SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNGGIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 64)

ĐÌNH

Lao động gia đình ở đây được hiểu bao gồm các công việc như nội trợ, chăm sóc con cái, chăm sóc người ốm, chi tiêu và quản lý tiền trong gia đình… Thực tế lao động gia đình cũng là một trong những hoạt động chiếm rất nhiều thời gian và sức lực của con người. Tuy nhiên, trên thực tế việc đo lường hiệu quả kinh tế của dạng công việc này vẫn còn bất cập và thiếu khách quan, thiếu công bằng. Trong quan niệm xã hội cũng như ở gia đình người ta thường cho rằng đây là dạng công việc “lặt vặt, không tên” không có giá trị (không được trả lương) vì không đem lại thu nhập và nói chung nó thường không gắn với “thiên chức của phụ nữ” và là công việc phù hợp với giới nữ. Tuy công việc nội trợ không đem lại thu nhập bằng tiền nhưng lại là những đóng góp quan trọng tất yếu trong cuộc sống gia đình. Theo kết quả khảo sát cho thấy hơn 80% số phụ nữ không những đảm đương các công việc sản xuất mà còn nỗ lực đảm đang các vai trò nội trợ vốn được coi là “thiên chức của phụ nữ” như nuôi dạy, chăn sóc con cái, giặt giũ, chợ búa, cơm nước và các công việc nội trợ khác. Đối với những công việc này cho đến nay vẫn chưa nhận được sự đánh giá một cách thỏa đáng từ phía gia đình và xã hội. Đặc biệt là sự tham gia của nam giới vào loại hình công việc này vẫn còn ít.

Phân công lao động theo giới là hình thức phân công lao động đầu tiên của xã hội con người. Nó đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử và tiếp tục được duy trì trong các xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nó tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và truyền thống văn hóa của mỗi xã hội, hình thức phân công lao động theo giới có những đặc trưng khác nhau. Trong các xã hội chậm phát triển, kinh tế tự cung tự cấp, sự phân công lao động theo giới mang nặng tính chất tự nhiên. Đàn ông do có sức khỏe thường làm việc nặng, đàn bà làm việc nhẹ; đàn ông đi xa, đàn bà làm việc ở nhà, gắn liền với chức năng sinh đẻ và nuôi con. Đến khi xã hội phát triển, cách sống và điều kiện sản xuất đã thay đổi về cơ bản. Nhưng những quan điểm truyền thống đó vẫn tiếp tục duy trì làm nảy sinh những bất hợp lý và mâu thuẫn dẫn đến nhu cầu phải thay đổi về phân công lao động theo cách truyền thống giữa vợ và chồng trong gia đình.

Theo T.Parsons, để gia đình hoạt động có hiệu quả với tư cách một hệ thống xã hội, phải có sự phân công lao động rõ ràng theo giới. Trong gia đình, chồng là người đi làm kiếm sống, tạo ra thu nhập và vợ ở nhà chăm sóc con cái, lo việc nhà. Như vậy người chồng đóng vai trò mà Parsons gọi là “công cụ” anh ta suốt ngày đi

làm trong một xã hội cạnh tranh và hướng tới sự thành đạt. Điều đó dẫn anh ta tới chỗ căng thẳng và lo lắng. Người vợ đóng vai trò “tình cảm” theo nghĩa chị chăm sóc, hỗ trợ về tình cảm và tạo ra sự an toàn không chỉ cho con mà cả cho chồng. Chị giảm bớt sự căng thẳng của chồng bằng cách yêu thương, thấu hiểu và chu đáo với chồng [17, tr. 221].

Trong các xã hội hiện đại, phân công lao động theo giới vẫn tồn tại nhưng chỉ là một trong những hình thức phân công lao động bên cạnh các hình thức phân công lao động khác. Lúc này, phân công lao động theo giới vừa là sự tiếp nối của thói quen truyền thống, vừa là do lợi thế giới tính trong một số lĩnh vực nhất định của hoạt động sản xuất xã hội. Như vậy, có thể thấy viễn cảnh của phân công lao động theo giới trong xã hội hiện đại bao gồm cả việc xóa nhòa các hình thức phân công lao động bất bình đẳng, lẫn việc tiếp tục duy trì nhiều hình thức phân công lao động với điều kiện không vi phạm nguyên tắc bình đẳng nam nữ nhưng lại phát huy được lợi thế so sánh của phụ nữ và nam giới trong một số loại hình công việc như sau.

2.3.1. Nội trợ

Nội trợ là một trong những công việc của gia đình mà loài người quan niệm rằng đó là loại công việc gắn liền với đặc điểm giới trong gia đình. Đây là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều nghiên cứu có chung một nhận định là phụ nữ vẫn là người đảm nhận chính công việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy sự tham gia của người chồng vào công việc này đã tăng lên đáng kể [27, tr. 143]. Nguyên nhân của hiện tượng này, bao gồm tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường… đã được đề cập trong một nghiên cứu như sau:

Cùng với những biến đổi trong cơ cấu lao động xã hội dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội việc làm và những chuyển đổi trong phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa người vợ và người chồng theo hướng bình đẳng hơn trong các lĩnh vực hoạt động [33, tr. 87]. Kết quả khảo sát về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình tại huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào cho thấy, cũng có những biểu hiện tương tự như lý giải của các tác giả trước đây. Nhìn chung, khuôn mẫu phân công lao động theo giới truyền thống vẫn là phổ biến, nhưng đã có những biểu hiện khả quan hơn về sự chia sẻ công việc giữa vợ và chồng trong các gia đình ở địa phương.

Bảng 2.12: Phân công lao động nội trợ trong hộ gia đình (đơn vị %).

Dạng công việc Chồng Vợ Hai vợ chồng Người khác

Nội trợ (mua thức ăn, nấu nướng, rửa bát.

2,4 88,6 3,0 6,0

Mua sắm đồ gia dụng phục vụ nội trợ như nồi niêu, các thiết bị bếp, các chất tẩy rửa…

36,9 40,8 16,4 5,9

Mua sắm đồ điện máy như quạt, TV, đầu video, tủ lạnh.

65,7 7,9 17,4 9,1

Mua sắm phương tiện đi

lại (xe máy, ô tô…) 61,2 6,9 23,9 8,0

Mua sắm phương tiện/công

cụ sản xuất có giá trị lớn. 45,4 12,4 31,8 10,4

Mua sắm đồ dùng cá nhân

cho con. 6,0 51,7 38,8 3,5

Trong đại đa số các gia đình được khảo sát, việc nội trợ (mua thức ăn, nấu nướng, rửa bát) là do người vợ đảm nhiệm (88,6% so với 2,4) người chồng. Mua sắm đồ dùng cá nhân cho con là người vợ đảm nhiệm (51,7% so với 38,8%) là cả hai vợ chồng. còn người chồng là chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ là (6,0%).

Một nữ nông dân lý giải: Nếu là người vợ thực sự thì phải có tài, có đức, biết dọn dẹp nhà cửa và làm việc nhà, nội trợ, chăm sóc con cái… còn chồng làm những việc khác, từ xưa đến nay vẫn thế (PVS, nữ, 48 tuổi).

Những công việc được cho là phù hợp với nam giới lại có cơ sở là niềm tin phổ biến rằng người chồng có khả năng hơn vợ, bởi những phẩm chất như có tầm nhìn xa trông rộng, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, có sức khỏe cơ bắp và làm việc nặng nhọc tốt hơn, giỏi hơn về những việc mang tính kỹ thuật… Kết quả nghiên cứu cho thấy người chồng là người làm chủ yếu các công việc như sửa chữa vặt trong gia đình, như mua sắm đồ điện máy như quạt, ti vi, đầu video, tủ lạnh… (chiếm 65,7%); mua sắm phương tiện đi lại như xe máy, ô tô… (chiếm 61,2%);

mua sắm phương tiện công cụ sản xuất có giá trị lớn (chiếm 45,4%). Phụ nữ rất ít đóng vai trò chủ đạo trong các công việc được coi là của nam giới này. Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu cho thấy phụ nữ đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đó, với 31,8% số câu trả lời cho rằng cả vợ và chồng có vai trò ngang nhau trong việc mua sắm phương tiện, công cụ sản xuất có giá trị lớn. Điều này gợi ý rằng người vợ ngày càng quan tâm đến việc mua sắm tư liệu sản xuất để tạo ra thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, cần thêm bằng chứng để có thể khẳng định cho một gợi ý như vậy.

Nam nông dân cho biết: Vợ tôi là người giữ tiền chi tiêu trong gia đình, vì người vợ là người chăm lo, vun vén cho gia đình… Vợ giữ là hơn… Hầu hết các gia đình ở đây đều thế. Trong việc nhà cả hai đều có trách nhiệm như nhau, nhưng thường thì vợ hay làm các việc vặt còn chồng thì sửa chữa hoặc khuân vác các công việc nặng. Đôi khi vắng vợ thì chồng cũng có thể làm thay các công việc đó. Gia đình tôi phân công như vậy là tôi cảm thấy hợp lý

(PVS, nam, 33 tuổi).

Về tương quan với trình độ học vấn, kết quả nghiên cứu cho thấy học vấn của người vợ càng cao thì có tỷ lệ càng cao số người vợ thực hiện công việc mua sắm đồ điện máy như quạt, ti vi, đầu video, tủ lạnh, lỏ vi song. Ví dụ, có 10,6% số ý kiến của những người vợ có trình độ học vấn cao đẳng, đại học cho rằng họ là người mua sắm đồ điện máy, nhưng ở nhóm có trình độ học vấn trên đại học, tỷ lệ này là 20%.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 64)