Chủ gia đình và giữ các tài sản trong gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 50)

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Engels đã nêu ra và phân tích nguyên nhân của sự bất bình đẳng giới trong gia đình. Ông viết: Nguồn gốc của sự bất bình đẳng giới không nằm ở đâu ngoài vấn đề kinh tế, mà cụ thể là vấn đề sở hữu tài sản. Sở hữu tài sản là nhân tố quyết định tới mối quan hệ giới trong gia đình, quy định mối quan hệ đó là bình đẳng hay bất bình đẳng trong gia đình.

Về mặt pháp luật của nước CHDCND Lào, phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng về mọi hoạt động. Điều đó thể hiện qua Hiến pháp (2003) và Luật hôn nhân và gia đình (1990). Tuy nhiên, trên thực tế những khía cạnh nhất định của các Bộ luật này khi thực hiện không hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp. Kết quả khảo sát này cho thấy tỷ lệ người chồng đứng làm chủ gia đình cao hơn rất nhiều so với người vợ. Điều này bắt nguồn từ bản chất của chế độ hôn nhân phụ hệ trong xã hội Lào truyền thống (ngoại trừ một số dân tộc có chế độ hôn nhân mẫu hệ).

Về mặt văn hóa, thì những quan niệm “trọng nam khinh nữ” truyền thống của người Lào vẫn còn phổ biến là nam giới thống trị nữ giới, nam giới là người có quyền giữ các tài sản có giá trị lớn trong gia đình, có quyền kế thừa những tài sản từ thế hệ trước và chuyển đổi cho những thế hệ sau, trong khi đó nam phải mạnh dạng, quyết đoán và làm những việc nặng nhọc, nữ chỉ hưởng theo nam (chồng) hay một số phần nào đó do sự yêu thương, nên nữ phải khéo léo, mểm dèo, nghe lời và làm những việc nhệ nhàng hơn. Chính vì những quan niệm truyền thống như vậy, nhiều người cho rằng việc người phụ nữ đảm nhận các công việc nhà là đương nhiên và không có gì là bất công cả. Đối với họ, phụ nữ làm những công việc này là khá phù hợp. Khi được hỏi: Công việc nội trợ có phải là thiên chức của phụ nữ hay không? Thì hầu hết các ý kiến (cả nam và nữ) trong mẫu điều tra đều trả lời là đúng. Việc nắm giữ tài sản lớn trong gia đình giải thích phần nào lý do người chồng có tiếng nói và quyền quyết định cao hơn người vợ trong những công việc quan trọng của gia đình.

Biểu đồ 2.5 dưới đây cho thấy trong 201 gia đình thuộc diện khảo sát, người chồng là người làm chủ gia đình với tỷ lệ cao hơn. Sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ người chồng/người vợ làm chủ gia đình (gần 10 lần) và nắm giữ tài sản (gần 5 lần) là một trong những cản trở lớn đối với người phụ nữ trong quá trình sản xuất và quản lý kinh tế gia đình. Rõ ràng như vậy, phụ nữ sẽ ở vị trí xã hội và pháp lý thấp

hơn nam giới để có những quyết định liên quan tới việc sử dụng và quản lý tài sản (cụ thể là quyền được thừa kế, chuyển nhượng và quyết định phương thức sử dụng các loại tài sản này). Trong không ít trường hợp, khi gia đình có vấn đề thì phụ nữ bao giờ cũng là người thiệt thòi nhất bởi họ không phải là người làm chủ và nắm giữ các tài sản trong gia đình đó.

Biểu đồ 2.4: Ai làm chủ và nắm giữ các tài sản trong gia đình (đơn vị%).

Bên cạnh 8,5% số người trả lời gia đình họ không có ai làm chủ gia đình và 27,9% trả lời gia đình họ không có ai nắm giữ tài sản (có thể rơi vào các trường hợp hai cặp vợ chồng đó mới lập gia đình hoặc không có các tài sản đấy trong gia đình), tỷ lệ có gia đình có “người khác” làm chủ gia đình trong mẫu khảo sát là 11,4% và nắm giữ các tài sản là 8,5%. Có lẽ những trường hợp này là do nguồn gốc tài sản thừa kế nhưng chưa sang tên đổi chủ hoặc cặp vợ chồng đó vẫn còn sống cùng với bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ. Phụ nữ sau khi kết hôn về nhà chồng sống (hoặc cả vợ chồng ra ở riêng hoàn toàn). Sau một thời gian, cả vợ chồng có thể trở thành chủ gia đình và được cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng chia các tài sản cho họ. Họ có thể trở thành một gia đình hoàn toàn bình đẳng với các gia đình khác. Trong đa số các trường hợp, những gia đình đó mặc dù có đóng góp lớn của bố mẹ bên chồng hoặc bố mẹ bên vợ nhưng đứng tên chủ gia đình vẫn là người chồng hoặc người vợ.

Sau khi tôi lấy vợ, bố mẹ tôi cho hai vợ chồng mảnh đất gần 400 m2, mà ông bà mua trước đây, hỗ trợ thêm tiền để tôi làm nhà và ra ở riêng. Còn đứng

tên người chủ đất vẫn là bố tôi, vì tôi bận đi làm, với cả bố tôi vẫn còn khỏe mạnh nên lúc nào tiện thì chuyển đổi tên chủ mảnh đất đó sang tên tôi (PVS, nam nông dân, 31 tuổi).

Tuy nhiên, cũng có dấu hiệu cho thấy sự bình đẳng hơn trong việc đứng tên làm chủ gia đình giữ tài sản quan trọng của các hộ gia đình trong diện khảo sát, thể hiện ở tỷ lệ cả hai vợ và chồng cùng đứng tên làm chủ gia đình và giữ tài sản trong hộ gia đình chiếm 25,4% và 26,8%. Điều này cho thấy nỗ lực đưa cả tên vợ và tên chồng vào giấy tờ làm chủ gia đình và giữ các tài sản hoạt động trong sản xuất-kinh doanh của gia đình đã có một sự bình đẳng nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w