9. Cấu trúc nội dung luận văn
2.2.3. Câu hỏi minh hoạ
Bước 1: Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Bản đồ Tƣ duy để trả lời
Chúng tôi sử dụng câu hỏi minh hoạ là câu hỏi 3 - trang 60 - thuộc bài 15: Tiêu hoá – Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 – Ban nâng cao.
Nội dung câu hỏi: Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dƣỡng đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?
Đối với câu hỏi này có các đặc thù sau:
- Câu hỏi sẽ có rất nhiều ý để trả lời, học sinh có thể tìm ra rất nhiều ý tƣởng để thể hiện cấu trúc của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ các chất của nó.
- Câu hỏi đƣợc lấy từ mục câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa nên nội dung sát với nội dung kiến thức của sách giáo khoa.
- Câu hỏi có nội dung cần hỏi mạch lạc rõ ràng.
- Câu hỏi phải có xu hƣớng mở. Nhƣ vậy, học sinh có thể đề xuất ý tƣởng sáng tạo của bản thân vào Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi.
- Câu hỏi dựa trên nền kiến thức chặt chẽ, logic về vấn đề “Tiêu hoá”. Nhƣ vậy, với câu hỏi này rất phù hợp để sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong xây dựng đáp án của câu hỏi. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn câu hỏi này để áp dụng minh hoạ.
Bước 2: Xây dựng từ khoá và ý tƣởng về hình ảnh trung tâm
- Giáo viên cho học sinh 2 phút suy nghĩ để đƣa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm về câu hỏi và viết các ý tƣởng đƣợc đƣa ra này ra giấy.
- Sau thời gian 2 phút, giáo viên yêu cầu học sinh nộp các bản ý tƣởng, đồng thời cử các đại diện có ý tƣởng xuất sắc nhất viết các ý tƣởng trung tâm của mình lên bảng.
+ Cấu tạo ruột non phù hợp chức năng + Cấu tạo và chức năng ruột non + Ruột non
Ý tƣởng về hình ảnh trung tâm có thể là hình ảnh về ruột non hay niêm mạc ruột.
- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn từ khoá và hình ảnh trung tâm sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học, đây là điểm khởi đầu của một bản đồ Tƣ duy về câu hỏi mà chúng ta xây dựng.
Đáp án về từ khoá và hình ảnh trung tâm là: “Ruột non” hoặc “Cấu tạo ruột non phù hợp chức năng”, ý tƣởng về hình ảnh trung tâm là hình ảnh về ruột non.
Bước 3. Phát hiện các ý tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chỉ gồm 3 thành viên, các nhóm sẽ thảo luận để đƣa ra các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy về câu hỏi và viết các ý tƣởng đƣợc đƣa ra này ra giấy.
- Sau thời gian hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh nộp các bản ý tƣởng, đồng thời cử đại diện các nhóm viết các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy về câu hỏi của nhóm mình lên bảng.
Các từ khoá của các nhánh dự kiến đƣợc đƣa ra: * Chức năng:
- Tiêu hoá thức ăn
- Hấp thụ chất dinh dƣỡng * Cấu tạo:
+ Cơ thành ruột: Cơ vòng, cơ dọc.
+ Bề mặt ruột tăng 600-1000 lần: nếp gấp, lông ruột, lông cực nhỏ + Enzim tiêu hoá: dịch tuỵ, dịch mật, dịch ruột.
+ Mạch máu
+ Mạch bạch huyết
+ Màng tế bào lông ruột: màng sống bán thấm
- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn từ khoá và hình ảnh của các nhánh trong bản đồ Tƣ duy sao cho phù hợp nhất với nội dung câu hỏi.
Bước 4: Tô màu và đƣa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tƣ duy
- Giáo viên cử các đại diện lên tô màu cho từng nhánh lớn của Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi, các nhánh nhỏ sẽ tô cùng màu với nhánh lớn hơn mang nó. - Sau đó sẽ cử các đại diện lên bảng thiết lập các hình ảnh cho các nhánh của Bản đồ Tƣ duy.
- Giáo viên cho thảo luận lấy ý kiến để thống nhất có chấp nhận hình ảnh của từng nhánh hay không.
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm tra tính khả thi của các phƣơng thức đã đề xuất trong giả thuyết vểƣ dụng Bản đồ Tƣ duy trong dạy học chƣơng “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật”
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.2.1. Thiết kế một số bài dạy theo hướng sử dụng Bản đồ Tư duy
Phương thức 1: Sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong dạy học một mục, một bài mới. Chúng tôi đã soạn 6 bài học lí thuyết trong chƣơng “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật” thuộc chƣơng trình sách giáo khoa Sinh học lớp 11 theo hƣớng sử dụng Bản đồ Tƣ duy dạy học các bài mới trên lớp bằng các giáo án đã soạn.
Bảng 3.1. Các bài soạn theo hướng sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học các nội dung kiến thức mới.
STT Tên bài dạy Số tiết
1 Bài 15: Tiêu hoá 1 tiết
2 Bài 16: Tiêu hoá (tiếp theo) 1 tiết
3 Bài 17: Hô hấp 1 tiết
4 Bài 18: Tuần hoàn 1 tiết
5 Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn 1 tiết
6 Bài 20: Cân bằng nội môi 1 tiết
Phương thức 2: Sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong chữa bài tập. Chúng tôi xây dựng đƣợc 4 câu hỏi theo hƣớng sử dụng Bản đồ Tƣ duy để thiết lập đáp án cho câu hỏi.
3.2.2. Sử dụng các bài dạy đã được thiết kế để giảng dạy trên lớp
Chúng tôi đã thực nghiệm giảng dạy các bài dạy và các câu hỏi đƣợc thiết kế theo hƣớng sử dụng Bản đồ Tƣ duy để giảng dạy trên các lớp thuộc
Ban Khoa học Tự nhiên gồm có: lớp 11A10 tại trƣờng THPT Lê Xoay và lớp 11A1 tạitrƣờng THPT Yên Lạc I. Các lớp trên đều có lớp đối chứng kèm theo là lớp 11A8 tại trƣờng THPT Lê Xoay và 11A2 tại trƣờng THPT Yên Lạc I.
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1. Bố ttrí thực nghiệm
Để nghiên cứu về hiệu quả của Bản đồ Tƣ duy mang lại trong quá trình dạy học chƣơng “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật”, chúng tôi bố trí thực nghiệm nhƣ sau:
Qua điều tra cơ bản, chúng tôi chọn mỗi trƣờng 2 lớp, 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng. Số lƣợng, trình độ và chất lƣợng học tập của các lớp này là gần tƣơng đƣơng nhau (dựa vào kết quả điểm học tập bộ môn và phân loại HS theo đánh giá của GV bộ môn và GV chủ nhiệm).
Chúng tôi sử dụng phƣơng án thực nghiệm song song tức là cứ một lớp đối chứng có kèm theo một lớp thí nghiệm trong cùng một trƣờng. Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ lớp đối chứng, chúng tôi dạy theo giáo án đƣợc thiết kế theo phƣơng pháp sử dụng chủ yếu là thuyết giảng và cho học sinh ghi chép; còn lớp thực nghiệm, chúng tôi dạy theo giáo án đƣợc thiết kế theo định hƣơng sử dụng Bản đồ Tƣ duy.
3.3.2. Xử lí số liệu
Đối với cả hai phƣơng thức, chúng tôi đều phải thông qua kết quả các bài kiểm tra chung cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm thì mới có thể thu đƣợc kết quả để so sánh giữa các phƣơng pháp giảng dạy. Vì vậy, để đề kiểm tra đánh giá đƣợc học sinh một cách khách quan ở nhiều góc độ khác nhau, chúng tôi có một số yêu cầu đối với các đề kiểm tra nhƣ sau:
- Đề kiểm tra đƣa ra phải sát kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
- Đề kiểm tra phải có những câu hỏi khai thác sâu bản chất của nội dung kiến thức
- Đề kiểm tra phải có những câu hỏi mở rộng, liên hệ thực tiến để phát huy đƣợc tính sáng tạo của học sinh.
Đối với kết quả các bài kiểm tra thu đƣợc, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng. Chúng tôi đã xây dựng biểu điểm bậc 10 cho mỗi đề kiểm tra giúp cho việc đánh giá hiệu quả dạy - học đảm bảo tính khách quan và chính xác. Kết quả thực nghiệm đƣợc phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan. Phân tích số liệu thu đƣợc từ thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft excel [49]. Lập bảng phân phối thực nghiệm; tính giá trị trung bình và phƣơng sai của mỗi mẫu. So sánh giá trị trung bình và phân tích phƣơng sai để khẳng định nguồn ảnh hƣởng đến kết quả học tập ở lớp thí nghiệm và lớp đối chứng. [62].
Tính giá trị trung bình (X) và phƣơng sai (S2 )
Giá trị trung bình và phƣơng sai của mỗi mẫu đƣợc tính một cách nhanh chóng và chính xác bởi hàm fx trên thanh công cụ của phần mềm Excel. Các bƣớc thực hiện nhƣ sau :
1. Nhập điểm vào bảng số Excel. 2. Đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả. 3. Gọi lệnh fx trên thanh công cụ.
4. Chọn lệnh tính trung bình (AVERAGE) để tính X, hoặc chọn lệnh tính phương sai ( VAR).
So sánh giá trị trung bình và kiểm định bằng giả thuyết H0 với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn
Quy trình xử lý số liệu trên máy vi tính nhƣ sau:
2. Chọn lệnh phân tích dữ liệu (Data analysis) trên thanh công cụ (menu Tools).
3. Chọn lệnh kiểm định: z-test ( U- test).
4. Khai báo: điểm của các lớp TN vào khung Variable 1 range (trên máy tính).
5. Khai báo : điểm của các lớp đối chứng vào khung Variable 2 range 6. Ghi số 0 (giả thuyết H0: 1 = 2=0) vào khung giả thuyết sự khác biệt của giá trị trung bình H0 ( Hypothesized Mean Difference)
7. Khai báo phương sai mẫu thí nghiệm và phương sai mẫu đối chứng vào khung Variance 1 hoặc vào khung Variance 2 (có sẵn trên máy tính).
8. Chọn 1 ô (cell) bất kỳ làm vùng khai báo kết quả (Output).
Phân tích phƣơng sai (Analysis of Variance = ANOVA)
Quy trình xử lý số liệu nhƣ sau:
1. Nhập số liệu vào bảng tính Excel.
2. Gọi lệnh phân tích dữ liệu (lệnh Menu Tools và chọn Data analysis). 3. Chọn lệnh: một nhân tố (Single Factor) .
4. Khai báo vùng dữ liệu (Input): bảng điểm của các lớp ĐC và TN. 5. Khai báo vùng đặt kết quả phân tích (Ouput).
3.4. Kết quả thí nghiệm
3.4.1. Thiết kế một số bài theo định hướng Bản đồ Tư duy
3.4.1.1. Quy trình thiết kế
Sơ đồ 3.1: Quy trình thiết kế giáo án theo định hướng Bản đồ Tư duy
Đọc và tóm lƣợc nội dung của bài dạy
Xác định các nội dung có thể thiết kế dựa trên Bản đồ Tƣ duy
Xây dựng các hoạt động định hƣớng cho học sinh thành lập Bản đồ Tƣ duy
Đƣa ra đáp án về các Bản đồ Tƣ duy sẽ cho học sinh xây dựng
Bước 1: Đọc và tóm lƣợc nội dung của bài dạy
Trong bƣớc này, dù là bài mới hay câu hỏi, chúng tôi cho rằng đều phải đọc qua và thành lập đƣợc những điểm nhấn cần nói khi lên lớp giảng dạy cho học sinh. Nhờ bƣớc này, giáo viên mới có thể xác định đƣợc có thể sử dụng Bản đồ Tƣ duy một cách sinh động trong mỗi phần dạy hay không.
Bước 2: Xác định các nội dung có thể thiết kế dựa trên Bản đồ Tƣ duy
Trong bƣớc này, giáo viên cần phải cân nhắc các nội dung bài học và câu hỏi, phần nào nhiều ý và trong các ý lớn có nhiều ý nhỏ hơn, có thể triển khai theo sơ đồ tƣ duy để làm nổi bật nội dung bài học thì mới định hƣớng sử dụng Bản đồ tƣ duy trong thiết kế giảng dạy để tránh nhàm chán cho học sinh cũng nhƣ để đạt hiệu quả cao nhất..
Bước 3: Xây dựng các hoạt động định hƣớng cho học sinh thành lập Bản đồ Tƣ duy Trong bƣớc này, giáo viên sẽ phải xây dựng đƣợc hệ thống các hoạt động theo nhóm hoặc theo cá nhân để học sinh có thể thảo luận và suy nghĩ nhằm xây dựng nên từ khoá và hình ảnh trung tâm cùng với các nhánh chính cũng nhƣ các nhánh con của mỗi Bản đồ tƣ duy mà giáo viên đang định hƣớng cho học sinh xây dựng.
Bước 4: Đƣa ra đáp án về các Bản đồ Tƣ duy sẽ cho học sinh xây dựng
Trong bƣớc cuối cùng của vấn đề thiết kế bài dạy, giáo viên sẽ phải xây dựng sẵn đƣợc đáp án về Bản đồ Tƣ duy mà giáo viên sẽ định hƣớng cho học sinh xây dựng trong bài học để học sinh có thể so sánh đối chiếu với Bản đồ Tƣ duy của mình đang thiết lập xem đã hoàn thiện chƣa. Đồng thời đây cũng là cơ sở để giáo viên có tƣ liệu căn bản trong khi đánh giá các ý trong Bản đồ Tƣ duy mà học sinh thiết lập trong giờ học.
3.4.1.2. Thiết kế một số bài giảng và câu hỏi
Trong quy trình thiết kế bài dạy ở trên gồm 4 bƣớc. Tuy nhiên, đối với bƣớc 1 thì dù thiết kế bất kì bài soạn nào, giáo viên cũng phải đọc và tóm lƣợc đƣợc nội dung của bài trƣớc khi soạn bài. Còn đối với bƣớc 2 thì bất cứ phần nào có sử dụng bản đồ Tƣ duy có nghĩa là giáo viên trong quá trình soạn cũng đều đã qua bƣớc xác định các nội dung có thể thiết kế dựa trên Bản đồ Tƣ duy. Vậy nên hai bƣớc 1 và 2, chúng tôi không trình bày cụ thể trong từng bài soạn mà chỉ trình bày bƣớc 3 và bƣớc 4 vì hai bƣớc này thể hiện cho chúng ta thấy rằng nếu sử dụng Bản đồ tƣ duy thì khi giảng bài trên lớp cần
phải thực hiện những thao tác nào để thầy và trò có thể hoàn thành bài giảng một cách hoàn chỉnh nhất.
Sau khi áp dụng quy trình thiết kế ở trên, chúng tôi thu đƣợc kết quả thiết kế một số bài dạy và câu hỏi nhƣ sau:
Bài 15: Tiêu hoá
* Mục tiêu bài dạy:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:
- Nêu đƣợc sự tiến hoá về hệ tiêu hoá ở động vật, từ tiêu hoá nội bào đến túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt đƣợc tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào.
- Nêu đƣợc quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật chƣa có cơ quan tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá và trong ống tiêu hoá.
* Phương tiện dạy học:
-Tranh hoặc bản trong về tiêu hoá nội bào, túi tiêu hoá của thuỷ tức, ống tiêu hoá của một số động vật và ngƣời.
- Bút màu, giấy A4, phấn màu. -Máy tính, máy chiếu.
*Tiến trình tổ chức dạy học: Thời
gian
Nội dung bài học Hoạt động dạy học
7 phút
I. Khái niệm tiêu hoá
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dƣỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thu đƣợc. - Lƣu ý: Quá trình tiêu hoá xảy ra ở bên trong tế bào gọi là tiêu
- Giáo viên lấy ví dụ về tiêu hoá: Con ngƣời chúng ta ăn cơm sau đó đƣợc biến đổi thành đƣờng glucose rồi đƣợc hấp thu vào cơ thể qua ruột non, trở thành nguyên liệu cung cấp cho cơ thể. - Giáo viên phân tích cho học sinh thấy rằng quá trình này gồm hai giai
hoá nội bào, hoặc diễn ra ở bên ngoài tế bào gọi là tiêu hoá ngoại bào.
đoạn là biến đổi cơm thành đƣờng và giai đoạn hấp thu đƣờng vào trong cơ thể.
- Giáo viên yêu cầu học sinh khái quát ví dụ trên và phát triển nó thành khái niệm “Tiêu hoá”.
18 phút
II. Tiêu hoá ở các nhóm động vật
- Từ khoá là “Tiêu hoá”, hình ảnh trung tâm là hình ảnh về dạ dày hoặc ruột của lớp thú.
-Từ khoá của nhánh chính 1: “Ở động vật chƣa có cơ quan tiêu hoá”. Các nhánh con là: trùng biến hình, thực bào, enzim trong lizôxôm.
- Từ khoá của nhánh chính 2: “Ở động vật có túi tiêu hoá”. Các nhánh con là: ruột khoang, túi tiêu hoá- chất dinh dƣỡng và chất thải qua cùng 1 lỗ thông, tế bào thành túi tiết enzim tiêu hoá.