Tuyên truyền, xúc tiến thương mại thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã văn đức, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 64)

Ngoài việc hàng năm Sở NN & PTNT, Trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật,…tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình Việt Nam, Báo Nông Nghiệp,…về quy trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn. Ban chỉ đạo sản xuất rau an toàn xã Văn Đức còn tổ chức tuyên truyền các quy trình kĩ thuật trên các đài phát thanh của xã, thôn, trên báo Hà Nội mới để người dân trong xã ngày càng hiểu hơn về kĩ thuật sản xuất rau an toàn.

Từ đó, xã Văn Đức đã thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn như sau: Chọn đất trồng rau an toàn

Theo quy định của Sở khoa học công nghệ và môi trường thì đất được chọn để trồng rau phải là đất cao ráo, thoát nươc thích hợp, đất cát pha, đất thịt nhẹ có phù sa bồi đắp, đất không có tồn dư các chất độc hại, đất có phản úng trung tính và có độ PH từ 7- 7,5.

Như vậy, qua điều tra thực tế thì đất đai của các hộ nông dân xã Văn Đức đang canh tác để trồng rau an toàn là phù hợp. Đất trồng rau là đất bãi bồi ven sông mà chủ yếu là đất phù sa sông Hồng nên hàm lượng mùn rất cao, thành phần cơ giới từ cát pha đến cát thịt nhẹ, tơi xốp. Độ PH của đất vào độ trung tính từ 6,8 – 7,2. Rất thích hợp cho việc trồng rau an toàn. Mặc dù vậy, theo điều tra các hộ nông dân thì đất đai của xã thường bị ngập khoảng 2 tháng / năm do địa hình của xã nằm ngoài đê sông Hồng.

Nước tưới

Trong quy trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng quy định chế độ nước tưới đối với việc sản xuất rau an toàn. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định nước tưới cho rau phải là nước không bị ô nhiễm. Bởi vậy, nước dùng cho sản xuất rau các vùng ngoại thành là nước sông Hồng hoặc giếng khoan thì càng tốt.

Đối với các hộ nông dân ở xã Văn Đức, qua số liệu thống kê được thì nước tưới cho rau an toàn của xã chủ yếu là nước sông Hồng và giếng khoan. Hiện tại, xã đã có 800 giếng khoan nhỏ có khả năng tưới tiêu được 100 ha, cùng với 12000m kênh mương bê tông có khả năng tưới tiêu được 150 ha (nguồn UBND xã Văn Đức).

Chọn giống

Cùng với một phần giống do chính quyền địa phương hỗ trợ và mua giống của trường ĐHNNHN, các hộ nông dân chọn giống rau để đưa vào sản xuất phải là giống không có mầm bệnh, có sức chống chịu sâu bệnh tốt. Hạt giống trước khi gieo trồng đều được qua xử lý.

Sử dụng phân bón

Sản xuất rau an toàn đòi hỏi tuyệt đối không sử dụng phân tươi và các loại phân nước loãng bón và tưới cho rau. Đòi hỏi toàn bộ phân chuồng hoai mục và dùng phân hữu cơ vi sinh để bón lót, tùy từng chế độ loại cây mà chế độ bón khác nhau. Trung bình khoảng 10 -15 tấn phân chuồng, 300 kg phân hữu cơ vi sinh cho 1ha. Lượng đạm, kali cũng phụ thuộc vào đặc tính của từng loại rau, bón lót 30% N, 50% K. Số đạm, kali còn lại dùng để bón thúc.

Thực trạng bón phân của các hộ nông dân xã Văn Đức, nhìn chung đã thực hiện tốt quy trình bón phân để đảm bảo sản xuất rau an toàn. Rau trồng của các hộ không bón phân tươi, bã đậu tương đã ủ hoai mục và phân vi sinh để bón cho rau, một số hộ thì dùng thêm tro bếp để bón cho rau. Về việc sử dụng phân hóa học NPK, các hộ nông dân của xã đã bón cân đối và lượng bón

đúng theo quy trình của từng loại rau. Trung bình 12-13kg đạm, 11kg lân, 2- 3kg kali cho 1 sào Bắc Bộ. Thời gian thu hoach so với lúc bón phân cuối cùng cách li ít nhất là 7-9 ngày. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ trong xã do chỉ ngĩ đến lợi nhuận trước mắt mà đã cố tình làm sai quy trình sản xuất rau an toàn, bón tăng hàm lượng phân hóa học NPK nhằm tăng năng suất rau làm cho rau trồng mất đi tính an toàn.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Theo quy trình sản xuất rau an toàn tì không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độc tố nhóm I, nhóm II. Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhóm III và IV. Kết thúc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 15 ngày, khuyến khích ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Thực tế cho thấy, người dân xã Văn Đức đã thực hiện đúng quy trình sản xuất do công tác quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã được chú trọng, tăng cường kiểm tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các cán bộ đã tổ chức nhiều lượt điều tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để rút ra bài học về tổ chức quản lý và hướng dẫn cho nông dân trong xã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tốt hơn. Qua điều tra thực tế, các hộ nông dân sản xuất rau an toàn chỉ sử dụng các loại thuốc hóa học phân giải nhanh, nằm trong danh mục nhà nước cho phép sử dụng trên rau vào lúc còn nhỏ và khi phát hiện sâu bệnh trên rau thì chỉ phun thuốc vào buổi sớm hoặc chiều muộn đảm bảo hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường.

4.2.1.3 Các loại hình tổ chức sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân xã Văn Đức

Tuy có nhiều dạng quản lý khác nhau ở mỗi địa phương, nhưng hiện nay cơ bản Văn Đức tồn tại hai hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT:

- HTX dịch vụ nông nghiệp hoặc HTX sản xuất do xã thành lập tổ chức, quản lý các hộ được xã lựa chọn vào nhóm sản xuất RAT trên diện tích

đã được quy hoạch sản xuất RAT của xã. Các HTX dịch vụ nông nghiệp hay HTX sản xuất RAT Văn Đức sẽ là đơn vị tiếp nhận, quản lý CSVC phục vụ cho sản xuất RAT tại xã, quản lý, giám sát việc áp dụng quy trình kỹ thuật trồng RAT của các hộ nông dân và tiêu thụ một phần sản phẩm cho các hộ theo phương thức mua bán có chênh lệch giá. HTX không có hợp đồng mua bán sản phẩm với người sản xuất, phần lớn sản phẩm sản xuất ra hộ phải tự tiêu thụ.

- HTX sản xuất RAT được hình thành do một nhóm người khoảng 20- 30 hộ trồng rau được chia thành một nhóm do một hộ làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ chịu trách nhiệm quản lý và giám sát quy trình sản xuất của các hộ trong nhóm dưới sự chỉ đạo và giám sát của cán bộ Chi cục bảo vệ thực vật. Với cách làm này, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ khá tốt.

Thực tế, với dạng quản lý như mô hình đầu tiên có hiệu quả hơn trong việc tiếp nhận đầu tư CSVCKT, dễ dàng kêu gọi đầu tư. HTX quản lý, giám sát sản xuất RAT của các hộ chặt chẽ, nhưng hạn chế HTX không đứng ra tiêu thụ hết sản phẩm cho các thành viên. Họ chỉ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân khi có hợp đồng theo hình thức như trung gian bán buôn. Các mô hình sản xuất như vậy vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao mặc dù có sự hỗ trợ của các tổ chức và đơn vị trong nước cũng như quốc tế

Với mô hình thứ hai thì nó phát huy được tác dụng của hình thức kiểm tra chéo, trách nhiệm của người sản xuất gắn liền với sản phẩm của họ. Các hộ trong nhóm có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của nhau và rất năng động trong tiêu thụ sản phẩm. HTX ký kết những hợp đồng giao hàng cho các siêu thị, bếp ăn tập thể.

4.2.1.4 Tình hình nguồn lực đầu tư và chi phí cho sản xuất rau an toàn của hộ nông dân

Chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành giá trị sản xuất, là những gì mà người sản xuất bỏ ra để thu được kết quả đó. Sản xuất rau an toàn là hoạt động sản xuất hàng hoá, mong muốn của hộ nông dân là sản xuất như thế nào,

đầu tư chi phí ở mức độ nào để đạt hiệu quả cao nhất. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí bằng tiền và chi phí tự có. Chi phí bằng tiền là những khoản mục bằng tiền của người sản xuất để mua các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất. Nó bao gồm: tiền mua giống, phân bón, thuốc BVTV, tiền thuê làm đất…Còn chi phí tự có bao gồm lao động gia đình, giống tự có và nguồn phân hữu cơ tân dụng từ chăn nuôi. Hơn nữa, chi phí sản xuất không chỉ phản ánh hiệu quả sản xuất mà nó còn thể hiện trình độ sản xuất, trình độ thâm canh và khả năng đầu tư của các hộ sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất rau an toàn, chi phí sản xuất bao gồm chi phí trung gian là những chi phí mà hộ sản xuất trực tiếp bỏ tiền ra để mua về; còn chi phí tự có bao gồm chi phí về lao động gia đình, chi phí về phân chuồng và giống tự có. Chi phí về lao động trong sản xuất rau của các hộ điều tra là lao động gia đình, nguồn phân hữu cơ cũng tận dụng từ hoạt động chăn nuôi của các hộ. Các chi phí này được dùng để tính lợi nhuận sản xuất. Đối với các hộ điều tra, giống rau ở đây được mua tại các đại lý, cho nên chi phí về giống thuộc chi phí trung gian.

Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất rau an toàn bao gồm: chi phí phân bón vô cơ, chi phí giống, thuốc BVTV, thuê làm đất...và các chi phí khác. Tình hình sử dụng chi phí sản xuất rau của các hộ điều tra thể hiện như sau:

Bảng 4.3 Các chi phí đầu tư cho sản xuất rau tính trên 1 sào Bắc Bộ của các nhóm hộ điều tra năm 2013

Đơn vị: 1000 đồng

Diễn giải Nhóm I Nhóm II Nhóm III

GT CC(%) GT CC(%) GT CC(%) Tổng chi phí 3766 100 2987 100 1440 100 1.Chi phí bằng tiền 1966 53 1602 53,64 827 57,44 Giống 350 9,3 220 7,36 160 11,11 Phân bón 515 13,67 370 12,39 250 17,36 BVTV 230 6,2 150 5,02 110 7,64

Chi phí khác 901 23,92 862 28,86 307 21,31

2. Chi phí tự có 1770 46,99 1385 46,36 613 42,56 Phân chuồng 270 7,17 185 6,19 113 7,85 Lao động 1500 39,83 1200 40,17 500 34,72

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu, cho thấy trong sản xuất rau an toàn của các hộ thì chi phí tự có chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong đó chủ yếu là chi phí về lao động gia đình. Điều này chứng tỏ trong sản xuất rau thì yếu tố lao động ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả sản xuất.

Xét riêng từng loại nhóm hộ trồng rau ta thấy chi phí sản xuất từng loại có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm III là nhóm trồng rau truyền thống, chi phí đầu tư cho sản xuất rau thường 1 sào là tương đối thấp so với hai nhóm sản xuất rau an toàn. Đối với nhóm I là nhóm trồng rau an toàn có diện tích lớn cho nên chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất cũng cao nhất là 3766 nghìn đồng, nhóm có diện tích trung bình thì chi phí bỏ ra thấp hơn là 2987 nghìn đồng, nhóm không trồng rau an toàn thì chi phí bỏ ra là thấp nhất là 1440 nghìn đồng. Nhìn vào bảng số liệu thì chi phí chủ yếu bỏ ra để trồng rau chủ yếu là công làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân bón, và thuốc bảo vệ thực vật. Ở nhóm III, do thu nhập chính của các hộ không phải từ việc trồng ran toàn, nên công bỏ ra gieo trồng, chăm sóc rau là tương đối thấp chỉ 500 nghìn đồng. Ở hai nhóm còn lại thì thu nhập chính của các hộ nông dân xuất phát từ trồng rau an toàn nên việc đầu tư gieo trồng, chăm sóc là khá lớn, nhóm có diện tích trồng rau an toàn lớn thì công bỏ ra chăm sóc cũng lớn, cụ thể là 1500 nghìn đồng, ở nhóm có diện tích trồng rau an toàn trung bình thì công bỏ ra chăm sóc thấp hơn là 1200 nghìn đồng. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất. Đây là hai yếu tố đầu vào quan trọng đối với sản xuất rau an toàn cũng như rau thường. Xét về quy mô sản xuất thì thấy mức sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nhóm I lớn nhất so với nhóm II và nhóm III. Giá phân bón nhóm I là

515 nghìn đồng, nhóm II ít hơn là 370 nghìn đồng, và thấp nhất là nhóm III là 250 nghìn đồng. Tương tự như vậy, chi phí bỏ ra để mua thuốc BVTV của nhóm I cũng là cao nhất 230 nghìn đồng, ít hơn là nhóm II chi phí bỏ ra để mua thuốc BVTV là 150 nghìn đồng và thấp nhất là nhóm III là 110 nghìn đồng. Như vậy, mức đầu tư phân bón và thuốc BVTV của nhóm I cao hơn so với mức đầu tư của nhóm II và nhóm III.

Chất lượng giống quyết định đến chất lượng rau, quyết định tới năng suất và hiệu quả trong sản xuất rau an toàn. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, rõ ràng các hộ sản xuất rau ở nhốm I với quy mô lớn thì chi phí mua giống cũng lớn hơn so với hai nhóm trồng rau với quy mô trung bình và nhóm trồng rau truyền thống. Qua điều tra các hộ sản xuất rau xã Văn Đức thì được biết các hộ luôn sử dụng loại giống tốt nhất và tìm mua ở những cơ sở có uy tín như đại lý cung cấp giống cây trồng của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, hay các cơ sở có uy tín trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Vấn đề thuê đất để trồng rau an toàn cũng là một vấn đề được nhắc tới trên địa bàn xã Văn Đức. Người nông dân nếu có điều kiện hoặc khả năng, họ sẽ đi thuê đất của những hộ không làm nông nghiệp với quy mô lớn để trồng rau an toàn. Đất đai hộ đi thuê toàn bộ là đất bãi, là loại đất cát pha rất thích hợp trồng rau an toàn. Chi phí thuê đất của các hộ nông dân là 4 triệu đồng/sào/năm. Những hộ thuê đất để sản xuất chủ yếu là những hộ thuộc nhóm hộ có diện tích lớn là nhóm I và nhóm hộ có diện tích trung bình là nhóm II, còn nhóm III là nhóm không trồng rau an toàn mà chỉ trồng rau thường nên chỉ canh tác trên diện tích đất nông nghiệp sẵn có mà không thuê thêm đất để sản xuất.

Bảng 4.4 Chi phí đầu tư đất đai cho sản xuất rau tính trên 1 sào Bắc Bộ của các nhóm hộ điều tra năm 2013

Diện tích đất thuê sào 2, 5 1,5 0 Giá thuê đất triệu đồng 10 6 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhìn bảng số liệu trên ta có thể thấy, nhóm I là nhóm có quy mô trồng rau an toàn nhiều nhất nên chi phí đầu tư thuê đất cũng là cao nhất. Ở nhóm I, trung bình các hộ nông dân phải thuê thêm 2, 5 sào ruộng nữa để canh tác, nhóm II trồng rau với quy mô trung bình nên chỉ thuê trung bình khoảng 1,5 sào, còn đối với nhóm III là nhóm không trồng rau an toàn nên các hộ chỉ canh tác trên diện tích đất nông nghiệp sẵn có. Giá thuê đất 1 sào ruộng là 4 triệu/năm. Như vậy, các hộ nông dân ở nhóm I mỗi năm phải đầu tư thêm 10 triệu đồng để chi trả cho việc thuê đất, tương tự các hộ nông dân ở nhóm II mỗi năm phải đầu tư thêm 6 triệu đồng để chi trả cho việc thuê đất.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, có sự tham gia của các loại máy móc tham gia thường xuyên hoặc theo giai đoạn vào quá trình sản xuất. Trong

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã văn đức, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w