Các thách thức (T)

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã văn đức, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 107 - 117)

- Xây dựng và phát triển các hợp tác xã, các hiệp hội sản xuất, tiêu thụ RAT

4.3.2.4 Các thách thức (T)

T1: Rào cản từ quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh RAT

T2: Nông dân còn sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV trong SX. T3: Chi phí đầu vào sản xuất RAT ngày càng tăng, giá đầu ra lại bấp bênh. Mặt khác, UBND xã đã hỗ trợ về vay vốn, tuy nhiên số tiền ngân hàng cho vay còn ít và thời gian cho vay ngắn.

T4: Tình hình sâu bệnh ngày càng xuất hiện nhiều và đa dạng.

T5: Đầu tư phát triển SXRAT ở các huyện trong khu vực đã và đang phát triển mạnh.

T6:Ý thức về tầm quan trọng việc sử dụng RAT của người tiêu dùng còn hạn chế.

Có thể tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong bảng ma trận dưới đây:

Cơ hội Thách thức

Ðiểm mạnh

Tiếp tục phát triển sản xuất RAT theo quy hoạch, củng cố nâng cao các mô hình SX hiện có nhằm phát huy tối đa lợi thế và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn.

- Tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

- Tăng thông tin tuyên truyền về kiến thức tiêu dùng sản phẩm đảm bảo ĐKVSATTP. Thông tin tình hình mất an toàn VSTTP.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng rau tiêu thụ trên thị trường.

- Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi.

Ðiểm yếu

- Tăng cường hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật sản xuất RAT.

- Có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh RAT.

- Củng cố, nâng cao chất lượng HTX, hỗ trợ xây dựng nhà sơ chế, đóng gói, trữ sản phẩm.

- Rà soát, điều chỉnh các quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh sản phẩm an toàn phù hợp với từng đối tượng cụ thể. - Hộ sản xuất cần phải tuân thủ nghiêm các quy định về sử dụng thuốc BVTV, phân bón trong quy tŕnh.

4.4 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã

Trong sản xuất nông nghiệp chiụ ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, có những yếu tố phụ thuộc và người sản xuất, có những yếu tố không phụ thuộc vào người sản xuất như điều kiện thời tiết khí hậu, có những yếu tố tác động tích cực, có những yếu tố tác động tiêu cực, có những yếu tố tác động lẫn nhau, nhưng tất cả đều có tác động đến năng suất sản phẩm theo hướng có lợi hoặc bất lợi. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thông qua việc xây dựng các vấn đề … Tất cả những việc làm đó chỉ để đi đến một mục tiêu cuối cùng: là làm thế nào để có những giải pháp (mang tính chất định hướng) nâng cao năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất rau – rau an toàn. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình trồng rau trên địa bàn xã chúng tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau:

4.4.1 Hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất rau an toàn

* Chính sách hỗ trợ về vốn

Hiện nay, một số hộ nông dân vay vốn nhưng không sử dụng vào sản xuất rau an toàn mà tiêu dùng với nhiều mục đích khác. Do đó, để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ vốn, huyện Gia Lâm và xã Văn Đức cần phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ vốn theo hướng mới. Theo đó, có thể cho hộ vay theo hợp đồng nhưng đơn vị cấp vốn sẽ chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp giống, phân, máy móc cho hộ. Cử cán bộ giám sát đối với các hộ vay, nếu hộ nào sai phạm thì sẽ xử lý.

* Chính sách hỗ trợ thị trường

UBND xã lập tổ cung cấp hỗ trợ về thị trường như giá đầu vào, giá sản phẩm đầu ra, thời tiết, dịch bệnh. Cử cán bộ chuyên trách kết hợp với hộ nông dân tìm nguồn tiêu thụ ổn định với sản lượng lớn

4.4.2 Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn

Hiện nay, các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Đức đang tổ chức hình thức sản xuất tập trung theo cánh, cánh thì chủ yếu trồng rau ăn lá, cánh thì trồng rau ăn quả, ăn củ

Trong tương lai, để đảm bảo nhu cầu phát triển thì quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và chăn nuôi tập trung theo hướng kết hợp ngành chăn nuôi cung cấp chế phẩm sinh học làm phân bón cho sản xuất rau an toàn sau khi đã qua xử lý, ngược lại diện tích sản xuất rau an toàn cũng không bị ảnh hưởng.

Rau ăn lá

Rau ăn củ

Rau ăn quả

4.4.3 Ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn

Thực tiễn cho thấy yếu tố về thị trường – chi phí đầu vào tăng đột biến, thị trường tiêu thụ hạn chế, hệ thống phân phối bán lẻ yếu, công tác truyền thông kém dẫn đến giá đầu ra quá bấp bênh là rủi ro phổ biến và gây ra thiệt hại mà người dân trên địa bàn xã Văn Đức gặp phải trong quá trình sản xuất RAT. Vì vậy cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định thị trường là điều tất yếu trong quá trình phát triển sản xuất RAT của xã. Trước hết là giải pháp về thông tin nhằm giúp người dân chủ động trong việc ra quyết định của mình với mục đích giảm được tổn thất do biến động bất lợi về giá. Tiếp đến là giải pháp về hệ thống phân phối giúp ổn định thị trường tiêu thụ nhằm hạn chế hiện tượng giá đầu ra quá bấp bênh hoặc rớt giá vào thu hoạch chính vụ.

* Về thông tin

- Cung cấp thông tin về giá đầu vào đầu ra, khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất…trên các bản tin khuyến nông, trang web khuyến nông, báo Nông nghiệp, đài phát thanh và truyền hình để nông dân có thêm thông tin thị trường và định hướng trong sản xuất.

- Hộ sản xuất cần chủ động tìm kiếm cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy về thời tiết, kỹ thuật sản xuất mới, đăc biệt là giá đầu vào cũng như giá bán. Đồng thời chú ý đến nguồn thông tin quan trọng đó là cầu thị trường.

* Hệ thống phân phối

Theo nhiều chuyên gia thị trường, để tiêu thụ RAT ngoài việc đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại xây dựng hệ thống bán lẻ cho RAT là điều cần thiết. Mở các điểm bán hàng lưu động, ký hợp đồng với các siêu thị lớn có uy tín nhằm tạo được niềm tin chi người tiêu dùng, đồng thời ổn định giá đầu ra cho người sản xuất.

4.4.4 Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển sản xuất rau an toàn

Vốn: Hầu hết các hộ nông dân đều khẳng định rằng vốn là khâu quan trọng và tiền đề cho việc quyết định đầu tư cho sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Vì vậy để giải quyết vấn đề thiếu vốn cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thực hiện chính sách tín dụng nông thôn ưu đãi, cụ thể: + Tăng thời hạn và lượng vốn cho vay tới các hộ.

+ Giảm bớt, đơn giản hóa thủ tục hành chính khi thực hiện vay.

+ Tăng cường hình thức cho vay theo kiểu tín chấp (Ngân hàng có thể cho hộ nông dân vay vốn với sự bảo trợ của các tổ chức địa phương) Tổ chức thiết lập các hiệp hội sản xuất RAT nhằm hỗ trợ vốn cùng phát triển

Giống và kỹ thuật sản xuất:

- Cần tằng cường và kết hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, khuyến ngư của huyện và công ty giống cây trồng, thực hiện thí điểm cây trồng có khả năng chịu hạn sản xuất rau trong vụ, tiến đến sản xuất rau đại trà . Bên cạnh đó, thực hiện chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho người dân, hướng dẫn sử dụng các loại phân bốn, thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật.

- Hưởng ứng, tham gia dự án sản xuất rau an toàn, trên cơ sở tăng cường mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo quy đình IPM cho các hộ trồng rau. Kết hợp với tuyên truyền, khuyến khích các hộ sản xuất tham gia và dự án giúp họ nhận thấy vai trò, ý nghĩa và lợi ích của việc sản xuất rau an toàn trong việc phát triển nền sản xuất rau nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung một cách bền vững.

Các hộ sản xuất cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của sản xuất rau an toàn tới sức khỏe của mình và người tiêu dùng, từ đó ủng hộ, tích cực tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất rau để xây dựng một nền sản xuất rau sạch, an toàn cho sức khỏe.

4.4.5 Xây dựng bảo hiểm cho sản xuất rau an toàn

Bảo hiểm nông nghiệp là một biện pháp hữu hiệu để giúp nông dân chủ động bù đắp thiệt hại khi thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi. Thực tiễn cho thấy, sau mỗi lần hứng chịu thiên tai, thiệt hại về kinh tế của hộ nông dân là lớn. Vì vậy việc hình thành và phát triển BHNN phù hợp với đặc thù nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam nói chung và Văn Đức nói riêng cũng như đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường BHNN Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Khuyến khích các hộ nông dân mua bảo hiểm tự nguyện, thực tế cho thấy, vấn đề về giá vẫn là vấn đề đáng được quan tâm chú trọng nhất đối với các hộ nông dân Văn Đức. Chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn chi phí sản xuất rau thường rất nhiều mà giá bán ra của hai loại rau không chênh lệch nhiều do nhiều người tiêu dùng không phân biệt được đâu là rau an toàn, đâu là rau thường.

BHNN có thể xây dựng theo các mô hình sau:

- Kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Đây là mô hình phát huy được thế mạnh của Nhà nước về các chủ trương, chính sách thị trường, tiềm lực tài chính, khả năng thu thập số liệu thống kê…đồng thời phát huy tối đa tính năng động, nhạy bén của các doanh nghiệp trong kinh doanh.

- Công ty bảo hiểm thuộc sở hữu Nhà nước trực tiếp đứng ra kinh doanh BHNN. Kinh nghiệm tại các địa phương khác đã áp dụng cho thấy doanh nghiệp tư nhân hoạt động không hiệu quả đối với lĩnh vực BHNN này, không mang lại lợi nhuận thậm chí thua lỗ dẫn đến ngừng hoạt động. Vì vậy, cần có sự tham gia hỗ trợ từ Nhà nước hay chính công ty bảo hiểm thuộc sở hữu Nhà nước tham gia để có thể vừa bảo hiểm được cho người dân vừa có thể “tồn tại” được.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Ngày nay rau an toàn là một vấn đề hết sức cấp thiết và sự phát riển rau an toàn là một tất yếu phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ra. Sản xuất rau an toàn không những mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất mà còn mang lại quyền lợi cho người tiêu dùng, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… Qua nghiên cứu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ nông dân ở xã Văn Đức ta thấy hiệu quả thu được từ việc sản xuất rau an toàn là cao. Điều đó do sự tác động khác nhau của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến năng suất rau và do mức đầu tư chi phí cho các giống rau giữa các nhóm hộ khác nhau.

Qua quá trình điều tra, phỏng vấn, kết hợp với nguồn số liệu thứ cấp của HTX – DV – NN, ban thống kê xã và xử lý, phân tích số liệu về sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Đức ta thu được các kết quả sau:

- Điều kiện tự nhiên của xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rau an toàn. Hộ nông dân ở đây cần cù, chịu khó lại có kinh nghiệm trong sản xuất rau an toàn và do nhu cầu của xã hội trong những năm qua nông dân được tập huấn sản xuất rau an toàn nhưng sự hiểu biết còn hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật mới.

- Diện tích, sản lượng rau an toàn của xã có xu hướng tăng lên bình quân qua 3 năm diện tích gieo trồng rau an toàn của xã tăng 9 -11%. Đặc biệt diện tích, năng suất, sản lượng cà chua, súp lơ, cải bắp tăng lên nhanh. Đây là kết quả chưa thật sự cao song rất đáng khích lệ các hộ nông dân xã cần có biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả cho nông hộ.

- Chất lượng rau an toàn của xã thì có một số yếu tố chưa đảm bảo rau an toàn nhưng ngày càng được nâng cao do công tác khuyến nông quan tâm đến việc tập huấn và hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn cho hộ nông dân. Vấn đề đặt ra người sản xuất phải thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, áp dụng đúng quy trình trồng rau an toàn để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Chi phí sản xuất rau an toàn nói chung cao hơn rau thường. Nhưng chênh lệch giá bán rau an toàn và rau thường là chưa vượt trội. Vì vậy, hiệu quả an toàn có cao hơn nhưng cần phải phát huy nữa, khai thác hết lợi thế và khả năng để hiệu quả cây rau an toàn ngày một cao hơn và thu nhập của các hộ sản xuất rau an toàn được nâng cao, đời sống được cải thiện hơn nữa.

- Các thời vụ, giá bán rau an toàn lại thấp thêm vào đó do điều kiện tự nhiên và thị trường không ổn định nên các hộ còn đắn đo đầu tư vào sản xuất.

- Do chất lượng cuộc sống hàng ngày càng cao nên nhu cầu rau an toàn có xu hướng tăng lên trong khi cơ chế chính sách của Nhà nước chưa được quan tâm nhiều đến việc sản xuất rau an toàn nhất là khâu tiêu thụ.

Trên thực tế có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ RAT như yếu tố về tự nhiên, yếu tố về thị trường, cơ chế chính sách cuả Nhà nước, hay các yếu tố về kinh tế, xã hội và các yếu tố về kĩ thuật.

Từ đó chúng tôi đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ RAT của hộ nông dân trên địa bàn xã bằng nhóm giải pháp cơ chế chính sách hỗ trợ về vốn, thị trường, giải pháp về quy hoạch mặt bằng diện tích sản xuất hay nâng cao trình độ lao động để tạo nên sự chuyển biến từ trong nhận thức đến hành động cũng như những giải pháp ổn định thị trường về tiêu thụ như tuyên truyền phổ biến thông tin, đầu tư cơ sở vật chất hay xây dựng bảo hiểm nông nghiệp để tránh nhưng rủi ro mà các hộ nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ... Đặc biệt là

giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực như vốn, giống, kĩ thuật cho phát triển sản xuất rau an toàn.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với Nhà nước

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Giá rau thì thấp, bấp bênh nên hiệu quả thu được của người nông dân chưa thật sự là cao. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách trợ giá đầu vào, đầu ra cho người nông dân để giúp cho thu nhập của hộ tăng lên.

Các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương phải thường xuyên tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng bừa bãi thuốc BVTV, phổ biến các chương trình bồi dưỡng kĩ thuật và nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã văn đức, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w