Nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 77)

Theo khảo sát thực tế thì nghề nghiệp cũng là một yếu tố tác động đến việc phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình, nhất là việc nội trợ trong gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ nhóm những người làm nông nghiệp và phi nông nghiệp cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc gia đình chiếm (40,5% so với 44,6%) tương ứng, trong khi đó nhóm những người làm trong cơ quan nhà nước là

cao nhất 68,6% (Bảng 3.1 dưới đây).

Bảng 3.1: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc trong gia đình theo nghề nghiệp (đơn vị %).

Nhóm nghề nghiệp Chia sẻ của chồng Chia sẻ của vợ Cả hai vợ chồng Nông nghiệp 19,8 39,7 40,5

Phi nông nghiệp 26,6 28,7 44,6

Làm trong cơ quan nhà nước 15,2 16,2 68,6

Không làm trong cơ quan nhà nước

15,8 21,9 62,1

Yếu tố nghề nghiệp, đặc biệt là nghề nghiệp của người vợ có mối liên quan chặt chẽ với sự phân công lao động trong gia đình và do đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa vợ và chồng. Kết quả nghiên cứu định tính cũng bổ trợ cho những phát hiện từ nghiên cứu định lượng. Nếu cả hai vợ chồng đều làm việc bên ngoài gia đình, nhất là làm việc trong các cơ quan nhà nước thì có sự chia sẻ công việc gia đình giữa người vợ và người chồng nhiều hơn. Tuy nhiên, kết luận này chỉ chủ yếu áp dụng với các trường hợp người chồng làm việc ở gần nhà. Nếu người chồng làm việc xa bên ngoài gia đình, còn người vợ chủ yếu làm việc ở gần nhà thì người vợ vẫn phải đảm đương những công việc gia đình nhiều hơn.

Cụ thể, đối với các công việc mang tính nữ giới một cách truyền thống như giữ tiền chi tiêu, nội trợ, dọn nhà, giặt giũ, mua sắm đồ dùng cá nhân cho con…, như đã phân tích ở các phần trước, người vợ vẫn là người thực hiện chính. Sự chia sẻ của người chồng trong những công việc này chiếm tỷ lệ rất thấp ở tất cả các nhóm nghề nghiệp. Nói cách khác, yếu tồ nghề nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể trong việc phân công lao động giữa vợ và chồng ở những việc này, và khuôn mẫu giới truyền thống vẫn được áp dụng phổ biến mỗi khi người ta tư duy về các loại công việc như vậy.

Đối với các công việc mang tính nam giới một cách truyền thống như sửa chữa vặt trong gia đình, mua sắm đồ điện máy, mua sắm các phương tiện đi lại, mua sắm các công cụ sản xuất có giá trị…, người chồng thường là người thực hiện chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thực tế, sự phân công lao động ở các gia đình thuộc diện khảo sát là phù hợp với khuôn mẫu truyền thống.

có những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhất định trong các công việc gia đình theo hướng bình đẳng hơn ở các nhóm đối tượng được khảo sát. Xu hướng chia sẻ công việc giữa vợ và chồng là khá lớn ở một số công việc như chăm sóc con, người già, người ốm đau, đi dự các cuộc họp cộng đồng và tổ dân phố. Yếu tố nghề nghiệp thường thể hiện tác động tới sự phân công lao động này theo hướng tích cực hơn ở các nhóm nghề phi nông nghiệp và nhóm làm trong các cơ quan nhà nước. Như vậy, mặc dù phân công lao động giữa vợ và chồng vẫn mang nặng tính chất truyền thống, nhưng ít nhiều sự phân công lao động theo giới này đã chịu ảnh hưởng tích cực từ tính chất nghề nghiệp của các cặp vợ chồng, đặc biệt là khi người vợ ngày càng có nhiều cơ hội tham gia lực lượng lao động bên ngoài gia đình hơn. Một nam công nhân bình luận về vấn đề này:

Tôi thì kể từ khi mới kết hôn cho đến nay, tôi chưa bao giờ cho rằng việc nọ là của mình, việc kia là của vợ mình, việc nào tôi cũng làm hết, kể cả rửa bát, giặt giũ, dọn nhà… Nếu cứ cho rằng nam nữ có công việc riêng thì khi vợ đi vắng là mình chết. Vì vậy, những công việc trong gia đình tôi, cứ ai rảnh rỗi thì làm luôn, không có phân biệt gì, trừ một số công việc mà không thể làm được. Ví dụ việc nặng hoặc những công việc cần giúp tay… (PVS, nam, 43 tuổi), (xem hình ảnh 3.1).

(Xem thêm những hình ảnh có liên quan trong phụ lục)

Sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình không chỉ thể hiện bằng vai trò mà còn biểu hiện ở tiếng nói quyết định của người vợ hoặc người chồng trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Liên quan đến vấn đề này, một số lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá bình đẳng hay không bình đẳng giữa người vợ và người chồng thông qua việc ai là người quyết định chung, có tiếng nói quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động của gia đình. Mối quan hệ về quyền quyết định giữa vợ và chồng trong các gia đình ở cuộc khảo sát tại huyện Văng Viêng nhìn chung không khác nhiều so với một số phát hiện của cuộc nghiên cứu trước đây ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển CNH-ĐTH đã mang lại những thay đổi nhất định, tạo điều kiện cho cải thiện quan hệ giữa vợ và chồng trong các lĩnh vực hoạt động của gia đình. Trong rất nhiều vấn đề được nêu trong cuộc khảo sát, tỷ lệ các phương án trả lời rằng cả hai vợ chồng cùng làm như nhau, cùng bàn bạc và cùng đưa ra quyết định đã chiếm tỷ lệ tương đối đáng kể, ví dụ định hướng tương lai cho con và dậy dỗ con là cao nhất (75,6% và 73,6%) và trong sản xuất kinh doanh cũng chiếm tỷ lệ 27,9%. Mặc dù nhìn chung khuôn mẫu định kiến giới truyền thống vẫn là phổ biến.

Có thể nói, yếu tố nghề nghiệp của người vợ có những tác động nhất định đối với việc phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình thuộc diện khảo sát.

Xu hướng tương đối phổ biến của chiều hướng tác động là sự bình đẳng nam nữ thường tốt hơn ở các nhóm nghề phi nông nghiệp và nhóm là việc trong các cơ quan thuộc về nhà nước, mặc dù đã có một số ngoại lệ.

3.1.2. Học vấn

Trong nghiên cứu, trình độ học vấn là một trong những yếu tố tác động tới sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình, nhất là biến số của người vợ. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ trình độ học vấn của người vợ càng cao thì càng được nhận sự chia sẻ từ phía người chồng về các công việc gia đình từ không biết chữ xuống theo hướng trình độ học vấn tăng lên trên đại học là (37,8% xuống 24,0%)

Bảng 3.2: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc gia đình theo trình độ học vấn (Đơn vị %). Nhóm trình độ học vấn Chia sẻ của chồng Chia sẻ của vợ Cả hai vợ chồng Không biết chữ 17,5 37,8 44,7 Tốt nghiệp tiểu học 27,8 29,0 43,2 Tốt nghiệp PTTH 27,6 29,0 42,3 Cao đẳng, đại học 23,3 28,1 48,5 Trên đại học 24,1 24,0 51,9

Nhìn chung trình độ học vấn có tác động đáng kể tới sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Ở các nhóm đối tượng được khảo sát, trình độ học vấn của cặp vợ chồng càng cao, thì càng có sự gia tăng về chia sẻ công việc trong gia đình giữa vợ và chồng nhiều hơn. Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình thuộc diện khảo sát vẫn cơ bản mang đậm nét truyền thống. Người vợ vẫn là người thực hiện chính các công việc như giữ tiền chi tiêu, nội trợ, dọn nhà, giặt giũ, chăm sóc con cái, mua sắm các đồ dùng cá nhân. Bên cạnh đó, người chồng là người làm chủ yếu các công việc sửa chữa vặt trong gia đình, mua sắm các đồ điện máy, các phương tiện đi lại và công cụ sản xuất có giá trị lớn. Nam giới chịu trách nhiệm đối với những công việc “đối ngoại”, ở ngoài gia đình, trong khi phụ nữ chịu trách nhiệm “đối nội”, ở bên trong gia đình.

Tuy vậy, cũng đã có những dấu hiệu tốt về biến đổi sự phân công lao động giữa vợ và chồng theo hướng tích cực hơn khi trình độ học vấn của người vợ tăng lên. Chẳng hạn như đã phân tích đối với việc dạy con hoặc đi dự các cuộc họp cộng đồng và tổ dân phố, tỷ lệ cả vợ và chồng cùng tham gia đã tăng lên cùng với sự gia tăng trình độ học vấn của cả vợ chồng, với những mức độ tác động khác nhau. Một trong những lý do giải thích cho điều này là những người có học vấn cao hơn thì có ít định kiến giới hơn, nên họ sẵn sàng tham gia chia sẻ công việc với bạn đời của mình.

Trình độ học vấn cũng có tác động quan trọng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình thông qua tiếng nói quyết định của vợ và chồng. Tác động của trình độ học vấn đối với quyền quyết định của người vợ và người chồng là khác nhau và thậm chí còn trái ngược nhau trên một số lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn, trình độ học vấn của người chồng càng cao thì càng mang lại nhiều quyền quyết định cho bản thân người chồng trong công việc sản xuất, kinh doanh, trong các quyết định về nghề nghiệp của bản thân họ và trong các vấn đề liên quan đến hoạt động xã hội của họ. Tuy nhiên, trong một số công việc khác thì tiếng nói quyết định của những người chồng lại dường như tỷ lệ nghịch với sự gia tăng về trình độ học vấn của họ.

Người vợ có trình độ học vấn càng cao thì càng có tiếng nói quyết định trong các công việc quan trọng của gia đình-vốn được coi là công việc của nam giới một cách truyền thống.Chẳng hạn, đối với các quyết định liên quan đến định hướng tương lai con cái, những người vợ có trình độ học vấn cao hơn thường có tiếng nói quan trọng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, ảnh hưởng tích cực của biến số học vấn người vợ tới quyền quyết định lại không giống nhau, hoặc thậm chí không làm tăng quyền quyết định của người vợ. Bù lại, tác động của biến số học vấn người vợ có thể được gia tăng ảnh hưởng nếu học vấn của vợ và chồng đều cao. Có lẽ điều này cũng phần nào phản ánh khuôn mẫu giới truyền thống trong tư duy của vợ và chồng như: Người chồng thường khó chấp nhận rằng vợ có trình độ học vấn cao hơn bản thân mình. Do vậy, nếu để tình trạng này xảy ra thì người vợ phải

“bù đắp sĩ diện”, cho người chồng bằng cách đảm nhiệm thêm những công việc

“mang tính nữ”, thậm chí phải chịu dựng thêm những sự phân biệt đối xử về giới khác nữa. Tuy nhiên, khi người chồng vẫn có trình độ học vấn cao thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nữa, vì bản thân người chồng cũng đã ít nhiều “được giác ngộ” hơn về sự bình đẳng nam nữ nhờ quá trình thu nạp kiến thức cho trình độ học vấn của mình rồi.

3.1.3. Độ tuổi

Trong khảo sát thực tế, độ tuổi cũng là một yếu tố tác động đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ người vợ đảm nhiệm những công việc gia đình cao nhất trong độ tuổi 41-50 chiếm 46,3%, trong khi đó có thể tăng lên và giảm xuống trái ngược với biến số cả hai vợ chồng cùng chia sẻ. Điều này chứng tỏ rằng khuôn mẫu truyền thống vẫn còn gắn với phụ nữ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc gia đình theo độ tuổi

(đơn vị %).

Tuổi có tác động nhất định đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Trong nghiên cứu này, sự tác động của biến số tuổi không thể hiện theo kiểu tuyến tính một chiều như đã phân tích ở chương trước, có rất nhiều trường hợp tác động của biến số tuổi là theo hai hướng. Thứ nhất, có sự gia tăng bình đẳng về sự phân công lao động giữa vợ và chồng theo thời gian, theo sự gia tăng độ tuổi của người vợ và thường thì điểm xuất phát của chiều gia tăng này là ở nhóm tuổi từ 41 trở lên. Hướng thứ hai là có sự gia tăng bình đẳng về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình ở các nhóm tuổi trẻ hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy hai hướng tác động của tuổi tác đối với sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nói lên một thực trạng khá lý thú về các công việc giữa vợ và chồng. Một mặt, điều đó nói lên rằng sự phân công lao động truyền thống theo kiểu nam giới thống trị nữ giới vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là ở các thế hệ lớn tuổi. Mặt khác, chiều tác động thứ hai thể hiện những dấu hiệu của sự tiến bộ về thực trạng bình đẳng nam nữ có tính thế hệ, theo đó thế hệ trẻ hơn được trang bị những kiến thức tốt hơn về sự công bằng giới, từ đó thể hiện tốt hơn những hoạt động liên quan đến công việc gia đình cũng như lĩnh vực khác.

Trong các nhóm tuổi, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng chia sẻ các công việc trong gia đình lại tăng theo độ tuổi, nhất là khi những người vợ ở độ tuổi trên 51-59 là (21,4%), và giảm xuống thấp nhất ở nhóm những người vợ trong độ tuổi 41-50 (12,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên ở các nhóm tuổi của người

vợ trẻ hơn. Mặc dù vậy, mức độ bình đẳng về sự phân công lao động giới thể hiện qua tỷ lệ các biến số của người vợ và người chồng đều tham gia chia sẻ lại không tăng nhiều theo chiều thứ hai này (khi các nhóm trẻ hơn) về tuổi bằng chiều tăng thứ nhất (khi các nhóm già hơn) về tuổi. Như vậy, có thể thấy rằng sự bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực phân công lao động trong gia đình mặc dù đã có dấu hiệu thay đổi tốt ở các nhóm trẻ tuổi nhưng đây chưa phải là những yếu tố căn bản của sự thay đổi. Sự gia tăng mức độ bình đẳng giới trong hoạt động này vẫn phần nhiều là dựa vào sự tích lũy kinh nghiệm sống gắn liền với tuổi tác của các nhóm phụ nữ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 77)