1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã văn đức, huyện gia lâm, thành phố hà nội

149 3K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Đề tài đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nôngdân trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong nhữngnăm qua, xác định những yếu tố ảnh hưởng đế

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận “

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã

Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ” là trung thực và chưa được sử

dụng trong bất kì tài liệu, khóa luận nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõnguồn gốc

Sinh viên

Nguyến Thị Tuyết Mai

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nôi, các thầy cô giáo trong khoa Kinh

tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là Thầy giáo Th.S Trần Mạnh Hải, người

đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.

Xin cảm ơn các ông bà trong các phòng ban HĐND- UBND huyện Gia Lâm, HĐND- UBND xã Văn Đức, và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, thu thập số liệu và hoàn thiện khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em, bạn bè và những người thân

đã luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong toàn quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng … năm 2014

Sinh Viên

Nguyến Thị Tuyết Mai

Trang 3

xã hội và đặt ra cho sản xuất nông nghiệp những thách thức mới Trong đósản xuất RAT là ngành được quan tâm hàng đầu hiện nay Tuy nhiên đặcthù của sản xuất nông nghiệp là mang tính mùa vụ cao và là một quá trìnhliên tục, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, chịu tác động lớn bởiyếu tố thị trường.

Xã Văn Đức, huyện Gia Lâm là một trong những vùng trồng RAT lớnnhất của thành phố Hà Nội và được bộ NN và PTNT chọn làm thí điểm môhình kiểm soát, quản lý RAT theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ trong cảnước Trong quá trình sản xuất, các nông hộ đã và đang gặp phải nhiều bấtcập, nhiều hộ gia đình phải tự tìm đầu ra cho mình, và do nhận thức của nhiều

hộ nông dân chưa cao nên vùng rau an toàn chưa thực sự an toàn, việc tiêuthụ rau an toàn và các loại rau thường chưa có sự khác biệt rõ rệt nên ảnhhưởng tới giá bán rau an toàn Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn

và nghiên cứu đề tài “ Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ

nông dân trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.

Đề tài đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nôngdân trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong nhữngnăm qua, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau antoàn của hộ nông dân trên địa bàn xã, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp

Trang 4

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dântrong thời gian tới.

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài đã sử dụng cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp chọn điểm nghiên cứu,phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích so sánh, phương phápchuyên gia, chuyên khảo, kết hợp các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu

Kết quả được thể hiện qua các nội dung sau:

- Tình hình sản xuất RAT trên địa bàn xã trong 3 năm gần đây (từ năm

2011 đến 2013): do là vùng sản xuất RAT trọng điểm của khu vực miền Bắcnên những năm qua diện tích sản xuất ổn định, mức sản lượng và năng suấtbình quân tương đối cao mặc dù có sự biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu

tố như thời tiết, sâu bệnh, thị trường, vật chất

- Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã theomột tổ chức nhất định từ UBND thành phố Hà Nội đến UBND huyện GiaLâm rồi đến UBND xã Văn Đức, hầu hết các hộ nông dân trên địa bàn xã đềusản xuất đúng theo quy trình sản xuất rau an toàn Tuy có nhiều dạng quản lýkhác nhau, nhưng hiện nay ở xã Văn Đức tồn tại hai hình thức tổ chức sảnxuất Các hộ nông dân tiêu thụ rau an toàn theo hình thức bán buôn là chính,các hộ thu hoạch rau và bán tại ruộng cho các thương lái bán buôn và ngườithu gom

- Qua điều tra thực tế, chi phí sản xuất rau an toàn nói chung cao hơnrau thường Những chênh lệch giá bán rau an toàn và rau thường là chưa vượttrội Vì thế mà hiệu qủa an toàn có cao hơn nhưng cần phải phát huy hơn nữa

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn củacác hộ nông dân như quy hoạch về mặt bằng, chính sách hỗ trợ của thành phố,huyện, các yếu tố về thị trường, trình độ kĩ thuật và đặc biệt là nguồn vốn đầu

tư cho sản xuất

Trang 5

Từ tổng kết lý luận, thực tiễn và phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụrau an toàn của các hộ nông dân, chúng tôi đề xuất một số giải pháp chủ yếunhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ RAT của hộ nông dân trênđịa bàn xã bằng nhóm giải pháp cơ chế chính sách hỗ trợ về vốn, thị trường,giải pháp về quy hoạch mặt bằng diện tích sản xuất hay nâng cao trình độ laođộng để tạo nên sự chuyển biến từ trong nhận thức đến hành động cũng nhưnhững giải pháp ổn định thị trường về tiêu thụ như tuyên truyền phổ biếnthông tin, đầu tư cơ sở vật chất hay xây dựng bảo hiểm nông nghiệp để tránhnhưng rủi ro mà các hộ nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất cũng nhưtiêu thụ Đặc biệt là giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực như vốn,giống, kĩ thuật cho phát triển sản xuất rau an toàn.

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix

DANH MỤC HỘP x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5

2.1.1 Một số khái niệm 5

2.1.2.Vai trò của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 16

2.1.3 Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 17

2.1.4 Quy trình sản xuất rau an toàn 18

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 19

2.2 Cơ sở thực tiễn của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 24

2.2.1 Chính sách của Nhà nước và địa phương đối với sản xuất nông nghiệp sạch và sản xuất rau an toàn 24

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại một số tỉnh ở Việt Nam 25 2.3 Tổng quan một số tài liệu nghiên cứu có liên quan 28

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Đặc điểm địa bàn xã Văn Đức 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.1.1 Vị trí địa lý 30

3.1.1.2 Địa hình, thời tiết khí hậu 30

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Văn Đức 32

Trang 7

3.1.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra 40

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 41

3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 41

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 42

3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích thông tin 42

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

4.1 Khái quát chung tình hình sản xuất rau trên địa bàn xã Văn Đức 46

4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã thời gian qua 50

4.2.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã 50

4.2.2 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Đức 68

4.2.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân 73 4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Đức 77

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Đức 77

4.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ nông dân xã Văn Đức 95

4.4 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã 97

4.4.1 Hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất rau an toàn * Chính sách hỗ trợ về vốn 98 4.4.2 Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn 98

4.4.3 Ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn 99

4.4.4 Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển sản xuất rau an toàn 100

4.4.5 Xây dựng bảo hiểm cho sản xuất rau an toàn 101

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

5.1 Kết luận 102

5.2 Kiến nghị 104

5.2.1 Đối với Nhà nước 104

5.2.2 Đối với thành phố Hà Nội 104

5.2.3 Đối với huyện, HTX và hộ nông dân 104

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong 1 số loại rau 8

Bảng 3.1 Đặc điểm khí hậu xã Văn Đức 31

Bảng 3.2: Cơ cấu diện tích sử dụng đất trên địa bàn xã năm 2013 32

Bảng 3.3 Tình hình dân số lao động của xã Văn Đức qua 3 năm 2011 - 2013 34

Bảng 3.4 Cơ sở vật chất của xã Văn Đức tính đến năm 2013 36

Bảng 3.5 Giá trị sản xuất kinh doanh của xã trong 3 năm 2011 – 2013 38

Bảng 3.6: Cơ cấu các nhóm hộ 41

Bảng 4.1: Cơ cấu diện tích sản xuất rau trên địa bàn xã Văn Đức 47

từ năm 2009 đến năm 2013 47

Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã 48

Bảng 4.3 Các chi phí đầu tư cho sản xuất rau tính trên 1 sào Bắc Bộ của các nhóm hộ điều tra năm 2013 57

Bảng 4.4 Chi phí đầu tư đất đai cho sản xuất rau tính trên 1 sào Bắc Bộ của các nhóm hộ điều tra năm 2013 59

Bảng 4.5 : Cơ sở vật chất kĩ thuật của các hộ điều tra năm 2013 61

Bảng 4.6 Chi phí đầu tư lao động cho sản xuất rau tính trên 1 sào Bắc Bộ của các nhóm hộ điều tra năm 2013 64

Bảng 4.7 Chi phí sản xuất một số loại rau cơ bản của các nhóm hộ điều tra năm 2013 65

Bảng 4.8 Tình hình tín dụng của các nhóm hộ sản xuất rau điều tra năm 2013 67

Bảng 4.9: Mức biến động giá bán một số loại RAT của xã qua 3 năm gần đây từ năm 2011-2013 72

Bảng 4.10 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh tế 1 sào rau BB của các nhóm hộ nông dân năm 2014 74

Bảng 4.11 Kinh nghiệm trồng rau và trình độ văn hóa của các nhóm hộ nông dân điều tra .83

Bảng 4.12 : Kết quả, hiệu quả kinh tế cây rau của các hộ phân theo trình độ học vấn của chủ hộ 85

Bảng 4.13 Nguồn thông tin chính cung cấp giá bán RAT cho hộ nông dân 88

Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả của các nhóm hộ điều tra phân theo hạng đất đối với 1 sào rau BB 90

Bảng 4.15: Chi phí đầu tư cho sản xuất 1 sào BB bắp cải của các nhóm hộ điều tra năm 2013 92

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: : Biến động diện tích sản xuất rau và diện tích đất trồng RAT của

HTX Văn Đức từ năm 2009 đến năm 2013 48

Sơ đồ: 4.1 Hệ thống tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp 51

Sơ đồ 4.2: Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm RAT xã Văn Đức 69

Sơ đồ 4.3: Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách phát triển RAT 79

Trang 11

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1: Giá cả là do thị trường điều tiết 87Hôp 4.2 Bất cập trong vay vốn 93Hộp 4.3 Xen canh rau thì năng suất cao hơn 94

Trang 13

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Rau xanh đã, đang và sẽ luôn là thực phẩm thiết yếu hàng ngày với mỗingười dân Việt Nam Cùng với sự tăng lên chất lượng cuộc sống, mức sốngcủa người dân thì nhu cầu về các sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm, đặc biệt là rau xanh càng phong phú, đa dạng và khắt khe hơn.Rau an toàn không chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người màcòn đảm bảo một xã hội với những cá nhân phát triển khỏe mạnh Do đó, thịtrường tiêu thụ và khu vực sản xuất rau an toàn ngày càng được mở rộng trênphạm vi toàn quốc cũng như đối với mỗi địa phương

Sản xuất rau xanh phát triển mạnh và trở thành hàng hóa đối với nhữngvùng ngoại ô của các thành phố lớn Các thành phố lớn là nơi tập trung đôngdân cư, một lượng lớn thực phẩm được tiêu thụ tại các thành phố Hà Nội làmột trong những thành phố tiêu thụ rau mạnh nhất cả nước, trên địa bàn cũnghình thành nên những vùng trồng rau an toàn (RAT) như ở huyện Đông Anh,

Từ Liêm và huyện Gia Lâm

Sản xuất rau an toàn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng không chỉ là vấn

đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng cao tínhcạnh tranh của nông sản hàng hóa ra thị trường Tuy thị trường Hà Nội rộnglớn, nhưng việc phát triển vùng sản xuất chuyên canh rau, đặc biệt là rau antoàn của thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn Lý do được đưa ra là quy mô sảnxuất rau quả còn nhỏ, phân tán, chưa có nhiều vùng sản xuất rau quả tập trung.Thông tin thị trường còn hạn chế, nhất là các yêu cầu về nhu cầu sản phẩm củađối tác, quy định cụ thể đối với từng mặt hàng và thiếu thông tin về khả năngcung ứng của các đơn vị sản xuất Mặt khác, còn thiếu sự liên kết giữa cácnhân tố người sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng, chưa tạo được chấtlượng sản phẩm an toàn Nguồn rau,quả từ các tỉnh lân cận, nhập ngoại đưa về

Trang 14

Hà Nội khá lớn nhưng hầu hết chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vềnguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.Công tác quản lý nguồn gốc, xuất

xứ, bao bì, nhãn mác rau, quả an toàn vẫn chưa được quan tâm đúng mức Hệthống phân phối rau an toàn còn manh mún, nhỏ lẻ, chỉ đáp ứng được một phầnnhỏ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng Công tác tổ chức sản xuất của cácdoanh nghiệp tương đối bài bản nhưng chí phí trung gian cao, quy mô nhỏ, chỉđáp ứng được cho một số lượng nhỏ khách hàng Mối liên kết giữa người sảnxuất và người tiêu thụ kém bền vững Các cơ sở sản xuất rau, quả an toànthiếu thông tin về nhu cầu sản phẩm của các cơ sở kinh doanh, các doanhnghiệp cung cấp thực phẩm Các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp cungcấp thực phẩm thiếu thông tin về khả năng cung cấp của các cơ sở sản xuất

Xã Văn Đức nằm ở ngoài đê về phía Nam Hà Nội, có tổng diện tíchđất nông nghiệp là 746 ha, trong đó diện tích trồng rau chiếm phần lớn là 500

ha gồm cả rau an toàn là 250ha, với hơn 1.000 hộ canh tác,còn lại diện tíchtrồng ngô, lạc, cây ăn quả và cây khác là 246 ha (UBND xã Văn Đức, 2013).Cùng với sự phát triển lâu đời của nghề trồng rau và kinh nghiệm lâu năm củangười dân nơi đây thì xã Văn Đức đã trở thành một vùng sản xuất rau an toànlớn nhất trên địa bàn TP Hà Nội, tuy sản xuất rau an toàn lớn nhất TP Hà Nộinhưng khâu tiêu thụ còn nhiều bất cập, nhiều hộ gia đình phải tự tìm đầu racho mình, và do nhận thức của nhiều hộ nông dân chưa cao nên vùng rau antoàn chưa thực sự an toàn, việc tiêu thụ rau an toàn và các loại rau thườngchưa có sự khác biệt rõ rệt nên ảnh hưởng tới giá bán rau an toàn Vậy thực tếtình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở xã Văn Đức, huyện Gia Lâm,Thành phố Hà Nội hiện nay đang diễn ra thế nào, theo các kênh nào là chủyếu? Những thuận lợi, khó khăn, khả năng phát triển rau an toàn của địaphương thời gian tới theo hướng như thế nào? Cần làm gì để đẩy mạnh pháttriển rau an toàn ở địa phương trong những năm tới để đáp ứng được nhữngnhu cầu ngày càng tăng của thị trường?

Trang 15

Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn

xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dântrên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong nhữngnăm qua, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau antoàn của hộ nông dân trên địa bàn xã, trên cơ sở đó đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nôngdân trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hộ nông dân tham gia sản xuất rau an toàn

- Những thành phần liên quan như cán bộ khuyến nông, đơn vị kinhdoanh đầu mối, người thu gom, người cung ứng dịch vụ đầu vào…

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng sản xuất vàtiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia

Trang 16

Lâm, Thành phố Hà Nội Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất vàtiêu thụ rau an toàn, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất và tiêuthụ rau an toàn.

- Phạm vi về không gian: xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Thành phố HàNội và một số thị trường tiêu thụ rau an toàn của xã

- Phạm vi về thời gian:

+ Thông tin thứ cấp nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011đến năm 2013

+ Thông tin sơ cấp được nghiên cứu trong năm 2014

+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 01/2014 – 06/2014

Trang 17

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩmđầu ra Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tựnhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xá hội

Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như lao động, đất đai, máymóc, vốn, nguyên vật liệu, trình độ quản lý Các yếu tố này tác động qualại lẫn nhau

Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào nhưlương thực, thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bảncủa con người

Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuấtHàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi cácyếu tố đầu vào như nguyên liệu đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụthể nào đó Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông quaviệc tối đa mức đầu ra có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các yếu tốđầu vào nhất định

Trang 18

Quy luật hiệu suất giảm dần: “ Sản phẩm cận biên của bất kì một yếu tốsản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà ngàycàng có nhiều yếu tố đó được sử dụng vào trong quá trình sản xuất ở điềukiện các yếu tố khác không đổi” Do đó việc sử dụng các yếu tố đầu vào phảihợp lý để tối thiểu hóa chi phí, tăng lợi nhuận cho hộ nông dân.

Quy luật cung cầu:

- Quy luật cầu: Giả sử các điều kiện khác không đổi, khi giá nông sảnhàng hóa càng cao lượng nông sản cầu về hàng hóa đó càng ít và ngược lại.Cầu về một nông sản hàng hóa trong nông nghiệp phụ thuộc vào giá củachính sản phẩm đó, giá của sản phẩm khác có liên quan, thị hiếu, tập quántiêu dùng và thu nhập

-Quy luật cung: Khi các yếu tố khác không đổi giá càng cao thì cungcàng lớn và ngược lại

2.1.1.2 Khái niệm về tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình bán sản phẩm trên thị trường Nó là quátrình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, thông qua tiêu thụ hànghóa chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyểnvốn được hình thành

Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nóđóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các cáthể tham gia sản xuất mà ở đây là các hộ nông dân trồng RAT, các hợp tác

xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN), các tác nhân trong mô hình sản xuất

và tiêu thụ RAT Đối với một chu trình sản xuất và tiêu thụ RAT thì tiêu thụcàng có vai trò hết sức quan trọng, nó là cơ sở để thúc đẩy sản xuất phát triển

và tạo tiền đề cho việc trồng RAT Nghề trồng rau là một nghề nông nghiệptruyền thống, người sản xuất rau chủ yếu là những người nông dân với kinhnghiệm lâu năm, nhưng họ lại chỉ có được cái nhìn trước mắt mà không tínhđến những lợi ích lâu dài Vì vậy, nếu khâu tiêu thụ được đảm bảo ổn định thì

Trang 19

trước mắt người nông dân sẽ tham gia trồng RAT với tinh thần hăng say và ýthức cao.

Quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ và đến với người tiêu dùng

sẽ hình thành nên các kênh phân phối Kênh phân phối sản phẩm: là tập hợpnhững cá nhân hay sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau thamgia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hóa dịch vụ từ người sản xuấttới người tiêu dùng Các loại kênh phân phối:

Kênh tiêu thụ trực tiếp: đây là kênh tiêu thụ sản phẩm bằng cách ngườisản xuất trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, không qua trung gian

Kênh tiêu thụ gián tiếp: là kênh người sản xuất bán sản phẩm của mìnhcho người tiêu dùng qua một hay một số trung gian như người bán buôn,người bán lẻ hay các đại lý Tùy theo mức độ của 1 hay nhiều trung gian mà

ta có các kênh tiêu thụ: kênh cấp 1, kênh cấp 2, kênh cấp 3

2.1.1.3 Khái niệm về rau an toàn

* Theo quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT Trong chương trình phát triển rau an toàn, Bộ NN & PTNT

đã thống nhất đưa ra khái niệm về rau an toàn như sau:

Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường… thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn"

Tuy nhiên theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức lương thực thế giớiFAO thì:

RAT là các sản phẩm không chứa hàm lượng độc tố nitrat (NO3), kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép.

Trang 20

Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quyđịnh tạm thời về sản xuất rau “vệ sinh an toàn thực phẩm” với các tiêu chuẩnchất lượng liên quan đến:

- Rau phải đảm bảo phẩm chất, chất lượng, không bị dư hại, dập nát,héo úa

- Hàm lượng nitrat (NO3) và hàm lượng 1 số kim loại nặng chủ yếu làAsen (As), Pb, Hg, Cu, Cd dưới mức cho phép

- Mức độ nhiễm khuẩn và kí sinh trùng đường ruột: E.coli, Samonella,trứng giun đũa

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải dưới mức quy định của FAO vàWHO

Bảng 2.1 Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong 1 số loại rau

( Theo quy định của WHO)

* Theo quan điểm số đông của các nhà nông học

Rau hữu cơ là rau được canh tác bằng phương pháp canh tác hữu cơ,cùng với sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Thực ra

Trang 21

rau hữu cơ về mẫu mã và chủng loại cũng không có gì khác so với rau antoàn và rau thông thường.

Tuy nhiên nói đến rau hữu cơ tức là nói đến một phương thức canh tác

để có rau an toàn cho ngừơi tiêu dùng trong khái niệm rau an tòan bao trùmtất cả là cá loại rau bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Tóm lại, theo quan điểm của hầu hết nhà khoa học khác cho rằng: Rau

an toàn là rau không dập nát, úa, hư hỏng, không có đất, bụi bao quanh,không chứa các sản phẩm hoá học độc hại; hàm lượng NO3, kim loại nặng, dưthuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theocác tiêu chuẩn an toàn; và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kimloại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổnghợp, hạn chế được sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểucho phép

* Phân biệt RAT với các rau truyền thống khác

Rau là loại cây trồng đòi hỏi kĩ thuật cao, đầu tư vật chất và sức laođộng lớn hơn nhiều loại cây trồng khác Rau là loại thực phẩm tươi xanh,nhiều chất dinh dưỡng, dễ bị nhiễm sâu bệnh Do vậy trong quá trình canh tácphải sử dụng nhiều loại thuốc BVTV Đây là vấn đề có tính 2 mặt, sử dụng đểbảo về duy trì sản lượng cây trồng nhưng sử dụng không đúng quy cách lànguyên nhân gây ra nhiễm đọc sản phẩm

Sản xuất rau là ngành sản xuất hàng hóa, hầu hết các sản phẩm rau thuhoạch đều tung ra thị trường Do vậy, thị trường là nhân tố quyết định sự tồntại và phát triển của ngành

Ngày nay cùng với sự phát triển đi lên của nền xã hội, đòi hỏi củangười tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng các loại rau Chính vì vậy màrau an toàn đang dần dần chiếm thị hiếu của người tiêu dùng và nó thay thếdần các loại rau truyền thống khác Vậy RAT khác rau truyền thống nhưthế nào?

Trang 22

Thứ nhất, là khác nhau về quy trình sản xuất, sản xuất rau an toàn đòihỏi sản xuất theo quy trình kĩ thuật, đòi hỏi mức độ đầu tư vật chất, lao độngcao hơn nhiều so với rau thường Trong khi đó sản lượng và năng suất thườngthấp hơn, nó làm cho giá thành sản xuất RAT cao hơn rau thường và hạn chếđến sức cạnh tranh trên thị trường.

Đối với RAT, thị trường đòi hỏi những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, nóđặt ra tiêu chuẩn cho người sản xuất, chỉ những sản phẩm đủ tiêu chuẩn quyđịnh mới tồn tại trên thị trường

Thứ hai, là hình thức sản phẩm, RAT phải đảm bảo rau được tươi sạch,không bụi bẩn, không tạp chất, thu hoạch đúng đọ chin (khi có chất lượng caonhất), không có triệu chứng sâu bệnh, có bao bì phù hợp với hướng dẫn

Thứ ba, là chất lượng sản phẩm, sản phẩm RAT phải không chứa dưlượng thuốc BVTV, dư lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinhvật gây hại vượt qua ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Đây

là tiêu chuẩn hàng đầu, quan trọng nhất để phân biệt rau sạch và rau thường

2.1.1.4 Khái niệm về tiêu chuẩn rau an toàn

a, Khái niệm về tiêu chuẩn VietGap

Tháng 9/2003, Tổ chức người bán lẻ và cung cấp ở châu Âu EUREP( European Retail Products Agriculture Practice) đã đưa ra tiêu chuẩn rau sạch

và hàng hóa của các nước muốn vào thị trường này phải tuân theo Để thực hiệnđúng nguyên tắc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn GAP, người trồng rau phảituân theo trình tự các khâu: chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, bảo vệ thựcvật, thu hoạch và đóng gói

Theo tiêu chuẩn GAP thì đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt,thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của rau Tốt nhất nên chọnđất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20 –30cm Vùng trồng rau phải cách xa khu vực có chất thải công nghiệp nặng, vàbệnh viện ít nhất 2km, cách xa chất thải đô thị ít nhất 200m Đất có thể chứa

Trang 23

một lượng nhỏ kim loại nhưng không tồn dư hóa chất độc hại Vì trong rauxanh lượng nước chiếm 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng sản phẩm Nếu không có nước giếng thì dùng nước song, ao hồkhông bị ô nhiễm Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật…

Đối với giống phải là giống khỏe mạnh, không có mầm bệnh, biết rõnguồn gốc nơi sản xuất hạt giống Hạt hay rau giống nhập nội phải quakiểm dịch thực vật Trước khi gieo trồng, hạt giống phải được xử lý hóachất hoặc nhiệt

Mỗi loại cây có chế độ bón phân khác nhau, trung bình để bón lót dùng

15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho 1ha Tuyệt đối khôngdùng phân chuồng tưới, nhằm loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, vi sinh vậtgây nóng cho rễ cây, tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm visinh vật khác Tuyệt đối không dùng phân tưới và nước phân chuồng để tướirau Không sử dụng thuốc BVTV thuộc nhóm I, nhóm II, khi thật cần thiết cóthể sử dụng nhóm III và IV Nên chọn thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với

kí sinh thiên địch Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 10ngày.Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như hạt củ đậu, các chế phẩmthảo mộc, các kí sinh thiên địch để phòng bệnh Sau khi thu hoạch rau sạchphải được loại bỏ các lá già, héo, sâu, dị dạng Rau được rửa kĩ bằng nướcsạch, để ráo nước cho vào túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng.Trên bao bì rau sạch phải ghi rõ địa chỉ nguồn gốc rõ rang, nhằm đảm bảoquyền lợi cho người tiêu dùng

Những yêu cầu và tiêu chuẩn rau an toàn:

- An toàn về chất gây hại cho sức khỏe người sử dụng:

- An toàn về nguồn gốc gây bệnh do người sử dụng:

- An toàn về các chất và các loại vi sinh vật có khả năng gây ô nhiễmmôi trường sống của con người

Trang 24

Vì vậy, trong các yêu cầu đối với nông nghiệp sạch, không chỉ nhữngyêu cầu đề ra đối với nông sản mà còn có yêu cầu bảo vệ môi trường đối vớicác hoạt động của con người trong quá trình sản xuất Nền nông nghiệp sạch,

an toàn có yêu cầu sử dụng phân bón hợp lý, phù hợp với khả năng sử dụngcủa giống cây trồng và khả năng tự điều tiết của hệ sinh thái nông nghiệp Đốivới các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khi cần thiết, khi không còn cách nàokhác thay thế được Yêu cầu là phải sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian

ở mức ít nhất và hướng dẫn của các chuyên viên Nghiêm cấm tuyệt đối vớicác loại thuốc đã bị cấm sử dụng và thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ và thờihạn sử dụng

b, Khái niệm về vùng rau an toàn

Theo quyết định số 84/QĐ/NN ngày 15 tháng 4 năm 2002 của SởNông Nghiệp & PTNT TP Hồ Chí Minh Để được công nhận là vùng rau đạttiêu chuẩn an toàn, phải hội đủ các điều kiện sau:

* Điều kiện về sản xuất:

Vùng rau phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị hành chính là

ấp, liên ấp hoặc xã Vị trí vùng canh tác rau phải nằm trong vùng rau quyhoạch phát triển rau an toàn của Thành phố: không cần nơi bị ô nhiễm nhưkhu công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang …

Đất canh tác: có lý hóa tính chất phù hợp với sự phát triển của cây rau,thường xuyên được bón phân, duy trì độ phì của đất Có nguồn tưới sạch,không ô nhiễm do sản xuất trước đây Riêng các loại rau trồng ruộng nước:rau muống, rau nhút, sen thì ruộng không bị ô nhiễm bởi nguồn nước

Nước tưới: nguồn nước tưới cho vùng rau không bị ô nhiễm các loạihoá chất và vi sinh vật độc hại, không dùng nước thải của sản xuất côngnghiệp, nước thải sinh hoạt, nước ao tù đọng chưa qua xử lý

Các chỉ tiêu phân tích lý hóa tính chất, nguồn nước sạch trong vùngphải đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT

Trang 25

ngày 228/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời về sảnxuất rau an toàn”

* Điều kiện về kỹ thuật :

- Tối thiểu 90% số hộ trồng rau trong vùng đồng thuận sản xuất rau antoàn phải được tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn do Chi cục Bảo vệthực vật (BVTV) Thành phố tổ chức và cấp giấy chứng nhận và hộ hoặcnhóm hộ trồng rau phải có bản đồng thuận sản xuất rau theo quy trình kỹthuật rau an toàn

- Đảm bảo trên 95% diện tích trồng rau trong vùng thực hiện đúng quytrình sản xuất rau an toàn của Sở Nông nghiệp và PTNT Phải áp dụngphương pháp quản lý dịch hại tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ítđộc hại cho người và môi trường:

Giống: chọn giống tốt, sạch mầm sâu bệnh Khuyến khích sử dụng cácgiống mới, giống lai F1, có chất lượng và năng suất cao

Biện pháp canh tác: thực hiện theo quy trình sản xuất rau an toàn do SởNông nghiệp và PTNT ban hành Chú ý chế độ luân canh lúa – rau màu hoặcxen canh, luân canh giữa các loại rau khác họ với nhau để giảm mức độ lâylan sâu bệnh

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): sử dụng khi thật sự cần thiết và luânphiên các loại thuốc BVTV khác nhau Bảo đảm thời gian cách ly trước khithu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc Tuyệt đối khôngdùng các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV cấm và hạn chế sửdụng ở Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Khuyến khích

sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp (thuốcnhóm III, IV) thuốc chóng phân huỷ ít ảnh hưởng đến các loài sinh vật có íchtrên đồng ruộng

Phân bón: không sử dụng phân rác tươi, phân hữu cơ chưa ủ hoai Tuỳtừng loại rau mà định số lượng, chủng loại phân bón cân đối, hợp lý và có

Trang 26

thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch.Việc sử dụng phân đạm và cácloại phân hóa học khác phải đảm bảo không táo ra dư lượng trong rau rauvượt mức cho phép theo Quyết định số: 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời về sản xuấtrau an toàn” Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hoà sinhtrưởng cho cây rau.

2.1.1.4 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế nông hộ

a, Khái niệm về hộ

Trong từ điển ngôn ngữ xủa Mỹ (Oxford Press), hộ là tất cả nhữngngười cùng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm nhữngngười cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung

Tại hội thảo quốc tế lần thứ 4 về quản ký nông nghiệp tại Hà Lan năm

1980, các đại biểu nhất trí: “hộ là một đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội có liênquan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”

Như vậy, hộ là một nhóm người có chung huyết tộc hoặc không chunghuyết tộc, họ không nhất thiết phải sống chung dưới một mái nhà, nhưng cóchung nguồn thu nhập, các thành viên cùng tiến hành sản xuất và có chungngân quỹ

b, Khái niệm hộ nông dân

Theo tác giả Tân Văn (1997), hộ nông dân – nông hộ là gia đìnhsống bằng nghề nông, là một đơn vị về mặt chính quyền (Trích Từ điểnTiếng Việt)

Theo Traianop (1995), hộ nông dân là một đơn vị sản xuất cơ bản

“rất ổn định” và là “phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triểnnông nghiệp” (Trích Kinh tế hộ nông thôn Việt Nam, dịch giả NguyễnXuân Quang)

Theo Frank Ellis (1998), hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống

từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong

Trang 27

một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự thamgia từng phần vào thị trường với mức hoàn hảo không cao.

Một cách khái quát, hộ nông dân vừa là đơn vị kinh tế, vừa là đơn vịtiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là đơn vị xã hội Trình độ phát triểncủa hộ từ thấp đến cao, từ tự cung tự cấp đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn, thểhiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng, nó quyết định đến mối quan hệgiữa nông hộ và thị trường

c, Khái niệm về kinh tế nông hộ

Kinh tế nông hộ đã và đang tồn tại độc lập, tự chủ như các thành phầnkinh tế khác Do kinh tế nông hộ được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau chonên các khái niệm về kinh tế nông hộ cũng khác nhau Một cách chung nhất ta

có thể hiểu: “Kinh tế nông hộ (kinh tế hộ nông dân) là hình thức tổ chức kinh

tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, laođộng, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất,

có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà và ăn chung Mọi quyết định trongquá trình sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhànước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển”

d, Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ

(1) Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý

và sử dụng các yếu tố sản xuất

(2) Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ, vàđược chi phối bởi quan hệ huyết thống

(3) Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao

(4) Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích ngườilao động

(5) Kinh tế nông hộ thường sản xuất với quy mô nhỏ

(6) Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của chính mỗinông hộ là chủ yếu

Trang 28

2.1.2.Vai trò của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Thực hiện quy hoạch phát triển RAT làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh

tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương chuyểndịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước

Phát triển sản xuất RAT nhằm góp phần giảm thiểu các vụ ngộ độc thựcphẩm, bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và cho cả chính người sản xuất

Tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho nông dân, góp phần ổn định

xã hội, hạn chế hiện tượng bỏ quê hương đi làm thuê ở các thành phố và thị xã

Người nông dân được trang bị thêm các tiến bộ kỹ thuật về sản xuấtRAT Tạo cho nông dân có thói quen khi tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuậtmới Đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

Sản xuất RAT theo đúng quy trình kỹ thuật không chỉ bảo vệ sức khoẻngười tiêu dùng, người sản xuất mà còn có tác dụng bảo vệ thiên địch, bảo vệcân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, làm cho đất, nước, không khí không bị

ô nhiễm do dư thừa các hoá chất độc hại

Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,

nó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn cho chăn nuôi, nguyênliệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nôngnghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân,giải quyết việc làm cho ngừơi lao động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái

Trang 29

2.1.3 Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Sản xuất rau an toàn là một bộ phận của ngành sản xuất nói chung Bêncạnh các đặc điểm của sản xuất nói chung, sản xuất rau an toàn có những đặcđiểm riêng

Riêng đối với RAT thì sự chống chịu bệnh tật, sự phát triển cũng nhưchất lượng của sản phẩm phần nào phụ thuộc vào giai đoạn rau ở vườn ươm

Do vậy, khi sản xuất phải xử lý kỹ ngay từ đầu (xử lý giống)

RAT là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, yêu cầu chặt chẽ vềđiều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, thuốc BVTV và tổchức sử dụng lao động trong sản xuất) Đầu tư kỹ thuật vật chất cũng nhưcông lao động lớn hơn nhiều loại cây trồng khác, do đó chi phí sản xuất lớn

RAT là sản phẩm tươi xanh nhiều chất dinh dưỡng khả năng nhiều sâubệnh hại Quá trình canh tác sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật Đây là vấn

đề có tính hai mặt, do vậy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy định (liều lượng, loại thuốc, thời hạn sử dụng…) khi đó rau vừa cho năng suất, sảnlượng vừa bảo đảm chất lượng

Sản xuất rau là ngành sản xuất hàng hóa, hầu hết các sản phẩm rau thuhoạch đều đưa ra thị trường do vậy thị trường là nhân tố quyết định sự tồn tại

và phát triển của ngành Đặc biệt đối với RAT thị trường đòi hỏi những quyđịnh nghiêm ngặt, nó đặt tiêu chuẩn cho những người sản xuất những sảnphẩm quy định mới tồn tại trong thị trường

Do sản xuất theo những tiêu chuẩn cho trước nên sản xuất rau an toànphải tuân thủ những quy định ngặt nghèo của kỹ thuật đòi hỏi mức độ đầu tưvật chất, lao động cao hơn sản xuất rau bình thường trong khi năng suất vàsản lượng thấp hơn là nguyên nhân chính dẫn đến giá bán loại rau này thườngcao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong điều kiện bìnhthường, do vậy hạn chế đến lượng mua

Trang 30

Tiêu dùng RAT còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán,người tiêu dùng.

Xu hướng phát triển ở nước ta, hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăngtiến tạo ra thị trường tiêu thụ RAT phát triển cả về số lượng, chủng loại vàchất lượng sản phẩm

2.1.4 Quy trình sản xuất rau an toàn

Tuỳ theo điều kiện của từng nước mà việc xây dựng quy trình sản xuấtRAT có khác nhau.Theo Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội đãđưa ra tiêu chuẩn về quy trình sản xuất RAT như sau:

Môi trường sản xuất RAT bao gồm đất, nước, không khí phải tronglành, không bị nhiễm bẩn do nước thải của thành phố, của các khu côngnghiệp, bệnh viện và khí thải xe cơ giới

Phương thức và trình độ sản xuất RAT phải được sản xuất trong vungquy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ, nhất là về phân bón và thuốc bảo

vệ thực vật Người sản xuất phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và tiếp thuđược quy trình sản xuất mới

Đất trồng phải là đất cao ráo, dễ thoát nước thích hợp với sinh trưởng

và phát triển của cây rau Đất không bị nhiễm độc của thuốc bảo vệ thực vật

và kim loại nặng Đồng thời phải chọn đất xa khu công nghiệp, xa bệnh viện,nghĩa trang, đường quốc lộ ít nhất 200m trở lên

Giống và thời vụ gieo trồng phải chọn những hạt tốt, những cây conkhỏe mạnh, không có mầm bệnh, có chất lượng và sức chống chịu sâu bệnhcao Trước khi gieo hạt giống hoặc cây con cần được xử lý bằng hoá chấthoặc bằng nhiệt Bên cạnh đó cần gieo trồng đúng thời vụ thích hợp nhất vớitừng loại cây

Nước tưới, do trong rau chiếm từ 75- 90% nước, nên nước tưới ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng rau Vì vậy, cần phải dùng cước sạch để tưới

Trang 31

cho cây, không được dùng nước bẩn để tưới hoặc rửa rau sau thu hoạch, nếu

có điều kiện tốt nhất là dùng nước giếng khoan đã được xử lý

Phân bón, cấm dùng phân tươi để boc hoặc tưới mà chỉ dùng phânchuồng đã ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hỗn hợp hữu cơ, khoángtheo tỷ lệ cân đối Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích của các đơn vịđược phép sản xuất, dùng đúng liều lượng và theo hướng dẫn

Thuốc BVTV, thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM(chọn giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, ), khôngdùng thuốc bảo vệ thực vật đã cấm sử dụng, mà chỉ dùng các loại thuốc cóhàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại đối với ký sinh thiên dịch, phân giảinhanh, đúng liều lượng và đẩm bảo thời gian cách ly cho phép

Thu hoạch và bảo quản, cần thu hoạch đúng độ chín của sản phẩm vàđúng thời gian cách ly Sau khi thu hoạch cần loại bỏ lá già, úa, dậ nat, bịbệnh, phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn, chất lượng và tiêu thu kịp thời.Đồng thời phải có điều kiện chế biến và bảo quản theo đúng kỹ thuật nhằmnâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

2.1.5.1 Nhóm các chính sách tác động đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Các chính sách của Nhà nước và Thành phố Hà Nội có tác dụng trựctiếp tới sự phát triển của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Nhóm chính sách này quy định cụ thể quy hoạch vùng sản xuất rau antoàn của Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Gia Lam nói riêng Đây làcăn cứ để hộ nông dân xay dựng phương án phát triển sản xuất kinh doanhcủa hộ cho phù hợp với xu hướng chung

Nhóm chính sách quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kĩ thuật đối với rau

an toàn là căn cứ để hộ sản xuất theo đúng các yêu cầu ví dụ như sản xuấttheo tiêu chí VietGap

Nhóm chính sách hỗ trợ đầu vào như giống, vốn, kĩ thuật

Trang 32

2.1.5.2 Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn

Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếptới quy mô sản xuất của hộ Theo đó, sản xuất của hộ căn cứ theo sự phânchia như:

Hay phân chia theo:

Rau ăn lá

Raun ăn củ

Rau ăn quả

Vùng Rau an toàn

Trang 33

2.1.5.3 Trình độ kĩ thuật

Trình độ kĩ thuật của người sản xuất tác động trực tiếp tới kết quả sảnxuất của hộ Đặc biệt là số năm kinh nghiệm của người trồng rau và chăm sócrau, và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật của hộ Trong đó, yếu tố kĩ thuậtcanh tác đóng vai trò không thể thiếu trong sản xuất Các khâu công việc như:làm đất, làm cỏ, tưới nước, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh … là những biệnpháp đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, độ thoáng khí, nồng độ CO2 trong đổ

ẩm thích hợp để rau sinh dưỡng và phát triển tốt Nếu có chế độ chăm sócthường xuyên và hợp lý thì sẽ cho năng cao và ngược lại

2.1.5.4 Các yếu tố đầu vào

Khí hậu, thời tiết, thời vụ: Khí hậu của nước ta mang tính chất khí hậunhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi liên tục, do vậy có ảnh hưởng đến sảnxuất nông nghiệp nó chung và sản xuất Rau – Rau an toàn nói riêng Do đótrong quá trình sản xuất các hộ phải có các biện pháp phòng chống các điềukiện bất lợi cho cây trồng, bên cạnh đó thì việc lựa chọn các giống cây trồngnói chung cũng như việc chọn các giống rau phù hợp với nhiệt độ, thời tiết,thời vụ của từng vùng sản xuất là rất cần thiết và quan trọng

Đất đai: Đối với cây rau thì bộ rễ của chúng thường ăn nông ở tầng đấtmặt phạm vi 25 – 30cm Do vậy tính chịu hạn, chịu úng rất kém lại dễ bịnhiễm sâu bệnh, loại đất thích hợp với rau an toàn là đất thịt nhẹ, đất trungbình sau đó đến đất pha cát Để cây rau cho năng suất cao đời hỏi phải có tầngđất canh tác tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, dễ thoát nước khi ngập úng, giàu chấtdinh dưỡng, dễ hấp thụ, bên cạnh đó còn nhiều các yếu tố khác nhưng yêu cầu

về đất đai của rau an toàn tương đối giống nhau

Giống: Giống đóng vai trò quan trọng hang đầu trong sản xuất, nếu nhưđầu tư như nhau mà việc sử dụng các loại giống khác nhau thì sẽ cho năngsuất khác nhau Giống tốt là những giống cho năng suất cao, có khả năngchống chịu sâu bệnh tôt, chất lượng sản phẩm cao … Ở nước ta hiện nay vẫn

Trang 34

còn sử dụng một số giống cũ ở một vài địa phương, trong thời gian gần dâyđac lai tạo và nhập khá nhiều giống mới.

Tuy nhiên việc đưa một số giống mới vào sản xuất cần phaair đượckiểm tra cận thận, cần kiểm tra xem giống đó có phù hợp điều kiện tự nhiêncủa vùng sản xuất, địa phương sản xuất

Ngày nay việc tìm tòi ra các giống tốt, giống mới không còn là vấn đềquá khó khăn như trước kia Bởi vì đac có nhiều trung tâm, các mạng lưới tưnhân … bán giống rau hình thành, nhưng điều quan trọng là phải nhận biếtđược đâu là giống tốt, đâu là giống mới và phải lựa chọn giống nào phù hợpvới điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương

Vốn: Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêngthì vốn được thể hiện bằng tiền của tư liệu laoo động và đối tượng lao độngđược sử dụng vào trong sản xuất

Quá trình tác động vào đồng vốn sản xuất trong nông nghiệp khônggiống với với các nghành khác, trong sản xuất nông nghiệp thì quá trình tácđộng của vốn không phải bằng hình thức trực tiếp mà bằng gián tiếp thôngqua đất đai, cây trồng vật nuôi … vốn trong nông nghiệp rất đa dạng ngoài,hình thức biểu hiện bằng tiền mặt, máy móc, thiết bị thì vốn trong nôngnghiệp còn biểu hiện là vật nuôi, cây trồng lâu năm …

Lao động: Lao động là yếu tố rất cần thiết trong sản xuất nông nghiệp,lao động trong nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, cũng như vậy laođộng cũng có ảnh hưởng rất lướn trong sản xuất rau Cũng như các nghànhsản xuất khác thì lao động trong sản xuất rau không chỉ yêu cầu về số lượng

mà còn yêu cầu về mặt chất lượng lao động Trong sản xuất nông nghiệp,ngoài các trang trại và các hộ sản xuất với quy mô lớn thì mới sử dụng laođộng đi thuê, còn các hộ sản xuât với quy mô nhỏ hơn thì thường tận dụngtriệt để lao động gia đình, tuy nhiên trong những thời điểm chính vụ thì do

Trang 35

khối lượng công việc khá lớn nên cũng có hình thức thuê lao động ngoài Ởcác hộ sản xuất nhỏ lẽ thì thường sản xuất theo hình thức lấy công làm lãi.

2.1.5.5 Thị trường

Sản xuất rau là sản xuất hàng hoá, do vậy luôn gắn với thị trường và giá

cả Rau là loại cây trồng có tính đặc trưng theo vùng và phù hợp với điều kiện

tự nhiên ở đó Vì vậy mà yếu tố giá cả và thị trường là hết sức quan trọng Ởnước ta, phần lớn các vùng sản xuất rau còn mang tính tự phát, hình thức tiêuthụ chính là bán lẻ tại các chợ địa phương Nhưng trong những năm gần đây,được sự quan tâm của các cấp các ngành, những vùng chuyên canh rau vớiquy mô diện tích lớn được hình thành góp phần phát triển sản xuất rau hànghoá lớn

Tuy nhiên, những vùng chuyên canh thế này không nhiều, vùng sảnxuất rau với quy mô nhỏ vẫn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng “đượcmùa mất giá” Hơn nữa, người nông dân luôn là người phải chấp nhận giá bởi

vì họ không có khả năng bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch, họ phải chấpnhận cho dù giá rẻ, nếu không sẽ không bán được sản phẩm Một thực tế bấtlợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng đó làtính thời vụ cao Việc khắc phục thời vụ còn hạn chế trong khi tập quán sảnxuất của người dân là sản xuất đại trà, hầu hết các hộ đều không quan tâmtới khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình Đây là một trong những nguyênnhân làm giảm hiệu quả sản xuất rau an toàn Do vậy, sản xuất rau an toàncần phải theo một định hướng, quy hoạch cụ thể của địa phương, lựa chọnloại rau có giá trị cao được thị trường ưa chuộng sẽ giúp tăng hiệu quả sảnxuất rau đáng kể

2.5.1.6 Các yếu tố khác

Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, ngoài những yếu tốchính kể trên, còn một vài yếu tố khác như hình thức sản xuất rau, rủi ro trongsản xuất và tiêu thụ

Trang 36

2.2 Cơ sở thực tiễn của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

2.2.1 Chính sách của Nhà nước và địa phương đối với sản xuất nông nghiệp sạch và sản xuất rau an toàn

Để thực hiện chủ trương phát triển sản xuất rau an toàn, Hà Nội đã cómột số văn bản có tính chất pháp quy về sản xuất và tiểu thụ rau an toàn như:

Của thành phố

UBND Thành phố Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo về tổ chức triển khaisản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội Theo đó, ngày 29/2/1996 Sở NôngNghiệp và Phát Triển Nông Thôn tổ chức họp với lãnh đạo các sở, ban ngành

có lien quan, UBND các huyện, HTX sản xuất nông nghiệp và các đơn vịdịch vụ thuộc sở để tiến hành triển khai thực hiện chương trình

Tháng 6/2003 UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án “Lưuthông, tiêu thụ RAT, thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội” của SởThương mại Hà Nội

Công tác thí điểm cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất RAT, đăng kíthương hiệu, có mã vạch của Sở NN và PTNT Hà Nội triển khai từ tháng 7đến hết tháng 12 năm 2004

Ngoài ra, Quyết định số 80/2002/ QĐ – TTg ngày 24/06/2002 củaThủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hanghóa thong qua hợp đồng cũng là một trong những quyết định có tính chấtđịnh hướng và có giá trị thực tiễn rất lớn để thể hiện tính ưu việt khi cácđơn vị áp dụng

Huyện Gia Lâm

Đầu tư vốn xây dựng thủy lợi, hệ thống đường xá, hồ tưới nước, côngtác ứng dụng chuyển giao khoa học kĩ thuật, cấp kinh phí giống, phân bón…

để thực hiện tốt các dự án

Trang 37

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại một số tỉnh ở Việt Nam

2.2.2.1 Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn: Nông dân VĩnhPhúc không để cho đất “nghỉ” Khi lứa rau vụ đông cuối cùng gần thu hoạch,

họ lại bắt tay vào vụ xuân Với họ giờ đây không chỉ 2 vụ lúa mà còn nhiều

vụ rau khác Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn bảy nghìn ha đất canh tác đạtgiá trị sản xuất 50 triệu.ha trở lên

Năm 2005, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc triển khai dự án rau antoàn trên địa bàn 15 xã nhằm mở rộng mô hình trồng, người dân tham gia dự

án được hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất rau an toàn Kết quả

dự án đã giúp nông dân 15 xã trồng được 934 ha rau an toàn các loại đạt hiệuquả kinh tế cao Chi cục trưởng Phùng Đắc Lĩnh khẳng định: Sản xuất rau antoàn, an toàn giúp nông dân hạn chế việc sử dụng phân hoá học, thuốc Bảo vệthực vật, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế Đến nay nông dânVĩnh Phúc đã nhận thức sâu sắc về lợi ích vùng chuyên canh rau an toàn, antoàn Trong năm 2006, tỉnh tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn,

an toàn Để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm chi cục thành lập năm cửa hàngbán rau an toàn trên địa bàn tỉnh Qua một thời gian triển khai, các cửa hàngbán rau an toàn tại xã Vĩnh Yên và các huyện đã thu hút nhiều người mua.Đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang xây dựng thương hiệu rau an toàn: Rau antoàn Sông Phan, Nadai an toàn, và su su an toàn Tam Đảo Từ nhiều năm nay

vụ đông ở Vĩnh Phúc đã trở thành vụ sản xuất hàng hoá chính Tỉnh đã banhành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng nhiều cây raumàu vụ đông như: miễn phí thuỷ lợi, hỗ trợ giống, chuyển giao kỹ thuật trồngrau an toàn và xây dựng thương hiệu rau an toàn…đến nay diện tích gieotrồng rau an toàn của tỉnh đã lên tới hơn 8000 ha đất gieo trồng, trong đó vụđông xuân chiếm hơn 70% diện tích Hàng năm Vĩnh Phúc cung ứng cho thị

Trang 38

trường Hà Nội và các tỉnh miền núi gần 150 nghìn tấn rau các loại Rau trồngtrên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loại rau: muống, cải các loại, su hào, hành tỏi,các loại cây họ bầu bí và một số các loại rau gia vị khác Tỉnh đã xây dựng 10quy trình sản xuất rau an toàn, được nông dân tích cực áp dụng Đánh giá vềhiệu quả sản xuất vụ đông thì năm 2005 tỉnh đã đa canh hoá cây trồng, cácloại sản phẩm nông nghiệp đặc sản, sạch phục vụ chế biến xuất khẩu Tỉnhhiện có hơn 7000 ha đạt giá trị sản xuất trên 50 triệu.ha.năm Trong đó có2.800 ha đạt trên 100 triệu ha.năm, 1600 ha chuyên trồng rau, màu hìnhthành các vùng chuyên canh rau tại các xã Mê Linh, Thổ Tang, Tích Sơn Đểnâng cao hiệu quả sản xuất cần phải giải quyết tốt các vấn đề như: thị trườngtiêu thụ, xây dựng thương hiệu, sản xuất gắn với chế biến xuất khẩu, giaothông, thuỷ lợi Sản xuất rau trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực,người dân đã sớm đưa các cây rau, màu mới có giá trị vào gieo trồng VĩnhPhúc có lơị thế gần thị trường lớn là Hà Nội Tỉnh không chỉ là vành đai rau

an toàn, xanh ven đô mà còn là nơi cung cấp các loại rau quả cho thị trườngmiền núi, đây là bài học cho các vùng khác học tập

2.2.2.2 Hoài Đức – Hà Tây

Hoài Đức- Hà Tây với chương trình sản xuất rau an toàn

Năm 2001 trạm khuyến nông Hoài Đức đã xây dựng mô hình sản xuấtrau an toàn với diện tích trên 100 ha Đồng thời tổ chức tập huấn về kỹ thuậtgieo trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho rau Đến vụ đông năm 2006trạm khuyến nông huyện cùng HTX nông nghiệp tổ chức sản xuất rau an toànmới có diện tích quy hoạch là 14ha, chủ yếu là bắp cải và cải bẹ Ngoài việcđược hỗ trợ phân bón qua lá cho rau, gần 400 hộ được hướng dẫn tỷ mỷ vềcách chọn giống cây, kỹ thuật bón phân cân đối Hàng ngày cán bộ khuyếnnông đều đến trực tiếp hướng dẫn bà con chăm sóc theo đúng quy trình kỹthuật Tiêu chí của rau an toàn dư lượng đạm và thuốc bảo vệ thực vật thấpdưới mức cho phép, không có vi sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi Bởi

Trang 39

vậy việc dự báo sâu bệnh được tiến hành chặt chẽ để hạn chế tối đa lượngthuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây, đảm bảo thời gian cách ly, nguồnnước phục vụ cho tưới cây đảm bảo không bị ô nhiễm.

Vấn đề đặt ra cho sản xuất rau tại Hoài Đức hiện nay chính là việc tiêuthụ sản phẩm Trong các mô hình rau an toàn được xây dựng trước đây trạmkhuyến nông cũng như cơ sở mới chỉ chú trọng đến chuyển giao tiến bộ kỹthuật, kiểm tra, nhắc nhở các hộ tham gia sản xuất thực hiện đúng quy trình

kỹ thuật, còn việc tiêu thụ sản phẩm vẫn là người sản xuất tự lo Tuy nhiêndiện tích vùng sản xuất 14ha được xây dựng lần này “mô hình sản xuất vàtiêu thụ rau an toàn”, để tạo điều kiện cho các hộ trong việc xử lý rau quanước ozon trước khi bán Ban quản trị HTX xây các bể xử lý tại từng vùngsản xuất rau Khi rau đến kỳ thu hoạch, HTX xin kiểm tra và cấp giấy chứngnhận của trung tâm khuyến nông tỉnh, sau đó đến bếp ăn tập thể như các đơn

vị quân đội, nhà máy xí nghiệp để giới thiệu và ký hợp đồng bán hàng, từ đódần xây dựng thương hiệu rau Hoài Đức- Hà Tây Hiện nay Hoài Đức đangđẩy mạnh xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp Khi các công trình nàyđưa vào sử dụng thì sản lượng rau tiêu thụ là rất lớn Để mở rộng sản xuấttrong thời gian tới Hoài Đức có kế hoạch quy hoạch vùng chuyển đổi, xâydựng hệ thống điện và giếng khoan lấy nước cho vùng sản xuất rau an toàn.Chủ trương phát huy thế mạnh về địa lý và kinh nghiệm vốn có của người dângieo trồng rau màu cao cấp cung cấp cho thị trường Hà Nội và một số tỉnhkhác

Nhìn chung, 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây đã đạt được kết quả khá cao

trong việc triển khai mô hình sản xuất rau an toàn Họ đã biết luân canh, xencanh gối vụ không cho đất nghỉ, biết bố trí thời vụ hợp lý Tiếp đến, ngườidân nơi đây đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, thường xuyên tham giacác dự án được hỗ trợ, tập huấn về quy trình sản xuất Đặc biệt, họ đã nhậnthức được lợi ích của vùng chuyên canh rau an toàn Để giúp người dân trong

Trang 40

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ,khuyến khích nông dân, hỗ trợ dân trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩthuật Điểm đáng chú ý ở đây là cán bộ khuyến nông thường xuyên đến trựctiếp hướng dẫn bà con chăm sóc theo đúng quy trình kĩ thuật Hiện nay, VĩnhPhúc và Hoài Đức - Hà Tây là 2 tỉnh đã xây dựng được thương hiệu rau an toàntrên địa bàn tỉnh, hiệu quả thu được từ rau an toàn là cao Không chỉ là vành đairau an toàn cho tỉnh mà còn là nơi cung cấp các loại rau quả trên địa bàn TP.HàNội, đây là bài học kinh nghiệm lớn cho các vùng khác học tập.

2.3 Tổng quan một số tài liệu nghiên cứu có liên quan

Trần Thị Thanh Bình trong nghiên cứu “ Đánh giá tình hình sản xuất

và tiêu thụ rau an toàn tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”.

Đề tài đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã VânNội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội trong những năm qua nhằm chỉ ranhững ưu điểm, hạn chế trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩymạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của địa phương

Đề tài đã đề cập khá rõ đến những mặt đạt được về chất lượng, số lượng vàkinh nghiệm sản xuất Ðặc biệt đề tài đã chỉ ra một số cản trở đối với các hộsản xuất rau như điều kiện về thời tiết, khí hậu khó khăn, thị trường tiêu thụbiến động và sản xuất manh mún nhỏ lẻ Trên cơ sở đó, đề tài cũng đã đề xuất

ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của địaphương như tăng cường hoạt động công tác khuyến nông, giải quyết tốt cácyếu tố đầu vào cho sản xuất RAT của xã… Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ravai trò của Nhà nước, của địa phương trong việc hỗ trợ thúc đẩy phát triểnngành trồng rau (Trần Thị Thanh Bình, 2011)

Võ Thị Quỳnh trong nghiên cứu “Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ

nông dân đối với rủi ro trong sản xuất rau an toàn tại địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w