- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ nông dân như
d, Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông hộ
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập bằng cách điều tra – phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất rau RAT. Số liệu sơ cấp được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ.
Để thu thập số liệu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm và các số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu em tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ sản xuất RAT và 10 hộ sản xuất rau thường theo mẫu câu hỏi soạn thảo trước. Các dạng câu hỏi soạn thảo bao gồm câu hỏi đóng, câu hỏi mở và kết hợp cả hai. Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin nghiên cứu gồm các nhóm thông tin sau: Đó là những thông tin về hộ gia đình – tuổi, giới tính, trình độ văn hóa,chuyên môn, quy mô sản xuất RAT của hộ, tập quán canh tác, các khoản chi phí, thu nhập, hình thức tiêu thụ rau an toàn, giá cả…
(Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi sẽ được trình bày trong phiếu điều tra) * Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp, nghe, nhìn…qua quá trình về thực tế tại địa phương.
Đối tượng điều tra: hộ nông dân trực tiếp sản xuất RAT, ban quản lý HTX và cán bộ xã Văn Đức.
Mẫu điều tra: phỏng vấn 60 hộ trên địa bàn 2 thôn Trung Quan, Chử Xá .
3.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin
3.2.3.1 Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý bằng MS Office (Excel, Word), máy tính tay,...
3.2.3.2 Phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ lệch chuẩn… ta có thể dùng phương pháp này để phân tích số liệu thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ nông dân trên địa bàn xã.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được áp dụng để so sánh năng suất, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của các nhóm hộ có quy mô khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau
c. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp phân tích dựa trên các tham vẫn của cán bộ nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo và người dân có kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên khảo: là phương pháp dựa trên việc thu thập ý kiến của các hộ điển hình, thông qua đó để có những thông tin cần thiết.
d. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT Liệt kê các điểm mạnh
(S)
Liệt kê các điểm yếu (W)
Liệt kê các cơ hội (O) Chiến lược SO: Phát triển, Đầu tư
Chiến lược WO: Tận dụng, Khắc phục
Liệt kê các mối đe dọa (T)
Chiến lược ST: Duy trì, Khống chế
Chiến lược WT: Khắc phục, Né tránh
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực phục vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã
- Diện tích đất đai - Lao động
- Cơ sở hạ tầng - Vốn
3.2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
- Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại rau được chọn nghiên cứu - Chí phí sản xuất các loại rau chủ yếu
- Mức biến động giá cả các loại RAT cơ bản của xã từ năm 2011 – 2013. - Chi phí trung gian (IC):
Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.
IC = Cj.Pj.
Trong đó:
Cj: là giá vốn đầu tư hoặc con thứ j như: cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Pj: là giá đầu tư thứ j
N: là số đầu vào được sử dụng LC: là số công lao động gia đình Doanh thu: (TR)
TR = Qi.Pi.
Trong đó: Qi là sản phẩm loại i được tiêu thụ Pi: đơn giá sản phẩm loại i
3.2.4.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Kết quả sản xuất (GO): Là tổng giá trị bằng tiền của toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định ( thường là 1 năm)
Công thức tính là: GO= Qi.Pi trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi là giá sản phẩm thứ i.
Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Đây là phần giá trị tăng thêm của người lao động
Công thức: VA= GO-IC.
Thu nhập hỗn hợp (MI): Ðây là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một kì sản xuất
MI = VA – (A + T + tiền thuê lao động) Trong đó:
A là khấu hao tào sản cố định
T là thuế hoặc chi phí tài chính khác
Hiệu quả kinh tế: là so sánh giữa kết quả sản xuất thu được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả sản xuất đó.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát chung tình hình sản xuất rau trên địa bàn xã Văn Đức
Xã Văn Đức là xã có truyền thống sản xuất rau an toàn với nhiều điều kiện thuận lợi như diện tích rộng, thành phần cơ giới đất thích hợp cho việc trồng nhiều loại rau, hơn nữa lại gần thị trường Hà Nội thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn cùng với quy trình sản xuất rau được giám sát chặt chẽ từ khâu chọn giống tới chăm sóc, bảo quản nên rau Văn Đức đã có thương hiệu là rau an toàn và ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.
Toàn xã Văn Đức hiện nay có gần 1.000 hộ trồng rau. Trong tổng số gần 290 ha đất canh tác nông nghiệp của xã Văn Đức thì diện tích trồng rau chiếm tới 250 ha, với nhiều loại từ rau ăn lá đến rau củ qủa. Với kinh nghiệm trồng rau lâu năm, cộng với việc phổ biến trồng rau an toàn theo quy định VietGAP, năng suất và sản lượng rau an toàn của xã Văn Đức tương đối cao. Năng suất trung bình ước đạt 35 tấn/ha, sản lượng trung bình khoảng gần 3000 tấn, với trên 40 chủng loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả khác nhau. Trong đó rau ăn lá có các loại như : cải bắp, cải thảo, cải ngọt, xà lách…Rau ăn củ có : cà rốt, su hào, củ cải…Rau ăn quả có: bí các loại, dưa chuột, cà chua, ớt…Ngoài ra còn có nhiều loại rau khác như: rau thơm, rau muống… được trồng ở vườn của các hộ gia đình.
Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, UBND xã Văn Đức và Công ty TNHH Hương Cảnh đã tổ chức thực hiện mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ rau để tăng diện tích rau an toàn trái vụ, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Về diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại xã Văn Đức thì xã Văn Đức là xã có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau an toàn. Đó là: điều kiện thuận lợi, địa hình thích hợp, giao thông thuận lợi, là một trong những khu vực có thể sản xuất một lượng rau lớn cho khu vực
thành phố Hà Nội. Ưu thế là người dân có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình sản xuất các loại rau cho nên việc sản xuất và tiêu thụ rau của xã là rất có lợi thế trong việc sản xuất cũng như tiêu thụ rau.
* Về diện tích:
Đến năm 2013, tổng diện tích trồng rau của xã đã đạt 250 ha trong đó có 225 ha diện tích được Nhà nước công nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn (Số liệu điều tra cán bộ HTX Văn Đức). Ta có thể theo dõi tình hình sản xuất rau cụ thể qua bảng 4.1:
Bảng 4.1: Cơ cấu diện tích sản xuất rau trên địa bàn xã Văn Đức từ năm 2009 đến năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng diện tích ha 150 170 200 250 250
Diện tích RAT ha 20 20 150 225 225
Tỷ lệ RAT % 13,3 11,7 75 90 90
Năng suất tấn/ha 27,7 30,47 34,98 36,5 36,5
Năng suất RAT tấn/ha 24,9 27,7 30,4 33,2 33,2
Tỷ lệ RAT % 89,9 90,9 86,9 91 91
Tổng sản lượng tấn 11.477 14.347 15.788 24.690 24.690
Sản lượng RAT tấn 1.377 1.822 2.077 2.280 2.280
Tỷ lệ RAT % 12,0 12,7 13,1 0,9 0,9
(Nguồn: UBND xã Văn Đức)
Theo thống kê năm 2013, thì diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 350,8943 ha trong đó 250 ha là sản xuất rau, tương đương 71,24% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Về tăng trưởng hàng năm diện tích đất sản xuất được biểu diễn qua biểu đồ 4.1:
Biểu đồ 4.1: : Biến động diện tích sản xuất rau và diện tích đất trồng RAT của HTX Văn Đức từ năm 2009 đến năm 2013
Theo bảng trên, tổng diện tích sản xuất rau ngày càng tăng, tổng diện tích sản xuất rau của toàn xã năm 2009 là 150 ha, đến năm 2013 là 250 ha tức là đã tăng 100 ha/3 năm. Trong khi đó, diện tích sản xuất RAT từ 20 ha năm 2009 lên 225 ha năm 2013, tức đã tăng 205 ha/4 năm (chiếm hơn 90% so với mức tăng về tổng diện tích ), tỉ lệ diện tích sản xuất RAT năm 2009 là 13,3% trên tổng diện tích sản xuất rau của xã, đến năm 2013 thì tỉ lệ diện tích sản xuất RAT là 90% trên tổng diện tích sản xuất rau của xã. Điều này cho thấy diện tích sản xuất RAT tăng mạnh (gấp hơn 6 lần qua 5 năm).
Xu hướng phát triển vùng rau trên địa bàn xã được thể hiện cụ thể qua một số loại rau chính theo bảng sau:
Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2008 2013 2008 2013 2008 2013
1 Bắp cải 60 100 77,56 99,72 4653 9972
2 Củ cải 20 40 55,4 66,48 1108 2659
3 Cải bao 15 30 22,16 24,93 332,4 747,9
4 Rau các loại 10 80 83,1 99,72 831 7977
Các loại rau trồng chính từ năm 2008 đến 2013 tăng cả về diện tích lẫn sản lượng. Điển hình là chỉ trong vòng 5 năm, rau các loại đã tăng gấp tám lần về diện tích từ 10 ha lên 80 ha và tăng hơn 9,5 lần về sản lượng. Từ đó cho thấy việc sản xuất rau dần bước sang theo quy mô lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
* Về thời vụ:
Theo số liệu điều tra các tháng cuối năm 2010 thấy hầu hết các loại rau đông được trồng trọt để thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán. Do đó thế mạnh trong sản xuất thời gian này là các loại rau vụ đông bao gồm: bắp cải, cải thảo, súp lơ, cải ngọt. Cơ cấu cây trồng của các hộ cho thấy, ra ngoài Tết (tháng 2 trở đi) thì các loại rau như mướp đắng, cải xanh, ngô, dưa chuột là các loại rau chủ lực. Điều này cho thấy các chủng loại rau là tương đối phong phú, sự gắn kết chặt chẽ giữa tình hình sản xuất rau của các nông hộ với nhu cầu thị trường.
* Về chủng loại:
Một trong những yếu tố giúp cho sản xuất rau có thu nhập lớn hơn các loại cây trồng khác đó là sự đa dạng về chủng loại rau. Trong thực tế sản xuất, người trồng rau rất chú trọng đến vấn đề đa dạng hóa chủng loại rau trong một mùa vụ. Chủng loại rau sản xuất trên địa bàn xã khá đa dạng, trong đó rau trồng chính bao gồm 6 loại là: bắp cải, su hào, ớt, cải củ, cải các loại, súp lơ. Do phát huy được phong phú các loại cây trồng có thời gian sinh trưởng khác nhau và yêu cầu mùa vụ khác nhau nên khả năng cung ứng cho thị trường là liên tục, chủ động được lượng rau thu hoạch. Song sự lựa chọn chủng loại rau sản xuất của các nông hộ là khác nhau do trình độ thâm canh, kỹ thuật đầu tư sản xuất giữa các hộ là không đồng đều.
Các hộ sản xuất rau trên địa bàn điều tra phần lớn đều phát huy thế mạnh của các loại rau ngắn ngày nhằm rải vụ rau, chia nhỏ diện tích sản xuất kết hợp với kéo dãn thời gian gieo trồng, đặc biệt trồng gối vụ, trồng xen,
trồng lẫn. Nhờ đó, họ có thể tận dụng quỹ đất, dinh dưỡng và công lao động để trồng nhiều chủng loại rau trong một thời điểm và trong năm.
4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã thời gian qua
4.2.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã
4.2.1.1 Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã
Phát triển rau an toàn là hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên canh, sản xuất rau an toàn thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau. Hướng đi tới xây dựng nghề trồng rau trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống cho người lao động đồng thời góp phần tích cực vào phong trào bảo vệ môi trường, môi sinh. Vì vậy, công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, nó giúp người sản xuất nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác phối kết hợp của MTTQ và các Đoàn thể, UBND xã đã chỉ đạo các ngành, các thôn vận động nhân dân tích cực thi đua, khắc phuc khó khăn, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Về sản xuất rau an toàn, UBND xã đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân gieo trồng kín diện tích đất sản xuất với 284,9 ha, ngoài ra nhân dân trong xã còn thuê thêm diện tích đất của các xã Vạn Phúc, xã Kim Lan, Phường Lĩnh Nam để canh tác, vì vậy diện tích sản xuất rau an toàn đạt 250 ha. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo như các đường nội đồng được quan tâm tu sửa song vẫn chưa chỉ đạo chặt chẽ đến các thôn, nhân dân còn để phế thải đồng ruộng không đúng quy định.
Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT được UBND thành phố Hà Nội giao tham mưu trong công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội Sở NN & PTNT, Chi cục BVTV UBND huyện Gia Lâm Phòng KH- KT&PTNT, Trạm BVTV, Hội nông dân huyện UBND xã Văn Đức HTX DVNN Đội, tổ, nhóm sản xuất
Sơ đồ: 4.1. Hệ thống tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp
Công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện ở 3 đơn vị quản lý Nhà nước tham gia tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất rau an toàn. Phòng KH-KT & PTNT được UBND huyện giao tham mưu trong công tác quản lý nông nghiệp và chỉ đạo sản xuất rau, trạm BVTV huyện tham gia tập huấn chuyển giao, giám sát việc thực hiện quy trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn, hội nông dân huyện phối hợp cùng các hội nông dân, cơ sở tổ chức tuyên truyền, chuyển giao kĩ thuật sản xuất rau an toàn tới người nông dân. Công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất được UBND xã giao cho các HTX DVNN quản lý và trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Hàng năm phòng KH- KT&PTNT, hội nông dân, các cơ quan của thành phố đóng trên địa bàn huyện như trạm khuyến nông, trạm BVTV thường xuyên phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao TBKT, quá trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn tới hộ nông dân.
4.2.1.2 Quy trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Đức
Trên cơ sở chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân huyện Gia Lâm,