1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay

120 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Chia sẻ việc làm giữa vợ và chồng trong gia đình là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì nó thể hiện một phần mối quan hệ quyền lực giới. Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giới trong gia đình thường chỉ ra khuôn mẫu phổ biến là nữ làm việc nhà và nam giới kiếm tiền bên ngoài gia đình và đều có nhận định tương đối nhất quán về sự bất bình đẳng theo hướng nam giới thống trị nữ giới trong gia đình ở hầu hết các xã hội. Xã hội Lào với rất nhiều đặc điểm lịch sử, kinh tế và xã hội hậu thuẫn cho giá trị trọng nam, rõ ràng đã tạo nên những nền tảng quan trọng của quyền lực nam giới thống trị nữ giới vẫn còn tồn tại dai dẳng và phổ biến trong đời sống xã hội và gia đình. Trong môi trường xã hội chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại, cấu trúc quyền lực trong các gia đình Lào đã có những thay đổi không nhỏ. Đặc biệt, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (CNHĐTH) mạnh mẽ như hiện nay đã dẫn đến những thay đổi căn bản về các điều kiện kinh tế, văn hóa và sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình, v.v.Trong vài chục năm vừa qua đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu về những vấn đề này, và các nghiên cứu đó đã phản ánh được những khía cạnh nhất định về mối quan hệ giữa vợ và chồng trong các gia đình cũng như trong xã hội. Các nghiên cứu đó đã cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ giới đã có những thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, theo thời gian, người vợ đã có những cải thiện quyền lực nhất định trong tương quan với người chồng. Nghiên cứu thống kê cũng cho thấy kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, phụ nữ tham gia tích cực hơn nhiều vào các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội. Điều đó cũng đã tạo nền tảng quan trọng cho việc cải thiện vị thế của người phụ nữ trong gia đình.Mặc dù đã có những tiến bộ trong tương quan quyền lực giới như vậy, nhưng vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn đáng lo ngại. Một số nghiên cứu cho thấy trong khi tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng thì các chuẩn mực giá trị văn hóa liên quan đến vai trò giới dường như vẫn thay đổi rất chậm chạp. Nhiều công trình nghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng mặc dù phụ nữ tham gia tích cực vào lực lượng lao động nhưng vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng đáng kể về sự tiếp cận các cơ hội kinh tế, thu nhập, loại hình nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quyền ra quyết định, v.v… 26; 8. Điều đó có nghĩa là các thành quả của sự phát triển không được phân chia bình đẳng giữa nam và nữ. Các nghiên cứu chuyên sâu cũng cung cấp bằng chứng cho thấy trong rất nhiều gia đình ở các khu vực khác nhau có sự bất bình đẳng về phân công lao động, chia sẻ việc nhà, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình, cũng như sự bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục giữa con trai và con gái, bao lực gia đình… vẫn còn tồn tại khá phổ biến.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Bun Phết Vàng

THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn,

nước CHDCND Lào hiện nay)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

PGS.TS NGUYỄN HỮU MINH

Hà Nội, 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát

từ yêu cầu phát sinh thực tiễn trong đời sống xã hội Từ đố, hình dung thành hướng

nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hữu Minh.

Các số liệu và những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này

là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào

Tác giả luận văn

Bun Phết Vàng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Hữu Minh đã

tận tình động viên và hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi, để tôi có thể hoàn thành côngtrình nghiên cứu của mình

Xin cảm ơn Ban giám đốc Học viện Khoa học Xã hội (HVKHXH), Ban đàotạo HVKHXH, Ban chủ nhiệm khoa xã hội học HVKHXH đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho tôi hoàn thành học phần thuộc trình độ thạc sĩ xã hội học

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô, các cán bộ nhân viên tại HVKHXH,gia đình, người thân, các bạn học viên đồng nghiệp và những người luôn động viên,khuyến khích, giúp dỡ tôi về học hành cũng như sinh hoạt khác để tôi có thể hoànthành các môn thuộc trình độ thạc sĩ

Tác giả luận văn

Bun Phết vàng

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 5

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 6

5 Giả thuyết, các biến số và khung lý thuyết nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Lý thuyết nghiên cứu 10

8 Kết cấu của luận văn 11

PHẦN 2: NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH 12

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 12

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 12

1.1.2 Một số lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu 15

1.1.3 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào và Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình 22

1.2 VỀ THỰC TIỄN 25

1.2.1 Về vai trò trụ cột 26

1.2.2 Về mặt kinh tế 26

1.2.3 Về lao động sản xuất-kinh doanh 27

1.2.4 Về lao động tạo ra thu nhâp 27

1.2.5 Về lao động nội trợ 28

Trang 5

1.2.6 Về giao tiếp xã hội 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH Ở HUYỆN VĂNG VIÊNG TỈNH VIÊNG CHĂN 31

2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HÓA - GIÁO DỤC CỦA HUYỆN VĂNG VIÊNG 31

2.1.1 Vị trí địa lý, tự nhiên của huyện Văng Viêng 31

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văng Viêng 33

2.1.3 Mô tả về mẫu nghiên cứu 35

2.2 SỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC QUAN HỆ GIỚI GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH 41

2.2.1 Chủ gia đình và giữ các tài sản trong gia đình 42

2.2.2 Sự đánh giá về công việc thích hợp giữa vợ và chồng trong gia đình 44

2.2.3 Đánh giá về việc ra các quyết định trong gia đình 45

2.3 SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH 56

2.3.1 Nội trợ 57

2.3.2 Chăm sóc gia đình 59

2.3.3 Việc tham gia xã hội 63

2.3.4 Việc đóng góp thu nhập giữa vợ và chồng trong gia đình 66

CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VỀ SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHÔNG TRONG GIA ĐÌNH Ở HUYỆN VĂNG VIÊNG 69

3.1 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHÔNG TRONG GIA ĐÌNH 69

3.1.1 Nghề nghiệp 69

3.1.2 Học vấn 72

3.1.3 Độ tuổi 74

3.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khác 76

Trang 6

3.2 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VỀ SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA

VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH 77

3.2.1 Xu hướng gia tăng của gia đình hai trụ cột 77

3.2.2 Xu hướng biến đổi về sự tham gia giao tiếp xã hội giữa người vợ và người chồng 79

3.2.3 Xu hướng biến đổi về tiếng quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình 79

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84

1 KẾT LUẬN 84

2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 90

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CNH-ĐTH : Công nghiệp hóa-đô thị hóa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TrangBảng 2.1: Cơ cấu tuổi của vợ và chồng trong các gia đình 36Bảng 2.2: Học vấn của vợ và chồng trong các gia đình 37Bảng 2.3: Tiếng nói quyết định trong gia đình 46Bảng 2.4: Người có tiếng nói quyết định trong công việc sản xuất kinh doanh

theo độ tuổi 47Bảng 2.5: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đưa ra quyết định mua sắm đồ đạc đắt

tiền, theo trình độ học vấn 49Bảng 2.6: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đưa ra quyết định mua sắm đồ đạc đắt

tiền, theo tuổi của vợ và chồng 50Bảng 2.7: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đưa ra quyết định thuê các dịch vụ điện,

nước, internet, truyền hình cáp theo nghề nghiệp 51Bảng 2.8: Tỷ lệ vợ chồng có ý kiến ngang nhau trong các quyết định liên quan

đến công việc/nghề nghiệp của vợ và chồng 52Bảng 2.9: Ai là người có tiếng nói quan trọng hơn trong các quan hệ với gia

đình, họ hàng 53Bảng 2.10: Ai là người có tiếng nói quan trọng hơn trong các hoạt động xã hội

của vợ và chồng 54Bảng 2.11: Tỷ lệ vợ chồng có ý kiến ngang nhau trong các quyết định liên quan

đến hoạt động xã hội của vợ và chồng theo nghề nghiệp 55Bảng 2.12: Phân công lao động nội trợ trong hộ gia đình 58Bảng 2.13: Ai là người chăm sóc gia đình nhiều hơn .61Bảng 2.14: Tỷ lệ tham gia chủ yếu các cuộc họp cộng đồng/tổ dân phố theo tuổi

của người vợ và người chồng 65Bảng 3.1: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc trong gia đình theo

nghề nghiệp 70Bảng 3.2: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc gia đình theo trình độ

học vấn 73

Trang 9

DANH MỤC BIỂU, ẢNH

Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp của vợ và chồng trong các gia đình 38

Biểu đồ 2.2: Mức sống của người dân trong gia đình huyện Văng Viêng 39

Biểu đồ 2.3: Nguồn thu nhập của người dân trong gia đình 40

Biểu đồ 2.4: Ai làm chủ và nắm giữ các tài sản trong gia đình 43

Biểu đồ 2.5: Ai thể hiện những công việc sản xuất-kinh doanh 45

Biểu đồ 2.6: Biểu hiện sự tham gia giao tiếp xã hội giữa vợ và chồng 64

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ đóng góp thu nhập giữa vợ và chồng trong gia đình 67

Biểu đồ 2.8: Người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập của hộ gia đình trong 12 tháng qua 68

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc gia đình theo độ tuổi 75

Ảnh 3.1: Nam công nhân rửa bát 71

Trang 10

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chia sẻ việc làm giữa vợ và chồng trong gia đình là một trong những chủ đềđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì nó thể hiện một phần mối quan hệ quyềnlực giới Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giới trong gia đình thường chỉ ra khuônmẫu phổ biến là nữ làm việc nhà và nam giới kiếm tiền bên ngoài gia đình và đều

có nhận định tương đối nhất quán về sự bất bình đẳng theo hướng nam giới thống trị

nữ giới trong gia đình ở hầu hết các xã hội

Xã hội Lào với rất nhiều đặc điểm lịch sử, kinh tế và xã hội hậu thuẫn chogiá trị trọng nam, rõ ràng đã tạo nên những nền tảng quan trọng của quyền lực namgiới thống trị nữ giới vẫn còn tồn tại dai dẳng và phổ biến trong đời sống xã hội vàgia đình Trong môi trường xã hội chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại, cấutrúc quyền lực trong các gia đình Lào đã có những thay đổi không nhỏ Đặc biệt,quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (CNH-ĐTH) mạnh mẽ như hiện nay đã dẫnđến những thay đổi căn bản về các điều kiện kinh tế, văn hóa và sự phân công laođộng giữa vợ và chồng trong gia đình, v.v

Trong vài chục năm vừa qua đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìmhiểu về những vấn đề này, và các nghiên cứu đó đã phản ánh được những khía cạnhnhất định về mối quan hệ giữa vợ và chồng trong các gia đình cũng như trong xãhội Các nghiên cứu đó đã cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ giới đã

có những thay đổi đáng kể Chẳng hạn, theo thời gian, người vợ đã có những cảithiện quyền lực nhất định trong tương quan với người chồng Nghiên cứu thống kêcũng cho thấy kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, phụ nữ tham gia tíchcực hơn nhiều vào các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội Điều đó cũng đã tạonền tảng quan trọng cho việc cải thiện vị thế của người phụ nữ trong gia đình

Mặc dù đã có những tiến bộ trong tương quan quyền lực giới như vậy, nhưngvấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn đáng lo ngại Một số nghiên cứu cho thấy trongkhi tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng thì các chuẩn mực giá trị văn hóaliên quan đến vai trò giới dường như vẫn thay đổi rất chậm chạp Nhiều công trìnhnghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng mặc dù phụ nữ tham gia tích cực vào lực lượnglao động nhưng vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng đáng kể về sự tiếp cận các cơhội kinh tế, thu nhập, loại hình nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo, việc tiếp cận cácdịch vụ chăm sóc sức khỏe, quyền ra quyết định, v.v… [26; 8] Điều đó có nghĩa làcác thành quả của sự phát triển không được phân chia bình đẳng giữa nam và nữ

Trang 11

Các nghiên cứu chuyên sâu cũng cung cấp bằng chứng cho thấy trong rất nhiều giađình ở các khu vực khác nhau có sự bất bình đẳng về phân công lao động, chia sẻviệc nhà, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình, cũng như sự bất bìnhđẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục giữa con trai và con gái, bao lực gia đình… vẫncòn tồn tại khá phổ biến.

Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng việc nhận diện sự phân công lao độngtrong gia đình nói chung, phân biệt việc làm giữa người vợ và người chồng tronggia đình của người dân ở Lào nói riêng trong thời kỳ chuyển đổi vẫn còn là mộtlĩnh vực chưa được nghiên cứu đầy đủ Các kết quả nghiên cứu vẫn chưa phảnánh được rõ ràng về bức tranh phân công hoặc phân quyền giới trong gia đình,với những chỉ báo đo lường cụ thể về tác động của quá trình CNH-ĐTH, ảnhhưởng của các yếu tố văn hóa và chuẩn mực xã hội tới sự phân công lao độnggiữa vợ và chồng trong gia đình

Vấn đề phân biệt việc làm giữa vợ và chồng là một trong những vấn đề quantrọng được các nhà nghiên cứu lẫn những nhà làm chính sách quan tâm trong giaiđoạn hiện nay Lý do cơ bản là vì vấn đề quyền lực giữa vợ và chồng có ảnh hưởngtrực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, nhất là tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực tronggia đình, thụ hưởng các phúc lợi gia đình và các hạnh phúc (hay bất hạnh) của cácthành viên trong gia đình Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đất nướcđang chuyển đổi sang vận hành theo quy chế thị trường và đã có một số nhận xét rấtđáng quan tâm rằng sự bất bình đẳng giới đã không giảm mà thậm chí còn có nhiềuhướng gia tăng kể từ sau Đổi mới Các chính sách của Đảng và Nhà nước Lào thờigian gần đây cũng chú ý nhiều hơn đến khía cạnh này Luật hôn nhân và gia đìnhnước CHDCND Lào năm 1990 đặt vấn đề quan hệ và trách nhiệm giữa vợ và chồngchi tiết và rõ ràng hơn nhiều so với những bộ luật trước đó Đây là những điều thểhiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề tương quan giới giữa vợ vàchồng trong gia đình [1]

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một nước đã và đang tiếnhành công cuộc CNH-ĐTH trên cả nước Từ năm 1999 đến nay, huyện Văng Viêngtỉnh Viêng Chăn cũng đã và đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế tư nhân

tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và hiện đại, tăng trưởngcông cuộc CNH-ĐTH theo chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước Sự tăngtrưởng nhanh chóng như vậy có tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinhtế-xã hội nói chung và những hoạt đông trong gia đình nói riêng, đặc biệt là côngviệc của người vợ và người chồng trong gia đình Do vậy, hiểu rõ về công việc

Trang 12

trong gia đình cũng như sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình làmột trong những điều kiện để phát triển đời sống, tăng trưởng nền kinh tế, xây dựng

xã hội văn minh rực rỡ và giúp Đảng và Chính quyền có thể đưa ra những biệnpháp, chính sách can thiệp giúp cải thiện tình hình bất bình đẳng giới nói chung, vànâng cao chất lượng cuộc sống của các gia đình nói riêng Tuy nhiên cho đến nayvẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào được tiến hành trên cả nước về vấn đề này

Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng phân công lao động giữa vợ và

chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay”, (Nghiên cứu trường hợp tại

huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào) làm luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ xã hội học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tăng cường công nghiệp hóa-đô thị hóa (CNH-ĐTH) là xu hướng phát triểncủa một xã hội, và việc thực hiện quá trình đó đòi hỏi mọi thành viên trong xã hộiphải quán triệt và tập trung hết mình vào những hoạt động của xã hội để tạo ranhững của cải vật chất theo nhu cầu của nó Muốn hoàn thành nền kinh tế thị trườngcông nghiệp hóa và hiện đại hóa phải có sự trung thành từ các thành viên của giađình nói chung và người vợ-người chồng nói riêng Sự trung thành đó bao gồm cảhoạt động bên trong và bên ngoài, tức là bình đẳng giới trong gia đình và xã hội [3],điều đó có nghĩa là phải tạo mọi điều kiện cho các thành viên trong gia đình pháttriển nhân cách của mình theo hướng tự do và có mục đích, tránh mọi ép buộc hayngăn cản mỗi hoạt động của các thành viên

Tìm hiểu những vấn đề phân công lao động theo giới của gia đình trong bối

cảnh CNH-ĐTH, Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 [5] cho thấy, nhiều người

dân vẫn coi sự phân công lao động giữa hai giới là cần thiết, nhất là ở các công việcnhư sản xuất, kinh doanh; nội trợ; chăm sóc trẻ em; chăm sóc người già Trong đóphụ nữ phù hợp hơn với các công việc nội trợ, giữ tiền, chăm sóc trẻ em, chăm sócngười già, người ốm đau Còn nam giới thì phù hợp hơn với các công việc sản xuất,kinh doanh, tiếp khách lạ, thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền

Quan tâm đến biến đổi mô hình phân công lao động nội trợ trong gia đình,

tác giả Phùng Thị Kim Anh [28], cho rằng lao động nội trợ có tính đặc thù giới bởi

phụ nữ là người hầu như làm chủ yếu các công việc này và theo quan niệm truyềnthống, người phụ nữ gắn liền với vị trí-vai trò người vợ, người mẹ và người nội trợtrong gia đình

Trang 13

Quan tâm đến công việc sản xuất của phụ nữ trong bối cảnh phát triển côngnghiệp hóa-đô thị hóa nông nghiệp nông thôn, tác giả Hoàng Bá Thịnh [30], chothấy, phụ nữ nông thôn có vai trò hết sức to lớn, không chỉ đối với nền sản xuấtnông nghiệp mà còn cả với đời sống của nhân loại Phụ nữ là nguồn lao động quantrọng và to lớn làm ra những sản phẩm nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực,ước tính rằng phụ nữ nông thôn làm ra hơn một nửa lương thực trên toàn thế giới.Cùng với vấn đề này, tác giả Nguyễn Linh Khiếu [19], trong nghiên cứu vị thế củangười phụ nữ đã nhận định rằng: Trong các gia đình, mặc dù người vợ đóng vai trò

là người làm chính các công việc sản xuất kinh doanh, nhưng người chồng vẫn làngười quyết định các công việc này Quyền quyết định các khoản chi tiêu, số controng gia đình thì cả hai vợ chồng cùng quyết định, chiếm tỷ lệ cao nhất Vai trò, vịthế của người phụ nữ mặc dù đã có rất nhiều cải thiện so với trước đây nhưng về cơbản vẫn chưa tương xứng với vai trò thực sự của họ

Về khía cạnh giới trong phân công lao động, nghiên cứu của tác giả Vũ Tuấn

Huy [31], cho thấy rằng trong hầu hết những công việc của nhà nông, phụ nữ tham

gia chủ yếu trong hầu hết mọi công việc Bên cạnh đó, bất bình đẳng giới còn thểhiện ở thái độ đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao thu nhập gia đình.Thực tế tham gia lao động của phụ nữ trong lao động tạo thu nhập là một trongnhững điều kiện đảm bảo cho sự ổn định tương đối của gia đình Tuy nhiên vấn đềđặt ra đối với CNH-HĐH là có thể và cần phải thay đổi khía cạnh bất bình đẳng giớitrong phân công lao động như thế nào cho phù hợp Cũng theo hướng nghiên cứu

này, tác giả Nguyễn Hữu Minh [18], đưa ra số liệu cụ thể hơn về phân công lao

động gia đình: Đại bộ phận người vợ làm chính công việc nội trợ, giữ tiền hay chămsóc trẻ em Tỷ lệ người vợ tham gia các công việc vừa nêu cao hơn đáng kể so vớingười chồng: nội trợ (82,5% so với 3,5%), giữ tiền (73,9% so với 9,3%), và chămsóc trẻ em (68,3% so với 2,4%) Trong khi đó người chồng chiếm tỷ lệ cao hơn vợtrong các loại công việc khác như: thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền(62,7% so với 18,1%), tiếp khách (46,1% so với 17,5%), sản xuất kinh doanh(36,7% so với 27,6%) Toàn bộ các công trình nghiên cứu vừa nêu trên dù là nghiêncứu sự phân biệt giới trong gia đình ở Việt Nam, nhưng gợi ra những vấn đề tương

tự với lối sống thực tế của người dân Lào

Có thể nói, cho đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sự biến đổi của giađình Các chủ đề nghiên cứu này khá đa dạng, bao gồm các vấn đề từ biến đổi cấutrúc, chức năng, vai trò, các mối quan hệ gia đình cho tới các khía cạnh cụ thể vềphân công lao động theo giới, vai trò của người chồng, người cha, vị thế người phụ

Trang 14

nữ, vấn đề giáo dục, mức sống… của gia đình Tuy nhiên, ở nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào hiện nay, các vấn đề nghiên cứu này vẫn còn đang là rất ít, mớichỉ được đề cập đến như là một khía cạnh khi bàn về các vấn đề khác của gia đình.

Do vậy, nghiên cứu vấn đề phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình củangười dân trên địa bàn huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào cũng là một hướng nghiên cứu khá mới về gia đình nói chung và

sự phân công lao động giữa người vợ-người chồng trong gia đình nói riêng

3 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập, phân tích các thông tin có sẵn về sự phân biệt việc làm giữangười vợ và người chồng trong gia đình

- Điều tra xã hội học về thực trạng và các yếu tố tác động đến sự phân biệtviệc làm giữa người vợ và người chồng trong bối cảnh CNH-ĐTH

- Phân tích để làm rõ sự phân công lao động giữa người vợ và người chồngtrong các gia đình của người dân trên địa bàn huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn,nước CHDCND Lào trong các mặt: sản xuất kinh doanh chung của hộ gia đình vàcác công việc khác trong gia đình

- Đưa ra những dự báo có thể về xu hướng biến đổi của cấu trúc phân cônglao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào trong thời gian tới

Trang 15

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

1) Thực trạng phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong giađình của người dân trên địa bàn huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nướcCHDCND Lào hiện nay là như thế nào?

2) Những yếu tố nào tác động đến sự phân công lao động giữa người vợ vàngười chồng trong gia đình?

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào

4.2 Khách thể nghiên cứu

Người vợ hoặc người chồng trong các hộ gia đình tại địa bàn huyện VăngViêng, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

4.3 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Sự phân công lao động giữa người vợ và người chồngtrên các mặt sản xuất kinh doanh và các công việc khác trong gia đình

- Không gian nghiên cứu: 10 làng thuộc huyện Văng Viêng, tỉnh ViêngChăn, nước CHDCND Lào

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 06 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014.

5 Giả thuyết, các biến số và khung lý thuyết nghiên cứu

5.1 Giả thuyết nghiên cứu

- Trong bối cảnh CNH-ĐTH hiện nay, vợ chồng có sự chia sẻ công việctrong gia đình hơn so với trước

- Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của các dân tộc,nhóm và nơi cư trú không đồng nhất

- Những yếu tố tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống, quy

mô, thu nhập và quan điểm truyền thống về phân biệt việc làm có ảnh hưởng rất lớn

Trang 16

đến sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong gia đình.

5.2 Các biến số

Biến phụ thuộc

- Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình

Biến can thiệp

Trang 17

Đặc điểm nhân khẩu học:

vợ và chồng trong gia đình

Việc tham gia

xã hội

Việc nội trợ

Đặc điểm dân cư:

- Thành thị

- Vùng ven

- Các dân tộc

Các chính sách của Đảng và Nhà nước

Trang 18

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp định tính và định lượng, cụ thể là phươngpháp phân tích tài liệu có sẵn, phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát

đề nghiên cứu và triển khai đề tài nghiên cứu

- Phân tích các báo cáo thống kê tổng hợp về kinh tế xã hội trong các năm, từnăm 2010 đến nay của huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dânchủ Nhân dân Lào

6.2 Phương pháp định lượng

6.2.1 Điều tra bằng bảng hỏi

- Điều tra bằng bảng hỏi với đối tượng là những người vợ hoặc chồng trongcác gia đình hiện đang sinh sống tại 10 làng thuộc huyện Văng Viêng, tỉnh ViêngChăn, nước CHDCND Lao

- Mẫu nghiên cứu là 201 hộ gia đình và lấy theo phương pháp ngẫu nhiên hệthống Cụ thể dựa trên điều kiện các hộ gia đình của địa phương, do đó lấy ngẫunhiên theo mẫu được xác định là K=3

6.2.2 Phỏng vấn sâu

Luận văn tiến hành phỏng vấn 16 cuộc phỏng vấn sâu với hộ gia đình thuộc

10 làng của huyện Văng Viêng nhằm thu thập các thong tin cụ thể về các vấn đềnghiên cứu, đồng thời đề cùng cố độ tin cậy của các thông tin định lượng Các đốitượng được chọn phỏng vấn theo cách lấy mẫu chủ đích, dựa trên yêu cầu giải thíchhoặc làm rõ những thông tin thu được từ bảng hỏi định lượng

6.2.3 Quan sát

Luận văn áp dụng phương pháp quan sát không tham dự trong suốt quá trìnhnghiên cứu, ghi chép chi tiết và toàn diện về các vấn đề nghiên cứu

Trang 19

 Xử lý và phân tích dữ liệu.

Thông tin định lượng thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ đượckiểm tra, mã hóa và xử lý bằng phân mềm thống kê SPSS 14.0 Để có cái nhìn đachiều về kết quả nghiên cứu và phù hợp với việc kiểm định các giả thuyết nghiêncứu, các dữ liệu được phân tích theo các tương quan như giới tính, học vấn, tuổi,nghề nghiệp… của người trả lời Bên cạnh đó, những thông tin định tính sẽ đượclựa chọn, khái quát, trích dẫn theo từng vấn đề thích hợp

7 Lý thuyết nghiên cứu

* Về lý luận

Luận văn vận dụng các cách tiếp cận lý thuyết tương đối cổ điển trong xã hộihọc như lý thuyết cấu trúc-chức năng, lý thuyết tương tác-biểu trưng, và lý thuyếtxung đột (bao gồm cả lý thuyết vị nữ) để nghiên cứu vấn đề phân công lao độngtrên cơ sở giới trong gia đình nhằm làm rõ những vấn đề cụ thể của xã hội Lào Đây

là một trong những nỗ lực gắn kết lý luận với thực tiễn trong nghiên cứu Đóng góp

về mặt lý thuyết của luận văn là sự vận dụng lý thuyết trong thực tiễn cụ thể mộtcách linh hoạt và phù hợp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần bổ sung những

ý tưởng mới cho việc nghiên cứu sự phân công lao động theo giới trong gia đình nóichung và sự phân biệt việc làm giữa người vợ và người chồng nói riêng ở nướcCHDCND Lào hiện nay

là vấn đề phân biệt việc làm giữa người vợ và người chồng trong gia đình của ngườidân Lào trên bối cảnh phát triển nền kinh tế xã hội CNH-ĐTH

* Đóng góp của luận văn

Thông qua kết quả nghiên cứu trong thực tế, luận văn hình thành nên cơ sởthực tiễn giúp cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách có một cái

Trang 20

nhìn thực tế hơn về mối quan hệ giới hay sự phân biệt việc làm của người vợ-ngườichồng trong các gia đình người dân Lào Từ đó, các kết quả nghiên cứu có thể được

sử dụng để điều chỉnh và xây dựng các chính sách, biện pháp can thiệp phát triển đôthị bền vẫn nói chung và đời sống kinh tế xã hội trong gia đình nói riêng ở địaphương, nhằm định hướng và thúc đẩy đời sống người dân vươn lên theo hướngcông nghiệp hóa-hiện đại hóa trong thời gian tới

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm có 3 chương 7 tiết

Trang 21

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ

VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

Việc phân công lao động giữa nam và nữ nói chung và giữa vợ và chồng nóiriêng đã được phát hiện từ rất sớm trong xã hội loài người Con người khi hìnhthành gia đình đã có ngay sự phân công lao động giữa nam và nữ Khuôn mẫu phâncông lao động đó đã được lưu truyển từ thế hệ này sang thế hệ khác và luôn luônbiến đổi theo không gian và thời gian nhất định Từ góc độ xã hội học, vấn đề phâncông lao động giữa nam và nữ trong gia đình cũng được nhiều nghiên cứu quantâm Dưới đây trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề này

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm gia đình

Để đưa ra một định nghĩa đầy đủ về gia đình thực không dễ dàng Từ xa xưacác nhà triết học, nhà tư tưởng đã hướng đến nghiên cứu về gia đình và đều đã cốgắng đưa ra cách xác định gia đình khác nhau

Theo Lê Ngọc Văn (2012) , thì thuật ngữ gia đình được xác định theo một

trong hai cách tiếp cận vĩ mô hoặc vi mô Vĩ mô thì gia đình là một thiết chế xã hội,một đơn vị cơ sở của xã hội, thực hiện những chức năng xã hội nhất định, trước hết

là chức năng tái sinh sản ra con người, định nghĩa này dựa trên tiêu chí cấu trúc vàchức năng Còn vi mô thì gia đình là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, có đặc trưng cơbản là được thiết lập trên cơ sở của hôn nhân mà từ đó hình thành các quan hệ huyếtthống ruột thịt giữa các thành viên, định nghĩa này dựa trên tiêu chí số lượng người[15, tr 27-28]

Theo giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”, thì gia đình là một hình thức

cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở

hôn nhân và huyết thống Đúng như C.Mác đã nói “…hàng ngày tái tạo ra đời sống

của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở,

đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [9, Tr 415].

Trang 22

Theo Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng, gia đình là một thiết chế xã hội đặcthù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan

hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng vềsinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của cácthành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người,trong đó có gia đình lớn và gia đình nhỏ

Gia đình lớn thường được coi là gia đình truyền thống liên quan đến dạng giađình trong quá khứ Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chungvới nhau dưới một mái nhà

Gia đình nhỏ là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với cáccon Ở đây có kiểu gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ, trong đó giađình nhỏ đầy đủ là gia đình có vợ, có chồng và các con Còn gia đình nhỏ khôngđầy đủ là gia đình chỉ có vợ và chồng hoặc vợ và con, chồng và con [20, Tr 310-312]

Theo tác giả Chung Á và Nguyễn Đình Tấn (1996), gia đình là một nhóm xãhội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao và quan hệtình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái,ông bà, họ hàng bên nội, bên ngoài) cùng chung sống; đồng thời có thể có một sốngười được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ Các thành viên giađình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm…).Giữa họ có những ràng buộc về tính pháp lý và được nhà nước thừa nhận, bảo vệ;đồng thời có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trongquan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình Trông đó có cả gia đình đầy đủ (giađình có vợ có chồng) và gia đình không đầy đủ (gia đình chỉ có vợ sống cùng conhoặc chồng sống cùng con) [22, Tr 190]

Trong luận văn này, gia đình được hiểu là một cộng đồng được thiết chế hóa

và hình thành trên cơ sở hôn nhân, trách nhiệm pháp luật và đạo đức giữa vợ chồng,con cái và các thành viên ruột thịt cùng chung sống với nhau trong khoảng thời giankhông hạn định Có hình thức gia đình mở rộng (ba thế hệ trở lên) hoặc gia đình hạtnhân với chủ yếu là hai vợ chồng và con cái

1.1.1.2 Khái niệm phân công lao động

Trong thực tê, muốn tìm hiểu khái niệm phân công lao động, trước hết phảihiểu khái niệm phân công và khái niệm lao động

Trang 23

Khái niệm phân công

Theo từ điển tiếng Việt 2005, phân công là sự giao cho một phần việc nhấtđịnh nào đó Phân công mỗi người một việc Ví dụ: Được phân công làm giáo viênchủ nhiệm, được phân công làm trưởng khoa xã hội học, v.v [29]

Vậy, theo cách hiểu đơn giản thì khái niệm phân công là sự chia sẻ công việcgiao cho các thành viên trong gia đình nói chung và là sự chia sẻ gánh nặng trongcác công việc gia đình của hai vợ chồng nói riêng

Khái niệm lao động

Theo từ điển tiếng Việt (2005), lao động là hoạt động có mục đích của conngười nhằm tạo ra các loại sản phẩm về vật chất và tinh thần cho xã hội, bao gồmlao động chân tay, lao động nghệ thuật và sức lao động [29]

Lao động có hai loại đó là Lao động sống và lao động vật hóa Lao độngsống là lao động của con người, lao động vật hóa là lao động bằng máy móc Mọihoạt động đều phải dùng người hoặc máy móc để thực hiện Nên phân công laođộng là một quá trình tách riêng biệt các loại lao động khác nhau theo một tiêu thứcnhất định trong điều kiện xác định của gia đình Thực chất là chia các công việcthành các bộ phận và giao cho mỗi cá nhân phụ trách để thực hiện tốt và phù hợpvới năng lực sáng tạo của họ Sự phân công lao động tất yếu dẫn đến sự hiệp tác laođộng trong một gia đình Hiệp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều ngườicùng làm việc trong một quá trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khácnhau nhưng có liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chung

Sự phân công lao động giữa vợ và chồng (có tác giả dùng thuật ngữ phâncông lao động theo giới tính) là một chủ đề bắt đầu được quan tâm từ thế kỷ XIX.Những quan tâm về sự phân công lao động theo giới thay đổi theo thời gian cùngvới quá trình tiến hóa và phát triển của con người, cũng như ảnh hưởng của sự phâncông lao động theo giới đến mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới

Theo Mác và Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, thì sự phân cônglao động theo giới khởi nguồn từ lĩnh vực tình cảm, sau đó mở rộng phạm vi đếnlĩnh vực sản xuất:

Sự phân công lao động cũng phát triển, lúc đầu chỉ là phân công lao độngtheo hành vi tình dục và về sau là sự phân công lao động tự hình thành “một

Trang 24

cách tự nhiên” do những thiên tính bẩm sinh (như thể lực chẳng hạn), donhững nhu cầu, do sự ngẫu nhiên, v.v [16, tr 291].

Trong “tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, hai ông cũng chỉ ra khía cạnh giới

về phân công lao động trong xã hội công nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa như sau:

Lao động càng ít cần đến sự khéo léo và sức lực chừng nào, nghĩa là côngnghiệp hiện đại càng tiến triển, thì lao động của đàn ông càng được thay thếbằng lao đọng của đàn bà và trẻ em Những sự phân biệt về lứa tuổi và giớitính không còn có ý nghĩa xã hội gì nữa đối với giai cấp công nhân Tất cảđều là công cụ lao động mà chi phí thì thay đổi tùy theo lứa tuổi và giới tính[16, tr 550]

Phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình có thể khác nhau theothời gian và không gian, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế-xã hội cụ thể

1 1.1.3 Khái niệm phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình

Trong thực tế, khái niệm pan công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình

là một khái niệm rất rộng, trong đó bao hàm toàn bộ các công việc sinh hoạt của giađình, nhưng ở đây luận văn chỉ giới hạn trong khuôn khổ phân công lao động sảnxuất-kinh doanh, tham gia xã hội và nội trợ trong gia đình mà thôi

Trên cơ sở của những khái niệm gia đình và khái niệm phân công lao động ở

trên thì “Khái niệm phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình” là sự

chia sẻ và đảm nhiệm các công việc gia đình của vợ và chồng nhằm thực hiệnnhững chức năng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ chăm sóc sức, giáo dục và nuôidưỡng… cho gia đình để dảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình.Phân công lao động nam-nữ là yếu tố hình thành vai trò giới trong gia đình và xãhội Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới có vai trò làm nhiệm vụ (còn gọi

là vai trò công cụ) tạo ra thu nhập Theo thuyết chức năng, lao động của phụ nữ cóchức năng tình cảm và lao động của nam giới có chức năng tư duy và hành độnggiải quyết nhiệm vụ Điều đáng chú ý là sự phân công lao động theo giới không đơnthuần dựa vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắnliền với thói quên, suy nghĩ và quan điểm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong

xã hội Nhằm biện hộ cho sự bất bình đẳng nam nữ và bào chữa cho tư tưởng

“trọng nam khinh nữ”, một số người gán cho phụ nữ những “thiên chức” mà nam

giới hoàn toàn có thể làm tốt, không kém gì họ, chẳng hạn công việc nội trợ, chămsóc, nuôi dưỡng con cái trong gia đình

Trang 25

1.1.2 Một số lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu

1.1.2.1 Quan điểm của C.Mác về phân công lao động theo giới

Mác quan niệm lao động như là một quá trình phát triển lịch sử trong đó conngười tự biến đổi mình và biến đổi xã hội Trong đó C.Mác chia các giai đoạn phát

triển của lao động thành hai hình thức như: “Hình thức sở hữu ruộng đất tập thể,

nền tảng của nó là săn bắn, đánh cá, chăn nuôi; đỉnh cao là nông nghiệp và hình thức sở hữu sản xuất, nền tảng của nó là tiểu nông; đỉnh cao là công nghiệp”, phát

triển từ mối quan hệ gia đình mẫu hệ sang mối quan hệ gia đình phụ hệ, từ một giađình mở rộng sang gia đình nhỏ (gia đình hạt nhân) một vợ một chồng mang tính cánhân riêng biệt [6, tr 42-45]

Như vậy, sự phân công lao động giữa nam và nữ trong một xã hội nhất định nóichung và sự phân biệt việc làm giữa nam và nữ trong gia đình nói riêng là một quyluật phát triển và biến đổi tất yếu mang tính khách quan của xã hội loài người Nam

nữ có sự khác biệt về mặt sinh học nên cần phải chú ý đến đặc điểm sinh học của nó

để phân công công việc hợp lý cho các thành viên trong gia đình, bởi gia đình làmột tế bào của xã hội, là một đơn vị xã hội nhỏ Vậy thì gia đình là nền tảng của xãhội, gia đình phát triển xã hội mới phát triển đước và ngược lại nếu gia đình xuốngcấp thì cũng kéo xã hội lùi xuống theo Nên sự phân công lao động trong gia đình làviệc tất yếu cần có, nhưng không phải là phân chia hẳn mà chỉ là giao công việc chocác thành viên phụ trách, thực tế phải giúp đỡ lẫn nhau trong tất cả các công việccủa gia đình, dù công việc sản xuất, kinh doanh và nội trợ…v.v

1.1.2.2 Lý thuyết cấu trúc-chức năng

Lý thuyết cấu trúc-chức năng trong xã hội học giải thích các thiết chế xã hội,bao gồm cả thiết chế gia đình, theo nghĩa các chức năng mà những thiết chế này thểhiện [39] Lý thuyết chức năng bắt đầu với việc quan sát rằng các hành vi trong xãhội mang tính cấu trúc, và rằng các mối quan hệ giữa các cá nhân được tổ chức theoluật lệ và do vậy chúng được khuôn mẫu hóa và diễn ra theo quy luật Từ đó cácnhà chức năng luận xem xét mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của cấu trúc

và mối quan hệ của chúng với tổng thể xã hội Nói theo cách đơn giản nhất, lýthuyết chức năng tập trung vào các tác động như tác động của gia đình tới các bộphận khác của cấu trúc xã hội và tới toàn bộ xã hội Tuy nhiên, nhìn chung thì việcphân tích với cách tiếp cận chức năng luận bao hàm việc xem xét những đóng gópcủa một thiết chế đối với việc duy trì và tồn tại toàn bộ hệ thống xã hội Ví dụ, theonghĩa đơn giản, chức năng chính của gia đình là xã hội hóa các thành viên mới cho

Trang 26

xã hội.

Quan điểm cấu trúc-chức năng về gia đình, vốn gắn bó chặt chẽ với nhữnglập luận của Talcott Parsons (1902-1979), là tập trung vào gia đình và mối quan hệcủa nó với xã hội [41] Parsons, T.(1952) cho rằng gia đình thực hiện một số chứcnăng trong xã hội, nhưng có hai chức năng được coi là quan trọng nhất Chức năngthứ nhất là xã hội hóa trẻ em cho phù hợp với các giá trị và chuẩn mực phổ biến của

xã hội Đặc biệt nhấn mạnh vào các nền văn hóa Bắc Mỹ, Parsons đưa ra lý thuyếtrằng vai trò của gia đình là đảm bảo rằng trẻ em được truyền dạy những phẩm chất

về sự độc lập và động cơ thành đạt Chức năng thứ hai của gia đình là làm ổn địnhcác phẩm chất cá nhân của người lớn thông qua hôn nhân, với tư cách là nơi giải tỏanhững căng thẳng về tinh thần trong cuộc sống hàng ngày Lý thuyết của Parsonscũng bàn đến việc phân tách các vai trò giới trong gia đình, theo đó mỗi cá nhân củacặp đôi (vợ-chồng) thực hiện một loại chức năng vừa đối ngược nhau, vừa bổ trợlẫn nhau Nam giới thường được xác định là thực hiện các vai trò mang tính chủđạo, còn nữ giới được xác định với các vai trò mang bản chất biểu cảm hơn và cótính bổ trợ Parsons cho rằng vai trò mang tính biểu cảm được gắn cho phụ nữ vì lý

do gắn bó tình cảm giữa người mẹ và con cái của họ [42]

Mặc dù lý thuyết cấu trúc-chức năng là quan điểm lý thuyết chủ đạo trongnhững năm 1950s-1960s, nhất là ở Bắc Mỹ, nhưng các lý thuyết chức năng về giađình hồi đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt là bởi vì chúng ít được quan tâm đếnbiến thể khác của gia đình hay đến các vấn đề của gia đình Hơn nữa, các nhà lýthuyết chức năng thường biện hộ cho sự phân công lao động theo giới, và bỏ quanhững bất bình đẳng giới vốn gắn liền với cấu trúc “vai trò bổ trợ” của Parsons

Trong đề tài nghiên cứu của luận văn này, cách tiếp cận của lý thuyết cấutrúc-chức năng góp phần giúp nhìn nhận sự phân công lao động theo giới trong giađình phản ánh mối quan hệ giữa vợ và chồng như thế nào Hơn nữa, việc sử dụngtiếp cận cấu trúc-chức năng một cách có phê phán cũng là hữu ích khi xem xét cácvai trò giới dưới góc độ nhìn nhận thực tế của người dân địa phương nói riêng, vàcủa người Lào nói chung

1.1.2.3 Lý thuyết tương tác-biểu trưng

Lý thuyết tương tác-biểu trưng, gắn với các công trình nghiên cứu của Mead,Goffman và Becker, tập trung vào những sự kiện vi mô tạo nên các tương tác nhằmmục đích tìm hiểu về các trải nghiệm cá nhân và hiểu về thế giới xã hội của họ,cũng như tìm hiểu về cách thức mà những con người khác nhau cùng chia sẻ một

Trang 27

định nghĩa chung về thực tại như thế nào Lý thuyết tương tác biểu trưng có nềntảng là tiền đề cho rằng chỉ thông qua hành vi xã hội của các cá nhân mà xã hội mới

có thể tồn tại, và như vậy, xã hội suy cho cùng là cái được tạo dựng, duy trì và biếnđổi nhờ các tương tác xã hội của những thành viên trong nó

Thuyết tương tác biểu trưng nhấn mạnh vào khả năng của các cá nhân trongviệc truyền tải các biểu trưng vào hành động của mình một cách tích cực và khéoléo Ngược lại thuyết chức năng lại hàm ý rằng cấu trúc xã hội là cái quyết địnhhành động của con người Do con người giao tiếp với nhau thông qua các biểutượng, nên tương tác giữa người với người là dựa trên những ý nghĩa mà các cánhân truyền tải vào các biểu tượng đó

Các lý thuyết theo trường phái tương tác biểu trưng khi nghiên cứu gia đìnhthường xem xét gia đình ở cấp độ nhỏ hơn so với các lý thuyết theo chức năng luận

Lý thuyết tương tác biểu trưng tập trung vào cách thức mà các gia đình tạo ra và táitạo bản thân chúng ở cấp độ thường ngày Không coi các vai trò gia đình là có sẵn

và các cấu trúc có sẵn được tuân thủ một cách chắc chắn, trường phái lý thuyết nàynhấn mạnh vào ý nghĩa và những trải nghiệm sống động gắn chặt với các vai trò đó

và vào cách thức mà chúng được tạo dựng thông qua tương tác [41]

Cái mà thuyết tương tác biểu trưng thiếu trong các lý thuyết vĩ mô về giađình là nó chỉ nhấn mạnh vào những hiểu biết chi tiết về các mối quan hệ gia đình,trong khi có một số lượng lớn nghiên cứu nhấn mạnh vào hầu hết các khía cạnh cóthể nhận thức của đời sống gia đình Sự đa dạng của các nghiên cứu về chủ đề nàychính là bằng chứng về các hướng nghiên cứu và chủ đề nghiên cứu mà chúng baoquát Các hướng và các chủ đề đó có thể bao gồm từ việc trẻ em lĩnh hội các giá trịmang tính biểu trưng từ các nội dung của bữa ăn trưa ở trường như thế nào [40]

Vận dụng lý thuyết tương tác biểu trưng trong nghiên cứu quan hệ giới tronggia đình, có thể thấy quan hệ đó là sản phẩm của quá trình tương tác giữa các cánhân nam và nữ Quá trình tương tác này lại chịu sự chi phối của các nguyên tắc,biểu tượng, các ký hiệu và bộc lộ thông qua ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ vàsuy nghĩ… trong quá trình giao tiếp Quá trình giao tiếp hàng ngày đã làm hìnhthành nên một phức hợp các biểu trưng mang ý nghĩa chung có tác dụng phân địnhđịa vị, vai trò và hành vi của mỗi giới Cụ thể trong quá trình tương tác với nhautrong cuộc sống hàng ngày, xã hội đã hình thành “các khuôn mẫu gán cho” hoặc

“điều cần phải và có thể thực hiện” đối với nam và nữ, đã quy định hành vi và vaitrò nào là thích hợp với mỗi giới Dần dần, ý nghĩa quy gán này được đông đảo các

Trang 28

cá nhân trong xã hội thừa nhận và làm theo Nó trở thành khuôn mẫu hay giá trịchuẩn mực quy định và điều chỉnh hành vi của nam và nữ trong quá trình giao tiếp.Hay nói cách khác nam giới và nữ giới có những nhận thức và hành vi khác nhaudựa trên những biểu trưng xã hội mà họ được tiếp nhận Biểu trưng đó có thể làhành vi, cử chỉ, ngôn ngữ hoặc cũng có thể là vai trò và địa vị… của mỗi giới tronggia đình và xã hội.

Về vấn đề quyền lực giới, chẳng hạn trong chế độ phong kiến người chồng

có quyền uy rất cao và được các bà vợ tuân thủ hầu như tuyệt đối Như vậy, hành vituân thủ, phục tùng, nhẫn nhục, cam chịu của người vợ có ý nghĩa biểu trưng chungcho các gia đình gia trưởng Biểu trưng này quy định nhận thức và hành vi củangười đàn ông và phụ nữ Tức là người chồng trong gia đình gia trưởng được xã hộimong đợi là có hành vi thống trị, đối xử với vợ mình như kẻ hầu người hạ Còn môhình hành vi của người vợ được xã hội mong đợi là phục tùng người đàn ông tronggia đình (nguyên tắc “Tam tòng” đối với phụ nữ trong Nho giáo) Bất kỳ hành vichống đối hay làm sai vai trò được mong đợi phổ biến nào của người phụ nữ đều cóthể bị cộng đồng lên án Rõ ràng, trong xã hội đó tồn tại bất bình đẳng giới sâu sắc.Tuy nhiên, các biểu trưng bất bình đẳng vẫn được phụ nữ và nam giới trong xã hội

đó thừa nhận, tuân theo và sử dụng một cách phổ biến

Trong các quan hệ tương tác, giao tiếp xã hội, những biểu trưng gắn vớihành vi ứng xử hay ngôn ngữ xưng hô của mỗi giới cũng phản ánh khá rõ quan hệgiới Ví dụ, tính chất ứng xử được cho là phù hợp với phụ nữ một cách phổ biến là

“giao tiếp cá nhân khéo léo”, “nhút nhát”, “thụ động”, “dễ bảo”, “dễ hợp tác vớingười khác”, v.v, trong khi các tính chất ứng xử được mong đợi phổ biến đối vớinam giới là “sáng suốt”, “năng động”, “quyết đoán”, “mạnh mẽ”, “tự chủ”, “cạnhtranh”, v.v Về mặt ngôn ngữ cặp đại từ nhân xưng “anh-em” trong quan hệ vợchồng cũng thể hiện ý nghĩa của vị thế và tương ứng là các vai trò của mỗi người.Như vậy, nhìn chung người phụ nữ thường có mô hình giao tiếp, ứng xử tương ứngvới vị thế thấp hơn, lệ thuộc và “yếu” hơn người nam giới

Trong phân công lao động giữa vợ và chồng cũng vậy, Có những loại hìnhcông việc thường gắn cho nam giới và những loại hình công việc khác được gắncho nữ Mặc dù trên thực tế cả hai giới đều có thể thực hiện một số loại công việcnhư nhau Chính những biểu trưng về tính chất công việc gắn với “tính nam” và

“tính nữ” là nền tảng của sự phân công lao động giữa vợ và chồng Từ đó, cácchuẩn mực giới trong thực thi các loại công việc cũng hình thành và được áp dụngphổ biến Đến lượt nó, các chuẩn mực giới này lại đóng vai trò khuôn mẫu cho các

Trang 29

quan hệ quyền lực tương ứng.

1.1.2.4 Lý thuyết xung đột

Nhóm lý thuyết xung đột bao gồm các nghiên cứu của Marx và Engels cũngnhư của Weber, Habermas, Foucault và Domhoff Trường phái lý thuyết xung độtnhấn mạnh vào xung đột xã hội và bất bình đẳng giới, như vậy, nó lý giải sự bấtbình đẳng giới trong gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội

Nhìn chung, quan điểm Mác-xít cho rằng cấu trúc xã hội và bản chất của cácquan hệ xã hội là kết quả của các xung đột trong quá khứ trong hiện tại giữa nhữngngười sở hữu với những người không sở hữu các phương tiện sản xuất ra của cải vậtchất Lý thuyết Mác-xít về gia đình nhấn mạnh vào các hệ thống tư bản chủ nghĩa,với quan hệ bóc lột của tư bản với công nhân, tác động như thế nào tới các thiết chế

xã hội như gia đình, và đến lượt nó, các thiết chế này lại góp phần cùng cố hệ thống

tư bản ra sao Như vậy, lý thuyết Mác-xít về gia đình có trọng tâm là mối liên hệgiữa các quan hệ sở hữu và cấu trúc gia đình, theo đó gia đình được coi là thiết chếđầu tiên và trước nhất tạo nên giai cấp Gia đình cũng được coi là cái van an toàn đểcon người trút bớt những căng thẳng tích tụ ở nơi làm việc, theo cách không làm tổnhại đến toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa nói chung

Engels, F.(1884) đưa ra lý thuyết rằng gia đình hạt nhân là kết quả của sựphát triển sở hữu tư nhân-cái tạo ra vấn đề thừa kế Nam giới với mong muốnchuyển giao tài sản của họ cho những người thừa kế hợp pháp của mình, là chủ sởhữu tài sản Engels lập luận rằng chế độ hôn nhân một vợ một chồng, được hậuthuẫn bởi nhà nước ở những cấp độ khác nhau, là một công cụ kiểm soát phụ nữ vàđảm bảo về nguồn gốc cho những đứa con của họ [36]

Đóng góp của Foucault`s cho xã hội học bao gồm các lý thuyết về lịch sử,khoa học và quyền lực, rất nhiều nghiên cứu của ông là phù hợp với các chủ đề xãhội học gia đình Foucault lập luận rằng toàn bộ các quan hệ xã hội là do “quyềnlực” tạo ra, theo đó các nhóm và các giai cấp có quyền lực tự tạo ra mình bằng cáchxác định những nhóm khác là “người khác” Tình dục là một “kỹ thuật căn bản củaquyền lực”, với lý lẽ của Foucault là tình dục đóng vai trò quan trọng đối với tư sảncũng tương tự như vai trò quan trọng của dòng dõi đối với quý tộc, có nghĩa rằng đó

là một phương tiện xác định thân thể Những người tư sản xác định thân thể là đốitượng để tìm hiểu, kiểm soát và nhìn chung là để sử dụng nhằm mục đích tận dụngcuộc sống một cách tối đa Gia đình theo Foucault, có chức năng định vị cho tình

Trang 30

dục, giới hạn nó và tăng cường cho nó Chẳng hạn, Foucault đưa ra ví dụ về việccấm loạn luân và vai trò của gia đình trong việc tạo ra các giá trị tinh thần với tưcách là những ví dụ căn bản về những cách thức mà gia đình thể hiện trong vai trò

là một trong những cội nguồn căn bản của “quyền lực/tri thức” [38]

Áp dụng cách tiếp cận của lý thuyết xung đột vào nghiên cứu chủ đề quyềnlực giới trong gia đình, luận văn này chủ yếu nhìn nhận sự bất bình đẳng về quyềnlực giữa vợ và chồng với tư cách là biểu hiện của những khía cạnh áp bức giớitruyền thống Như vậy, để có được sự cân bằng hợp lý tương đối trong quan hệquyền lực giữa vợ và chồng, trước hết phải giải quyết được vấn đề cốt lõi, có tínhcội nguồn của sự bất bình đẳng đó, là những tư tưởng trọng nam khinh nữ, coithường lao động và cống hiến của phụ nữ trong mọi vĩnh vực của đời sống xã hội.Hơn nữa, sự phản kháng của phụ nữ đối với tình trạng bất bình đẳng của họ cũng làmột khía cạnh rất đáng quan tâm

1 1.2.5 lý thuyết vị nữ

Lý thuyết vị nữ nhấn mạnh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ với tư cách làmột loại hình bất bình đẳng giới trong xã hội Bất bình đẳng giới mang nhiều hìnhthức khác nhau, tùy theo cấu trúc kinh tế, sự tổ chức xã hội và văn hóa của bất cứnhóm xã hội đặc thù đó

Thorne (1992) lập luận rằng chủ nghĩa vị nữ đã đóng góp cho các lý thuyết

xã hội học gia đình với năm chủ đề nghiên cứu lớn Thứ nhất, các nhà vị nữ đãthách thức tư tưởng về “gia đình vững chắc”, mà theo đó vấn đề gia đình hạt nhânvới hình thức tồn tại hợp pháp duy nhất là người chồng trong vai trò trụ cột vàngười vợ thì chỉ thực hiện vai trò là vợ và mẹ mà thôi [37]

Thứ hai, thay vì bắt đầu bằng việc lấy “gia đình” làm đơn vị phân tích, cácnhà vị nữ đã tập trung vào các cấu trúc bên trong và cấu trúc bao chứa nó, như giới,thế hệ, tình dục, giống nòi và giai cấp

Thứ ba, các nhà vị nữ đã nhận thấy rằng cấu trúc giới, thế hệ, giống nòi vàgiai cấp có thể mang lại những trải nghiệm rất khác nhau về cuộc sống gia đình-mà

đã bị che phủ bởi hào quang về gia đình hạt nhân, bổn phận làm mẹ với tư cách lànơi cư trú ẩn đáng yêu Các nhà vị nữ đã nêu ra những trải nghiệm cho thấy rằng tưtưởng này bị phủ nhận

Thứ tư, chủ nghĩa vị nữ đã thách thức sự phân đôi truyền thống giữa cái

Trang 31

riêng và cái chung, nêu lên những câu hỏi về ranh giới của gia đình và cho thấyrằng sự tách biệt gia đình là có phần không thực tế, do những mối gắn kết chặt chẽgiữa cuộc sống bên trong gia đình với các tổ chức ở nơi làm việc, các hệ thống phúclợi và pháp luật của nhà nước, với trường học, với nhà trẻ và với các thiết chế khác.

Thứ năm, việc phân đôi cái chung/cái riêng là có liên hệ với mâu thuẫn trong

tư tưởng gắn liền với chủ nghĩa vị nữ từ thế kỳ 19 và mâu thuẫn đó ngày nay là rất

rõ ràng Mâu thuẫn này dao động giữa các giá trị của chủ nghĩa cá nhân và sự bìnhđẳng những giá trị cho rằng phụ nữ đã bị chối bỏ trong lịch sử và đang lên tiếngphản đối điều này và các giá trị của việc nuôi dưỡng và cộng đồng, những giá trịgắn liền với phụ nữ một cách biểu tượng Các nhà vị nữ đã khẳng định nhóm giá trịthứ hai với tư cách là sự thay đổi xã hội rộng lớn hơn, trong đó, sự căng thẳng giữachủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng được nhìn nhận là cơ sở của triết lý biếnđổi gia đình

Các nhà vị nữ Mác-xít đã có những đóng góp lớn cho lý thuyết về gia đình.Cũng như lý thuyết Mác xít nói chung, chủ nghĩa vị nữ Mác-xít tập trung vào cácquan hệ bóc lột, xem xét việc gia đình hạt nhân dẫn đến sự bóc lột phụ nữ trong chủnghĩa tư bản như thế nào, và đến lượt nó, việc này lại giúp cùng cố hệ thống tư bảnchủ nghĩa ra sau Các nhà vị nữ Mác-xít nhìn nhận tình trạng của phụ nữ với tư cáchnền tảng căn bản của sự áp bức giai cấp với áp bức giới trong vai trò chủ yếu (theo

tư duy truyền thống này, các nhà vị nữ xã hội chủ nghĩa nhìn nhận áp bức giai cấp

và áp bức giới là quan trọng như nhau) [34]

Các nhà vị nữ Mác-xít lập luận rằng phụ nữ là những người bị bóc lột và lànhững người sản xuất ra công nhân mà không được trả lương, và đó chính là laođộng của họ (chẳng hạn như cho những người công nhân ăn, mặc, dạy dỗ và an ủitinh thần) nhằm đảm bảo cho tiềm năng của công nhân có thể được sử dụng đầy đủ.Như vậy, chính phụ nữ là người hàng ngày tái sản xuất ra sức lao động Hơn nữa,phụ nữ sản xuất ra những công nhân tương lai (trẻ em), và không chỉ làm cho chúng

có sức khỏe thể chất tốt, mà còn xã hội hóa chúng để chúng gia nhập nền văn hóa tưbản chủ nghĩa Cuối cùng các nhà vị nữ Mác-xít lưu ý rằng lao động của phụ nữtrong gia đình giúp tái sản xuất ra sức lao động với chi phối rất thấp hoặc thậm chí

là không mất phí cho chủ nghĩa tư bản Trong khi các nhà vị nữ Mác-xít coi cácquan hệ xã hội và hệ tư tưởng trong xã hội chủ nghĩa là nguồn gốc dẫn đến sự lệthuộc của phụ nữ, thì các nhà vị nữ cấp tiến lại kiên quyết đổ lỗi cho cuộc sống giađình hôn nhân dị tính Đối với nhiều nhà vị nữ cấp tiến, gia đình hạt nhân là “nơi trú

ẩn của chế độ gia trưởng trong xã hội hiện đại” và các quan hệ hôn nhân dị tính vềcăn bản là quan hệ quyền lực [35]

Trang 32

Rich (1980) lập luận rằng một nền văn hóa quy định “quan hệ dị tính là bắtbuộc” là trụ cột của các gia đình hạt nhân Bà nêu lên câu hỏi về bản chất đươngnhiên của việc coi tình dục dị tính là tự nhiên và cho rằng không có lý do gì mà tìnhdục khác giới, theo bà thì đó là việc nam giới bóc lột cơ thể phụ nữ, lại nên được coi

là “tự nhiên” trong khi các dạng tình dục khác thì không Tương tự như vậy, các nhà

vị nữ cấp tiến nói về “sự nô dịch” và “chiếm giữ” của đàn ông đối với cơ thể phụ nữ

vì mục đích giải trí, với việc chiếm đoạt này tượng trưng cho sự khuất phục của phụ

nữ về cuộc sống tinh thần và cá tính Đối với các nhà vị nữ cấp tiến, gia đình hạtnhân là lãnh địa chính diễn ra sự bóc lột này [43]

1.1.3 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào và Chủ tịch Hồ Chí Minh

về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình

Đảng và Nhà nước Lào rất quan tâm đến các vấn đề trong gia đình nói chung

và sự phân biệt việc làm giữa vợ và chồng trong gia đình nói riêng Nhất là khíacạnh giới, bởi giới là cơ sở của sự tồn tại và phát triển đời sống nhân loại và tái tạo

ra con người cho xã hội

1.1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào

Ngay từ khi mới thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng đã rất quantâm đến vấn đề giới, nhất là sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong đời sống hàngngày nói chung, phân biệt việc làm trong phạm vi gia đình và xã hội nói riêng, Đảngcho rằng phụ nữ là nhóm yếu thế mà lại bị áp bức bóc lột sức lực bởi nam giới.Chính vì vậy, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mới tìm cách giải phóng phụ nữthoát khỏi gánh nặng công việc trong gia đình, tức là khuyến khích nam giới chia sẻviệc nhà với phụ nữ, thể hiện trong chính sách của Đảng Kể từ đó, đến nay, quanđiểm phân công lao động theo giới đã được tôn trọng và thể hiện xuyên suốt trongcác giai đoạn cách mạng của các dân tộc Hiến pháp Nước Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào khẳng định “đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” làmột dấu ấn quan trọng về chính sách, pháp luật của Đảng về vấn đề phân biệt việclàm giữa nam và nữ, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Hiến pháp năm 2003).Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện sự phân công lao động giữa nam

và nữ trong xã hội Lào [4]

Trong thời kỷ đổi mới, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ, về việcphân công lao động giữa nam và nữ vẫn luôn thể hiện xuyên suốt trong các Nghịquyết Đại hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị,

Trang 33

Ban bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ phụnữ… Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữphát triển nhân cách của mình và khuyến khích phụ nữ tham gia hoạt động xã hộicùng với nam giới, từ đó thúc đẩy sự trung thành và giúp đỡ lẫn nhau trên mọi lĩnhvực của đời sống, tức là bình đẳng giới nam nữ Trong các văn kiện của Đảng, khi

đề cập đến vấn đề của phụ nữ, thuật ngữ “giới” lần đầu tiên được chính thức sửdụng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Các văn kiệnnày nhắc đến vấn đề phân công lao động theo giới: “Đối với phụ nữ thực hiện tốt vềchính sách lao động” và “thiết thực quan tâm đến sự phân biệt về giới, sự tiến bộcủa phụ nữ” Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nội dung bìnhđẳng giới tiếp tục được khẳng định: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt vàđời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới” Việc xây dựng và ban hànhLuật hôn nhân và gia đình nhằm đảm bảo sự phân công lao động của nam và nữ mộtcách tập trung, có hệ thống và đầy đủ trong giai đoạn mới hiện nay Đây là sự biểuhiện những bước tiến của việc quan tâm đến phụ nữ trong thực hiện chính sách củaĐảng và Nhà nước Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nêu vị trí, vai trò và tầmquan trọng về vấn đề giới và thúc đẩy công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước Trong khi đó Nghị quyết đã chỉ ra nhiệm vụ đầutiên là nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và sự phân biệt giới, trong đó nhấnmạnh cần phải “đưa nội dung giáo dục giới, bình đẳng giới vào chương trình đàotạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và các trường thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân” [3, Tr 64; 65; 69]

Ngoài ra còn có rất nhiều văn bản chính thức khác của Đảng, Nhà nước Làothể hiện rõ quan điểm về sự phân công lao động giữa nam và nữ trong phạm vi giađình và xã hội để người dân hiểu rõ về mối quan hệ nam nữ trong xã hội loài ngườinhư Luật lao động việc làm (2006), kỷ yếu Hội phụ nữ Lào, kỷ yếu Đảng Nhân dânCách mạng Lào, v.v

1.1.3.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phân công lao động theo giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng dưới thời Pháp thuộc, nhân dân bị áp bứcbóc lột nặng nề, trong đó phụ nữ là giới bị áp bức bóc lột nặng nề nhất Do vậy,muốn giải phóng phụ nữ trước hết phải tuyên truyền vận động giác ngộ nhân dântham gia cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước, xóa bỏchế độ thực dân phong kiến Cuộc cách mạng đó không thể thiếu vai trò của phụ nữ,bởi phụ nữ là phần nửa xã hội, không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một

Trang 34

nửa loài người [11, tr 289].

Người khẳng định, Đảng ta đã tích cực vận động phụ nữ tham gia hội phụ nữcứu quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ đã góp phần quan trọng đưa cuộc cáchmạng chống Thực dân Pháp và bọn Đế quốc Mỹ đến thành công rực rỡ Từ đây, địa

vị của người phụ nữ đã bắt đầu thay đổi Phụ nữ được quyền tham gia bầu cử, ứng

cử vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) như nam giới Vai trò tolớn của phụ nữ và nam giới ngày càng được thể hiện rõ nét qua hai cuộc khángchiến vĩ đại [12, tr 231-232]

Trong thực tế, như nhận định của một số nhà vị nữ, cuộc đấu tranh để đi đếnbình đẳng nam nữ là “cuộc đấu tranh dài nhất trong lịch sử nhân loại” Hồ Chí Minhthấu hiểu sức mạnh ghê gớm mà tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đang đè nặng lêncác mặt của đời sống xã hội, cũng như khó khăn của việc giải thoát khỏi tư tưởngnày Người viết: “Trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó

ăn sâu vào đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội” Có sự phânbiệt đối xử như vậy là do những quan niệm truyền thống, còn có một số người

“chưa thấy rõ vai trò của người phụ nữ hiện nay cũng như sau này, nên còn xemthưởng khả năng của phụ nữ” [13, tr 153]

Theo Người, một trong những mực tiêu quan trọng của cuộc cách mạng làbình đẳng giới, trong đó có bình đẳng nam nữ: “Chúng ta làm cách mạng là để đấutranh lấy quyền bình đẳng trai gái đều ngang quyền như nhau” Tuy nhiên, làmđược việc này là không đơn giản, bởi thực tế không phải mọi người đều đã có nhậnthức đúng về bình đẳng nam nữ Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cách hiểu chưađúng về sự bình đẳng nam nữ: là việc chia đều các công việc trong gia đình giữa vợ

và chồng Người khẳng định: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ hôm nayanh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bìnhđẳng giới Hiện nay, cách hiểu một cách “máy móc” về bình đẳng nam nữ như vậycũng chưa phải đã hết Không ít người vẫn hiểu bình đẳng giới theo nghĩa “cào bằng”

mà không cần biết đến sự khác biệt giới trong đời sống của gia đình và xã hội

Như vậy theo tư tưởng Hô Chí Minh, vấn đề phân công lao động theo giớiphải giải phóng phụ nữ trên hai phương diện: Thứ nhất, giải phóng người phụ nữkhỏi những ràng buộc của phong tục, tập quán lạc hậu và tạo điều kiện cho phụ nữbước vào những lĩnh vực của đời sống xã hội Thứ hai, phải thay đổi nhận thức của

bộ phận nửa dân số còn lại là nam giới về vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình

và xã hội Những nghiên cứu về vấn đề giới gần đây cho thấy, thực hiện bình đẳnggiới là một quá trình hai chiều Chiều thứ nhất, phải tạo điều kiện cho phụ nữ bước

Trang 35

chân ra khỏi ngôi nhà của mình để tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa,chính trị xã hội Chiều thứ hai, nam giới cần không chỉ làm tốt chức năng kinh tế

mà cần trở về với ngôi nhà của mình (quan tâm đến các thành viên trong gia đình,chia sẻ các công việc nội trợ với người phụ nữ trong gia đình) Do vậy, bên cạnhnhững vai trò hiện có thì cả phụ nữ và nam giới cần phải bổ sung và tăng cường vaitrò của mình

Một điều quan trọng nữa, theo Hồ Chí Minh là phải tôn trọng phụ nữ Đây làmột nội dung nhân văn trong quan hệ giới mà ngày nay các nhà nghiên cứu giớithường đề cập Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, điều mà Người nhắc đến là

“đàn ông phải kính trọng phụ nữ” Cho đến nay, những nghiên cứu về giới trong pháttriển cũng đưa ra các bằng chứng rằng bản chất của sự phát triển kinh tế xã hội phảixuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau giữa phụ nữ và nam giới Trong phạm vi gia đình,

sự yêu thương giữa các thành viên chính là nền tảng của gia đình hạnh phúc Về vấn

đề giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một con đường vô cùng tiến bộ để điđến mục đích: “Không thể dùng vũ lực mà tranh đấu … Vũ lực của cuộc cách mạngnày là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật” Hồ chí Minh cho rằng giảiphóng phụ nữ không phải là của riêng ai, mà cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ là sựnghiệp của mỗi cá nhân và toàn xã hội “phải cách mạng từng người, từng gia đình,đến toàn dân Dù to và khó nhưng nhất định thành công” Bên cạnh đó, phụ nữ cũngphải đấu tranh chống cái tệ đó” Muốn làm trọn nhiệm vụ vẻ vang đó, theo Người thìphụ nữ “phải xóa bỏ tâm lý tự ti và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng caolên mãi trình độ chính trị văn hóa, kỹ thuật” [13, tr 155]

Vì vậy sự phân công lao động giữa nam và nữ nói chung và giữa vợ và

Trang 36

chồng nói riêng từ trước đến nay tương đối mất cân bằng, nam thì chỉ phụ trách một

số công việc lớn mà thôi, ví dụ: nam chỉ đảm nhiệm trong việc sản xuất, kinh doanh

và tham gia các lớp tập huấn xã hội Còn nữ thì lo liệu tất cả các công việc, dùnặng hay nhẹ đều có mặt tham gia, ví dụ: việc sản xuất, kinh doanh, chăm sóc giađình, con cái và nội trợ…đều do người phụ nữ đảm nhiệm Nhưng về mặt xã hội,sức lao động của người phụ nữ bị đánh giá thấp hơn so với sức lao động của ngườinam giới, dù đó là lao động có tay nghề hay không Các công việc được giao chophụ nữ, nhất là việc nội trợ trong gia đình, hầu hết là công việc không được hưởnglương Còn nam giới đảm nhận công việc nội trợ là rất ít Các nhà nghiên cứu đãxem xét thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình thông quanhững phương diện sau đây

1.2.1 Về vai trò trụ cột

Trong thực tế, vai trò trụ cột trong gia đình được xét trên mặt kinh tế của giađình và sự trợ giúp của nam giới cho gia đình là một cách thực hành nam tính, v.v.Việc đạt được thành công về kinh tế cũng như có được quyền uy trong gia đìnhthường được sử dụng để định nghĩa người đàn ông thành đạt Việc người chồngmặc nhiên được coi là trụ cột trong gia đình phải chịu trách nhiệm lo lắng về kinh tếcủa gia đình đã trở thành một gánh nặng đối với những người đàn ông hiện nay

có thể được bỏ qua dễ dàng Những điều này thường được bảo vệ bằng lý lẽ vì phảikiếm tiền thực hiện vai trò trụ cột kinh tế Như vậy, kiếm tiền chính là một dấu hiệuquan trọng của sự thành công về kinh tế và nam tính Nhìn chung quan niệm truyềnthống vẫn thường coi nam giới là trụ cột kinh tế, là người kiếm cơm chính nuôi cácthành viên trong gia đình (Lê Ngọc Văn, 2004: 40) [25, Tr 90; 91)

Tuy nhiên ở Lào hiện nay, những biến đổi của xã hội, kinh tế, chính trị… đã

Trang 37

tạo điều kiện cho người phụ nữ học hành và tham gia ngày càng nhiều vào thịtrường lao động, vị thế của họ được nâng lên cả trong gia đình và ngoài xã hội Điềunày đặt ra những thay đổi trong bản dạng nữ tính và kéo theo đó là những thay đổi

về bản dạng nam tính Người phụ nữ ngày nay được mong đợi có đóng góp kinh tếcho gia đình và nam giới cũng được mong đợi có sự chia sẻ việc nhà và chăm sóccon cái với vợ Như vậy vị thế ngày càng cao của phụ nữ, đặc biệt là sự độc lập vềkinh tế, đã gây áp lực không nhỏ cho việc giữ gìn/duy trì nam tính của nam giới

1.2.3 Về lao động sản xuất-kinh doanh

Phụ nữ là nguồn lao động quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, trênphạm vi toàn cầu nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới trong nông nghiệp tương ứngvới 36,1% và 34% (ILO, 2007) Ở nông thôn Châu Phi, phụ nữ sản xuất, chế biến, bảoquản tới 80% thực phẩm trong khi ở Nam Á và Đông Nam Á phụ nữ sản xuất và chếbiến 60% lương thực Một số lượng khác cho thấy phụ nữ chiếm hơn 50% lao độngtrong nông nghiệp ở Châu Á Ở các nước Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn

Độ, Lào, Việt Nam con số này là hơn 70% và con số này tăng lên 98% ở Bhutan vàNepal Tại các nước thuộc đảo Thái bình dương, phụ nữ tham gia vào nông nghiệp với

tỷ lệ cao như Papua New guinea 84% và Solomon 85% (IFAD, 2002) [24]

Nhìn chung, ở Lào phụ nữ là lực lượng lao động chính từ trước đến nay, làlực lượng lao động to lớn và quan trọng của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp,nông thôn Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp càng trở nên quan trọnghơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, với sự tham gia của lao động nữ vào lĩnhvực sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi lao động nam giới lại gảm dần

do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của chế độ xã hội như là tư tưởngNho giáo, Phật giáo về trọng nam khinh nữ và trình độ học vấn, v.v

1.2.4 Về lao động tạo ra thu nhâp

Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho rằng, những cặp vợ chồng kiếm tiềnngang nhau không bị ai nghi ngờ hay đặt vấn đề về nam tính hay nữ tính của họ.Trong khi đó những cặp có vợ kiếm tiền nhiều hơn cảm thấy có nhu cầu bản sắc của

họ như một phương thức để tránh bị coi là đảo ngược vai trò Có thể nam giới ở cácgia đình này không chịu làm việc nhà là để khẳng định sự thống trị của họ đối vớingười vợ đang kiêm được tiền [14]

1.2.5 Về lao động nội trợ

Việc phân công lao động trong hộ gia đình Viêt Nam, một nghiên cứu tại

Trang 38

cộng đồng ngư dân ven biển, nơi các hoạt động sản xuất gắn liền với biển cho thấynam nữ có sự chênh lệch trong việc đánh cá, buôn bán nhỏ trên bở và nội trợ 93,7%nam giới làm công việc đánh cá, trong đó nữ chỉ có 5,3% làm công việc này 72,0%phụ nữ buôn bán nhỏ trên bờ và nội trợ, trong khi đó nam giới chỉ có 0,7% tham giavào các công việc này.

Hiện nay phụ nữ được biết đến, không chỉ với tư cách là người mẹ sinh đẻ,nuôi con và làm các công việc nội trợ trong gia đình Phụ nữ còn tham gia vào cácquá trình sản xuất và hoạt động xã hội Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% lựclượng lao động xã hội Phụ nữ làm việc trong tất cả các ngành khác nhau của nềnkinh tế quốc dân, nhưng tập trung nhiều trong nông nghiệp, giáo dục, công nghiệpnhẹ, y tế, thương nghiệp và tài chính, tính dụng, bảo hiểm và dịch vụ Việc làm củaphụ nữ đã đem lại thu nhập quan trọng cho ngân sách gia đình Do địa vị kinh tếđược cải thiện, phụ nữ ngày càng bình đăng với nam giới trong quyền quyết địnhcác công việc quan trọng của gia đình, trong đó có việc sinh con

Mặc dù người phụ nữ/người vợ vẫn là người đảm nhận chính các công việcnội trợ, chăm sóc trong gia đình nhưng khi phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vàocác công việc sản xuất và hoạt động xã hội thì chính họ chứ không phải ai khác làngười muốn thay đổi vai trò truyền thống của mình Họ bắt đầu lên tiếng mongmuốn được đàn ông chia sẻ và có xu hướng bình đẳng giới hơn Nhìn chung, nhữngngười phụ nữ là người vợ, người mẹ, con gái, con dâu đều có tỷ lệ đảm nhận chínhcác công việc trong nhà và đối nội cao hơn; trong khi đó những người đàn ông làngười chồng, người cha, con trai, con rể có tỷ lệ đảm nhận chính các công việcngoài nhà và đối ngoại cao hơn Tuy vậy đã có những thay đổi bước đầu Số liệukhảo sát ở Việt Nam cho thấy một số các công việc như nội trợ, chăm sóc trẻ em,giữ tiền còn có sự khác biệt về giới tính rõ nét, trong khi một số công việc khác nhưsản xuất kinh doanh, chăm sóc người già/ người ốm, tiếp khách, thay mặt gia đìnhgiao tiếp với chính quyền có xu hướng giảm dần sự khác biệt giới tính, thể hiện ở tỷ

lệ đáng kể cả hai vợ chồng cùng làm chính các công việc này Số liệu cũng cho thấy

có sự chênh lệch nhất định giữa quan niệm và sự phân công lao động thực tế do tùythuộc vào đặc điểm các gia đình [23, Tr 78; 79]

Việc phân công lao động trong gia đình phụ thuộc vào độ dài thời gian hônnhân Trong những năm đầu sau khi kết hôn, phụ nữ phải làm hầu hết các công việcnội trợ như nấu cơm 88,1%, rửa bát 94,4%, dọn nhà 84,8%, giặt giũ 95,4% Tínhtrunh bình một người phụ nữ nông thôn trong những năm đầu sau khi kết hôn phảilàm khoảng 5 công việc, trong đó 24,8% làm đến 4 công việc hoặc ít hơn, 32,5%làm 5 công việc, 42,7% làm 6 công việc Ngoại trừ việc giữ tiền chi tiêu trong số

Trang 39

các loại hình công việc nội trợ, trông con nhỏ là loại công việc nhận được sự chia sẻnhiều nhất giữa vợ và chồng và có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình.Còn người nam giới làm những công việc nội trợ hầu như không đáng kể từ 1,3%đến 0,3% đối với từng việc cụ thể và kết quả phân tích cho thấy có tới 90,4% ngườinam giới (chồng) không phải chịu trách nhiệm chính bất kỳ một công việc nào.Nhưng trong mô hình phân công lao động nội trợ trong gia đình thời điểm hiện tạithì đã có sự thay đổi Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ người vợ tham gia lao độngnội trợ đã giảm xuống ở hầu hết các công việc, đồng thời, tỷ lệ của người chồngcũng có sự tăng lên phần nào Nếu ở thời điểm mới kết hôn, rửa bát là công việc hầuhết phụ nữ phải làm 94,4%, thì đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ này đã giảm đáng kể vớiđiểm chênh lệch là 29,8% Tính trung bình một người vợ thời điểm hiện tại chỉ phảilàm khoảng 4 công việc, giảm một công việc so với thời điểm mới kết hôn, trong đó

có 43,7% làm đến 4 đơn vị công việc, 33,4% làm 5 đơn vị công việc, 22,8% làm 6đơn vị công việc [28, Tr 74; 75; 77]

Một nghiên cứu khác cho thấy trên 80% phụ nữ có chồng là người làm chínhcác công việc nội trợ như nấu ăn, mua thực phẩm, giặt quần áo… Trong khi đó chỉ

có 1% nam giới có vợ đảm nhiệm chính những công việc này Vậy, sự phân biêt vaitrò của đàn ông và đàn bà dẫn đến việc phần đông phụ nữ bị trói buộc vào gia đình.Phụ nữ thường được bố trí làm các công việc trong nhà hoặc gần nhà như nội trợ,trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công… và phần lớn những sản phẩm do phụ nữ là raphục vụ cho tiêu dùng của gia đình Những công việc đó không gây trở ngại đáng

kể cho việc thực hiện chức năng của người phụ nữ trong gia đình, loại hình này là:sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái và làm công việc nhà

Theo Nguyễn Thế Phán (2002), về vai trò phụ nữ trong gia đình, hiện nay có

sự thay đổi rõ nhất là trong quan hệ vợ chồng Người vợ có quyền bình đẳng vàtham gia công tác xã hội như người chồng Vì vậy họ có uy tín xã hội trong gia đình

về lĩnh vực kinh tế, nuôi dạy, chăm sóc con cái Ở những gia đình công nhân viênchức, phụ nữ có trình độ học vấn cao không thua kém người chồng Trong một sốgia đình , vai trò kinh tế do phụ nữ đảm nhận Còn người chồng thực hiện vai trònội trợ trong nhà Xu hướng ngày càng tăng vai trò chủ hộ của nữ thay nam giớitrong gia đình Tuy nhiên cần lưu ý địa vị, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xãhội hiện nay mặc dù có sự cải thiện hơn nhiều so với trước đây nhưng chưa phải làbình đẳng hoàn toàn [10, Tr 281]

Số liệu điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, 83,2% các bậc cha mẹtrong tổng số điều tra có trẻ từ 7-14 tuổi và bản thân vị thanh niên 15-17 tuổi chobiết trẻ em có tham gia vào các công việc gia đình là khá phổ biến, đặc biệt ở vùng

Trang 40

nông thôn có trẻ em tham gia ít nhất là một công việc trong gia đình như là đi chợmua thức ăn, nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, chăm sóc người ốm vàtrẻ nhỏ [23, Tr 123]

Vậy các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đều cho rằng công việctrong gia đình đã được các thành viên trong gia đình chia sẻ và dần dần có sự bìnhđẳng nam nữ, chỉ có công việc phù hợp với nam hơn hoặc nữ hơn mà thôi Không

có công việc gì mà dành riêng cho nam hoặc nữ Thậm chí đối với việc nhà một sốnam giới còn giỏi hơn nữ Ví dụ việc chế biến món ăn hoặc quán ăn ngon và nổitiếng nhất đều là nam giới và ngược lại, công việc sản xuất kinh doanh, kiếm tiền,lấy thức ăn phù hợp với nam giới Nhưng không có nghĩa là công việc của nam giới

mà nữ giới không làm được, thậm chí nữ giới còn giỏi hơn nam giới Ví dụ việckiếm tiền nữ giới giỏi hơn nam giới rất nhiều

1.2.6 Về giao tiếp xã hội

Trong thực tế, xã hội không phân biệt nam hay nữ mới có khả năng giao tiếpgiữa người nọ hoặc người kia, ai cũng có khả năng giao tiếp bất kể là nam hay nữ.Nhưng điểm quan trọng là địa vị xã hội của một người và quan hệ của người đó vớinhững người khác bị tác động bởi rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ một yếu tốduy nhất Việc cá nhân đó là nam hay nữ chỉ là một trong nhiều nhân tố quy định vịtrí và quan hệ của người đó với người cùng giới và khác giới Bên cạnh khía cạnhgiới cần tính đến tộc người, lứa tuổi, nơi cư trú, tôn giáo, trình độ học vấn, nghềnghiệp, giai cấp và v.v Cùng với đó là những quan niệm truyền thống mà bị ảnhhưởng bởi Nho giáo, Phật giáo với chủ trương một gia đình có chủ và chủ là đànông, không bao giờ đàn bà là chủ gia đình Chủ gia đình là người chịu trách nhiệm

về mọi người trong nhà, là người quyết định mọi việc Như vậy, trong gia đình,người chồng, người đàn ông là người nắm quyền quyết định, lo toan mọi việc, từviệc làm ăn của gia đình, quan hệ họ hàng làng xóm, học hành, nghề nghiệp, thậmchí cả chuyện hôn nhân của con cái Vì người đàn ông được coi là người biết tínhtoán, quyết đoán, nhạy bén và có suy nghĩ sâu sắc… Vậy mà phụ nữ Lào hiện naykhông dám thể hiện bản năng của mình để làm tròn vị thế về mọi mặt trong xã hội

Ví dụ: Tham gia lớp tập huấn, họp tổ dân, tiếp khách lạc và v.v

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG

GIA ĐÌNH Ở HUYỆN VĂNG VIÊNG TỈNH VIÊNG CHĂN

Ngày đăng: 04/03/2015, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Mai Huy Bích (2003), xã hội học gia đình, NXB KHXH. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: xã hội học gia đình
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: NXB KHXH. Hà Nội
Năm: 2003
18. Nguyễn Hữu Minh (2008), “Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình”, Tạp chí xã hội học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khía cạnh giới trong phân công lao động giađình”
Tác giả: Nguyễn Hữu Minh
Năm: 2008
19. Nguyễn Linh Khiếu (2002), “Vị thế của phụ nữ trong một số vấn đề của gia đình”, Tạp chí xã hội học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vị thế của phụ nữ trong một số vấn đề của giađình”
Tác giả: Nguyễn Linh Khiếu
Năm: 2002
21. Phạm Thị Huệ (2007), “Quyền lực của vợ và chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam”, Tạp chí xã hội học, Số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyền lực của vợ và chồng trong gia đình nông thônViệt Nam”
Tác giả: Phạm Thị Huệ
Năm: 2007
26. Trận Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2000), “Phụ nữ và phát triển”, NXB phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phụ nữ và phát triển”
Tác giả: Trận Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB phụ nữ
Năm: 2000
27. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới ở Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2008
28. Trịnh Duy Luân (2011), “Gia đình nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong chuyển đổi”, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Gia đình nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong chuyểnđổi”
Tác giả: Trịnh Duy Luân
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 2011
31. Vũ Tuấn Huy (1997), “Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình-vấn đề giới trong cơ chế thị trường”, Tạp chí xã hội học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân công lao động trong kinh tế hộ gia đình-vấn đềgiới trong cơ chế thị trường”
Tác giả: Vũ Tuấn Huy
Năm: 1997
32. Vũ Tuấn Huy (2006), “Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa”,Tạp chí xã hội học, Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trìnhbiến đổi xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa”
Tác giả: Vũ Tuấn Huy
Năm: 2006
33. Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi (2004), Xu hướng gia đình ngày nay, NXB KHXH, Hà Nội.3. Tiếng Anh (nước ngoài) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng gia đình ngày nay
Tác giả: Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 2004
38. Foucault, M. (1990). The history of sexuality. New York: Random House Sách, tạp chí
Tiêu đề: The history of sexuality
Tác giả: Foucault, M
Năm: 1990
41. McLennan,G.A.Ryan and P. SpoonLey. (2000). Exploring society: Sociology for New Zealand students. Auckland: Pearson Education New Zealand Limited Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sociologyfor New Zealand students
Tác giả: McLennan,G.A.Ryan and P. SpoonLey
Năm: 2000
43. Rich, A. (1980). “Compulsory heterosexuality and lesbian existence”. Signs:Journal of Women in Culture and Society 5(Sumr):631-660 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Compulsory heterosexuality and lesbian existence
Tác giả: Rich, A
Năm: 1980
20. Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB đại học quốc gia, Hà Nội Khác
22. PTS. Chung Á – PTS. Nguyễn Định Tấn (1996), sách nghiên cứu xã hội học, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
23. Sách kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006, Hà Nội tháng 6/2008 Khác
24. Sách nghiên cứu gia đình và giới (2010), Quyển 20, Số 1, Viện gia đình và giới Khác
25. Sách nghiên cứu gia đình và giới (2012), Quyển 22, Số 6. Viện gia đình và giới Khác
29. Từ điển tiếng Việt Viện ngôn ngữ học (2005), NXB Trung tâm từ điển học, Hà Nội-Đà Nẵng Khác
30. Viện Gia đình và Giơi (2010), Tạp chí nghiên cứu gia đình & giới, Quyển 20, Số 1 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w