Sử dụng trong dạy mới một mục, một bài hay một chƣơng

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy dạy học chương Chuyên hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học 11 - Trung học Phổ thông (Ban nâng cao (Trang 33)

9. Cấu trúc nội dung luận văn

2.1. Sử dụng trong dạy mới một mục, một bài hay một chƣơng

2.1.1. Phương thức sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy mới một mục, một bài hay một chương

Giảng dạy Sinh học trong trƣờng trung học phổ thông hiện nay, hình thức phổ biến là giáo viên hệ thống nội dung trong sách giáo khoa thành các ý một cách rõ ràng mạch lạc; sau đó dùng các phƣơng pháp thuyết trình để giảng giải cho học sinh nội dung đã phân tích. Hình thức tích cực hơn là giáo viên soạn sẵn hệ thống câu hỏi theo cấu trúc nội dung; sau đó dạy theo hình thức vấn đáp. Ngay khi dạy học bằng hình thức vấn đáp, học trò vẫn ở trạng thái bị động vì khi học sinh chƣa nắm đƣợc nội dung tổng thể của bài học nhƣng đã phải trả lời các câu hỏi của thầy. Vậy nênđể phát huy hết năng lực học tập của học sinh trong giờ học, giáo viên nên cho học sinh sử dụng Bản đồ Tƣ duy để sơ đồ hoá toàn bộ các hoạt động trọng tâm của bài học troing một sơ đồ Tƣ duy. Đây chính là hoạt động sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong dạy mới một mục, một bài hay một chƣơng.

Khi sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong dạy mới một mục, một bài hay một chƣơng, đầu tiên chúng ta nên yêu cầu học sinh đọc lƣớt qua chƣơng, bài đó một lƣợt, biểu diễn những tiểu mục chính và những tiêu đề của các chƣơng, bài và các mục. Các tiểu mục này sẽ là những nhánh chính của Bản đồ Tƣ duy, sẽ toả ra từ hình ảnh ở chính giữa. Hình ảnh ở trung tâm thể hiện tên chƣơng, bài hoặc mục đó. Với cấu trúc nhƣ vậy, chúng ta có thể điền thêm vào Bản đồ Tƣ duy các chi tiết trong khi chúng ta dạy mới kiến thức của các phần này.

Bản đồ Tƣ duy - bản thân nó đã là một hệ thống tự sắp xếp và tổ chức tốt, sẽ nắm đƣợc diễn tiến của chƣơng, bài, mục; tăng khả năng hiểu và đọc

hiểu, giúp học sinh học tập nhanh chóng và thú vị hơn, nhất là tăng cƣờng khả năng nhớ cũng nhƣ phát huy tính sáng tạo cho học sinh.

2.1.2. Quy trình sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy mới một chương, bài, mục kiến thức mới

Học sinh đọc nội dung kiến thức mới và tóm lƣợc nội dung

Xây dựng từ khoá và hình ảnh trung tâm

Phát hiện các ý tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ Tƣ duy

Tô màu và đƣa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tƣ duy

2.1.2.1. Học sinh đọc bài và tóm lược nội dung

Bƣớc này có vai trò quan trọng là:

- Giúp học sinh có cái nhìn bao quát về mặt nội dung của kiến thức toàn mục, toàn bài hoặc toàn chƣơng. Từ đó học sinh có thể có đƣợc một hình ảnh trung tâm và các ý tƣởng chi tiết của Bản đồ Tƣ duy để hình thành một hệ thống Bản đồ Tƣ duy cho bài học.

- Giúp học sinh quen dần với việc đọc nhanh, nhớ nhanh và đƣa ra ý tƣởng mạch lạc cho một chƣơng, bài, mục kiến thức.

Giáo viên yêu cầu chuẩn bị sẵn sách giáo khoa và bút chì; tự đọc nội dung kiến thức cần phân tích. Sau đó mỗi học sinh thực hiện theo cá nhân các thao tác sau:

- Căn cứ vào nội dung, chia các mục kiến thức thành các ý, các ý có sự phân cấp lớn nhỏ rõ ràng.

- Đọc lại nội dung từng ý, tìm trong đó một từ khái quát thể hiện nội dung của cả ý; sau đó dùng bút chì viết từ đó vào lề của cuốn sách giáo khoa ngang hàng với vị trí của ý đó trong sách (nếu trong ý đó không có sẵn từ khoá thì tự nghĩ ra một từ khái quát nội dung của cả ý).

- Xác định mối liên hệ về mặt nội dung giữa các ý và vai trò của từng ý trong việc làm rõ nội dung tổng thể của cả mục kiến thức.

Phạm vi áp dụng:

- Chúng tôi nhận thấy hình thức tổ chức dạy học này nên thực hiện đối với những bài hoặc những mục kiến thức có nhiều ý, đòi hỏi họic sinh cần hệ thống và làm rõ vai trò của từng ý.

- Nội dung sách giáo khoa khá đơn giản, do đó giáo viên chỉ cần tổ chức cho học sinh tóm lƣợc nội dung của bài trong những tiết đầu giúp các em có thể nắm vững kĩ năng. Những tiết học sau đó sẽ làm nhanh bƣớc này với mục tiêu là giúp học sinh có cái nhìn bao quát về bài học, từ đó phát hiện đƣợc hình ảnh trung tâm và các nhánh để thành lập Bản đồ Tƣ duy.

Giải pháp đảm bảo hiệu quả:

Trong bƣớc này, học sinh chƣa cần hiểu sâu nội dung mà chỉ cần hình dung đƣợc logic tổng thể của nội dung. Giáo viên có thể tạo áp lực cho học sinh bằng cách gọi một số em trình bày kết quả của mình sau khi tự đọc sách. 2.1.2.2. Xây dựng từ khoá và hình ảnh trung tâm

Hình thức dạy học phổ biến hiện nay là giáo viên căn cứ trên logic nội dung bài học, xây dựng một loạt các câu hỏi và thông qua phƣơng pháp vấn đáp hƣớng học sinh chiếm lĩnh kiến thức theo mức độ khó tăng dần hoặc chuyển tiếp

giữa các nội dung kiến thức. Hoặc hình thức dạy học cổ điển nhất thƣờng đƣợc các thầy cô có tuổi áp dụng là thuyết trình thao thao bất tuyệt những gì thuộc nội dung bài học cho học sinh nghe từ đầu tiết đến cuối tiết học. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần tổ chức cho học sinh tự xây dựng đƣợc Bản đồ Tƣ duy về nội dung kiến thức của mỗi bài học, trong đó bƣớc rất quan trọng là xây dựng từ khoá và hình ảnh trung tâm. Bƣớc này có ý nghĩa quan trọng là:

- Giúp giáo viên có đƣợc thông tin phản hồi đầu tiên của các em về bài học. Từ đó hƣớng dẫn các em xây dựng Bản đồ Tƣ duy hoàn thiện về bài học nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức và phát huy tính sáng tạo.

- Kích thích hứng thú của học sinh vì hình ảnh và từ khoá trung tâm sẽ do các em cùng nhau đề xuất xây dựng nên chứ chúng ta không bắt buộc các em phải công nhận một cách áp đặt.

Chúng tôi nhận thấy hình thức tổ chức để học sinh có thể đƣa ra hình ảnh và từ khoá trung tâm có thể theo hình thức dạy học nhóm hoặc để học sinh hoạt động theo cá nhân đều đƣợc. Tuy nhiên, tổ chức dạy học theo hình thức chia nhóm sẽ có phần sôi động hơn. Sau đây chúng tôi đƣa ra cách thức xây dựng hình ảnh trung tâm trên cơ sở hình thức dạy học theo nhóm.

Tiến trình thực hiện nhƣ sau:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận để đƣa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm và viết các ý tƣởng đƣợc đƣa ra này ra giấy.

- Sau thời gian hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh nộp các bản ý tƣởng, đồng thời cử đại diện các nhóm viết các ý tƣởng trung tâm của nhóm mình lên bảng.

- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn từ khoá và hình ảnh trung tâm sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học, đây là điểm khởi đầu của một bản đồ Tƣ duy mà chúng ta xây dựng.

Giải pháp đảm bảo hiệu quả:

Trong trƣờng hợp không có nhóm học sinh nào đƣa ra đƣợc hình ảnh trung tâm phù hợp với nội dung bài học thì giáo viên sẽ gợi mở cho học sinh để dẫn dắt học sinh tìm ra ý tƣởng phù hợp với nội dung bài học.

2.1.2.3. Phát hiện các ý tương ứng các nhánh của Bản đồ Tư duy

Trong quá trình xây dựng Bản đồ Tƣ duy, vấn đề cực kì quan trọng là xây dựng các ý tƣởng chi tiết hay các nhánh ở các cấp độ khác nhau của bản đồ tƣ duy. Nếu nhƣ xây dựng ý tƣởng và hình ảnh trung tâm nêu bật đƣợc chủ đề của bài học thì các nhánh nhỏ hơn sẽ giúp học sinh phát hiện và ghi nhớ các kiến thức cụ thể, các ý tƣởng sáng tạo rõ ràng theo từng cấp độ khác nhau.

Bƣớc này có ý nghĩa quan trọng là:

- Giúp giáo viên có đƣợc thông tin phản hồi chi tiết của các em về bài học. Từ đó hƣớng dẫn các em xây dựng Bản đồ Tƣ duy hoàn thiện về bài học nhằm giúp các em phát hiện và ghi nhớ từng mục kiến thức cụ thể.

- Kích thích hứng thú của học sinh vì hình ảnh và các nhánh ý tƣởng chi tiết sẽ do các em cùng nhau đề xuất xây dựng nên chứ chúng ta không bắt buộc các em phải công nhận một cách áp đặt.

Chúng tôi nhận thấy hình thức tổ chức để học sinh có thể đƣa ra các ý tƣơng ững các nhánh của Bản đồ Tƣ duy có thể theo hình thức dạy học nhóm hoặc để học sinh hoạt động theo cá nhân đều đƣợc. Tuy nhiên, tổ chức dạy học theo hình thức chia nhóm sẽ có phần sôi động hơn. Sau đây chúng tôi đƣa ra cách thức xây dựng các ý tƣởng và hình ảnh tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy trên cơ sở hình thức dạy học theo nhóm.

Tiến trình thực hiện nhƣ sau:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận để đƣa ra các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy và viết các ý tƣởng đƣợc đƣa ra này ra giấy.

- Sau thời gian hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh nộp các bản ý tƣởng, đồng thời cử đại diện các nhóm viết các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy của nhóm mình lên bảng.

- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn từ khoá và hình ảnh của các nhánh trong bản đồ Tƣ duy sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học.

Giải pháp đảm bảo hiệu quả:

- Trong trƣờng hợp các ý tƣởng học sinh đƣa ra thiếu một số ý tƣởng hƣớng vào trọng tâm kiến thức của bài, giáo viên cần bổ sung những nhánh quan trọng đó vào bản đồ Tƣ duy đang đƣợc thiết lập.

- Trong số các nhánh mà giáo viên và học sinh đã cùng nhau thiết lập, giáo viên cần chỉ ra hết sức rõ ràng các mối liên hệ của các nhánh với từng nội dung bài học và mối liên hệ giữa các nhánh với nhau; đồng thời chỉ ra thứ tự đọc các nhánh một cách logic, hợp lí theo tiến trình nội dung bài học.

2.1.2.4. Tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tư duy

Bƣớc này có ý nghĩa quan trọng là:

- Bƣớc tô màu và thiết lập hình ảnh cho bản đồ Tƣ duy sẽ làm cho não bộ của học sinh hoạt đông sôi động và linh hoạt hơn khi bắt gặp màu sắc và hình ảnh minh hoạ.

- Đây là bƣớc sẽ làm cho bản đồ Tƣ duy của chúng ta phong phú, sinh động và dễ nhớ cho bất kì ai từng tham khảo nó. Vì vậy, nó cũng giúp cho học sinh hứng thú với bài học hơn đồng thời cũng nhớ bài học lâu hơn.

Tiến trình thực hiện nhƣ sau:

- Giáo viên cử các đại diện lên tô màu và đƣa ra ý tƣởng cho từng nhánh lớn của Bản đồ tƣ duy, các nhánh nhỏ sẽ tô cùng màu với nhánh lớn hơn mang nó. - Sau đó sẽ cử các đại diện lên bảng thiết lập các hình ảnh cho các nhánh của bản đồ tƣ duy.

- Giáo viên cho thảo luận lấy ý kiến để thống nhất có chấp nhận hình ảnh của từng nhánh hay không.

Giải pháp đảm bảo hiệu quả:

- Trƣờng hợp học sinh tô màu không thống nhất giữa các nhánh lớn và nhánh con, giáo viên sẽ chỉnh sửa để có sự thống nhất.

- Trong trƣờng hợp hình ảnh không sát với nội dung bài học thì giáo viên sẽ gợi ý để học sinh có phƣơng pháp chỉnh sửa cho phù hợp nội dung bài học.

2.1.3. Giáo án minh hoạ

Bài 17: hô hấp

Mục I:Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật

- Mục tiêu kiến thức: Nêu đƣợc khái niệm hô hấp và phân tích đƣợc sự tiến hoá của các quá trình trao đổi khí ở các nhóm động vật có bậc thang tiến hoá từ thấp đến cao đồng thời phân tích đƣợc hiện tƣợng cơ quan hô hấp có biến đổi để các nhóm động vật thích nghi với môi trƣờng sống của chúng. - Mục tiêu kĩ năng: Qua mục “trao đổi khí giữa cơ thể với môi trƣờng ở các nhóm động vật”, học sinh củng cố các kĩ năng sau:

+Kĩ năng phân tích nội dung bài học

+Kĩ năng xây dựng Bản đồ Tƣ duy cho một mảng kiến thức mới

Tiến trình tổ chức dạy học

Bước 1: Học sinh đọc bài và tóm lƣợc nội dung

Giáo viên yêu cầu chuẩn bị sẵn sách giáo khoa và bút chì; tự đọc nội dung kiến thức mục I - Bài 17 – Sách giáo khoa Sinh học 11 Ban Nâng cao

trong 5 phút, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện theo cá nhân các thao tác sau: - Căn cứ vào nội dung, chia mục kiến thức này thành các ý, các ý có sự

phân cấp lớn nhỏ rõ ràng.

- Đọc lại nội dung từng ý, tìm trong đó một từ khái quát thể hiện nội dung của cả ý; sau đó dùng bút chì viết từ đó vào lề của cuốn sách giáo khoa ngang hàng với vị trí của ý đó trong sách (nếu trong ý đó không có sẵn từ khoá thì tự nghĩ ra một từ khái quát nội dung của cả ý).

Giáo viên gọi một số học sinh diễn giải bằng lời dàn ý cấu trúc nội dung do mình thu nhận đƣợc trong quá trình tóm lƣợc sách giáo khoa. Giáo viên chốt lại các vấn đề chính sẽ nhắc đến trong bài học:

- Khái niệm trao đổi khí ngoài (hô hấp ngoài)

- Các phƣơng thức trao đổi khí giữa cơ thể với môi trƣờng + Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

+ Trao đổi khí qua mang

+ Trao đổi khíqua hệ thống ống khí

+ Trao đổi khí ở các phế nang (trong phổi)

Bước 2: Xây dựng từ khoá và hình ảnh trung tâm

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trong vòng 3 phút và đƣa ra từ khoá và ý tƣởng về hình ảnh trung tâm, viết từ khoá và ý tƣởng về hình ảnh trung tâm vừa tìm đƣợc ra giấy A4.

- Hết 3 phút thảo luận, giáo viên thu giấy A4 mà các nhóm vừa trình bày sau đó yêu cầu các đại diện của nhóm lên bảng trình bày từ khoá và ý tƣởng về hình ảnh trung tâm của mỗi nhóm để bắt đầu xây dựng Bản đồ Tƣ duy của nhóm mình về bài học.

Các ý tƣởng dự kiến có thể đƣợc học sinh đƣa ra:

+ Từ khoá trung tâm là “Hô hấp”, ý tƣởng về hình ảnh trung tâm là hình ảnh trùng amip với khí CO2 theo hƣớng đi ra và khí O2 theo hƣớng đi vào.

+ Từ khoá trung tâm là “Trao đổi khí ở các nhóm động vật”, ý tƣởng về hình ảnh trung tâm là hình hai lá phổi của lớp thú.

+ Từ khoá trung tâm là “Tiến hoá về trao đổi khí”, ý t6ƣởng về hình ảnh trung tâm là hình ảnh về cấu tạo phế nang của lớp thú.

+ Từ khoá trung tâm là “Hô hấp ngoài”, ý tƣởng về hình ảnh trung tâm là hình hai lá phổi của lớp thú.

- Sau đó, giáo viên chốt lại các hình ảnh và từ khoá trung tâm có thể sử dụng đƣợc sao cho sát với bài học. Từ khoá trung tâm có thể sử dụng trong

bài học là “Hô hấp ngoài” hay “Trao đổi khí ngoài”, hình ảnh trung tâm có thể sử dụng là hình 2 lá phổi của lớp thú vì đây là hình dễ nhận biết nhất.

Bước 3: Phát hiện các ý tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ Tƣ duy

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy dạy học chương Chuyên hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học 11 - Trung học Phổ thông (Ban nâng cao (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)