Địa hình, thời tiết khí hậu

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã văn đức, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ nông dân như

3.1.1.2Địa hình, thời tiết khí hậu

d, Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ

3.1.1.2Địa hình, thời tiết khí hậu

Địa hình

Là xã nằm ngoài đê, nhưng địa hình xã Văn Đức bị chia cắt, lượn sóng không bằng phẳng và thấp dần từ phía sông vào và từ phía Bắc xuống Nam do đó công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn.

Thời tiết khí hậu

Bảng 3.1 Đặc điểm khí hậu xã Văn Đức

(số liệu trung bình từ năm 2008 – 2013)

Tháng

Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt độ TB

(0C) 18 20 23 26 28 28 29 29 27 25 23 20

Nhiệt độ tối cao

(0C) 23 26 30 34 35 36 36 34 33 30 27 25 Nhiệt độ tối thấp (0C) 7 12 13 17 20 24 22 20 18 14 12 7 Lượng mưa TB (mm) 20 30 40 70 100 150 220 250 180 160 90 50 Độ ẩm tương đối (%) 90 85 80 75 80 80 85 85 85 80 75 65

(Nguồn: UBND xã Văn Đức) Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu của xã Văn Đức mang sắc thái đặc trưng của vùng khí hậu ẩm, gió mùa. Từ tháng 6 đến tháng 10 là mùa mưa, khí hậu ẩm ướt nhiều với lượng mưa TB tháng cao nhất là 250mm, thấp nhất 20mm và độ ẩm tương đối cao phổ biến từ 75% đến 90% . Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 và tháng 7 là 36oC và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 là 7oC, TB phổ biến từ 18oC đến 29oC. Nhìn chung đặc điểm thời tiết khí hậu như trên thuận lợi cho sản xuất rau phát triển. Song bên cạnh đó thì điều kiện thời tiết khí hậu như vậy cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển bùng phát. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là mùa khô, tháng 1 lượng mưa chỉ đạt có 20mm. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất RAT nói riêng vì lượng mưa ít nên cây trồng khó phát triển thuận lợi.

Xã Văn Đức nằm trong mỏ nước ngầm của Hà Nội với trữ lượng lớn có thể cung cấp 730.000m3/ ngày. Tuy nhiên hàm lượng Fe và Mn khá cao nên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nước uống và tiêu chuẩn cấp nước.

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai để sản xuất rau của xã gồm 2 loại đất chính là đất cát pha và đất thịt nhẹ trên cơ sở là đất phù sa sông Hồng, là vùng chuyên canh rau nên nhìn chung điều kiện tưới, tiêu trên các loại đất này tương đối tốt.

Bảng 3.2: Cơ cấu diện tích sử dụng đất trên địa bàn xã năm 2013 TT Hình thức sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

A Đất nông nghiệp 350.894 53,55%

1 Đất xã quản lý 284.848 43,47%

2 Đất xã Vạn Phúc xâm canh 66.046 10,08%

B Đất phi nông nghiệp 304.335 46,45%

3 Đất ở 32.572 4,97%

4 Đất chuyên dùng: 271.762 41,48%

5 Trụ sở 0.749 0,11%

6 Giao thông 33.581 5,13%

7 Thủy lợi 37.908 5,79%

8 Cơ sở văn hóa 0.496 0,08%

9 Y tế 0.220 0,03% 10 Cơ sở giáo dục 1.822 0,28% 11 Thể thao 0.566 0,09% 12 Chợ 0.222 0,03% 13 Di tích, danh thắng 2.186 0,33% 14 Tín ngưỡng 1.461 0,22%

15 Nghĩa trang, nghĩa địa 4.375 0,67%

16 Sông suối 164.547 25,11%

17 Đất phi nông nghiệp khác 23.625 3,61%

C Một số chỉ tiêu bình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 DT Đất/ Khẩu 85,65 0,03%

2 DT Đất/ Hộ 354,18 0,05%

3 DT Đất NN/ LĐ 65,79 0,02%

Tổng 655.2295 100%

(Nguồn:UBNDxã Văn Đức)

Theo bảng 3.2, diện tích đất nông nghiệp của xă lŕ tương đối lớn với 350,8943 ha (chiếm gần 54% tổng diện tích đất toàn xã) với 100% diện tích chuyên trồng rau (không có đất trồng lúa, chăn nuôi), nên việc mở rộng quy

mô diện tích sản xuất rau an toàn của xã rất có điều kiện để phát triển, đây đã và đang là tiềm năng phát triển sản xuất của xă.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã văn đức, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)