Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phân công lao động theo giớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 31)

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng dưới thời Pháp thuộc, nhân dân bị áp bức bóc lột nặng nề, trong đó phụ nữ là giới bị áp bức bóc lột nặng nề nhất. Do vậy, muốn giải phóng phụ nữ trước hết phải tuyên truyền vận động giác ngộ nhân dân tham gia cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến. Cuộc cách mạng đó không thể thiếu vai trò của phụ nữ, bởi phụ nữ là phần nửa xã hội, không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một

nửa loài người [11, tr. 289].

Người khẳng định, Đảng ta đã tích cực vận động phụ nữ tham gia hội phụ nữ cứu quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ đã góp phần quan trọng đưa cuộc cách mạng chống Thực dân Pháp và bọn Đế quốc Mỹ đến thành công rực rỡ. Từ đây, địa vị của người phụ nữ đã bắt đầu thay đổi. Phụ nữ được quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) như nam giới. Vai trò to lớn của phụ nữ và nam giới ngày càng được thể hiện rõ nét qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại [12, tr. 231-232].

Trong thực tế, như nhận định của một số nhà vị nữ, cuộc đấu tranh để đi đến bình đẳng nam nữ là “cuộc đấu tranh dài nhất trong lịch sử nhân loại”. Hồ Chí Minh thấu hiểu sức mạnh ghê gớm mà tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đang đè nặng lên các mặt của đời sống xã hội, cũng như khó khăn của việc giải thoát khỏi tư tưởng này. Người viết: “Trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu vào đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội”. Có sự phân biệt đối xử như vậy là do những quan niệm truyền thống, còn có một số người “chưa thấy rõ vai trò của người phụ nữ hiện nay cũng như sau này, nên còn xem thưởng khả năng của phụ nữ” [13, tr. 153].

Theo Người, một trong những mực tiêu quan trọng của cuộc cách mạng là bình đẳng giới, trong đó có bình đẳng nam nữ: “Chúng ta làm cách mạng là để đấu tranh lấy quyền bình đẳng trai gái đều ngang quyền như nhau”. Tuy nhiên, làm được việc này là không đơn giản, bởi thực tế không phải mọi người đều đã có nhận thức đúng về bình đẳng nam nữ. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cách hiểu chưa đúng về sự bình đẳng nam nữ: là việc chia đều các công việc trong gia đình giữa vợ và chồng. Người khẳng định: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng giới. Hiện nay, cách hiểu một cách “máy móc” về bình đẳng nam nữ như vậy cũng chưa phải đã hết. Không ít người vẫn hiểu bình đẳng giới theo nghĩa “cào bằng” mà không cần biết đến sự khác biệt giới trong đời sống của gia đình và xã hội.

Như vậy theo tư tưởng Hô Chí Minh, vấn đề phân công lao động theo giới phải giải phóng phụ nữ trên hai phương diện: Thứ nhất, giải phóng người phụ nữ khỏi những ràng buộc của phong tục, tập quán lạc hậu và tạo điều kiện cho phụ nữ bước vào những lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ hai, phải thay đổi nhận thức của bộ phận nửa dân số còn lại là nam giới về vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Những nghiên cứu về vấn đề giới gần đây cho thấy, thực hiện bình đẳng giới là một quá trình hai chiều. Chiều thứ nhất, phải tạo điều kiện cho phụ nữ bước

chân ra khỏi ngôi nhà của mình để tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội. Chiều thứ hai, nam giới cần không chỉ làm tốt chức năng kinh tế mà cần trở về với ngôi nhà của mình (quan tâm đến các thành viên trong gia đình, chia sẻ các công việc nội trợ với người phụ nữ trong gia đình). Do vậy, bên cạnh những vai trò hiện có thì cả phụ nữ và nam giới cần phải bổ sung và tăng cường vai trò của mình.

Một điều quan trọng nữa, theo Hồ Chí Minh là phải tôn trọng phụ nữ. Đây là một nội dung nhân văn trong quan hệ giới mà ngày nay các nhà nghiên cứu giới thường đề cập. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, điều mà Người nhắc đến là “đàn ông phải kính trọng phụ nữ”. Cho đến nay, những nghiên cứu về giới trong phát triển cũng đưa ra các bằng chứng rằng bản chất của sự phát triển kinh tế xã hội phải xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau giữa phụ nữ và nam giới. Trong phạm vi gia đình, sự yêu thương giữa các thành viên chính là nền tảng của gia đình hạnh phúc. Về vấn đề giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một con đường vô cùng tiến bộ để đi đến mục đích: “Không thể dùng vũ lực mà tranh đấu … Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật”. Hồ chí Minh cho rằng giải phóng phụ nữ không phải là của riêng ai, mà cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ là sự nghiệp của mỗi cá nhân và toàn xã hội “phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng phải đấu tranh chống cái tệ đó”. Muốn làm trọn nhiệm vụ vẻ vang đó, theo Người thì phụ nữ “phải xóa bỏ tâm lý tự ti và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị văn hóa, kỹ thuật” [13, tr. 155].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w