Sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong chữa bài tập

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy dạy học chương Chuyên hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học 11 - Trung học Phổ thông (Ban nâng cao (Trang 42)

9. Cấu trúc nội dung luận văn

2.2.Sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong chữa bài tập

2.2.1. Phương thức sử dụng Bản đồ tư duy trong chữa bài tập cho học sinh

Thông thƣờng, các câu hỏi và bài tập cho học sinh phổ thông thƣờng đƣợc các tác giả viết các cuốn sách bài tập trả lời theo một dàn ý nhất định, tƣơng đối khó nhớ đối với học sinh không thuộc khối chuyên Sinh học. Các giáo viên cũng thƣờng lấy các đáp án trong các sách này làm chuẩn mà quên đi rằng học trò của mình cũng có những cái đầu có sức sáng tạo vô biên và cũng quên mất rằng học trò của mình rất hay quên không phải cái gì cung cấp

cho các em thì các em cũng đều có thể nhớ hết cả. Các em chỉ nhớ đƣợc sâu sắc khi chúng ta là những thầy cô có thể để lại ấn tƣợng sâu sắc về bài học trong suy nghĩ của học trò. Vì vậy mà có một thực trạng thƣờng xuyên xảy ra đó là sau khi chúng ta chữa xong bài tập thì ngày hôm sau hỏi lại về chính bài tập đó, học trò của chúng ta vẫn thấy nhƣ mới hoàn toàn, trả lời chẳng ý nào ăn nhập vào câu hỏi. Vậy nên sử dụng bản đồ tƣ duy trong chữa bài tập sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ để khắc phục hiện tƣợng trên do trong quá trình hình thành Bản đồ tƣ duy, chúng ta đã phải cho học trò tự động não tìm ra các ý trả lời để vẽ nên Bản đồ Tƣ duy.

Đối với các câu hỏi có nhiều ý trả lời, chúng ta có thể hƣớng dẫn học sinh sử dụng Bản đồ Tƣ duy. Hình ảnh trung tâm sẽ là hình ảnh tƣợng trƣng cho câu hỏi. Các nhánh chính toả ra từ hình ảnh trung tâm sẽ là các ý chính trả lời cho câu hỏi, chúng ta có thể thêm các từ khoá và các hình ảnh minh hoạ cho các ý trả lời này vào các nhánh chính. Từ các nhánh chính, phát triển ra các nhánh con bao gồm các ý làm rõ các ý chính này để câu trả lời đƣợc sâu sắc hơn. Sử dụng bản đồ tƣ duy trong chữa bài tập cho học sinh sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã đƣợc học đồng thời phát huy đƣợc nhiều ý trả lời sáng tạo mà không bị gò bó bởi bất cứ hệ thống dàn ý cứng nhắc nào. Điều này làm cho câu hỏi cuốn hút đƣợc suy nghĩ của học sinh hơn, giúp các em say mê môn học hơn.

2.2.2. Quy trình sử dụng Bản đồ Tư duy trong chữa bài tập cho học sinh

Sơ đồ 2.1: Quy trình sử dụng Bản đồ Tư duy trong chữa bài tập cho học sinh

Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Bản đồ Tƣ duy để trả lời

Đƣa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm của Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi

Phát hiện các ý tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi

Tô màu và đƣa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tƣ duy

2.2.2.1. Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Bản đồ Tư duy để trả lời

Hiện nay có rất nhiều loại hình câu hỏi và bài tập nhƣng chúng tôi tạm thời chia thành ba nhóm lớn là: câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận có nội dung trả lời ngắn, câu hỏi tự luận với nội dung trả lời gồm nhiều ý.

Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan, chúng ta chỉ yêu cầu học sinh lựa chọn đáp án chứ không yêu cầu viết lời giải thích. Nhƣ thế, không thể sử dụng Bản đồ tƣ duy cho loại hình bài tập này trong hƣớng dẫn học sinh trình bày. Tuy nhiên, trong qúa trình giảng giải cho học sinh hiểu tại sao lại chọn đáp án đó mà không phải là các phƣơng án gây nhiễu khác thì chúng ta lại có thể sử dụng Bản đồ tƣ duy để làm sáng tỏ vấn đề. Trong trƣờng hợp này, từ khoá và hình ảnh trung tâm sẽ là từ lột tả đƣợc nội dung mà câu hỏi định hỏi,

còn các nhánh chính là các phƣơng án trả lời, các nhánh con là các luận điểm để ta chấp nhận hay loại bỏ đáp án đó.

Đối với câu hỏi tự luận có nội dung trả lời ngắn, đáp án thƣờng chỉ có một ý trả lời. Vì thế, chúng ta không thể lập đƣợc một bản đồ tƣ duy cho loại hình câu hỏi này bởi vì nếu lập một Bản đồ Tƣ duy cho câu hỏi thì nó sẽ trở nên quá đơn điệu, không có sức lôi cuốn trí nhớ học sinh.

Đối với câu hỏi tự luận với nội dung trả lời gồm nhiều ý, đáp án thƣờng gồm rất nhiều ý, đây là loại hình câu hỏi mà học sinh khó có thể trả lời trọn vẹn nếu nhƣ không có đƣợc một hệ thống tƣ duy tƣơng đối logic và gợi mở tính sáng tạo. Vì thế mà đây là loại hình câu hỏi lí tƣởng để áp dụng Bản đồ Tƣ duy. Chúng sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, tìm ra nhiều ý trả lời mang tính sáng tạo hơn.

Nhƣ vậy, có hai loại hình câu hỏi có thể sử dụng Bản đồ Tƣ duy để hƣớng dẫn cho học sinh là câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận có nội dung trả lời gồm nhiều ý. Các câu hỏi đƣợc đƣa ra để áp dụng Bản đồ Tƣ duy trong quá trình trả lời cần có các yêu cầu chung là:

- Câu hỏi phải mạch lạc rõ ràng, không mập mờ, đánh đố học sinh. - Câu hỏi phải có nội dung sát kiến thức sách giáo khoa.

- Câu hỏi phải có xu hƣớng mở để học sinh có thể đề xuất ý tƣởng sáng tạo của bản thân vào Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi.

- Câu hỏi phải dựa trên nền kiến thức chặt chẽ, logic.

2.2.2.2. Đưa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm của Bản đồ Tư duy về câu hỏi

Không giống nhƣ đƣa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm trong vấn đề xây dựng Bản đồ Tƣ duy cho một bài học mới, việc đƣa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm có thể lấy ra từ nội dung bài học. Việc đƣa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm phải lấy ý tƣởng từ câu hỏi. Từ khoá và hình ảnh trung tâm trong trƣờng hợp này phải lột tả đƣợc vấn đề đƣợc đề cập đến trong câu hỏi. Bƣớc này có ý nghĩa quan trọng là:

- Giúp học sinh định hƣớng đƣợc rõ ràng chủ đề cần trả lời cho câu hỏi, tránh tình trạng lạc đề khi trả lời.

- Kích thích hứng thú của học sinh vì học sinh đƣợc trực tiếp xây dựng nên ý tƣởng trung tâm để trả lời cho câu hỏi.

Chúng tôi nhận thấy hình thức tổ chức để học sinh có thể đƣa ra hình ảnh và từ khoá trung tâm có thể theo hình thức dạy học nhóm hoặc để học sinh hoạt động theo cá nhân đều đƣợc. Tuy nhiên, đối với mỗi câu hỏi, mỗi học sinh đều có những ý tƣởng sáng tạo riêng để trả lời. Để phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của các em trong vấn đề trả lời câu hỏi, sau đây chúng tôi đƣa ra cách thức xây dựng hình ảnh trung tâm trên cơ sở hình thức dạy học theo hình thức đề xuất ý tƣởng của cá nhân, ý tƣởng nào xuất sắc nhất sẽ đƣợc lựa chọn.

Tiến trình thực hiện nhƣ sau:

- Giáo viên cho học sinh 2 phút suy nghĩ để đƣa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm về câu hỏi và viết các ý tƣởng đƣợc đƣa ra này ra giấy.

- Sau thời gian 2 phút, giáo viên yêu cầu học sinh nộp các bản ý tƣởng, đồng thời cử các đại diện có ý tƣởng xuất sắc nhất viết các ý tƣởng trung tâm của mình lên bảng.

-Giáo viên cùng học sinh lựa chọn từ khoá và hình ảnh trung tâm sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học, đây là điểm khởi đầu của một bản đồ Tƣ duy về câu hỏi mà chúng ta xây dựng.

Giải pháp đảm bảo hiệu quả:

Trong trƣờng hợp không có học sinh nào đƣa ra đƣợc hình ảnh trung tâm phù hợp với nội dung bài học thì giáo viên sẽ gợi mở cho học sinh để dẫn dắt học sinh tìm ra ý tƣởng lột tả đƣợc vấn đề cốt lõi của câu hỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.3. Phát hiện các ý tương ứng các nhánh của Bản đồ Tư duy về câu hỏi

Đây là bƣớc rất khó nhƣng cũng đầy hấp dẫn đối với mỗi câu hỏi bởi vì với mỗi câu hỏi không phải ai cũng có thể có đáp án giống nhau. Khi mỗi ngƣời đƣa ta một ý tƣởng trả lời khác nhau cũng sẽ làm cho bài học phong

phú hơn nhƣng đối với việc thống nhất ý tƣởng để tạo các nhánh của Bản đồ Tƣ duy sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, đây là bƣớc cốt yếu để hoàn thành Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi. Vì vậy, khâu này có ý nghĩa rất quan trọng là:

- Giúp giáo viên thu thập đƣợc thông tin phản hồi chi tiết của các em về mức độ hiểu biết, vận dụng và sáng tạo dựa trên cơ sở kiến thức căn bản đã đƣợc học trong các bài học có trong sách giáo khoa. Từ đó hƣớng dẫn các em xây dựng Bản đồ Tƣ duy hoàn thiện về câu hỏi nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã có và phát hiện thêm những ý tƣởng sáng tạo từ các kiến thức sẵn có.

- Giúp học sinh tạo dựng đƣợc niềm đam mê đối với câu hỏi vì hình ảnh và các nhánh ý tƣởng chi tiết sẽ do các em cùng nhau đề xuất xây dựng nên dựa trên cách hiểu vấn đề, cách ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, cách phát hiện vấn đề mới của chính bản thân các em .

Chúng tôi nhận thấy hình thức tổ chức để học sinh có thể đƣa ra các ý tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ Tƣ duy có thể theo hình thức dạy học nhóm hoặc để học sinh hoạt động theo cá nhân đều đƣợc. Tổ chức dạy học theo hình thức chia nhóm sẽ có phần sôi động hơn. Tuy nhiên, tổ chức theo hình thức hoạt động từng nhóm nhỏ chỉ khoảng 2 hoặc 3 ngƣời trong một nhóm thì sẽ thu thập đƣợc nhiều ý tƣởng sáng tạo của các cá nhân tham gia hơn vì khi hoạt động theo nhóm nhỏ nhƣ vậy sẽ tạo đƣợc không gian để tất cả các thành viên trong nhóm đóng góp tối đa ý kiến mà mình nghĩ ra. Sau đây, chúng tôi đƣa ra cách thức xây dựng các ý tƣởng và hình ảnh tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy trên cơ sở hình thức dạy học theo nhóm nhỏ chỉ khoảng 3 ngƣời trong một nhóm.

Tiến trình thực hiện nhƣ sau:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chỉ gồm 3 thành viên, các nhóm sẽ thảo luận để đƣa ra các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy về câu hỏi và viết các ý tƣởng đƣợc đƣa ra này ra giấy.

- Sau thời gian hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh nộp các bản ý tƣởng, đồng thời cử đại diện các nhóm viết các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy về câu hỏi của nhóm mình lên bảng.

- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn từ khoá và hình ảnh của các nhánh trong bản đồ Tƣ duy sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học.

Giải pháp đảm bảo hiệu quả:

- Trong trƣờng hợp các ý tƣởng học sinh đƣa ra chƣa đủ để trả lời cho câu hỏi, giáo viên cần bổ sung những ý trả lời tƣơng ứng những nhánh quan trọng đó vào bản đồ Tƣ duy đang đƣợc thiết lập.

2.2.2.4. Tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tư duy

Bƣớc này có ý nghĩa quan trọng là:

- Bƣớc tô màu và thiết lập hình ảnh cho bản đồ Tƣ duy về câu hỏi sẽ làm cho các em nhớ lâu hơn về những ý tƣởng mà các em đã phát hiện ra để trả lời cho câu hỏi vì màu sắc và hình ảnh minh hoạ sẽ tạo ra một ấn tƣợng sâu sắc trong não bộ của các em.

- Tiến trình thực hiện nhƣ sau:

- Giáo viên cử các đại diện lên tô màu và đƣa ra ý tƣởng cho từng nhánh lớn của Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi, các nhánh nhỏ sẽ tô cùng màu với nhánh lớn hơn mang nó.

- Sau đó sẽ cử các đại diện lên bảng thiết lập các hình ảnh cho các nhánh của Bản đồ Tƣ duy.

- Giáo viên cho thảo luận lấy ý kiến để thống nhất có chấp nhận hình ảnh của từng nhánh hay không.

Giải pháp đảm bảo hiệu quả:

- Trƣờng hợp học sinh tô màu không thống nhất giữa các nhánh lớn và nhánh con, giáo viên sẽ chỉnh sửa để có sự thống nhất.

-Trong trƣờng hợp hình ảnh không sát với từ khoá đƣa ra cho nhánh đó thì giáo viên sẽ gợi ý để học sinh có phƣơng pháp chỉnh sửa cho phù hợp từ khoá của nhánh.

2.2.3. Câu hỏi minh hoạ

Bước 1: Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Bản đồ Tƣ duy để trả lời

Chúng tôi sử dụng câu hỏi minh hoạ là câu hỏi 3 - trang 60 - thuộc bài 15: Tiêu hoá – Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 – Ban nâng cao.

Nội dung câu hỏi: Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dƣỡng đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?

Đối với câu hỏi này có các đặc thù sau:

- Câu hỏi sẽ có rất nhiều ý để trả lời, học sinh có thể tìm ra rất nhiều ý tƣởng để thể hiện cấu trúc của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ các chất của nó.

- Câu hỏi đƣợc lấy từ mục câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa nên nội dung sát với nội dung kiến thức của sách giáo khoa.

- Câu hỏi có nội dung cần hỏi mạch lạc rõ ràng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Câu hỏi phải có xu hƣớng mở. Nhƣ vậy, học sinh có thể đề xuất ý tƣởng sáng tạo của bản thân vào Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi.

- Câu hỏi dựa trên nền kiến thức chặt chẽ, logic về vấn đề “Tiêu hoá”. Nhƣ vậy, với câu hỏi này rất phù hợp để sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong xây dựng đáp án của câu hỏi. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn câu hỏi này để áp dụng minh hoạ.

Bước 2: Xây dựng từ khoá và ý tƣởng về hình ảnh trung tâm

- Giáo viên cho học sinh 2 phút suy nghĩ để đƣa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm về câu hỏi và viết các ý tƣởng đƣợc đƣa ra này ra giấy.

- Sau thời gian 2 phút, giáo viên yêu cầu học sinh nộp các bản ý tƣởng, đồng thời cử các đại diện có ý tƣởng xuất sắc nhất viết các ý tƣởng trung tâm của mình lên bảng.

+ Cấu tạo ruột non phù hợp chức năng + Cấu tạo và chức năng ruột non + Ruột non

Ý tƣởng về hình ảnh trung tâm có thể là hình ảnh về ruột non hay niêm mạc ruột.

- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn từ khoá và hình ảnh trung tâm sao cho phù hợp nhất với nội dung bài học, đây là điểm khởi đầu của một bản đồ Tƣ duy về câu hỏi mà chúng ta xây dựng.

Đáp án về từ khoá và hình ảnh trung tâm là: “Ruột non” hoặc “Cấu tạo ruột non phù hợp chức năng”, ý tƣởng về hình ảnh trung tâm là hình ảnh về ruột non.

Bước 3. Phát hiện các ý tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ Tƣ duy về câu hỏi - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chỉ gồm 3 thành viên, các nhóm sẽ thảo luận để đƣa ra các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh của Bản đồ tƣ duy về câu hỏi và viết các ý tƣởng đƣợc đƣa ra này ra giấy.

- Sau thời gian hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh nộp các bản ý tƣởng, đồng thời cử đại diện các nhóm viết các ý tƣởng tƣơng ứng các nhánh

Một phần của tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy dạy học chương Chuyên hóa vật chất và năng lượng ở động vật Sinh học 11 - Trung học Phổ thông (Ban nâng cao (Trang 42)