Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận tại Công ty Xây lắp và Công trình xây dựng I (Trang 60 - 62)

- Phòng Điều hành sản xuất: Thực hiện nhiệm vụ triển khai thi công

3.2.1)Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp

3) Giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận tại xí nghiệp

3.2.1)Nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp

Chất lượng sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu rất quan trọng, việc phấn đấu đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp là nhiệm vụ của mọi người, mọi tổ chức liên quan đến công trình xây dựng. Nó cần phải được thực hiện ở mọi khâu, mọi giai đoạn từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng và kể cả giai đoạn sử dụng công trình. Trong đó khâu có ý nghĩa quyết định cùng với khảo sát và thiết kế là giai đoạn thi công công trình. Xí nghiệp là một doanh nghiệp xây lắp, tổ chức trực tiếp sáng tạo ra các công trình xây dựng cơ bản, do đó Công ty càng phải quan tâm hơn đến chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm của mình. Với vai trò quan trọng và đặc thù riêng biệt, sản phẩm xây lắp không được phép có những công trình, hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế dự toán. Nhưng trong quá trình thi công, thực tế vẫn có thể phát sinh những khối lượng cần phải sửa chữa hoặc những khối lượng phải phá đi làm lại. Việc phân tích nhằm nâng cao chất lượng sản xuất xây lắp tại xí nghiệp không giống như việc phân tích chất lượng sản phẩm ở các ngành sản xuất khác, do đó để nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp, theo em xí nghiệp cần phải tiến hành theo những vấn đề sau:

Xem xét khả năng về chất lượng sản xuất sản phẩm, có thể nghiên cứu thông qua các biên bản nghiệm thu, đánh giá chất lượng các công trình mà Công ty đã thi công hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư hay đơn vị giao thầu trong thời gian lịch sử của xí nghiệp. Trong đó cần lưu ý phân biệt các công trình có kết cấu phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật cao với công trình có yêu cầu kỹ thuật bình thường, ít tính phức tạp hơn để từ đó lựa chọn, phân công công việc cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng nhân viên.

Ngoài ra trong từng kỳ thi công, để phân tích chất lượng sản xuất sản phẩm của xí nghiệp, cần phải sử dụng tổng hợp các biên bản xác nhận những vụ sai phạm kỹ thuật trong kỳ, tiến hành phân loại những sai phạm thành hai mức độ: sai phạm phải phá đi làm lại và sai phạm phải sửa chữa, sau đó tính số thiệt hại từ nhựng vụ sai phạm. Trong dự toán các công trình xây dựng cơ bản không xác định cho số thiệt hại này, vì vậy cũng không thể có kế hoạch về mức thiệt hại. Mặt khác do tính đơn chiệc của sản phẩm, tính không ổn định của quá trình sản xuất thi công, do đó Công ty cần phải đặc biệt thận trọng trong công tác tổ chức thi công nhằm giảm bớt những thiệt hại, những sai phạm có thể xảy ra. Để làm được điều này cần phải tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất sản phẩm xây lắp như: nguyên nhân thuộc về khâu điều tra thăm dò, khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, những nguyên nhân thuộc về trình độ trang bị tài sản cố định, trình độ tay nghề hoặc những nguyên nhân thuộc về khâu tổ chức chỉ đạo thi công, thời tiết, khí hậu… Trong thực tế phải căn cứ vào từng vụ sai phạm cụ thể xảy ra rồi tìm hiểu, đánh giá đúng đắn nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp cần thiết để góp phần cải tiến công tác, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm xây lắp của xí nghiệp

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận tại Công ty Xây lắp và Công trình xây dựng I (Trang 60 - 62)