Khái niệm doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, chiết khấu hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu).
Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu quan trọng không những đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với cả nền kinh tế quốc dân.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về công cụ, dụng cụ, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh hay nói khác đi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm đã trang trải số vốn ứng ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng.
Biện pháp tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Như đã đề cập phần trên, để tăng cường doanh thu thuần một mặt phải tăng được tổng doanh thu, mặt khác theo quan điểm của toán học phải giảm được bốn yếu tố giảm trừ doanh thu là: chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Nhưng xét từ quan điểm kinh tế, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, để khuyến khích tiêu dùng và trên cơ sở đó tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần thiết phải có chiết khấu cho người mua, giảm giá cho khách hàng khi họ mua hàng hoá với khối lượng lớn. Còn các loại thuế gián thu là do nhà nước quy định doanh nghiệp không thể tự ý giảm đi được mà phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Như vậy, để tăng tổng doanh thu doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau:
Một là, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ,
dịch vụ cung ứng. Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì khả năng về doanh thu càng lớn.
Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc sản xuất kinh doanh phải
gắn liền với việc đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ.
Ba là, xác định giá bán sản phẩm hợp lý. Mỗi doanh nghiệp có thể sản
xuất nhiều sản phẩm khác nhau, số sản phẩm được phân loại thành nhiều phẩm cấp khác nhau và đương nhiên giá bán của mỗi loại cũng khác nhau, sản phẩm có chất lượng cao sẽ có giá bán cao và ngược lại.
Bốn là, xây dựng kết cấu mặt hàng tối ưu. Việc thay đổi kết cấu mặt
hàng sản xuất cũng có ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Năm là, tổ chức tốt công tác quản lý, kiểm tra và tiếp thị.
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP I