1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

85 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 504 KB

Nội dung

1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống của con người cũng cao hơn, tổ chức sản xuất không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng mà còn đòi hỏi phải có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay đang ở mức báo động cao. Bởi vì hiện nay trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông thủy hải sản, thực phẩm còn xảy ra nhiều điều đáng lo ngại : như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi, trồng trọt; việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện; vấn đề vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo chất lượng; việc giết mổ gia súc, gia cầm trong điều kiện không sạch sẽ. Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất độc hại trong các sản phẩm chăn nuôi như: kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng,… gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa, hiện nay dịch cúm gia cầm đang tái phát cùng với bệnh Lợn tai xanh ở một số nơi làm bùng lên sự lo âu cho người tiêu dùng. Mà trong các sản phẩm của ngành chăn nuôi, thịt lợn là một món ăn truyền thống và hầu như không thể thiếu trong mâm cơm hằng ngày của mỗi gia đình. Do đó nhu cầu về thịt lợn rất lớn, nhưng trong tình hình dịch bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng,.. đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay thì chất lượng thịt lợn vẫn là mối lo ngại của người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để có được thịt lợn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là vấn đề đang được các cơ quan chức năng nói chung và xã văn Đức – Huyện Gia Lâm nói riêng quan tâm nghiên cứu và tìm cách khắc phục. Bởi chăn nuôi lợn là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã Văn Đức. Tuy nhiên để bảo đảm được sức khỏe và vệ sinh cho gia đình mình thì trước hết trong tình hình hiện nay vấn đề nhận thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Từ thực trạng đó, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo Tiến sĩ Trần Văn Đức và UBND xã Văn Đức, tôi xin nghiên cứu đề tài: “ Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -Góp phần hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề vệ sinh ATTP và nhận thức của người dân về vệ sinh ATTP liên quan đến thịt lợn. -Đánh giá thực trạng nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm - Hà Nội. -Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn của người dân trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm - Hà Nội. -Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức- huyện Gia Lâm- Hà Nội. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1.Người dân hiểu như thế nào về Vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn nói riêng? 2.Với hiểu biết của mình thì người dân có phản ứng như thế nào để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm? 3.Làm thế nào để người dân hiểu rõ và có những giải pháp hiệu quả về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và của thịt lợn nói riêng? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu trên các lĩnh vực nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh ATTP. Đặc biệt đề tài xem xét khía cạnh về nhận thức của người dân về vệ sinh ATTP của thịt lợn. Đề tài nghiên cứu trực tiếp người dân tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm - Hà Nội. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi về nội dung: Đề tài xem xét các khía cạnh về nhận thức của người dân trên vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn tại xav Văn Đức - huyện Gia Lâm- Hà Nội. -Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm- Hà Nội. -Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, số liệu thu thập từ lúc làm khóa luận đến khi kết thúc khóa luận từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2013 và số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian (2009-2013)

Trang 1

Đề tài : Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luậnvăn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc

Tác giả luận văn

Trịnh Quang Tú

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới BanGiám Hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và Phát triển

nông thôn; cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức

quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ TrầnVăn Đức - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn

về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Văn Đức, cùng cácngười dân trên địa bàn xã đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cácthông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đềtài này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã chia

sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthiện luận văn này

Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoànthành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến củaThầy Cô và bạn bè Song do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu củabản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cô và cácbạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015

Tác giả luận văn Trịnh Quang Tú

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống của conngười cũng cao hơn, tổ chức sản xuất không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về sốlượng mà còn đòi hỏi phải có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay đang ởmức báo động cao Đặc biệt với những sản phẩm thường xuyên có trong bữa

ăn của người Việt như thịt lợn đã và đang được người dân cũng như các cơquan ban ngành chức năng hết sức quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thựcphẩm Vậy làm thế nào để có được thịt lợn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh antoàn thực phẩm, đây là vấn đề đang được các cơ quan chức năng nói chung và

xã Văn Đức - huyện Gia Lâm nói riêng quan tâm nghiên cứu và tìm cách khắcphục Tuy nhiên để bảo đảm được sức khỏe và vệ sinh cho gia đình mình thìtrước hết trong tình hình hiện nay vấn đề nhận thức của người dân về vệ sinh

an toàn thực phẩm mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết Từ thực trạng đó,cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ Trần Văn Đức và Ủy

ban nhân dân xã văn Đức, tôi xin nghiên cứu đề tài: “ Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội”, với mục tiêu chung là: trên cơ sở tìm hiểu

nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn,phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức từ đó đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này trên địa bàn xã VănĐức, huyện Gia Lâm, Hà Nội Và mục tiêu cụ thể là: thứ nhất, góp phần hệthống các vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề vệ sinh ATTP và nhận thứccủa người dân về vệ sinh ATTP liên quan đến thịt lợn; thứ hai, đánh giá thựctrạng nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn trên địabàn huyện; thứ ba là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về vấn đề

Trang 4

vệ sinh ATTP của thịt lợn của người dân trên địa bàn và thứ tư là đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề vệ sinhATTP của thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm- Hà Nội

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu trên các lĩnh vực

về nhận thức của người dân trên địa bàn xã Văn Đức- huyện Gia Lâm về vấn

đề vệ sinh ATTP của thịt lợn

Để hiểu rõ vấn đề nghiên cứu, tôi đã đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở thựctiễn của đề tài Phần cơ sở lý luận tôi nêu lên các lý luận về vấn đề vệ sinhATTP nói chung cũng như lý luận về vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn và lýluận về nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn Trongphần lý luận này tôi nêu ra các khái niệm cũng như vai trò và các yếu tố ảnhhưởng tói nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh ATTP Phần cơ sởthực tiễn là tình hình vệ sinh ATTP trên thế giới nói chung và ở Viêt Namnói riêng

Tôi đã sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn người dân bằng bảng câuhỏi đã chuẩn bị sẵn Thu thập số liệu đã được công bố qua liên hệ với ủy banNhân dân xã Văn Đức và internet, sách, báo…về các vấn đề vệ sinh ATTPlàm nguồn tài liệu cho quá trình nghiên cứu Sử dụng phương pháp thống kê

mô tả, phương pháp so sánh để phân tích, dùng máy tính bỏ túi và excel để xử

lý số liệu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: nhóm chỉ tiêu về người dân vànhóm chỉ tiêu phản ánh nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh ATTP củathịt lợn

Ở phần kết quả nghiên cứu tôi đã nghiên cứu thực trạng vệ sinh ATTPcủa thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức và mô tả về các nhóm người dân đượcđiều tra trên địa bàn xã, gồm có 3 cấp độ sau: nhóm người dân hiểu biết thấp,nhóm người dân hiểu biết trung bình và nhóm người dân hiểu biết cao về vệsinh ATTP của thịt lợn Sau đó, đánh giá mức độ nhận thức của các nhóm

Trang 5

người dân; đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến nhận thức của ngườidân như độ tuổi, trình độ văn hóa và các hoạt động tuyên truyền của cán bộđịa phương,

Tôi đã đưa ra những khó khăn và thuận lợi của địa phương trong việcnâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh ATTP của thịt lợn, từ đó đưa ramột số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cũng như các kiến nghị đến các

cơ quan quản lý,đến người dân và đến các cơ quan truyền thông, hội Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan

Mặc dù vấn đề nhận thức về vệ sinh ATTP của thịt lợn trên địa bàn xãVăn Đức cao và tồn tại nhiều vấn đề nhưng nó đang tăng lên qua các năm Vàtheo đà hiện nay cùng với sự vào cuộc tích cực của cán bộ địa phương và ýthức của người dân đang được tăng lên sẽ khắc phục được những khó khăn đó

và sẽ thành công sớm

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống của conngười cũng cao hơn, tổ chức sản xuất không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về sốlượng mà còn đòi hỏi phải có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm (ATTP) Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiệnnay đang ở mức báo động cao Bởi vì hiện nay trong lĩnh vực nuôi trồng, chếbiến nông thủy hải sản, thực phẩm còn xảy ra nhiều điều đáng lo ngại : nhưviệc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi, trồng trọt;việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng

sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện; vấn đề vệ sinhchuồng trại chưa đảm bảo chất lượng; việc giết mổ gia súc, gia cầm trongđiều kiện không sạch sẽ Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất độc hại trong cácsản phẩm chăn nuôi như: kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng,… gâynguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng Hơn nữa, hiện nay dịchcúm gia cầm đang tái phát cùng với bệnh Lợn tai xanh ở một số nơi làm bùnglên sự lo âu cho người tiêu dùng

Mà trong các sản phẩm của ngành chăn nuôi, thịt lợn là một món ăntruyền thống và hầu như không thể thiếu trong mâm cơm hằng ngày của mỗigia đình Do đó nhu cầu về thịt lợn rất lớn, nhưng trong tình hình dịch bệnhheo tai xanh, lở mồm long móng, đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện naythì chất lượng thịt lợn vẫn là mối lo ngại của người tiêu dùng Vậy làm thếnào để có được thịt lợn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đây làvấn đề đang được các cơ quan chức năng nói chung và xã văn Đức – HuyệnGia Lâm nói riêng quan tâm nghiên cứu và tìm cách khắc phục Bởi chăn nuôilợn là một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã Văn Đức Tuy

Trang 8

nhiên để bảo đảm được sức khỏe và vệ sinh cho gia đình mình thì trước hếttrong tình hình hiện nay vấn đề nhận thức của người dân về vệ sinh an toànthực phẩm mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết Từ thực trạng đó, cùng với sựgiúp đỡ của thầy giáo Tiến sĩ Trần Văn Đức và UBND xã Văn Đức, tôi xin

nghiên cứu đề tài: “ Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh ATTPcủa thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm - Hà Nội

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về vấn đề vệ sinh ATTPcủa thịt lợn của người dân trên địa bàn xã Văn Đức - huyện Gia Lâm - HàNội

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dântrong vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn trên địa bàn xã Văn Đức- huyện GiaLâm- Hà Nội

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1 Người dân hiểu như thế nào về Vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung

Trang 9

và vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn nói riêng?

2 Với hiểu biết của mình thì người dân có phản ứng như thế nào để bảođảm vệ sinh an toàn thực phẩm?

3 Làm thế nào để người dân hiểu rõ và có những giải pháp hiệu quả

về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và của thịt lợn nóiriêng?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu trên các lĩnh vực nhận thức của người dân vềvấn đề vệ sinh ATTP Đặc biệt đề tài xem xét khía cạnh về nhận thức củangười dân về vệ sinh ATTP của thịt lợn

Đề tài nghiên cứu trực tiếp người dân tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn xãVăn Đức - huyện Gia Lâm - Hà Nội

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài xem xét các khía cạnh về nhận thức củangười dân trên vấn đề vệ sinh ATTP của thịt lợn tại xav Văn Đức - huyện GiaLâm- Hà Nội

- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn xã Văn Đức - huyện GiaLâm- Hà Nội

- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, số liệu thu thập từ lúc làm khóa luận

đến khi kết thúc khóa luận từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2013 và số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian (2009-2013)

Trang 10

2.1.1.1 Các khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm Theo quy định 31 khoản 1 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thựcphẩm 2003 ( gọi tắt là pháp lệnh 2003), thực phẩm là những sản phẩm mà conngười ăn uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản

Khái niệm này mang tính khái quát cao, nên sự phân biệt giữa thực phẩmvới các khái niệm mỹ phẩm và dược phẩm chưa rõ ràng Hiện nay có rấtnhiều sản phẩm vừa được sử dụng như thực phẩm vừa được sử dụng nhưdược phẩm như trà thanh nhiệt, các loại sữa chua lên men, viên ngậm vitamin

C … và những sản phẩm được coi là dược phẩm khi có thành phần hoạt chấtvới hàm lượng liều dùng có tác dụng phòng và chưa bệnh, đồng thời được sảnxuất công bố có tác dụng phòng chữa bệnh Theo điểm 1 mục 1 thông tư số17/2000/TT-BYT ngày 27/9/2000 hướng dẫn đăng ký sản phẩm dưới dạngthuốc , dược phẩm thì việc hiểu đúng khái niệm về thực phẩm có ý nghĩ quantrọng trong việc áp dụng các quy định về sản xuất, đăng ký, lưu hành đối vớicác nhà sản xuất

Thực phẩm còn được hiểu là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu cácchất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước,

mà con người hay động vật có thể ăn uống được, với mục đích cơ bản là thunạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích Các thựcphẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chếbiến từ phương pháp lên men như rượu, bia Thực phẩm được thu nhận thôngqua việc gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác

Trang 11

Vệ sinh thực phẩm là khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không cóchứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố Hay nói cách khác vệ sinhthực phẩm là mọi điều kiện và biện pháp nhằm đảm bảo sự an toàn và tínhhợp lý của thực phẩm trong toàn bộ dây chuyền thực phẩm.

An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây hại cho người tiêudùng khi nó được chế biến hay ăn uống theo mục đích sử dụng đã định trước

Vệ sinh an toàn thực phẩm: là các điều kiện và biện pháp cần thiết đểđảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người( khoản 2 điều 2 pháp lệnh 2003 ) theo đó vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩmđược đặt ra trong tất cả các khâu của chuỗi hình thành thực phẩm “ từ nôngtrại đến bàn ăn” từ quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưuthông trên thị trường và cuối cùng là xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm Ngoài

ra, vệ sinh an toàn thực phẩm, còn phản ánh chất lượng thực phẩm Không thể

có chất lượng thực phẩm tốt khi không tuân thủ các quy định về vệ sinh antoàn thực phẩm Việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩmnhằm tạo ra sản phẩm an toàn , mặc dù trong nó vẫn chứa các tác nhân vật lý,hóa học, sinh học nhưng ở một mức độ an toàn, không gây hại cho sức khỏe

và tính mạng của con người

Còn theo tổ chức FAO và WHO định nghĩa thì: “Vệ sinh an toàn thựcphẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng củangười sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhânvật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải làsản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe củangười tiêu dùng.”

2.1.1.2 Mối quan hệ giữa vệ sinh và an toàn thực phẩm

Vệ sinh là tổng hợp các điều kiện nhằm đảm bảo các yếu tố về an toànthực phẩm

Trang 12

Vệ sinh và an toàn thực phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau bởi chúngảnh hưởng trực tiếp đến trực tiếp đến cuộc sống của con người Nếu thựcphẩm mà không được vệ sinh sạch, an toàn khi con người sử dụng sẽ gây ảnhhưởng đến sức khoẻ vì khi không được vệ sinh trong thực phẩm chứa rấtnhiều vi sinh vật gây bệnh Vệ sinh là nền tảng để thực phẩm được an toàn.Cuộc sống của con người trên toàn nhân loại đều cần đến thực phẩm đểduy trì cuộc sống Chính vì vậy đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã cónhững biện pháp rất nghiêm ngặt để bảo đảm vệ sinh thực phẩm cho ngườidân nước họ vì vệ sinh là một khoa học về bảo vệ và tăng cường sức khoẻ củacon người

Mối quan hệ giữa vệ sinh và an toàn thực phẩm luôn luôn có sự tác độngtheo hai chiều là tích cực hoặc tiêu cực

- Theo chiều tích cực:

Nếu tất cả các sản phẩm đều được vệ sinh sạch sẽ và an toàn trước khiđưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của con người thì nó sẽ tạo cho con ngườiluôn có sức khoẻ tốt, ít bệnh tật và đảm bảo vệ sinh

Vệ sinh và an toàn thực phẩm không những làm giảm bệnh tật, tăngcường sức lao động mà còn nâng cao sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội vàthể hiện nếp sống văn minh của nước đó

- Tác động tiêu cực:

Tuy nhiên ngược lại nếu như thực phẩm mà không được vệ sinh sạch sẽthì sẽ gây ra nguy hiểm vì thực phẩm cũng có thể là một yếu tố truyền bệnhnguy hiểm Nhiều loại vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại ở thực phẩm mộtthời gian khá dài, một số còn có khả năng sinh sản và phát triển rất mạnh ở

đó Các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại là môi trường thuận lợicho nhiều vi sinh vật phát triển Khi thực phẩm bị ôi ươn, biến chất còn tạo ranhững chất gây độc hại cho cơ thể

Trang 13

2.1.1.3 Tính tất yếu của Vệ sinh ATTP và vai trò của nó trong đời sống

xã hội

Con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải ăn Một đời ngườitrung bình đã ăn 10 tấn gạo, 25 tấn thực phẩm gồm: rau, củ, quả, đậu, lạc, thịt,

cá, trứng, đường sữa…

Mọi người chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của ăn uống.Ăn uống

là nhu cầu hàng ngày, nhu cầu cấp bách, bức thiết Ăn không chỉ chống cảmgiác đói mà ăn còn đem lại niềm thích thú, gắn liền với phát triển và gắn liềnvới sức khoẻ Ngay từ trước Công nguyên, các nhà y học đã cho rằng ăn uống

là một phương tiện để chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ

Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như chất đạm, đường, béo, cácsinh tố và các muối khoáng, đảm bảo sức khoẻ của con người, đồng thời cũng

có thể là nguồn gây bệnh, thậm chí còn dẫn đến tử vong

Không một thức ăn nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu như nókhông bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Theo Hải Thượng Lãn Ông, thức

ăn phải có phải có các chất bổ dưỡng cho cơ thể chứ không được là nguồngây bệnh Thực phẩm được an toàn sẽ cải thiện được sức khoẻ của con người,

an toàn thực phẩm đóng góp cho sức khoẻ, năng suất và cung cấp một nềntảng hiệu quả cho sự phát triển và xoá đói giảm nghèo

Mọi người ngày càng quan tâm đến các nguy cơ sức khoẻ do vi khuẩngây bệnh và các hoá chất nguy cơ tiềm ẩn trong thực phẩm Hàng tỷ người đã

bị mắc và nhiều người đã chết do ăn phải các thực phẩm không an toàn Hơn1/3 dân số của các nước phát triển bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩmgây ra mỗi năm và vấn đề này càng trầm trọng hơn đối với các nước đangphát triển (trong đó có Việt Nam)

Trang 14

Trung Quốc

Chỉ 1/10 số ngộ độc thực phẩmđược thống kê

- Các nước phát triển : 10% bị ngộđộc thực phẩm

- Các nước kém phát triển : caohơn nhiều

- Các nước có quy định báo cáo :chỉ đạt 1% số bị NĐTP

Nguồn : Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013

Thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn không những làm giảm

tỷ lệ bệnh tật mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và thể hiệnnếp sống văn minh của một dân tộc Thực phẩm không những có vai trò quantrọng đối với sức khoẻ của con người mà còn đóng vai trò quan trọng trongnhiều ngành kinh tế Chất lượng vệ sinh an toàn là chìa khoá tiếp thị của sảnphẩm Tăng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã mang lại uy tín cũng vớilợi nhuận lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến cũngnhư dịch vụ du lịch và thương mại Thực phẩm là một loại hàng hoá chiếnlược, thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sẽ tăng nguồn thu từ xuấtkhẩu thực phẩm có tính cạnh tranh lành mạnh và thu hút thị trường thế giới.Thực phẩm còn ảnh hưởng đến nòi giống của dân tộc Khi bàn đến tác

Trang 15

động của vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề đáng quan tâm hơn cả là đòi hỏinhững nỗ lực lớn hơn để đề phòng và khắc phục các hậu quả của nó là ảnhhưởng của thực phẩm ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh an toàn gây ngộ độcnguy hiểm cho con người Trẻ suy dinh dưỡng, bà mẹ có thai, người già yếu,người dân ở vùng sau thiên tai như : lụt, bão…, người dân phải sống trongtình trạng thiếu thốn thực phẩm hàng ngày, điều kiện vệ sinh môi trường kém,những người có sức đề kháng kém hoặc đang có bệnh thường dễ bị ngộ độcthực phẩm hơn, hậu quả là tình trạng sức khoẻ lại càng tồi tệ, đôi khi lại cònkéo theo một số bệnh tiềm ẩn khác do tích luỹ các chất độc hại trong cơ thể.

Sử dụng thực phẩm không vệ sinh an toàn trước mắt có thể bị ngộ độc cấptính với các triệu chứng ồ ạt dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa

là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số bộ phận trong cơ thể sau một thờigian mới phát bệnh hoặc có thể gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ mai sau.Những bệnh do thực phẩm gây ra có ảnh hưởng nghiêm trọng đối vớisức khoẻ và cuộc sống của con người Nhiều người đã bị mắc bệnh, thậm chí

tử vong do ăn phải các thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toànthực phẩm Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề toàn cầu,quan hệ trực tiếp đến sức khoẻ của toàn nhân loại Theo ước tính của Tổ chức

Y tế thế giới, tại một số nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do ngộ độc thựcphẩm chiếm từ 1/2 đến 1/3 tổng số trường hợp tử vong Ở Việt Nam, trên thịtrường vẫn còn nhiều hàng thực phẩm giả, nhiều thực phẩm không đảm bảochất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều cửa hàng dịch vụ thực phẩmkhông đảm bảo vệ sinh, dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng giatăng và các dịch bệnh lây theo đường ăn uống còn khá phổ biến Nhiều vụngộ độc thực phẩm hàng loạt với hàng trăm người mắc thỉnh thoảng vẫn xảy

ra Hiện nay, suy dinh dưỡng liên quan đến tiêu chảy là một trong những vấn

đề mà thế giới đang phải quan tâm Trẻ em rất nhạy cảm với thực phẩm ô

Trang 16

nhiễm, thường bị ngộ độc cấp tính dẫn đến tiêu chảy, nếu thời gian kéo dài sẽgây nên hội chứng kém hấp thu ảnh hưởng đến toàn bộ tình trạng dinh dưỡng.Hậu quả là một vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng, tăng tính nhạy cảm vớibệnh tật và nhiễm trùng, đôi khi còn kéo theo một số bệnh tiềm ẩn khác.

Ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngộ độc cấp tính rất rõ rệt và còn có thểgây nên tình trạng suy nhược, ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn đến tìnhtrạng dinh dưỡng sau này Ở người trưởng thành, ngộ độc thực phẩm làmgiảm sức lao động, nếu tái diễn nhiều lần có thể gây thiếu máu, thiếu sắt Một

số trường hợp đã ảnh hưởng âm ỉ đến sức khoẻ và có thể là nguyên nhân củanhững bệnh khác Chẳng hạn, nhiễm Listeria có thể liên quan đến sảy thai,thai chết lưu hoặc nhiễm Toxoplasma liên quan đến quái thai, mù bẩm sinh…Những bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ làm ảnh hưởng đến sứckhoẻ, tính mạng, giống nòi con người mà còn gây thiệt hại kinh tế đối với cánhân người mắc bệnh, với bản thân gia đình họ, với cộng đồng và đất nước,làm ảnh hưởng tới quan hệ của quốc gia Các bệnh này đã tạo ra một gánhnặng cho ngành Y tế và làm giảm hiệu quả kinh tế của đất nước

Theo Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế chobiết: Mỗi ngày ở Đác – ca (Băng-la-des) ít nhất 100 người phải vào viện vìngộ độc thức ăn bán trên đường phố Ngay cả các nước công nghiệp phát triển

có hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tiên tiến thì tìnhtrạng ngộ độc thức ăn vẫn thường xảy ra

Cũng từ Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y Tế, ở

Úc mỗi ngày có tới 11500 người mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây ra Thống

kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) ở Mỹ mỗi năm

có tới 76 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm, trong đó có 325000 ca phảinhập viện và 5000 tử vong Chi phí hàng năm cho 3,3 đến 12 triệu ca ngộ độcthực phẩm do 7 loại tác nhân gây bệnh và khoảng 6,5 đến 35 tỉ USD Chi phí

Trang 17

cho 11500 ca ngộ độc thực phẩm xảy ra ở Úc là 2,6 tỉ USD Úc mỗi năm.Những tình trạng trên không những ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo, niềmtin của người dân đối với Chính phủ và các nước còn phải chịu một khoản chiphí rất lớn cho giám sát, điều tra ngộ độc thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ, cấpcứu và điều trị Ngoài ra còn bị tổn thất do giảm lao động, giảm xuất khẩu,giảm lượng khách du lịch Các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm phải tăngchi phí cho việc thu hồi thực phẩm và bồi thường thiệt hại chi phí cho bảohiểm xã hội, vệ sinh cơ sở và quan trọng hơn là mất khách hàng, mất thịtrường Đối với người tiêu dùng, phải chi phí cho điều trị, giảm thu nhập do

sự nghỉ việc, chi phí cho khám bệnh, phục hồi sức khoẻ…

Qua đó, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng trầm trọng của ngộ độc thựcphẩm tới sức khoẻ cũng như chi phí của từng cá thể Đối với nền nôngnghiệp, ngộ độc thực phẩm dẫn tới nghỉ việc, sức khoẻ của người lao độnggiảm và có thể dẫn tới thất nghiệp Đối với công nghiệp thực phẩm, trongtrường hợp có sản phẩm gây ngộ độc thực phẩm thì nhà máy phải ngừng sảnxuất, sản phẩm thu hồi để tái chế hoặc thu hồi vào có thể gây hậu quả lớn đếnsức khoẻ cộng đồng Đối với ngành du lịch, trường hợp các khách sạn nhàhàng có những món ăn, đồ uống gây ngộ độc thì khách sạn, nhà hàng sẽ mất

uy tín đối với khách hàng dẫn tới hiệu quả kinh doanh ăn uống bị giảm súttrong thời gian dài Sự tăng trưởng kinh tế của các nước có thể bị ảnh hưởngbởi ngộ độc thực phẩm do không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển luônđòi hỏi sức lao động khoẻ mạnh

Từ những ví dụ trên chúng ta có thể nói rằng:

- Ngộ độc thực phẩm là không thể tránh khỏi nếu chất lượng vệ sinh antoàn thực phẩm không đảm bảo, thiếu sự quan tâm đúng mức của mỗi ngườidân, mỗi gia đình và mỗi quốc gia

- Mọi thực phẩm đều có nguy cơ tiềm ẩn bị vi khuẩn xâm nhập Do

Trang 18

vậy, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm là vô cùngquan trọng, đang là mối quan tâm của mỗi quốc gia – nhất là các nướcchậm phát triển.

- Xã hội ngày càng phát triển, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất ngày càng rộng rãi trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp chếbiến thực phẩm, các chất hoá học ngày càng được tham gia nhiều vào quátrình sản xuất, chế biến, phân phối vào bảo quản thực phẩm, càng tạo ra nhiềunguy cơ vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm Chính vì vậy, xã hội ngày càngphát triển công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm càng phảiđược coi trọng

2.1.1.4 Nguy cơ gây ô nhiễm ngộ độc thực phẩm và nguyên nhân

Hiện nay trên toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng sự tăngtrưởng kinh tế và đời sống ngày càng được cải thiện làm cho mọi người quantâm hơn đến vệ sinh ăn uống và giá trị dinh dưỡng của thức ăn Ô nhiễm vàngộ độc thực phẩm do nguyên nhân vi sinh vật, hoá học, các độc tố có sẵntrong thực phẩm …vẫn đang là một trong những vấn đề trọng điểm có ý nghĩatới sức khoẻ cộng đồng Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, duy trì và pháttriển nòi giống thông qua tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm và cách phòng làvấn đề rất cấp bách

Ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm do tác nhân sinh học Ngộđộc thực phẩm do tác nhân sinh học thường chiếm tỷ lệ khá cao Thực phẩmđược xác định là con đường lan truyền chủ yếu các vi sinh vật gây tiêu chảy

và các bệnh khác như Brucella, viêm gan A, bệnh nhiễm Listeria và ngộ độcClostridium botulinum Tác nhân sinh học ô nhiễm vào thực phẩm gây ngộđộc bao gồm vi khuẩn, virus, nấm mốc và ký sinh vật

- Vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân hay gặp nhất trong các vụ ngộ độc thực phẩm

Trang 19

cấp tính, có nhiều người mắc và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ Một

số vi khuẩn thường gặp là:

+ Ngộ độc do vi khuẩn thương hàn Salmonella

Thực phẩm có khả năng gây độc: 70 - 90% là do thực phẩm động vậtnhư trứng, sữa, thịt, cá gây nên, những loại thực phẩm này thường có giá trịdinh dưỡng cao

+ Ngộ độc thức ăn do độc tố của Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) làbệnh đứng hàng đầu trong các bệnh ngộ độc thức ăn

Những thực phẩm có khả năng gây trúng độc: nói chung Staphylococcusaureus có thể phát triển trên các loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột,đường, protein, nhưng chỉ sinh độc tố ở một số thực phẩm nhất định Ví dụ:sữa và sản phẩm của sữa, một số sản phẩm chế biến từ thịt, cá, tim, gan vàmột số đồ hộp

- Ngộ độc do độc tố của Clotridium botulimun:

Những thực phẩm có khả năng gây trúng độc: Clotridium botulimunthường phát hiện trên cá muối, cá ướp lạnh, đồ hộp, xúc xích…

- Virus: virus ô nhiễm trong thực phẩm có thể gây viên gan, bại liệt hoặctiêu chảy Tiêu chảy do thực phẩm nhiễm virus Rota là một trong nhữngnguyên nhân hàng đầu gây tử vong và suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Những thực phẩm có khả năng nhiễm virus: các loài nhuyễn thể như loàihàu, trai, sò… chưa nấu chín là nguyên nhân chính gây bệnh

- Nấm mốc: Nấm mốc phát triển trong thực phẩm có khả năng sinh độc

tố vi nấm nguy hiểm và tác động ảnh hưởng của những độc tố này khác nhau.Chẳng hạn ung thư gan do aflatoxin ở các nước miền nhiệt đới, suy thận doochratoxin ở các nước Bắc Âu… độc tố vi nấm có thể tác động trên nhiều tổchức cơ thể khác nhau

Những thực phẩm có khả năng nhiễm nấm mốc: thường là các thực

Trang 20

phẩm từ thực vật như ngô, đỗ, lạc…

- Ký sinh vật (ký sinh trùng)

Đa số các trường hợp bị nhiễm giun sán đều do vệ sinh cá nhân kém,thực phẩm chưa nấu chín hoặc rau quả ăn sống chưa rửa sạch Giun sán có thểsống ở bất cứ cơ quan hoặc mô nào trong cơ thể, nhưng thường hay gặp nhất

+ Ngộ độc động vật có chất độc

Có những loại động vật mà bản thân chúng có chứa chất độc, khi ăn phải

sẽ gây ngộ độc, thậm chí tử vong Chẳng hạn như cóc, cá nóc, cá mặt ngựa, cámặt quỷ,nhuyễn thể…đều là loại có chứa chất độc

+ Ngộ độc do hoá chất, kim loại lẫn vào thực phẩm

Các hoá chất lây nhiễm vào thực phẩm từ nhiều đường khác nhau như:hoá chất bảo vệ thực vật còn dư trên rau quả sau khi thu hoạch do sử dụngkhông đúng kĩ thuật; các kim loại nặng có trong đất, nước ngấm vào cây, quả,rau, củ hoặc thuỷ sản, để lại tồn dư trong thực phẩm Thực phẩm ô nhiễm hoáhọc có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính ở nhiều thể loại khác nhau nhưung thư, bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể…

Các thực phẩm dễ nhiễm hoá chất gây ngộ độc: rau quả thường nhiễmhoá chất bảo vệ thực vật, thuỷ sản dễ nhiễm kim loại nặng, thực phẩm chếbiến (giò, chả…) dễ nhiễm các chất phụ gia quá mức; thịt gia súc, gia cầm có

Trang 21

dư lượng kháng sinh, hoocmôn.

2.1.2 Lý luận về nhận thức trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.2.1 Các quan niệm về nhận thức

Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quátrình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của conngười, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứngcủa sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó conngười tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể

Tóm lại: Nhận thức là một quá trình phức tạp, nó được bắt đầu từ việcxem xét hiện tượng một cách trực tiếp, tích cực, sáng tạo và dựa trên cơ sởthực tiễn Theo đó, nhận thức không phải là một quá trình thuần túy trừutượng hay thuần túy cụ thể Nó là sự phản ánh vào ý thức những hoạt độngthực tiễn của con người, dưới dạng ý niệm và biểu tượng Vượt ra ngoài giớihạn của hoạt động thực tiễn sẽ không có quá trình nhận thức

2.1.2.2 Các cấp độ của nhận thức

* Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận thức là một quá trìnhbiện chứng, diễn ra qua hai giai đoạn: nhận thức cảm tính (trực quan sinhđộng) và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)

Nhận thức cảm tính có được nhờ sự hoạt động của các giác quan nhậnbiết của con người, như thính giác, thị giác, xúc giác Nó được tiến hànhthông qua ba hình thức nhận biết quan trọng là cảm giác, tri giác, biểu tượng.Cảm giác là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan và lànguồn gốc của tri thức Theo Lênin, cảm giác tư tưởng, ý thức là sản phẩmcao nhất của vật chất được tổ chức theo một cách thức đặc biệt

- Cảm giác là một liên hệ trực tiếp của ý thức với thế giới bên ngoài, là

Trang 22

sự biến thể, chuyển hoá của năng lượng tác động bên ngoài thành yếu tố của ýthức, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Tri giác nảy sinh trên cơ

sở phối hợp, bổ sung lẫn nhau của nhiều cảm giác, đưa lại cho chủ thể nhậnthức sự hiểu biết tương đối đầy đủ hơn về đối tượng phản ánh Biểu tượng làhình ảnh của đối tượng nhận thức với những thuộc tính, mối liên hệ nổi bậtcủa nó được lưu giữ và tái hiện lại trong đầu óc chủ thể Biểu tượng thể hiệnnăng lực ghi nhận, lưu giữ, tái hiện thông tin của bộ óc con người Chínhnhững thông tin này là những dữ liệu căn cứ làm tiền đề cơ bản cho việc hìnhthành các khái niệm, phạm trù

- Nhận thức cảm tính cung cấp những hiểu biết ban đầu về đối tượngnhận thức, nhưng những hiểu biết đó mới chỉ dừng lại ở những nét bề ngoàicủa đối tượng Từ những tri thức trực quan, cảm tính bề ngoài đó, người tachưa thể phân biệt hoặc xác định được cái bản chất và không bản chất, cáitất nhiên và ngẫu nhiên, tính phổ biến và cá biệt Hơn nữa, nhận thức cảmtính luôn có giới hạn nhất định, vì sự hoạt động của các giác quan nhận biếtkhông thể lan rộng ra ngoài ngưỡng của cảm giác Trên thực tế, con ngườikhông thể nhìn thấy mọi không gian, màu sắc, nghe được mọi âm thanh,ngửi và nếm được tất cả mùi vị hay tiếp xúc được với những khối lượngcực lớn, cực nhỏ Trong khi đó, nhiệm vụ của nhận thức là phải nắm bắtbản chất của đối tượng trong tính tất yếu và tính quy luật của nó Để làmđược như vậy, nhận thức phải chuyển lên một giai đoạn, trình độ cao hơn -nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính có được nhờ sự hoạt động của tư duy trừu tượng, nóđược tiến hành qua ba hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận

- Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mốiliên hệ và thuộc tính bản chất, phổ biến của một lớp các sự vật hiện tượng nào

đó Nó là dữ liệu cơ bản tạo thành nội dung của ý thức, tư duy con người,

Trang 23

đồng thời, là những viên gạch xây dựng nên lâu đài của tri thức khoa họcnhân loại Phán đoán là sự liên kết các khái niệm tạo thành một mệnh đề cócấu trúc ngôn ngữ chặt chẽ nhằm khẳng định hay phủ định một thuộc tính,mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan Suy luận phản ánh quá trình vậnđộng của tư duy đi từ những cái đã biết đến việc nhận thức những cái chưabiết một cách gián tiếp, dựa trên cơ sở sử dụng những tri thức đã có.

- Nhiệm vụ của nhận thức lý tính là cải biến những tri thức cảm tính vàkết quả là sáng tạo nên các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý Tất cảchúng là những trừu tượng khoa học phản ánh các mặt, các mối liên hệ bảnchất, tất yếu của thế giới hiện thực Nói cách khác, nhận thức lý tính (tư duytrừu tượng) mang lại cho chủ thể nhận thức những hình ảnh về bản chất củađối tượng nhận thức, thể hiện qua các khái niệm, phạm trù, quy luật TrongBút ký triết học, khi bàn về bản chất của nhận thức và cơ chế hình thành cáckhái niệm, phạm trù, quy luật, Lênin viết: “Nhận thức là sự phản ánh giới tựnhiên bởi con người Nhưng đó không phải là một phản ánh đơn giản, trựctiếp, hoàn chỉnh, mà là một quá trình cả một chuỗi những sự trừu tượng, sựcấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật Con người không thểnắm được bằng phản ánh bằng miêu tả toàn bộ giới tự nhiên một cách đầy đủ,

“tính chỉnh thể trực tiếp” của nó, con người chỉ có thể đi gần mãi đến đó,bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật, mộtbức tranh khoa học về thế giới ”

Như vậy, nhận thức hiểu theo nghĩa chung nhất là sự hiểu biết của conngười đối với hiện thực khách quan, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óccon người về hiện thực khách quan Bản chất nhận thức là quá trình phản ánhbiện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào óc ngườitrên cơ sở thực tiễn

* Theo trường phái dựa trên quan điểm của Benjamin Samuel Bloom

Trang 24

Năm 1956, Nhà tâm lý, giáo dục Benjamin Samuel Bloom (Bloom) dựatrên việc đánh giá khả năng nhận thức của người học, ông chia nhận thứcthành 6 cấp độ Đến năm 1999, Tiến sĩ Lorin Anderson cùng các cộng sự đãxuất bản phiên bản mới được cập nhật về Phân loại tư duy của Bloom

- Biết hay còn gọi là nhận biết là mức độ đầu tiên của quá trình nhậnthức, là cội nguồn của nhận thức Biết còn bao hàm cả việc ghi nhớ các thôngtin, nhớ được ngày tháng, nơi chốn, nắm được chủ đề và các ý chính hay nóicách khác có thể chỉ ra được sự vật trong các hoàn cảnh khác nhau Để đánhgiá mức độ này Bloom cũng đưa ra một số gợi ý câu hỏi: liệt kê, định nghĩa,

so sánh, tóm tắt, suy luận, giải thích…

- Vận dụng là năng sử dụng các thông tin trong các tình huống mới Vậndụng không chỉ bao hàm trong nó sự hiểu, biết mà nó còn đòi hỏi mức độ tưduy liên tưởng nhất định, tức là phải sử dụng được thông tin trong các hoàn

Đánh giá Sáng tạo

Trang 25

cảnh tình huống mới Hay nói cách khác, vận dụng là sử dụng kiến thức kĩnăng vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra.

- Phân tích là việc chia nhỏ thông tin, kiến thức thành nhiều phần và tưduy để tìm ra mối quan hệ của chúng với cấu trúc tổng thể

- Đánh giá là mức độ thể hiện kỹ năng phán xét dựa trên các tiêu chí vàcác chuẩn

- Sáng tạo là tìm ra cái mới từ những thông tin cũ, hoặc nhận biết nhữngyếu tố cấu thành của một cấu trúc mới

2.1.2.3 Đặc điểm của nhận thức

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức của conngười có các đặc điểm sau: Nhận thức là quá trình tư duy con người đi từ cáiriêng đến cái chung, từ hiện tượng đến bản chất

Nhận thức cần phải đi từ cái cá biệt đến cái phổ biến, từ cái riêng đến cáichung, từ hiện tượng đến bản chất Bởi vì, có như vậy con người mới đạt tới

sự hiểu biết đúng đắn, đầy đủ, chính xác về bản chất và quy luật của các sựvật, hiện tượng cũng như của thế giới khách quan nói chung Nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật cũng cho thấy, trong thếgiới, các sự vật, hiện tượng không phải tồn tại biệt lập với nhau, mà trong mốiliên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, cái cá biệt chính là một bộ phận của cái phổbiến và ngược lại, cái phổ biến tự thể hiện mình thông qua cái cá biệt Chẳnghạn, không thể hiểu được bản chất của một cá nhân nếu không tìm hiểu bản chấtcủa những cá nhân khác, cũng như mối quan hệ của nó đối với cộng đồng

Quá trình tư duy đi từ cái riêng đến cái chung, từ hiện tượng đến bảnchất giúp con người có thể rút ra những đặc tính chung của một lớp sự vật,qua đó đúc kết thành các khái niệm, phạm trù Mác đã vận dụng đặc điểm nàycủa nhận thức để nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người Qua sự khảosát tiến trình vận động, phát triển lịch sử của từng dân tộc (quốc gia) riêng

Trang 26

biệt, từng thời đại riêng biệt, Mác đã đi tới việc thiết lập một hệ thống cácphạm trù kinh tế - xã hội, như phương thức sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng, hình thái kinh tế - xã hội, Nhà nước, cách mạng xã hội, giaicấp và đấu tranh giai cấp… Dựa trên hệ thống các phạm trù đó, Mác đã xâydựng nên những học thuyết khoa học về hình thái kinh tế xã hội, về giai cấp

và đấu tranh giai cấp Các học thuyết này chứa đựng những phạm trù, nguyên

lý, quy luật chung làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứulịch sử của các dân tộc trong những giai đoạn lịch sử cụ thể

Đi từ trừu tượng đến cụ thể là cách cải biến về mặt lý luận khoa họcnhững tư liệu của trực quan thành những khái niệm, phạm trù và là phươngpháp vận động của tư duy đi từ một hiện tượng thực tế đã được ghi lại trongbiểu tượng hết sức trừu tượng xác định của nó tới một hiện tượng khác thực tế

đã có Đi từ trừu tượng đến cụ thể chính là yêu cầu của logic biện chứng.Phương pháp đó cho phép chủ thể nhận thức thâm nhập vào bản chất của đốitượng nghiên cứu, hình dung được tất cả các mặt và quan hệ tất yếu của nóvới thế giới xung quanh Theo nguyên tắc này thì nhận thức phải bắt đầu từcái cụ thể cảm tính, từ các đặc tính hay khái niệm trừu tượng phản ánh nhữngmặt, những quan hệ chung đơn giản nhất của khách thể nhận thức, rồi từ đó điđến cái cụ thể trong tư duy, tức là những khái niệm, phạm trù chung nhất

Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới

đó, từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, đểđem lại hiệu quả cao nhất cho con người

Trang 27

Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻkhi được sinh ra, nếu nó không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa trẻ

đó sẽ không có hiểu biết và không có nhận thức

Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bềngoài của sự vật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bảnchất bên trong

Khi đã quen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiệntượng qua mỗi lần tiếp xúc Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thìcàng nhận biết được nhiều các thuộc tính khác nhau

Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với nhau, thànhmột tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thành mộtnhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng

Khi đó, Nhận thức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bướccao hơn và đã tạo ra những cấu tạo tâm lý mới Cũng khi đó, Nhận thức củacon người đã đi đến tư duy trừu tượng, tư duy khái quát

Tóm lại, Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của conngười, nếu không có Nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của mộtđứa trẻ sơ sinh Nhờ có Nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thếgiới xung quanh và cao hơn nữa là con người có thể cải tại được chính bảnthân mình, phục vụ được nhu cầu của chính mình

2.1.2.5 Nhận thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn

Dựa trên quan điểm phân loại nhận thức của Benjamin Samuel Bloom và

lý luận về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể chia nhận thức về vệ sinh ATTPcủa thịt lợn thành 4 nhóm khác nhau:

Nhóm biết về vệ sinh ATTP của thịt lợn gồm những người biết lựa chọnsản phẩm thịt lợn khi mua; biết được dấu hiệu của thịt ôi, thịt không ngon vàbiết cách chế biến, bảo quản thịt hợp vệ sinh

Trang 28

Nhóm hiểu về vệ sinh ATTP của thịt lợn là những người biết lựa chọnsản phẩm thịt đảm bảo vệ sinh, biết phân biệt được thịt như thế nào là thịt lợnnhiễm bệnh và biết cách phòng chống để đảm bảo vệ sinh ATTP.

Nhóm biết vận dụng về vệ sinh ATTP của thịt lợn: đối với nhóm này,ngoài việc hiểu rõ về kiến thức vệ sinh ATTP còn hiểu biết về các kiến thứccũng như kỹ năng để xác định được thịt lợn đảm bảo vệ sinh ATTP và vậndụng vào thực tế

Nhóm phân tích, đánh giá, sáng tạo nhóm này chủ yếu là những nhàkhoa học, những người hiểu biết và nghiên cứu chuyên sâu về vệ sinh ATTP

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của người dân về vấn đề

an toàn thực phẩm của thịt lợn

Cũng như quan điểm về nhận thức, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngtới nhận thức của người dân trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tồntại rất nhiều trường phái quan điểm khác nhau và có thể chia thành ba nhómyếu tố: nhóm yếu tố thuộc về chủ thể nhận thức, nhóm yếu tố thuộc về kháchthể, đối tượng nhận thức và nhóm yếu tố khách quan tác động vào

- Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể nhận thức: trình độ học vấn, văn hóa,năng lực tư duy, độ tuổi, giới tính… Nhóm yếu tố này quyết định đến chiềuhướng tư duy từ đó hình thành những nhận thức khác nhau Khi xem xét từngyếu tố riêng lẻ thì mỗi yếu tố trong nhóm yếu tố này đều có một mức độ ảnhhưởng nhất định ít bị chi phối bởi các yếu tố khác nhưng khi nghiên cứu tổngthể các yếu tố thuộc nhóm này trong cấu kết cộng đồng ở một vùng dân cưnhất định thuộc khu vực nông thôn, thì một số yếu tố như độ tuổi, giới tính cótính dung hòa cao và không tạo ra quá nhiều sự khác biệt trong nhận thức củacác hộ Khi đó trình độ của người tham gia nhận thức mới là yếu tố quantrọng tạo ra sự khác biệt nhiều nhất

- Nhóm yếu tố thuộc về khách thể, đối tượng nhận thức và các yếu tố

Trang 29

khách quan tác động được: Hai nhóm yếu tố này có đặc điểm chung là cùngtác động nên chủ thể nhận thức nhưng giữa chúng cũng có sự khác biệt.

Các yếu tố thuộc về đối tượng nhận thức có vai trò định hướng cho chủthể nhận thức còn các yếu tố khác quan lại có vai trò giúp chủ thể nhìn nhậnđúng hoặc sai về sự vật trong nhận thức

Trong các yếu tố thuộc nhóm yếu tố khách quan thì tri thức nhân loại vàmôi trường ra quyết định là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến nhận thức nóichung và nhận thức của người tiêu dùng trong vấn đề vệ sinh an toàn thựcphẩm liên quan đến thịt lợn nói riêng

- Tri thức của nhân loại là yếu tố tiền đề tiên phong trong việc nâng caogiới hạn nhận thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc ra quyết định,

nó giúp hình thành các chuẩn mực của quyết định

- Môi trường ra quyết định có ảnh hưởng không nhỏ đến một quyết định,

nó bao gồm các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chủ thể người ra quyếtđịnh, nó gây tác động nhiều mặt đến một quyết đinh

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâmngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trựctiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự duy trì

và phát triển nòi giống, cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc

tế Cùng với xu hướng phát triển của xã hội và toàn cầu hóa, bệnh truyền quathực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang đứng trước nhiều thách thức mới, diễnbiến mới về cả tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng Theo báo cáo của

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnhhưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm Các vụ ngộ độc thựcphẩm (NĐTP) có xu hướng ngày càng tăng Nước Mỹ mỗi năm vẫn có 76triệu ca NĐTP với 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết Ở các

Trang 30

nước phát triển khác như EU, Hà Lan, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc có hàngngàn trường hợp người bị NĐTP mỗi năm và phải chi phí hàng tỉ USD choviệc ngăn chặn nhiễm độc thực phẩm.

Tại các nước đang phát triển, tình trạng ngộ độc thực phẩm lại càng trầmtrọng hơn nhiều Năm 1998, khoảng 1,8 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm độcthực phẩm (tiêu chảy), và đến bây giờ con số đó là hơn 2,2 triệu người

tử vong hàng năm, trong đó cũng hầu hết là trẻ em Tỷ lệ tử vong do NĐTPchiếm 1/3 đến 1/2 tổng số trường hợp tử vong Ở khu vực châu Phi mỗi năm

có khoảng 800.000 trẻ em tử vong do tiêu chảy

Ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, trung bình mỗi năm có 1 triệutrường hợp bị tiêu chảy Riêng trong năm 2003, có 956.313 trường hợp tiêuchảy cấp, 23.113 ca bị bệnh lỵ, 126.185 ca ngộ độc thực phẩm Trong 9tháng đầu năm 2007, ở Malaysia, đã có 11.226 ca NĐTP, trong đó có 67% làhọc sinh, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước Tại Ấn Độ 400 ngàn trẻ em bị

tử vong do tiêu chảy mỗi năm

Thực tế cho thấy các bệnh do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm chất độc hoặctác nhân gây bệnh đang là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở các nước đã pháttriển cũng như các nước đang phát triển và đây là vấn đề sức khỏe của toàncầu Cần phải thiết lập một hệ thống quản lý ngộ độc thực phẩm và các bệnhtruyền qua thực phẩm

2.2.2 Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình ngộ độc thực phẩm

Ở nước ta, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) hiện còn ở mức cao Hàngnăm, có khoảng 150 - 250 vụ NĐTP được báo cáo với từ 3.500 đến 6.500người mắc, 37-71 người tử vong NĐTP do hóa chất, đặc biệt là hóa chất sửdụng trong nông nghiệp như hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), một số hóachất bảo quản thực phẩm, chiếm khoảng 25% tổng số các vụ NĐTP Tuynhiên trong thực tế con số này có thể cao hơn nhiều do công tác điều tra,

Trang 31

thống kê báo cáo chưa đầy đủ.

Giai đoạn 2006 - 2010, bình quân hàng năm có 189 vụ NĐTP với 6.633người mắc và 52 người tử vong, số người mắc và số tử vong do NĐTP chưathay đổi nhiều so với giai đoạn trước Đây là một thách thức lớn với công tácphòng chống NĐTP ở nước ta Số vụ NĐTP có nguyên nhân do vi sinh vật có

xu hướng giảm rõ, trong khi đó nguyên nhân ngộ độc do hóa chất có xuhướng tăng lên

2.2.2.2 Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

- Trong trồng trọt: Tình trạng sử dụng hóa chất, phân bón và các

chất điều tiết sinh trưởng thiếu khoa học vẫn còn phổ biến đặc biệt là việc lạmdụng phân vô cơ, thuốc kích thích sinh trưởng Hiện tượng vùng sản xuất raumàu gần khu công nghiệp, nước tưới không đảm bảo vệ sinh vẫn còn tồn tại.Tại tỉnh Nam Định (năm 2004), có 52,6% số mẫu rau quả được kiểm tra có

dư lượng TBVTV, trong đó 15% số mẫu vượt giới hạn cho phép Tại Hà Nội,

số mẫu có dư lượng TBVTV chiếm 69,4%, trong đó 25% vượt mức cho phép;

ở TP Hồ Chí Minh là 23,66%

- Trong chăn nuôi, giết mổ: Hoá chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi

là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa tới sức khoẻ của con người Phần lớn các lò mổ tậptrung thiếu mặt bằng cho giết mổ, các công đoạn giết mổ không được phânchia riêng rẽ; nguồn nước sử dụng, đặc biệt là nước thải không bảo đảm vệsinh thú y Công tác kiểm dịch động vật còn kém hiệu quả, trang thiết bị chocác chi cục thú y, trạm, chốt kiểm dịch còn hạn chế Nghiên cứu của Đào TốQuyên cho thấy dư lượng kháng sinh Enrofroxacin chiếm 31,4%, tỷ lệ nhiễmEcoli trong thịt lợn là 40%, có 25,7% mẫu thịt lợn không đạt tiêu chuẩn về

nhiễm Salmonela Tỷ lệ nhiễm Salmonella và S.aureus vượt quá giới hạn cho

phép trong thịt lợn tại Hà Nội lần lượt là 4,1% và 5,5%; trong thịt gà là 8,3%

và 9,7% Tại TP Hồ Chí Minh trong thịt lợn là 5,8% và 53,6%; trong thịt gà

Trang 32

là 8,7% và 59,4% Tồn dư hóa chất và hóa chất bảo quản thực phẩm trongthịt và sản phẩm động vật tươi sống là vấn đề rất cần được quan tâm,Salbutamol và Clenbuterol là chất cấm sử dụng do có ảnh hưởng đến sứckhỏe con người nhưng vẫn còn tồn dư trong thịt.

- Trong nuôi trồng thủy sản: Thực trạng ô nhiễm môi trường nuôi do

TBVTV, sử dụng thuốc thú y và tình trạng tiêm chích tạp chất vào thuỷ sảnvẫn là nguy cơ đối với an toàn thực phẩm có nguồn gốc thuỷ sản Nguyễn LanPhương nghiên cứu với 300 mẫu thủy hải sản đông lạnh và chế biến sẵn tại

Hà Nội năm 2006 - 2008 có 27% mẫu không đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.Nghiên cứu của Trịnh Bảo Ngọc năm 2009 cho thấy 100% mẫu thủy sản bị

nhiễm kim loại nặng As, Cr, Hg, Pb, Cd, Ni Mức độ nhiễm E.coli rất cao, cao

hơn hàng trăm đến hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn cho phép Thực trạng

ô nhiễm hóa chất, kháng sinh trong các sản phẩm trên không những tác độngxấu tới hoạt động xuất khẩu thủy sản, mà còn có thể gây ra nhiều loại bệnhvới người tiêu dùng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu các sản phẩmnày sang Hoa Kỳ và nhiều nước khác

2.2.2.3 Thực trạng ATVSTP trong kinh doanh thực phẩm xuất, nhập khẩu

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩmngày càng mở rộng, đem đến nhiều lợi ích lẫn nhiều mối nguy cho người tiêudùng Việc quản lý nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, phát hiện, phòng chốngbuôn lậu chưa được kiểm soát chặt chẽ Ở nước ta, tình trạng nhập khẩu thựcphẩm, phụ gia thực phẩm không có giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu của

cơ quan kiểm tra nhà nước , nhập lậu động vật và sản phẩm động vật, hoaquả tươi không qua kiểm dịch còn xảy ra Việc kiểm tra chất lượng ATVSTPchủ yếu dựa vào cảm quan Vấn đề ATVSTP đã có những quy định cụ thểnhưng vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ về quy định

Trang 33

nhãn mác, hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng đang là vấn đề rất phổ biến.Việc kiểm dịch động vật nhập khẩu qua đường bộ, đường hàng không cònkhó khăn do chưa có khu cách ly kiểm dịch động vật Trong tổng số lượng/lôthực phẩm đã qua kiểm tra nhà nước năm 2008 là 165.672.936 kg/13.684 lôthì số lượng/lô thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu là 116.963 kg/32 lô

2.2.2.4 Thực trạng ATVSTP trong thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể

Tình trạng an toàn vệ sinh thức ăn đường phố (TAĐP) đã được cảithiện nhờ việc triển khai xây dựng phường điểm về ATVSTP thức ănđường phố theo quy định của Bộ Y tế Điều kiện ATVSTP tại các bếp ăntập thể của cơ quan, trường học đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, đa

số các cơ sở kinh doanh dịch vụ TAĐP được đầu tư ít vốn, triển khaitrong điều kiện môi trường chưa đảm bảo vệ sinh, thiếu hạ tầng cơ sở vàcác dịch vụ nước sạch, và kiến thức ATVSTP của người trực tiếp chếbiến, kinh doanh còn nhiều hạn chế Nghiên cứu của Lê Văn Giang năm

2006 ở huyện Gia Lâm cho thấy có 20% số cơ sở không đạt về điều kiệnATVSTP Nghiên cứu của Lý Thành Minh ở thị xã Bến Tre cho thấy tỉ lệ

nhiễm S.aureus là 49,6% và Ecoli là 23,6% Năm 2007, nghiên cứu của

Trần Việt Nga cho thấy còn 18,2% bếp ăn tập thể không đạt tiêu chuẩn về

vệ sinh cơ sở, 9% mẫu thức ăn chính không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu

Coliforms Tại Thanh Hóa, tỷ lệ ô nhiễm chung của các mẫu thức ăn

đường phố và dụng cụ chế biến là 57,74% Năm 2008, kết quả nghiêncứu tại Nha Trang cho thấy có 39,5% món ăn hải sản sống không đạt tiêuchuẩn vệ sinh về VSV Có tới 31,8% bàn tay của nhân viên tiếp xúc trực

tiếp với thực phẩm bị nhiễm S.aureus.

2.2.2.5 Thực trạng ATVSTP trong chế biến thực phẩm

Đa số các cơ sở chế biến thực phẩm ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ vớiđặc điểm thiếu vốn đầu tư, mặt bằng sản xuất hẹp, chế biến thủ công, thiết bị

Trang 34

cũ và lạc hậu nên việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật chế biến thực phẩm,kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào theo quy định còn nhiều hạn chế vàchưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ATVSTP Trong 2 năm gần đây, thựcphẩm chế biến thủ công có nhiều tiến bộ nhưng độ an toàn của thực phẩm chếbiến thủ công thấp hơn thực phẩm chế biến công nghiệp Kết quả nghiên cứucủa Nguyễn Hùng Long trên địa bàn Hà Nội cho thấy nhận thức, thái độ, hành

vi ATVSTP của người quản lý cơ sở đúng chỉ đạt 57,6 - 97% của thực phẩmchế biến thủ công thấp hơn thực phẩm chế biến công nghiệp Nghiên cứu củaHoàng Cao Sạ năm 2009 cho thấy các nhóm ô nhiễm vi sinh vật nhiều nhất

là thịt lợn qua chế biến, nước đá và các loại rau sống Điều này cho thấy thựctrạng ATVSTP tại các cơ sở chế biến thực phẩm còn nhiều vấn đề bức xúccần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới

2.2.2.6 Kiến thức, thái độ, hành vi ATVSTP của cộng đồng

Kiến thức, thái độ và hành vi của người kinh doanh, chế biến thực phẩm,người tiêu dùng là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thực hiện ATVSTP Hầuhết các nghiên cứu về kiến thức, thực hành ATVSTP của các nhóm đối tượngcòn rất thấp (chung cho các nhóm đối tượng mới đạt khoảng 50%) Còn nhiềuphong tục canh tác, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu là mối nguy ngộ độc thựcphẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thể ở tỉnh Bắc Giang năm 2008 cho thấy

có 60% thực hành đúng về ATVSTP Một nghiên cứu khác của Hoàng ThịĐiền cho thấy tỷ lệ biết chọn thực phẩm chín ăn ngay ở địa bàn vùng caotối đa chỉ chiếm 31,33%, vùng thấp là 81,3%, chỉ có 7,67% người dân ở vùngcao quan tâm đến nhãn hàng hóa thực phẩm và 14,33% người ở vùng cao,78,33% người ở vùng thấp biết 9 loại thực phẩm thường gây ngộ độc NguyễnThanh Phong cho thấy kiến thức của người tiêu dùng về ô nhiễm thựcphẩm đạt 49,5% (Hà Nội 49,9%, Hà Tĩnh 46%, Thái Bình 53%)

Trang 35

2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Về nhận thức, nhận thức là một mảng đề tài không còn mới mẻ trong cácnghiên cứu khoa học trước đây ở trên thế giới cũng như trong nước Thậm chí

có nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu… còn đưa vấn đề nhận thức thànhmột mảng nghiên cứu của mình

Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn coi nhận thức là một mảng trong vấn

đề lý luận của mình

Nhiều quốc gia coi phát triển tư duy, nhận thức thông qua việc phát triển

bộ não con người là một chiến lược trong phát triển đất nước

Ngành y học thì không ngừng nghiên cứu phục hồi, phát triển bộ não conngười nâng cao tu duy, nhận thức của con người

Về ứng xử, hành vi của con người khác với các loài động vật do có sựchỉ đạo từ quá trình tu duy của bộ não Từ thời sơ khai nhất con người đã bắtđầu tìm hiểu các hành vi của loài người để phục vụ cho mục đích sinh tồn của

họ Có thể nói đây chính là tiền đề sơ khai nhất trong việc nghiên cứu về ứng

xử của con người

Trong thế giới hiện đại ở một số lĩnh vực nhất định người ta có thể đưa

ra các ứng xử như một khuôn mẫu đối với một số tình huống nhất định mặc

dù những ứng xử này không phải tồn tại vĩnh viễn nhưng nó cho thấy rằngcác nghiên cứu về ứng xử đã có từ rất lâu đời

Về vệ sinh an toàn thực phẩm – một vấn đề có vẻ cũng không mới mẻ gìvới mỗi chúng ta bởi vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như quyềnlợi của người tiêu dùng Chính từ ảnh hưởng đó mà đã có không ít nghiên cứuquan tâm và tìm hiểu về vấn đề này, thậm chí các quốc gia còn đưa ra cả luật

An toàn thực phẩm để hướng dẫn cũng như bảo vệ người tiêu dùng

Tóm lại, nhận thức, vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn đều khôngcòn là vấn đề mới có thể kể tên một số sách báo, nghiên cứu trong những

Trang 36

mảng vấn đề này:

- Ngô Thị Thảo, 2008, “Nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl”,rường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,chuyên ngành Triết học Nghiên cứu luận giải, nhận định những nội dung cơbản của nhận thức luận trong hiện tượng học Husserl và khả năng ứng dụngthực tiễn

- Trần Thị Phương Anh, 2008, “Nhận thức của vị thành niên Việt Nam

độ tuổi 15- 17 về bình đẳng giới và các yếu tố tác động”, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu đã tiếnhành phân tích, đánh giá nhận thức của vị thành niên Việt Nam độ tuổi 15- 17

về bình đẳng giới và các yếu tố tác động

- Phạm Đức Thư, 2009, “Nhận thức và vận dụng quan điểm của C.Mác

về động lực phát triển kinh tế”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội Đóng góp của nghiên cứu, từ việc tập hợp, hệthống hoá và làm rõ những quan điểm cơ bản của C.Mác về động lực pháttriển xã hội nói chung và động lực phát triển kinh tế nói riêng, đặc biệt là cácquan điểm về động lực phát triển kinh tế được C.Mác phát biểu trong quátrình đi sâu nghiên cứu, phân tích cấu trúc, quá trình hình thành và biến đổicủa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Các quan điểm về động lực pháttriển kinh tế bao gồm; quan niệm khoa học, sở hữu, nhà nước, đây là nhữngđộng lực cơ bản, chủ yếu nhất có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của một nềnsản xuất xã hội từ trình độ thấp đến cao Từ đó, xem xét hiện trạng nhữngđộng lực phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giảipháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát sự phát triển của nền kinh tế

- Vũ Thị Dân, 2009, “Nghiên cứu hành vi ứng xử của hộ nông dân sảnxuất RAT ở huyện Gia Lâm, Hà Nội”, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

- Nguyễn THị Hồng Linh, 2010, “Nghiên cứu ứng xử của các hộ nông

Trang 37

dân trồng vải với sự biến động giá sản phẩm vải quả trên địa bàn xã ThanhLang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”, Trường Đại Học Nông Nghiệp

Hà Nội

- Lê THị Hòa, 2009, “nghiên cứu ứng xử của các hộ chăn nuôi lợn thịttrên địa bàn xã Quảng Văn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa”, TrườngĐại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Mặc dù có rất nhiều đề tài, nghiên cứu về các vấn đề trên nhưng cácnghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu riêng lẻ từng vấn đề Trong nghiên cứunhận thức chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề nhận thức xã hội, khônggắn nhận thức với ứng xử người dân

Có thể nói nhận thức người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm củathịt lợn là một mảng lớn thiếu sót trong các nghiên cứu trước đây

Trang 38

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lí.

Xã Văn Đức là xã nằm ngoài đê ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm HàNội 15 km, cách huyện Gia Lâm 13 km, phía Đông giáp huyện Văn Giang –Hưng Yên, phía tây giáp Sông Hồng, phía bắc giáp xã Kim Lan

3.1.1.2.Khí hậu, thời tiết:

Xã Văn Đức nằm trong tiểu vùng khí hậu Bắc Bộ có những đặc điểmchính sau: Mùa đông lạnh, khô và ít mưa; Mùa hè nóng ẩm và có mưa, lượngmưa trung bình trong năm là 1704, 9 mm nhưng phân bố không đều chủ yếutập trung vào từ tháng 5 đến tháng 9, tổng ôn tích 8500oc Mỗi năm có khoảng

166 ngày mưa Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 710 mm Số ngày nắngchung cả năm là 1112 giờ Độ ẩm trung bình là 85%, cao nhất là 100% vàthấp nhất là 77% (thể hiện ở bảng 3.2)

Trang 39

Bảng 3.2: Đặc trưng cơ bản của khí hậu Văn Đức - Gia Lâm.

Tháng

Yếu tốNhiệt độ

khôngkhí (0C)

Độ ẩmtươngđối trungbình (%)

Lượng mưatrung bình(mm)

Lượng bốchơi trungbình (mm)

Số ngàymưa trungbình (ngày)

Số giờnắng trungbình (giờ)

Nguồn nước tưới cho đồng ruộng của xã Văn Đức chủ yếu được lấy từ

hệ thống kênh Bắc Hưng Hải bằng hệ thống trạm bơm điện qua kênh KimĐức

Mạch nước ngầm ở xã Văn Đức là mạch ngang thông với sông Hồng,hiện nay đang sử dụng cho đời sống nhân dân bằng hệ thống giếng khoan sâu

từ 15 – 35 m, nếu nước sông Hồng bị ô nhiễm thì mạch nước ngầm của VănĐức cũng bị ô nhiễm

Chế độ thuỷ văn: Do nằm ngoài đê nên mực nước của Văn Đức phụthuộc vào sự lên xuống của nước sông Hồng, hàng năm thường vào hai tháng

7, 8 mực nước sông Hồng lên cao, nên hầu hết diện tích đất canh tác bị ngập

Trang 40

không sản xuất được, nếu mức nước ở mức báo động hai thì hầu hết các tuyếnđường giao thông đến xã bị ngập, đi lại rất khó khăn.

3.1.1.4 Địa hình:

Là địa hình ngoài đê, nhưng địa hình đất đai của xã Văn Đức bị chia cắt,lượn sóng, không bằng phẳng và thấp dần từ phía sông vào và từ Bắc xuốngNam cho nên công tác thuỷ lợi rất khó khăn

3.1.2 Đặc điểm kinh tế -xã hội.

3.1.2.1 Đất đai.

Số liệu hiện trạng sử dụng đất đai của xã Văn Đức cho thấy, hiện naytổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 655,229 ha, trong đó đất sản xuất nôngnghiệp của toàn xã có 286, 75 ha chiếm 43,76% diện tích tự nhiên Đất nôngnghiệp chủ yếu hiện nay là đất trồng rau, màu, không có đất trồng lúa và chưa

bố trí đất trồng cây lâu năm

Đất đai của xã Văn Đức là đất bãi bồi ven sông nên hàm lượng mùn rấtcao và thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, rất thuận lợi cho việc pháttriển cây rau màu thực phẩm

956 người /km2 Bình quân 1 hộ có 4, 3 khẩu, có 2, 2 lao động Bình quân 1

hộ có 0, 2 ha đất canh tác, một khẩu có 0, 045 ha đất canh tác Một lao động

có 0,089 ha

B?ng 3.3: Tình hình dân số và lao động ở xã Văn Đức - Gia Lâm.

Ngày đăng: 27/10/2016, 14:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Ngộ độc thực phẩm ở một số nước - Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Bảng 2.1 Ngộ độc thực phẩm ở một số nước (Trang 14)
Bảng 3.2: Đặc trưng cơ bản của khí hậu Văn Đức - Gia Lâm. - Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Bảng 3.2 Đặc trưng cơ bản của khí hậu Văn Đức - Gia Lâm (Trang 39)
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức của người dân  về vai trò của vệ sinh ATTP của thịt lợn - Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức của người dân về vai trò của vệ sinh ATTP của thịt lợn (Trang 58)
Bảng 4.6 Cách chọn thịt lợn an toàn của người dân - Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Bảng 4.6 Cách chọn thịt lợn an toàn của người dân (Trang 60)
Bảng 4.7 Cách chế biến thịt lợn hợp vệ sinh - Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Bảng 4.7 Cách chế biến thịt lợn hợp vệ sinh (Trang 61)
Bảng 4.8 Phương pháp sơ cứu khi có người bị ngộ độc thực phẩm - Nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn trên địa bàn xã văn Đức, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Bảng 4.8 Phương pháp sơ cứu khi có người bị ngộ độc thực phẩm (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w