC HỘP vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ vii
I MỞ ĐẦU i
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN 5
2.1 Một số vấn đề lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn 10
2.1.3 Vai trò và đặc điểm của tiêu thụ rau an toàn 11
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 12
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 14
2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên thế giới và trong nước 17
vi
Trang 72.2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên thế giới 17
2.2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam 23
2.2.3 Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ RAT của thế giới và Việt Nam 39
2.2.4 Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài 42
III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 44
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 49
3.2.2 Thu thập số liệu 50
3.2.3 Xử lý số liệu 51
3.2.4 Các phương pháp phân tích đánh giá 51
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 51
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAT Ở XÃ ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI 53
4.1 Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn xã Đặng Xá 53
4.1.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT của xã trong những năm gần đây 53
4.1.2 Thực trạng sản xuất RAT ở các hộ điều tra 64
4.1.3 Thực trạng tiêu thụ RAT ở các hộ điều tra 78
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ RAT của xã Đặng Xá 82
4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất RAT 82
4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ RAT 85
4.3 Giải pháp PTSX và tiêu thụ RAT ở xã Đặng Xá trong thời gian tới 86
4.3.1 Định hướng chung 86
4.3.2 Định hướng chung 86
4.3.3 Định hướng của xã Đặng Xá-Gia Lâm 87
4.3.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT ở xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm trong thời gian tới 88
vii
Trang 8V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
viii
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng rau trên thế giới giai đoạn 2008 – 2012 32
Bảng 2.2: Tốc độ phát triển bình quân của RAT hàng năm một số nước trên thế giới giai đoạn 2000 – 2012 33
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng các loại rau trên toàn thế giới năm 2012 35
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng giai đoạn 2005-2013 38
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng RAT cả nước giai đoạn 2008 – 2012 40
Bảng 3.1: Phân bố diện tích đất sử dụng ở Đặng Xá năm 2013 58
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Đặng Xá từ trước năm 2000 đến nay 58
Bảng 3.3: Dân số và lao động của xã Đặng Xá năm 2013 60
Bảng 3.4: Kết quả SXKD của xã Đặng Xá qua 3 năm 2011-2013 60
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất rau của xã Đặng Xá giai đoạn 2009-2013 67
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng RAT năm 2013 của xã Đặng Xá 69
Bảng 4.3 Tình hình sản xuất các loại rau của xã giai đoạn 2011-2013 70
Bảng 4.4: Nhân khẩu và lao động của hộ điều tra 75
Bảng 4.5: Diện tích trồng RAT của các hộ điều tra 80
Bảng 4.6: Tình hình vay vốn của hộ 80
Bảng 4.7 Diện tích RAT của 3 thôn năm 2013 82
Bảng 4.8 Tình hình sử dụng nước tưới ở các hộ điều tra 85
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân chuồng và phân vi sinh của các 60 hộ điều tra năm 2013 87
Bảng 4.10: Hình thức tiêu thụ RAT ở hộ sản xuất 90
Bảng 4.11: Biến động giá một số loại rau an toàn trong năm 2013 91
Bảng 4.12: Dự kiến quy hoạch diện tích gieo trồng rau an toàn đến năm 2020 của xã Đặng Xá-Gia Lâm 100
ix
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Số lao động trong độ tuổi lao động của hộ điều tra xã Đặng Xá 76
Biểu đồ 4.2 Trình độ học vấn của hộ điều tra xã Đặng Xá 77
Biểu đồ 4.3 Độ tuổi của hộ điều tra xã Đặng Xá 78
Biểu đồ 4.4 Giới tính của hộ điều tra xã Đặng Xá 78
Biểu đồ 4.5 Thời gian hộ trồng RAT của hộ điều tra xã Đặng Xá 79
Biểu đồ 4.6 Tổng hợp diện tích trồng RAT của hộ điều tra xã Đặng Xá 80
Biểu đồ 4.7 Lý do trồng RAT của hộ điều tra xã Đặng Xá 82
Biểu đồ 4.8 Số lượng người tham gia tập huấn của hộ điều tra 84
Biểu đồ 4.9 Đối tượng tập huấn cho hộ điều tra xã Đặng Xá 85
Biểu 4.10 Lý do chọn mua giống của hộ điều tra xã Đặng Xá 86
x
Trang 11DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1: Những điểm bán rau an toàn đang ngày một thu hẹp lại vì vắng khách 49
Hình 2: Một số hình ảnh về trồng rau an toàn ở xã Đặng Xá 66
Hình 3: Một số loại rau của hộ sản xuất RAT xã Đặng Xá 71
Hình 4: Mẫu bao bì RAT của các hộ trồng RAT xã Đặng Xá 74
Sơ đồ 4.1 : Hướng tiêu thụ rau an toàn ở Đặng Xá 73
xi
Trang 12DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Rau an toàn được bán ở nhiều nơi 74
Hộp 4.2 Bây giờ vay vốn cũng không khó lắm đâu 81
Hộp 4.3 Tôi trồng RAT do UBND xã giới thiệu đấy 82
Hộp 4.4 Tôi không sắp xếp được thời gian để đi nghe tập huấn 84
Hộp 4.5: Tôi trồng RAT vì đảm bảo sức khỏe của mình và nhiều người khác nữa 89
xii
Trang 13DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACT : (Agricultural Criterions) Tiêu chí nông nghiệp
ADDA : Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu ÁAPEC : Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương BVTV : Bảo vệ thực vật
CN-TTCN – XD: Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Xây dựngĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
FAO : Tổ chức lương thực thế giới
HAL : Cơ quan làm vườn
RAT : Rau an toàn
SNA : Hệ thống tài khoản quốc gia
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UBND TP : Ủy ban nhân dân thành phố
Trang 14I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Dân gian ta có câu “Cơm không rau như đau không thuốc” Câu nàymuốn khẳng định rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ănhàng ngày của con người Rau là loại thực phẩm rất cần thiết, nó cung cấpnhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được như vitamin A,
B, C, D, E… và các loại axit hữu cơ, các chất khoáng như Ca, P, K…cần thiếtcho sự phát triển của cơ thể con người Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăngiàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại cànggia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổithọ vì rau xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, bệnh đường ruột, vitamin Ctrong rau có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, viêm lợi… Theo tính toáncủa các nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau Rau được dùnghàng ngày với khối lượng lớn, do vậy vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau luôn luôn
là đòi hỏi cấp thiết phục vụ đời sống con người Sự phát triển của quá trìnhcông nghiệp hóa, đô thị hóa và sự gia tăng nhanh dân số đã làm cho sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng bị sức ép mạnh Đấtđai bị thu hẹp, môi trường cho sản xuất rau an toàn bị ô nhiễm do phế thải từcác khu công nghiệp và rác thải đô thị Thêm vào đó, tập quán canh tác sảnxuất của người dân trong việc sử dụng phân bón, hóa chất thuốc bảo vệ thựcvật, nguồn nước tưới… không tuân thủ quy trình kĩ thuật đã làm chi sản phẩmnông nghiệp mà đặc biệt là rau không được an toàn Ngày nay, Việt Nam đangtrong xu hướng phát triển chung của thời đại, việc phát triển sản xuất tiêudùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sự phát triểnkinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người Vì vậy sản xuất nôngnghiệp sạch và bền vững là hướng đi đúng đắn cho đất nước, trong đó ngànhrau là một bộ phận Đặng Xá là một xã nằm trong vành đai thực phẩm củathành phố Hà Nội với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên
Trang 15thuận lợi cho sản xuất rau Trong năm qua Đặng Xá đã cung cấp cho thịtrường khoảng 23 nghìn tấn rau xanh, sản xuất rau của Đặng Xá đạt hiệu quảkinh tế khá Giá trị canh tác 1 ha rau gấp 3-4 lần trồng lúa Song một thực tế
mà người nông dân Đặng Xá đang phải đối mặt là tình trạng sản xuất manhmún không theo quy chuẩn, tiêu thụ bấp bênh Sản xuất rau an toàn( rau chấtlượng ) vẫn chưa thực sự phổ cập, quy mô sản xuất rau an toàn vẫn còn bị bóhẹp và thiếu tính đồng bộ.Tuy đất nông nghiệp đang bị thu hẹp nhưng ngườisản xuất đã thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao giá trị thu được trên một đơn vịdiện tích Trong quá trình canh tác, việc sử dụng vật tư phân bón, thuốc bảo vệthực vật, thuốc kích thích sinh trưởng đã bị lạm dụng quá mức, dẫn tới tìnhtrạng sản phẩm sản xuất ra có tồn dư về chất hóa học, vi sinh vật gây bệnh… ởmức báo động, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, môi trường bị ảnhhưởng Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiệnquy trình sản xuất rau an toàn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật để nângcao năng suất và chất lượng của rau an toàn Kết quả là diện tích, năng suất,sản lượng của rau an toàn đã không ngừng tăng lên Mặc dù vậy, sản xuất rau
an toàn trên địa bàn Hà Nội nói chung và Đặng Xá nói riêng vẫn chưa thực sựphát triển, thu nhập của người dân sản xuất rau an toàn vẫn chưa cao bởi quátrình tiêu thụ rau an toàn còn gặp phải khó khăn đó là: người tiêu dùng chưathực sự tin sản phẩm rau là rau an toàn, quá trình tiêu thụ sản phẩm rau antoàn còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống Nhận thức được các tồn tại đó
nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội”.
Trang 161.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Đặng Xá,huyện Gia Lâm, Hà Nội Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằmphát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại địa phương trong thời gian tới
an toàn tại địa phương
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất vàtiêu thụ rau an toàn tại địa phương trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ sở sản xuất rau ở Đặng Xá để làm rõ sản xuất và tiêu thụ rautại địa phương
- Tham vấn các tác nhân tham gia tiêu thụ rau tại địa phương như:Người thu gom, người bán buôn…
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Nội dung
- Về sản xuất: Quy mô, tổ chức sản xuất, bố trí cơ cấu rau và các nhân
tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn ở Đặng Xá
- Về tiêu thụ: Các hình thức, các kênh tiêu thụ, các tác nhân tham gia vàcác nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn ở Đặng Xá
Trang 17- Số liệu sơ cấp thu thập thông tin của năm 2013.
Trang 18II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
RAU AN TOÀN
2.1 Một số vấn đề lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Sản xuất.
* Có nhiều khái niệm về sản xuất Sau đây là hai khái niệm chính:
Theo giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp, trường ĐH Nông Nghiệp
I (1996): Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ Trong sảnxuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn cónhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khácphục vụ cuộc sống Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác
và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong sản xuất, con người là lựclượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quyết định Do đó có 2 quan niệm khácnhau về sản xuất, nên dẫn đến 2 cách tính khác nhau:
- Theo quan niệm của hệ thống sản xuất vật chất (MPS) thì sản xuất làtạo ra của cải vật chất, nên trong xã hội chỉ có 2 ngành sản xuất là nôngnghiệp và công nghiệp
- Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên hợp quốc, quanniệm về sản xuất rộng hơn Sản xuất là tạo ra của cải vật chất và dịch vụ, nêntrong xã hội có 3 ngành sản xuất là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Quátrình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào để tiến hành sảnxuất cho đến khi có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn nhập kho
* Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ cònthấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảmbảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cungcấp cho thị trường
Trang 19- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hànghóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sảnxuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tậptrung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai.Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào, thì người sản xuất cũng phải trả lờiđược ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thếnào?
Theo em: Sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đốitượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ phục vụ đời sống con người
2.1.1.2 Tiêu thụ và kênh tiêu thụ
a) Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sảnxuất, là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữacác chủ thể kinh tế Quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được chuyển từ hìnhthái vật chất sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị sảnxuất kinh doanh được hoàn thành Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trênthị trường được cấu thành bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau bao gồm:
- Chủ thể tham gia vào quá trình tiêu thụ là người sản xuất, kinh doanhcác hàng hóa dịch vụ và các tác nhân trung gian trong khâu tiêu thụ
- Đối tượng tiêu thụ là: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ
* Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm:
- Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986), nền kinh tế nước tachuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường Cùng với sự đổimới tư duy kinh tế, các hoạt động, các quan hệ kinh tế đều được thương mạihóa và như vậy tiếng nói của thị trường bắt đầu phát huy tác dụng, các doanhnghiệp đã được đặt vào đúng vị trí của mình, có quyền chủ động sản xuất kinhdoanh Vì vậy, những hoạt động kinh doanh trên thị trường diễn ra sôi độngvới sự cạnh tranh gay gắt, chiến lược tiêu thụ sản phẩm thể hiện rõ vai trò ởnhững mặt sau:
Trang 20- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khâu sản xuất và khâu tiêu thụ cómối liên hệ mật thiết, tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, ý nghĩa quan trọngcủa sản xuất là ở chỗ nó tạo ra sản phẩm xã hội và phục vụ cho tiêu dùng xãhội Tiêu thụ tạo ra mục đích và là động cơ mạng mẽ thúc đẩy sản xuất pháttriển Nó định ra khối lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuấtcủa doanh nghiệp Việc định ra kế hoạch sản xuất cái gì, với khối lượng baonhiêu, chất lượng như thế nào phải căn cứ vào khả năng tiêu thụ sản phẩm trênthị trường Nếu sản xuất ồ ạt không tính đến tiêu thụ sẽ dẫn tới tình trạng ếthừa, tồn đọng sản phẩm gây lãng phí và thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Tiêu thụ sản phẩm còn quyết định khâu cung ứng đầu vào Tiêu thụquyết định khối lượng, chất lượng, nhịp độ sản xuất ra sản phẩm, do đó sảnxuất lại quyết định khâu cung ứng, phải cung cấp cho nó bao nhiêu nhữngphương tiện, thiết bị, nguyên vật liệu, với thời gian và nhịp điệu cung cấp thếnào Như vậy, thị trường đã gián tiếp thong qua sản xuất quyết định hoạt độngcung ứng
- Tiêu thụ sản phẩm quyết định đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Hoạt động tiêu thụ càng có hiệu quả cao thì doanhnghiệp thu được những khoản lại càng lớn
- Đối với xã hội, hoạt động tiêu thụ phát triển có tác dụng thúc đẩy hoạtđộng sản xuất hàng hóa, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên, tạo
ra nhiều sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội Bên cạnh đónếu công tác này thực hiện có hiệu quả sẽ là động lực thúc đẩy các doanhnghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động,góp phần gián tiếp vào việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội Đồng thời nó giúp doanhnghiệp thực hiện được nghĩa vụ đối với nhà nước thong qua việc đóng cáckhoản thuế theo quy định của pháp luật Nhờ đó, ngân sách nhà nước ngàycàng được mở rộng đồng nghĩa với việc hoàn thiện dần các công trình côngcộng và các chương trình phúc lợi xã hội
b) Kênh tiêu thụ: có rất nhiều khái niệm về kênh tiêu thụ, theo giáo trìnhquản trị hệ thống phân phối sản phẩm – trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân: Một
Trang 21số người cho rằng kênh tiêu thụ là đường đi của sản phẩm, hàng hóa từ nơi sảnxuất tới người tiêu dung Một số người khác cho rằng kênh tiêu thụ là một dãychuyển quyền sở hữu các sản phẩm hàng hóa khi chúng chuyển qua các tácnhân tới người tiêu dùng…
- Theo em: Kênh tiêu thụ là luồng các sản phẩm, hàng hóa đi từ sảnxuất đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân, giá bán của nó lại tănglên
- Các thành viên tham gia kênh tiêu thụ: Người sản xuất, người thugom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dung
* Có thể khái quát qua các kênh tiêu thụ chủ yếu như sau:
- Kênh trực tiếp: Là kênh cấp không, bao gồm người sản xuất và ngườitiêu dùng/ người sử dụng cuối cùng, không qua tác nhân trung gian nào
- Kênh gián tiếp: gồm 3 kênh chủ yếu sau
+ Kênh 1 cấp, bao gồm: một tác nhân trung gian là người bán lẻ
+ Kênh 2 cấp, bao gồm: hai tác nhân trung gian là người bán buôn, vàngười bán lẻ
+ Kênh ba cấp, bao gồm: ba tác nhân trung gian là người bán buôn,người môi giới và người bán lẻ
2.1.1.3 Rau an toàn
Rau an toàn là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, antoàn cho người và gia súc Sản phẩm rau xem là an toàn khi đáp ứng được cácyêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thuđúng độ chin khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn
Khái niệm rau an toàn bao hàm rau có chất lượng tốt, với các hóa chấtbảo vệ thực vật, các kim loại nặng(Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi sinhvật có hại đối với sức khỏe của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phéptheo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của FAO, WTO Đây là các chỉ tiêuquan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho mặthàng rau quả sạch
Những quy định về sản xuất rau an toàn:
Trang 22Ngày 19/01/2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã ban hành quyết định số 04/2007/QĐ-BNN về việc ban hành “ quy định vềsản xuất và chứng nhận rau an toàn” Cụ thể là những sản phẩm rau tươi baogồm tất cả các loại rau ăn than, lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặctính của nó, hàm lượng các hóa chất độc hại và mức độ ô nhiễm các vi sinhvật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
và môi trường thì được coi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt
là rau an toàn Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thựcphẩm của rau đặt ra như sau:
+ Về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầucủa từng loại rau, đúng độ chín kĩ thuật(hay thương phẩm); không dập nát, hưthối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp
+ Về nội chất phải bảo đảm quy định mức cho phép:
- Dư lượng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau
- Hàm lượng nitrat(NO3) tích lũy trong sản phẩm rau
- Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb),thủy ngân (Hg), Asen (As), Cadimi (Cd), Đồng (Cu),…
- Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samollela,trứng giun, sán,…)
Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khihàm lượng tồn dư các chỉ tiêu sau không vượt quá giới hạn quy định
Trang 232.1.2 Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn
2.1.2.1 Vai trò của sản xuất rau an toàn
Cung cấp loại thực phẩm không thể thiếu được cho tiêu dùng hằng ngàycủa con người
Sản xuất rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao so với một số cây trồngkhác, tạo nhiều việc làm cho người sản xuất, góp phần tăng thu nhập, cải thiệnđời sống của người sản xuất
Cung cấp nguyên liệu chế biến, sản phẩm, hàng hóa cho xuất khẩu tạokhả năng thu ngoại tệ quan trọng trong xuất khẩu nông sản
Thực hiện quy hoạch phát triển rau an toàn làm thay đổi tỷ trọng cơ cấukinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trươngchuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước
Phát triển sản xuất rau an toàn nhằm góp phẩn giảm thiểu các vụ ngộđộc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và cho cả chính ngườisản xuất
Tạo cho nông dân có thói quen khi tiếp cận với các tiến bộ kĩ thuật mới Sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kĩ thuật không chỉ bảo vệ sứckhỏe người tiêu dùng, người sản xuất mà còn có tác dụng bảo vệ thiên địch,bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, làm cho đất, nước, khôn khíkhông bị ô nhiễm do dư thừa các hóa chất độc hại
Tóm lại, sản xuất rau an toàn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốcdân, nó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyênliệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nôngnghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân,giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái
2.1.2.2 Một số đặc điểm trong sản xuất rau an toàn
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau antoàn còn có những đặc điểm sau:
- Rau là loại cây trồng ngắn ngày, phần lớn các loại rau có thể trồngđược nhiều vụ trong 1 năm Cải ngọt, cải canh từ khi gieo đến khi thu hoạch
Trang 24trong khoảng 30-40 ngày, thậm chí gieo trong nhà lưới chỉ cần sau 21 ngày đãcho thu hoạch; cải bắp 75-90 ngày; một số loại rau gia vị, xà lách chỉ cẩn 19-
20 ngày đã cho thu hoạch… Một số loại rau còn có ưu điểm trồng 1 lần chothu hoạch trong nhiều lứa như cà chua, các loại đậu, dưa chuột… tuy nhiên dothời gian sinh trưởng ngắn nên sản phẩm thu hoạch rau an toàn khá tập trung
- Sản xuất rau an toàn đòi hỏi phải đầu tư nhiều công lao động, khác vớinhững cây trồng khác, rau luôn đòi hỏi công chăm sóc cao, vì rau là loại câytrồng dễ bị sâu bệnh, đòi hỏi nhiều nước tưới và dinh dưỡng hơn cây trồngkhác Nếu người sản xuất không chăm sóc thường xuyên và đúng cách thì sẽkhông đạt hiệu quả như mong muốn Đầu tư kĩ thuật vật chất lớn hơn các loạicây trồng khác do chi phí sản xuất lớn
- Rau an toàn là sản phẩm tươi xanh nhiều chất dinh dưỡng khả năng nhiềusâu bệnh hại Quá trình canh tác sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật Đây là vấn
đề có tính hai mặt, do vậy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy định
- Sản phẩm của rau an toàn không chỉ được sử dụng trong vùng, mà còncung cấp cho các vùng khác và đặc biệt còn được xuất khẩu sang các thị trườngquốc tế Vì vậy chúng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong xuất khẩu nông sản
2.1.3 Vai trò và đặc điểm của tiêu thụ rau an toàn
2.1.3.1 Vai trò của tiêu thụ rau an toàn
Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm rau sản xuất ra, bù đắp chi phí, cótích lũy để tái sản xuất mở rộng
Tiêu thụ rau an toàn là mục đích và động lực cho sản xuất rau pháttriển
Đáp ứng nhu cầu hằng ngày cho người tiêu dùng Đảm bảo lợi ích củangười sản xuất và các tác nhân tham gia quá trình tiêu thụ rau
2.1.3.2 Đặc điểm của tiêu thụ rau an toàn
Trang 25Rau được tiêu thụ hàng ngày với khối lượng lớn Rau đưa vào tiêu thụphải đảm bảo các yếu tố tươi, non, ngon, hình thức mẫu mã đẹp, an toàn thựcphẩm…
Địa bàn cung ứng rau rộng, chủng loại rau nhiều, mùa vụ ngắn và dễthay đổi chủng loại, nên bên cung dễ thâm nhập thị trường, nhưng lại khó dựđoán nhu cầu Vì vậy sử dụng tốt thông tin thị trường sẽ làm tăng hiệu quả rõrệt
Sản phẩm sau khi thu hoạch có 85-99% sản lượng trở thành hàng hóatrao đổi trên thị trường Do đó, sự thay đổi về sản xuất cũng kéo theo sự thayđổi của công tác thu mua, vận chuyển và lưu thông phân phối
Rau tươi chứa hàm lượng nước lớn nên chúng rất cồng kềnh, dễ bị dậpnát, dễ bị héo, tỷ lệ hao hụt về khối lượng và chất lượng cao, khó vận chuyển
và bảo quản
Sau khi thu hoạch, phần lớn rau được tiêu thụ dưới dạng rau tươi; Mộtphần đưa rau vào bảo quản theo phương pháp làm lạnh hay đông lạnh tùy theochủng loại và mục đích sử dụng Nhưng chi phí cho bảo quản rau thường lớn,
tỷ lệ hư hỏng trong quá trình bảo quản cao Bởi vậy tiêu thụ rau trên thị trườngchủ yếu vẫn là rau tươi
Rau là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, trong số gần 700triệu tấn rau sản xuất hằng năm trên thế giới, gần 20% tổng số rau được chếbiến công nghiệp ở các dạng đồ hộp, sấy khô, nước uống Sản phẩm rau sauchế biến phong phú, dễ bảo quản, vận chuyển, tiện sử dụng và hiệu quả kinh tếcao
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
* Về số lượng sản xuất rau
- Đó là quy mô, diện tích trồng rau, hệ số sử dụng đất
- Số lượng, chủng loại rau, năng suất rau trên một đơn vị diện tích trongtừng vụ và cả năm
* Về chất lượng sản xuất rau
Trang 26- Phải là ngành sản xuất có hiệu quả cao, bao gồm: Hiệu quả kinh tế caocho người sản xuất Hiệu quả xã hội: Cung cấp các loại rau có chất lượng antoàn thực phẩm cho người tiêu dùng Hiệu quả môi trường: Không gây ônhiễm môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
- Phải là ngành sản xuất tiên tiến: có tỷ lệ ứng dụng các tiến bộ kĩ thuậtcao, bao gồm: giống, kĩ thuật canh tác, bảo quản chế biến sau thu hoạch…
* Về tổ chức sản xuất và cung ứng cho thị trường
- Do nhu cầu tiêu dùng rau an toàn rất lớn và đa dạng, việc sản xuấtmanh mún nhỏ bé không đáp ứng được yêu cầu khối lượng lớn, chất lượng,tính đều đặn, độ đồng đều của sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và phùhợp cho chế biến Điều này chỉ có thể giải quyết được với hình thức sản xuấttập trung chuyên môn hóa, bên cạnh đó rất cần sự hợp tác giữa các cơ sở trongsản xuất và cung ứng rau cho các đối tượng khách hàng khi có yêu cầu lớn vềkhối lượng, chất lượng, đảm bảo tính đều đặn và đồng đều trong cung ứng sảnphẩm…
- Quy hoạch hợp lý vùng sản xuất rau bao gồm: quy hoạch tổng thể vàquy hoạch cụ thể cho từng loại rau, trên cơ sở đó xây dựng vùng rau chuyêncanh tận dụng được các lợi thế so sánh trong sản xuất và tiêu thụ, có như vậysản xuất và tiêu thụ mới phát triển bền vững, hiệu quả sản xuất rau cao, ổnđịnh
- Phát triển các hình thức hợp tác sản xuất và hợp tác sản xuất – cungứng – tiêu thụ rau an toàn một cách có hiệu quả
- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho xuất rau antoàn, đó là việc nâng cao trình độ cho người sản xuất rau an toàn, thong quacác lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn củacác cán bộ chủ chốt trong các tổ chức sản xuất như HTX, Tổ hợp tác…
Trang 272.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
2.1.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn
(1) Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Cây rau là loại cây ngắn ngày, sinh trưởng và phát triển của nó phụthuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý,địa hình, địa mạo đất đai, môi trường, sinh thái… trong đó có yếu tố đất đai đóngvai trò hết sức quan trọng trong sản xuất rau; các nhân tố này ảnh hưởng rất lớnđến các thời kì sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau, đồng thời là cơ sởquyết định lịch gieo trồng, định hướng đầu tư thâm canh, lịch thu hoạch sảnphẩm
(2) Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
Thói quen tiêu dùng: Phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng, mỗi quốcgia, cũng như trình độ dân trí của vùng đó, như ở Việt Nam có thói quen dùng
cà chua phần lớn dưới dạng được nấu chín; ở Ý, cà chua được dùng nhiềudưới dạng đã được cô đặc, Pháp thì bên cạnh dùng nhiều cà chua cô đặc giốngnhư người Ý còn dùng cà chua ăn tươi với lượng khá lớn trong các bữa ăn Do
đó, yêu cầu về cà chua mỗi nơi sẽ khác nhau Chính thói quen tiêu dùng đãlàm cho chủng loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm rau cho một lần sử dụngkhác nhau… ảnh hưởng tới các quyết định sản xuất
Thu nhập nói lên mức sống của người tiêu dùng, thu nhập thấp thì sứcmua của người tiêu dùng giảm và ngược lại Có thu nhập cao, người tiêu dùngsẵn sang chi trả với giá cao hơn và mua nhiều hơn các loại rau có chất lượngcao như ngô bao tử, ớt ngọt, dưa chuột bao tử… và các loại rau trái vụ như càchua, bắp cải phục vụ nhu cầu quanh năm của họ
Tập quán sản xuất: Liên quan tới chủng loại rau, giống, kĩ thuật canhtác, thu hoạch Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giátrị thu được trên một đơn vị diện tích
Thị trường và các chính sách nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường,cầu – cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuấthay một hàng hóa, dịch vụ nào đó Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng
Trang 28hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu
tư vào lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thongqua các thong tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường Thị trường vớicác quy luật cầu – cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớnđến các nhà sản xuất Thị trường rau an toàn ở đây được đề cập đến cả hai yếu
tố cầu và cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớnđến phát triển sản xuất rau an toàn, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thìsản xuất sẽ bất ổn Đối với rau an toàn một loại sản phẩm rất dễ mất chấtlượng theo thời gian “Sáng tươi, trưa héo, chiều đổ đi” lại càng bị ảnh hưởngbởi các quy luật chung của thị trường Như vậy, thị trường ổn định là điềukiện giữ cho sản xuất ổn định và phát triển
Vai trò của nhà nước: Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tíndụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sảnxuất nông nghiệp trong đó có sản xuất rau an toàn Đây là những yếu tố ảnhhưởng trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất rau an toàn, các chính sách thíchhợp, đủ mạnh của nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau đểsản xuất phát triển Bao gồm: Quy hoạch vùng, tổ chức các yếu tố đầu vào,xây dựng các mô hình sản xuất Quy hoạch vùng sản xuất chính xác, sẽ pháthuy được lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các mô hình sản xuất phùhợp, tổ chức các đầu vào theo đúng các quy trình kĩ thuật tiên tiến; Tăngcường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất,
đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao được năng suất câytrồng và có hiệu quả cao
Trình độ, năng lực của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, có tácdụng quyết định trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây rau Năng lựccủa các chủ thể sản xuất được thể hiện qua: trình độ tổ chức quản lý và khảnăng áp dụng các tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới; khả năng ứng xử trướccác biến động của thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh, khả năng vốn
và trình độ trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật… Nếu trình độ, năng lực của cácchủ thể tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sản xuất rau và ngược lại
Trang 29(3) Nhóm các biện pháp về giống và kĩ thuật canh tác.
Giống là vật liệu hết sức quan trọng trong sản xuất trồng trọt, nó ảnhhưởng lớn tới năng suất chất lượng rau Giống tốt, phù hợp với các điều kiệnsinh thái, khả năng thâm canh sẽ có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh
và sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt Nên sử dụng các giống lainhằm phát huy các ưu thế của nó Cây rau phụ thuộc nhiều vào các yếu tốngoại cảnh, mà nước ta lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đất nước lạitrải dài qua rất nhiều vĩ độ, thời tiết thay đổi liên tục; Cây rau bị ảnh hưởng rấtlớn, rất cần có sự lựa chọn các bộ giống phù hợp với thời tiết khí hậu đất đaitừng vùng, từng thời điểm để khai thác được lợi thế của từng loại rau, từngvùng sản xuất
Biện pháp kĩ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồngnhư: kĩ thuật phân bón, tỉa cành, bấm ngọn, vun xới, bảo vệ thực vật… Trên
cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật sinh trưởng phát triển từng loại rau, lựachọn các tác động kĩ thuật thích hợp nhằm đạt hiệu quả lớn nhất Việc áp dụngcác tiến bộ kĩ thuật trong canh tác phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của ngườidân, mức độ đầu tư các cơ sở kinh tế hạ tầng trong nông nghiệp, đây chính làđiều kiện cần thiết để phát triển sản xuất rau
Tóm lại, các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội…có liên quan mật thiết vàtác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng hướng tới quá trìnhsản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất rau Việc đánh giá đúng tác động củatừng yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau, có tác động tích cực tới sản xuất đápứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
2.1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rau an toàn
(1) Khả năng nhận biết và nhu cầu của người tiêu dùng
Điều đầu tiên ảnh hưởng đến tiêu thụ rau, đó là những nhu cầu củangười tiêu dùng Với xu hướng dùng nhiều rau cho bữa ăn hàng ngày, giảmbớt lượng tinh bột, đường sữa, chất béo, các đồ uống có ga,… khẩu phần rautrong cơ cấu bữa ăn ngày càng có xu hướng tăng, làm cho cầu về rau tăng lên
Do đời sống của con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu các loại rau
Trang 30không chỉ theo mùa, xu hướng tiêu dùng các loại rau cao cấp có chất lượng, antoàn thực phẩm ngày càng tăng.
Một nhân tố mới là người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến số lượng,chất lượng, giá cả,… của hàng hóa thì họ còn quan tâm đến xuất xứ của hànghóa Bên cạnh đó, còn thể hiện người tiêu dùng làm sao để nhận biết đây làRAT, tránh sử dụng các loại rau thường nhưng lại cho rằng đó là RAT
(2) Dân số
Rau nói chung và RAT nói riêng là mặt hàng thiết yếu không thể thiếutrong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình Nên nó không thoát khỏi quyluật chung đó là dân số cao thì nhu cầu sẽ cao và dân số thấp thì nhu cầu sẽthấp
2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên thế giới và trong nước
2.2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên thế giới
2.2.1.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn
Theo thống kê của FAO, năm 2012, diện tích gieo trồng RAT thế giớikhoảng 34 triệu hecta, năng suất 14,2 tấn/ha, sản lượng 482 triệu tấn Sảnlượng rau tính cho đầu người trên toàn thế giới là 68,86 kg Hàng năm trên thếgiới có rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm dẫn tới tử vong, trong đó không ít vụ
là do ăn phải rau không an toàn Ngoài ra việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệthực vật đã làm chết rất nhiều chim, cá và thiên địch của sâu bệnh có hại cũngnhư các loài côn trùng quan trọng Do nhận thức được mối nguy hiểm ngày
Trang 31càng gia tăng do sử dụng rau không an toàn, nhiều quốc gia và các tỏ chứctrên thế giới đã tập trung nghiên cứu sản xuất RAT và mở rộng phạm vi tiêudùng trong cộng đồng dân cư Trong quá trình sản xuất RAT, diện tích và sảnlượng đã tăng qua từng năm.
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng rau trên thế giới giai đoạn 2008 – 2012
Ở Đài Loan, việc sản xuất rau tập trung ở miền trung và miền nam Tạiđây, các loại rau được trồng rất phong phú, trong đó có nhóm rau ăn lá với cácloại chính như bắp cải, cần tây, cải xanh; Nhóm rau ăn than như măng tre,măng tây, tỏi, hành, kiệu; Nhóm rau ăn củ như cà rốt, cải củ, khoai sọ, khoaitây; Nhóm rau ăn hoa và quả như đậu, cà chua, dưa chuột và súp lơ Diện tíchtrồng rau ở Đài Loan chủ yếu là luân canh trên đất trồng lúa
Thái Lan là nước có nền sản xuất RAT khá phát triển ở Châu Á Mặc dùđiều kiện đất đai tương tự như nước ta sản lượng RAT xuất khẩu cao hơnnước ta rất nhiều Sỡ dĩ đạt được kết quả đó Thái Lan đã chú trọng đầu tưtrang thiết bị công nghệ sản xuất và chế biến tiên tiến, phương pháp bảo quảntốt phù hợp với tiêu chuẩn RAT của thế giới
Trang 32Các số liệu về mở rộng sản xuất RAT chỉ là tương đối vì không thể nắmđược chính xác diện tích rau ở các trang trại nhỏ hay vườn gia đình Do chủngloại rau và khí hậu mà năng suất RAT ở các nước cũng rất khác nhau.
Bảng 2.2: Tốc độ phát triển bình quân của RAT hàng năm một số nước trên thế giới giai đoạn 2000 – 2012
ĐVT: %
diện tích
Tốc độ tăng sản lượng
Các hình thức sản xuất RAT
Xu hướng phát triển sản xuất RAT và rau hữu cơ do Stainer phát triển ởĐức từ những năm 50 của thế kỉ XX Việc hiểu và tiếp cận khái niệm này ởcác nước và các khu vực có sự khác nhau Các nước thuộc cộng đồng Phápngữ thường gọi là Nông nghiệp sinh học (Biological Farming) Các nước nóitiếng anh gọi là Nông nghiệp hữu cơ (Oganic Farming) Các nước ở Bắc Âugọi là Nông nghiệp sinh thái (Ecological Farming) Nhật Bản gọi là Nôngnghiệp tự nhiên (Natural Farming) dựa trên canh tác không sử dụng các chếphẩm hóa học, tác giả của lý thuyết này là hai nhà khoa học Kyusei Sekai Kyo
và Mokichi Okada đã gây tranh luận trong giới khoa học nông nghiệp vài chụcnăm nay về phạm vi ứng dụng và triển vọng của hình thức canh tác này Việc
tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở các nước Châu Âu theo một khungpháp chế chung, Cộng đồng châu Âu đã ra một sắc lệnh cơ hiệu lực từ ngày1/1/1993 quy định các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng nông sản hữu cơ và
Trang 33biểu giá chênh lệch với sản phẩm thông thường trong trao đổi mậu dịch giữacác nước trong khối Các chủ trang trại phải kí hợp đồng với một tổ chứcchứng nhận, trong đó nêu rõ các điều kiện sản xuất theo quy trình ban hành,nếu được công nhận là sản phẩm hữu cơ Tại Thái Lan, các tiêu chuẩn nôngnghiệp Thái Lan ACT (Agricultural Criterions of Thailand) đã ban hành tiêuchuẩn cụ thể cho sản xuất các sản phẩm an toàn, trong đó có các loại rau Cácsản phẩm rau xanh được ACT công nhận có thể dán mác nhãn “Sản phẩm hữucơ” hoặc “Sản phẩm an toàn”.
Sản xuất RAT có xu hướng phát triển, nhằm cung cấp rau có chất lượngcao, an toàn thực phẩm Hầu hết các thủ đô và các thành phố lớn của các nướcphát triển và các nước đang phát triển đều hình thành các vành đai nôngnghiệp nằm xen kẽ hoặc nằm bao quanh các khu đô thị nhằm cung ứng cácsản phẩm RAT trực tiếp cho người tiêu dùng Một số nước có điều kiện tương
tự như nước ta, họ đã tổ chức tương đối tốt việc sản xuất và tiêu thụ RAT ven
đô trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa cao
Thủ đô Bangkok của Thái Lan giá đất tăng làm các khu công nghiệpphát triển và mở rộng Các vùng sản xuất RAT bị đẩy ra xa các thành phố từ40-100 km, người dân lại sử dụng tốt kĩ thuật sản xuất rau trên liếp
Ở Trung Quốc, diện tích vườn cây ao cá xen lẫn trong các khu đô thị, sửdụng lao động thâm canh xen kẽ với các hoạt động phi nông nghiệp Sảnlượng sản phẩm sản xuất ra vẫn cung ứng đủ cho người tiêu dùng gần xa
Ở Tây Âu, sản xuất RAT tồn tại dưới một số mô hình như:
+ Nông nghiệp sinh thái: Đây là mô hình tôn trọng các điều kiện tựnhiên, coi trọng vấn đề bảo vệ các nguồn lợi sẵn có và chất lượng sản phẩm
+ Lưu vực cung ứng sản phẩm: Khoanh vùng để phát triển các sảnphẩm có lợi thế cung cấp cho các thị trường lớn
+ Quản lý chất lượng ở các tác nhân đầu ra: Như ở Hà Lan kiểm soát chặt chẽ tạinơi tiêu thụ sản phẩm Hình thành các mạng lưới tiêu thụ RAT để quản lý chất lượng
Trang 34Một số nước khác như Hoa Kỳ có nhiều dự án nông nghiệp ở nông thôn
và các vùng ven đô Bên cạnh cung cấp sản phẩm RAT cho nhu cầu của ngườitiêu dùng còn tạo môi trường sinh thái tốt
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng các loại rau trên toàn thế giới năm 2012
Loại rau Diện tích (1000 ha) Sản lượng ( 1000 tấn)
2.2.1.2 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn
Nhu cầu về rau có xu hướng tăng lên theo nhu cầu của người tiêu dùng,đặc biệt là RAT Tại các nước phát triển nhu cầu RAT rất cao Do mỗi ngườidân có mức thu nhập khác nhau ở các nước khác nhau nên nhu cầu sử dụngRAT của họ cũng rất khác nhau
- Inđônêxia, mức tiêu dùng rau là 22kg/người/năm, trong đó mức tiêudùng RAT trung bình khoảng 45% là 9,9kg/người/năm Hàng năm, Indonesiaxuất khẩu rau sang Malaysia và Singapore Theo tác giả Darmawan và cộng
sự cho biết 99% sản lượng rau là sản phẩm hàng hóa, do đó phải có sự liên kếtchặt chẽ thị trường toàn quốc Để làm được việc này, từ năm 1997, Indonesia
đã xây dựng hệ thống dịch vụ thông tin về rau, cung cấp thông tin về giá hàngngày cho nông dân, thương gia và người tiêu dùng
- Ấn Độ, mức tiêu dùng rau là 54kg/người/năm, lượng rau hàng hóa đạt
90 – 98% với nhiều kênh tiêu thụ nhưng kênh tiêu thụ số lượng rau lớn nhất
Trang 35được tóm tắt như sau: Người sản xuất – hợp tác xã – người bán buôn – ngườibán lẻ - người tiêu dùng.
- Thái Lan, mức rau tiêu dùng bình quân là 53kg/người/năm với cáckênh tiêu thụ rau phổ biến trên thị trường đó là:
+ Người sản xuất – nhóm nông dân (tự thành lập) – người bán buôn (tạiBăng Cốc)/người chế biến/xuất khẩu – người bán buôn – người bán lẻ - ngườitiêu dùng
+ Người sản xuất – người thu gom trên địa bàn trồng rau – thị trườngbán buôn trung tâm – người bán buôn tại Băng Cốc – người bán lẻ - người tiêudùng
Một số nước khác có mức tiêu dùng cao hơn như: Đài Loan115kg/người/năm, Hàn Quốc 229kg/người/năm, Nepan 60kg/người/năm.Mức độ tiêu dùng khác nhau là do nhiều nguyên nhân như:
- Điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn: đất trồng, khí hậu thời tiết, tậpquán và kĩ thuật canh tác…
- Tập quán tiêu dùng như người đạo Hồi thường ít dùng rau làm thực phẩm
- Những thay đổi về quan niệm dinh dưỡng
Trong những năm gần đây vấn đề thực phẩm biến đổi gen cũng cónhững ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp sản phẩm Việc đưa các sản phẩmbiến đổi gen và các lợi ích của nó được nhiều người tiêu dùng quan tâm, nhất
là các nước trong cộng đồng châu Âu về tính an toàn của các loại thực phẩmnày Sự hợp thành trong một thể thống nhất giữa thương mại quốc tế vớingười sản xuất-người xuất, nhập khẩu đã tạo ra cho chúng một vị thế thíchhợp cung cấp thực phẩm đến người tiêu dùng Hoa Kì là nước nhập khẩu RATlớn của thế giới Các nước trong cộng đồng châu Âu cũng nhập khẩu nhưng íthơn Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất về các loại sản phẩm RAT
Trang 36nhưng sâu có quy mô ngày càng mở rộng Trong khi các nước đang phát triểnnhư châu Mỹ Latinh, châu Á cùng các nước ở Đông và Nam Phi, siêu thị mớiđang ở giai đoạn hình thành hoặc đang bắt đầu phát triển, hệ thống bán hàngthực phẩm trong các siêu thị sẽ phát triển mạnh Một số nước như Nhật Bản,
Ấn Độ… bên cạnh phát triển hệ thống siêu thị, họ cũng phát triển và nâng caocác chợ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
2.2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam
2.2.2.1 Những chính sách, chương trình có liên quan
Chương trình sản xuất RAT của thành phố Hà Nội đã được phê duyệt
và chính thức triển khai vào tháng 2 năm 1996
Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã xây dựng đề án phát triển rau, hoa quả đếnnăm 2010, trong đó Hà Nội là một trong những địa phương trọng tâm của đề án này
Một số chính sách khuyến khích phát triển RAT như: lập dự án quyhoạch vùng, quy trình kỹ thuật sản xuất, tổ chức mạng lưới tiêu thụ… củaUBND TP Hà Nội giai đoạn 1996 – 2001
Chỉ thị số 08/1999/CT – TTg ra ngày 14/4/1999 của thủ tướng chínhphủ về việc tăng cường đảm bảo chất lượng ATVSTP
Quy định tạm thời về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn “(ban hành kèmtheo quyết định số 67 – 1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998)
Pháp lệnh ATVSTP do quốc hội ban hành ngày 7/8//2003
Nghị định số 163/2004/NĐ – CP ngày 7/9/2004 quy định chi tiết thihành một số điều của pháp lệnh ATVSTP
Đề án “Lưu thông, tiêu thụ rau an toàn, thực phẩm sạch trên địa bàn thànhphố Hà Nội” của sở thương mại được UBND TP Hà Nội phê duyệt tháng 7/2003
2.2.2.2 Thực trạng sản xuất rau an toàn
Giới thiệu chung về ngành rau Việt Nam
Với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạthu đông, miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, các sản phẩmrau của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, raungót, rau cải đến các loại rau xứ lạnh như xu hào, bắp cải, cà rốt
Trang 37Những năm gần đây, nhiều loại rau ngoại du nhập vào Việt Nam cũng
đã được nhân giống, lai tạo, trồng thử và thích nghi được với điều kiện khí hậuViệt Nam Trong đó, có nhiều loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau
bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt), cây gia vị wasabi (còn gọi là sa tế)
Thực trạng ngành rau Việt Nam
Hiện nay, diện tích trồng rau, hoa quả ở nước ta có hơn 823.000 ha vớinăng suất đạt 170 tạ/ha: so với năm 2005 diện tích tăng 187.200 ha Trong đó,đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tỉnh Lâm Đồng có diện tích trồng rau
củ quả lớn nhất cả nước Theo quy hoạch phát triển đến năm 2015, diện tíchtrồng rau của cả nước ước đạt 900.000 ha tăng 15,4% và đến năm 2020 diệntích này là 1.200.000 ha tăng gần 54% so với hiện nay
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng giai đoạn 2005-2013
Diện tích (1000 ha)
Năng suất (tạ/
ha)
Sản lượng (1000 tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2013)
Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về diện tích và29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm 25,9% về diệntích và 28,3% sản lượng rau của cả nước)
Trang 38Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập cao
và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tưxây dựng mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh,Lâm Đồng (Đà Lạt)…
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đâynhững loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩmcho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau phát triển mạnh cả vềquy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao
đó, một số tổ chức quốc tế (FAO của LHQ, ADDA của Đan Mạch, CIRADcủa Pháp) cũng đã trợ giúp dưới hình thức các khóa đào tạo trực tiếp hoặc cáccuộc hội thảo nhằm tăng thêm kiến thức cho người trồng rau và hoàn thiệnnhững quy trình kĩ thuật cho từng vùng Các tỉnh có diện tích RAT lớn gồmcó: Vĩnh Phúc, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bắc Giang, BắcNinh, Thừa Thiên Huế… diện tích RAT chưa đáng kể, mới triển khai thửnghiệm dưới dạng mô hình RAT được sản xuất theo quy trình đã được banhành cho các loại rau Hàng trăm nghìn người đã tham gia vào các lớp tậphuấn và các hội thảo về kĩ thuật trồng RAT Các trung tâm khuyến nông vàcác tổ chức có liên quan của các tỉnh đã tham gia phổ biến kiến thức qua cácphương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báochí tờ rơi… về kĩ thuật trồng RAT Người trồng rau nhận thấy sản xuất RATđầu tư không quá cao, công nghệ phù hợp với trình độ nông dân, sử dụng hóa
Trang 39chất nông nghiệp giảm nên tác động tốt đến môi trường và sức khỏe Các môhình trồng RAT dưới các dạng khác nhau được ra đời như trồng rau trong nhà
có mái che ở mức hiện đại và đơn giản thích nghi với điều kiện của từng loại
hộ, mô hình phòng chống sâu bệnh tổng hợp IPM… Từ năm 1996 đến nay,tổng số vốn đầu tư cho các chương trình sản xuất RAT trong cả nước đã lêntới hàng trăm tỷ đồng (tính cả vốn của địa phương và vốn được tài trợ) Cácđịa bàn triển khai sản xuất RAT, đều sử dụng phần lớn nguồn kinh phí nàyvào việc xây dựng nhà lưới, kênh dẫn nước không ô nhiễm, khoan giếng và tổchức các lớp tập huấn cho người trồng rau, áp dụng các biện pháp canh tácmới phù hợp
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các địa phương
đã xây dựng kế hoạch, chiến lược trong sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, hạn chế ô nhiễm môi trường,góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng RAT cả nước giai đoạn 2008 – 2012
ĐVT: 1000 tấn
Tốc độphát triển
bq (%)
Năng suất 117,1 112,4 114,6 110,2 114,7 99,5Sản lượng 6202,4 7514,8 7392,5 7400 7800 105,9
(Nguồn: FAO 2012)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Diện tích RAT của cả nước nhìn chung tăngđều qua các năm Tuy năng suất RAT giảm do thời tiết xấu, dẫn tới có nhiềusâu bệnh hại rau song giảm không đáng kể so với sự tăng về diện tích nên sảnlượng RAT vẫn tăng lên Năm 2008 cả nước có 529,9 nghìn ha với năng suất117,1 ta/ha và
sản lượng là 6202,4 nghìn tấn Đến năm 2012 diện tích là 680 nghìn ha, năngsuất 114,7 tạ/ha với tổng sản lượng là 7800 nghìn tấn
Hà Nội đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong sản xuấtrau an toàn, vì nhu cầu tiêu dùng rau an toàn (RAT) còn rất lớn Sản xuất rau
Trang 40an toàn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng không chỉ là vấn đề tất yếu của sảnxuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh củanông sản hàng hóa ra thị trường.
Tuy thị trường còn rộng lớn, thế nhưng việc phát triển vùng sản xuấtchuyên canh rau, đặc biệt là RAT của thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn Lý
do được đưa ra là vùng sản xuất rau còn nhỏ lẻ, manh mún; mạng lưới phânphối còn hạn chế đã đẩy giá thành của RAT khi đến tay người tiêu dùng khácao Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế mang lại từ sản xuất RAT chưa cao hơn rõrệt so với sản xuất rau thông thường theo lối truyền thống nên chưa thực sựhấp dẫn người trồng rau
Do vậy, để vùng RAT phát triển bền vững và mang lại lợi ích thiết thựccần phải có một định hướng phát triển lâu dài như xây dựng hạ tầng kỹ thuậtgiao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi, điện phục vụ cho sảnxuất, có các giải pháp sơ chế bảo quản, trang thiết bị kiểm tra nhanh dư lượngthuốc BVTV, ứng dụng thiết bị kỹ thuật vào sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực,đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụRAT
Thực hiện định hướng đó, ngày 5/5/2009, UBND Thành phố Hà Nội đã
ban hành quyết định số 2083/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009– 2015” với mục tiêu đến
năm 2015 diện tích RAT của thủ đô đạt 5.000– 5.500 ha Sau khi đề án đượcduyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật phối hợpvới các đơn vị triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong đề án
Trên cơ sở Đề án được duyệt, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu chothành phố phê duyệt định hướng quy hoạch mạng lưới sản xuất RAT trên địabàn thành phố đến năm 2020 Sau khi có quy hoạch sản xuất nông nghiệp, Chicục đã phối hợp với các địa phương rà soát, định vị các vùng sản xuất RATtập trung để quản lý, giám sát và cấp giấy chứng nhận; từ đó diện tích RATtăng dần qua các năm Đến nay, ngành nông nghiệp Hà Nội đã chỉ đạo, giámsát, phát triển được 4.500 ha RAT, phân bổ ở 116 xã trọng điểm trồng rau, sản