Đánh giá về việc ra các quyết định trong gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 53)

Quyền quyết định là một chỉ báo quan trọng về địa vị và vị trí của vợ và chồng trong gia đình. Phần này tập trung phân tích thực trạng việc ra quyết định của vợ và chồng trong các gia đình ở huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào và xem xét trong mối quan hệ với nghề nghiệp, trình độ học vấn và độ tuổi của người trả lời.

Một trong những hoạt động chủ yếu liên quan đến chức năng kinh tế của gia đình là công việc sản xuất, kinh doanh. Kết quả nghiên cứu ở huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào cho thấy, người chồng là người có tiếng nói quan trọng nhất trong các quyết định về công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình. Trong các gia đình thuộc diện khảo sát, tỷ lệ người chồng có tiếng nói quan trọng nhất chiếm tới 48,8% cao hơn gấp bốn lần người vợ, (xem bảng 2.3). Trong quá trình CNH-ĐTH như hiện nay, mặc dù người vợ đóng vai trò hết sức quan trọng trong công việc sản xuất, kinh doanh, xây dựng kinh tế gia đình nhưng vị thế và vai trò trong việc ra các quyết định quan trọng đến lĩnh vực này chưa thuộc về

người vợ. Chỉ 11,9% các trường hợp được khảo sát, người vợ có tiếng nói quyết định trong công việc này và ở hầu hết các nghề nghiệp của cả chồng và vợ thì người chồng vẫn là người ra quyết định đối với công việc này.

Bảng 2.3: Tiếng nói quyết định trong gia đình (Đơn vị %).

Nội dung Chồng Vợ Cả hai vợ

chồng

Người khác

Công việc sản xuất/kinh doanh

của gia đình 48,8 11,9 27,9 3,5

Mua đồ đạc đắt tiền trong gia

đình 43,3 9,0 42,3 4,5

Thuê các dịch vụ như điện nước, internet, truyền hình cáp,v.v

37,3 18,4 33,3 10,0

Chăm sóc sức khỏe cho các thành

viên (khám, chữa, cho thuốc…) 8,0 43,3 44,8 3,0

Đưa ra các quyết định liên quan đến việc dạy dỗ con cái

7,5 17,4 73,6 0,5

Quyết định liên quan đến tương lai của con cái (học hành, nghề nghiệp…)

10,9 10,9 75,6 0,5

Quyết định liên quan đến công

việc/nghề nghiệp của vợ 14,9 35,3 45,8 0,5

Quyết định liên quan đến công

việc/nghề nghiệp của chồng 42,8 10,0 44,3 1,5

Các quan hệ với gia đình và họ hàng bên vợ

19,4 19,4 60,2 0,5

Các quan hệ với gia đình và họ

hàng bên chồng 25,4 13,4 59,7 1,5

Hoạt động xã hội của vợ 15,4 44,3 37,8 2,5

Xét về độ tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy có hai chiều ảnh hưởng của tuổi tác tới vai trò quyết định trong sản xuất kinh doanh. Xét về tổng thể, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng có tiếng nói quyết định như nhau đối với các vấn đề thuộc công việc sản xuất, kinh doanh là thấp nhất ở nhóm tuổi 41-50 (12,2%). Tuy nhiên, ở các nhóm phụ nữ lớn tuổi hơn, tỷ lệ này lại tăng lên đáng kể, với việc tăng lên gần gấp 2 lần ở nhóm tuổi 51-59. Mặt khác, ở hai nhóm tuổi trẻ thì tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng quyết định cũng tương đối cao. Đặc biệt tỷ lệ người vợ quyết định cao nhất là ở độ tuổi trẻ.

Bảng 2.4: Người có tiếng nói quyết định trong công việc sản xuất kinh doanh theo độ tuổi (đơn vị %).

Nhóm tuổi Chồng Vợ Cả hai vợ chồng Người khác 18-30 40,7 22,2 38,9 5,6 31-40 53,8 12,8 28,2 5,2 41-50 65,3 16,3 12,2 6,2 51-59 47,6 14,3 21,4 16,7

Dữ liệu khảo sát thu được cho thấy, tiếng nói quyết định của người chồng vẫn cao hơn hẳn người vợ trong việc mua sắm đồ đạc đắt tiền (43,3% so với 9,0%). Cho dù người vợ là người quyết định chính trong khoản chi tiêu nhỏ hàng ngày và họ là người “giữ hầu bao” của gia đình thì trong mua sắm đồ đạc đắt tiền, họ vẫn là người có ít tiếng nói quyết định nhất. Thông thường, đối với nhiều người chồng, người vợ được coi như “hòm giữ tiền” hay “cái ống giữ tiền” khá an toàn và việc quản lý tiền nong trong gia đình vẫn được coi là trách nhiệm của người vợ. Tuy nhiên, trong thực tế tiếng nói quyết định những khoản chi tiêu lớn của gia đình vẫn thuộc về người chồng. Đôi khi người vợ được hỏi ý kiến cũng chỉ là hình thức.

Một nam công nhân cho biết: Đã là người chồng thì những việc chi tiêu nhỏ không để ý, nhưng những việc chi tiêu lớn là phải quyết đoán. Nhiều khi thực hiện xong rồi thì nói với vợ để cho vợ biết nhưng thực ra mình làm rồi. Hỏi cho hài hòa, tôn trọng vợ… Tôi thấy trong một số gia đình mà người chồng

không có tiếng nói quyết định được việc chi tiêu lớn thì cũng là do người chồng lành quá, để vợ “làm chồng” mất rồi (PVS, nam, 33 tuổi).

Mặc dù số gia đình có người chồng giữ vai trò quyết định trong các khoản chi tiêu lớn chiếm tỷ lệ cao như vậy, nhưng tỷ lệ các trường hợp có sự bàn bạc quyết định giữa hai vợ chồng cũng khá cao (42,3%). Đây cũng là một biểu hiện cụ thể của sự tiến bộ trong quan hệ giới và sự công bằng giữa vợ và chồng trong việc mua sắm đồ đặt tiền của gia đình. Kết quả này cũng tương tự với một số phát hiện nghiên cứu ở Việt Nam:

Riêng việc mua sắm các đồ dùng đắt tiền, trong quá khứ phần lớn do đàn ông quyết định, thì nay những quyết định này đều có sự bàn bạc thỏa thuận giữa vợ và chồng. Đây là những nét mới trong quan hệ gia đình [7, tr. 52]. Tuy nhiên, trong việc mua sắm đồ đạc đắt tiền, người chồng không giữ vai trò quyết định nhiều như trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. So với công việc sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ người chồng là người quyết định chính trong việc mua sắm đồ đạc đắt tiền là thấp hơn (43,3% so với 48,8%). Đồng thời tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng quyết định đã tăng lên đáng kể từ 27,9% lên 42,3%.

Về tương quan với nghề nghiệp, số trường hợp mà người chồng là người quyết định trong việc mua sắm đồ dùng đắt tiền trong gia đình ở nhóm nghề phi nông nghiệp của cả chồng và vợ chiếm tỷ lệ cao nhất, với 60% và 61,5%, theo thứ tự tương ứng. Còn đối với các trường hợp cả vợ và chồng cùng quyết định, thì tỷ lệ này ở nhóm chồng và vợ làm trong cơ quan nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất, với 50% và 55,2%. Khác với nhận định ban đầu của nhóm nghiên cứu, tỷ lệ vợ chồng cùng đưa ra quyết định mua sắm đồ đạc đắt tiền ở nhóm nghề nông nghiệp cũng khá cao (45,3% ở nhóm chồng làm nông nghiệp và 41,8% ở nhóm vợ làm nông nghiệp). Đây là điều cần được giải thích thêm, bởi nếu theo cách suy luận thông thường thì những người làm nông nghiệp thường có quan niệm truyền thống về định kiến giới (mà những yếu tố này lại có tác động khá mạnh đến tiếng quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình).

Nhìn chung, trình độ học vấn của cả vợ và chồng càng cao thì mức độ công bằng trong các quyết định liên quan đến việc mua sắm các đồ đạc đặt tiền càng tăng lên. Như thể hiện trong bảng dưới đây, nếu loại bỏ số ít các trường hợp cá biệt là học vấn rất thấp (không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học), thì xu hướng này thể hiện khá rõ. Đặc biệt, mức độ công bằng trong các quyết định có xu hướng gia tăng tương đối ổn định theo sự gia tăng về trình độ học vấn của người vợ.

Bảng 2.5: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đưa ra quyết định mua sắm đồ đạc đắt tiền, theo trình độ học vấn.

Trình độ học vấn

Theo học vấn của người chồng

Theo học vấn của người vợ

Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ %

Không biết chữ 1 100,0 1 100,0

Biết chữ nhưng chưa TNTH 8 50,0 8 37,5

Tốt nghiệp tiểu học 15 40,0 14 42,9

Tốt nghiệp PTCS 36 30,6 45 33,3

Tốt nghiệp PTTH 62 40,3 62 38,7

Cao đẳng, đại học 73 45,2 66 50,0

Trên đại học 6 83,3 5 60,0

Xét theo tương quan về độ tuổi, có hai xu hướng thể hiện qua dữ liệu thu được (Bảng 2.6). Xu hướng thứ nhất là cân bằng giữa vợ và chồng trong các quyết định mua sắm đồ đạc đắt tiền có gia tăng cùng với sự gia tăng về tuổi của các cặp vợ chồng. Ở nhóm tuổi 41-50, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đưa ra quyết định là thấp nhất và gia tăng ở các nhóm tuổi 51-59. Xu hướng thứ hai là sự gia tăng công bằng ở các nhóm trẻ tuổi hơn, đặc biệt khi xét theo độ tuổi của người chồng (tỷ lệ cao nhất ở nhóm người chồng 18-30 tuổi). Cả hai xu hướng này đều phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu của các luận văn.

Bảng 2.6: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đưa ra quyết định mua sắm đồ đạc đắt tiền, theo tuổi của vợ và chồng.

Nhóm tuổi

Theo tuổi của chồng Theo tuổi của vợ

Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ %

18-30 37 67,7 58 52,5

31-40 63 54,9 44 65,6

41-50 49 43,6 53 46,5

51-59 52 50,1 46 52,3

Trong các quyết định liên quan đến việc thuê các dịch vụ điện, nước, internet, truyền hình cáp…, nhìn chung nam giới vẫn có tiếng nói lớn hơn. Có tới 37,3% số trường hợp các quyết định là của người chồng và chỉ có 18,4% quyết định là của người vợ, trong khi tỷ lệ cùng đưa ra quyết định cũng chỉ chiếm một phần ba số trường hợp được khảo sát.

Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy số các trường hợp cả vợ và chồng cùng đưa ra quyết định liên quan đến những công việc này chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong nhóm những người chồng và vợ làm việc cho các cơ quan nhà nước so với nhóm không làm trong các cơ quan nhà nước và nhóm làm nghề nông nghiệp so với nhóm làm nghề phi nông nghiệp (Bảng 2.7 đướ đây). Điều này, một lần nữa chứng minh về tác động của yếu tố nghề nghiệp đối với tiếng nói quyết định trong gia đình.

Bảng 2.7: Tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng đưa ra quyết định thuê các dịch vụ điện, nước, internet, truyền hình cáp theo nghề nghiệp.

Nghề nghiệp

Theo nghề của chồng Theo nghề của vợ

Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ %

Nông nghiệp 53 37.7 55 38.2

Phi nông nghiệp 25 24.0 26 23.1

Làm trong cơ quan nhà nước 64 37.5 67 43.3

Không làm trong cơ quan nhà nước 44 27.3 34 17.6

Xét theo tương quan về trình độ học vấn, kết quả khảo sát thu được không thể hiện tác động rõ rệt đối với các quyết định giữa vợ và chồng mà liên quan đến việc thuê các dịch vụ điện, nước, internet, truyền hình cáp… Sự biến đổi về độ tuổi của các nhóm vợ và chồng cũng không thể hiện xu hướng tương quan rõ rệt trong các quyết định này.

Theo kết quả khảo sát, tiếng nói của phụ nữ đối với việc đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình là cao nhất. Đây cũng là kết quả thể hiện khuôn mẫu truyền thống về mong đợi đối với vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình. Xét về khía cạnh nghề nghiệp, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng quyết định đối với việc này là cao nhất ở nhóm nghề phi nông nghiệp là (44,8%). Nhóm những người làm trong các cơ quan nhà nước cũng có tỷ lệ cùng quyết định cao hơn so với những người không làm trong cơ quan nhà nước (37,5% so với 29,5% nếu xét theo nghề nghiệp của người chồng và 37,3% so với 23,5% nếu xét theo nghề nghiệp của người vợ).

Trong đó, sự công bằng giữa vợ và chồng thể hiện cao nhất trong các quyết định liên quan đến dạy dỗ và chăm sóc con cái, cũng có nghĩa là tiếng nói của phụ nữ là tương đối có trọng lượng trong các công việc này. Cụ thể, số trường hợp cả hai vợ chồng có tiếng nói ngang nhau trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến việc dạy dỗ con cái là 73,6%, đưa ra các quyết định liên quan đến định hướng tương lai của con cái (học hành nghề nghiệp…) là 75,6%. Thực chất, đây cũng là

những thông tin phản ánh khuôn mẫu giới truyền thống: phụ nữ có vai trò lớn hơn trong những loại hình công việc này.

Đối với các quyết định liên quan đến công việc, nghề nghiệp của chồng và vợ, có thể thấy rằng sự tự chủ của người chồng là lớn hơn hẳn so với người vợ. Trong khi không có sự khác nhau nhiều về tỷ lệ các trường hợp cả hai cùng có ý kiến quyết định như nhau về công việc của vợ (45,8%) và của chồng (44,3%), thì tỷ lệ tự quyết định công việc của bản thân mình đối với nữ là thấp hơn hẳn so với số nam giới tự quyết định về việc này (35,3% so với 42,8%).

Về tỷ lệ cả hai cùng có ý kiến như nhau đối với các quyết định liên quan đến công việc của vợ và chồng (thể hiện mức độ công bằng giới trong vấn đề này), nhóm những người làm nghề phi nông nghiệp và những người làm trong cơ quan nhà nước có tỷ lệ lớn hơn nhóm làm nghề nông nghiệp và nhóm không làm trong các cơ quan nhà nước một cách tương đối nhất quán (Xem bảng 2.8).

Bảng 2.8: Tỷ lệ vợ chồng có ý kiến ngang nhau trong các quyết định liên quan đến công việc/nghề nghiệp của vợ và chồng (Đơn vị %).

Nhóm nghề nghiệp Quyết định về công việc của vợ Quyết định về công việc của chồng Theo nghề của chồng Theo nghề của vợ Theo nghề của chồng Theo nghề của vợ Nông nghiệp 50,9 50,9 39,6 38,2

Phi nông nghiệp 64,0 61,5 52,0 50,0

Làm trong cơ quan nhà nước 43,8 44,8 50,0 52,2

Không làm trong cơ quan nhà nước 38,6 32,4 40,9 32,4 Khá thú vị là mức độ công bằng giới dường như đạt được mức tuyệt đối khi xem xét về quyền quyết định trong quan hệ với gia đình và họ hàng bên vợ, nhưng điều này lại không duy trì được khi các cặp vợ chồng giải quyết mối quan hệ với họ

hàng bên chồng (Bảng 2.9). Trong khi tỷ lệ người chồng và người vợ có tiếng nói quan trọng hơn khi giải quyết các quan hệ gia đình, họ hàng bên vợ là ngang nhau, thì tỷ lệ người vợ có tiếng nói quan trọng hơn đối với các quyết định liên quan đến gia đình và họ hàng bên chồng chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ người chồng có tiếng nói như vậy. Điều này chính tỏ rằng ít nhiều, người phụ nữ cũng có thua thiệt hơn nam giới trong giải quyết các vấn đề của họ hàng hai bên.

Bảng 2.9: Ai là người có tiếng nói quan trọng hơn trong các quan hệ với gia đình, họ hàng. Người có tiếng nói quan trọng hơn trong gia đình, họ hàng

Các quan hệ với gia đình và họ hàng bên vợ

Các quan hệ với gia đình và họ hàng bên chồng Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Chồng 39 19,4 51 25,4 Vợ 39 19,4 27 13,4 Cả vợ và chồng 121 60,2 120 59,7 Người khác 1 0,5 3 1,5 Không có 1 0,5 0 0,0 Tổng 201 100,0 201 100,0

Phân tích vấn đề này với tương quan về nghề nghiệp, tuổi tác và học vấn, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng tác động tương tự. Cụ thể, ở nhóm những người làm nghề phi nông nghiệp hoặc làm trong cơ quan nhà nước thì quyền quyết định giữa vợ và chồng công bằng hơn. Ở nhóm có học vấn cao hơn và ở nhóm lớn tuổi hơn, những tác động của học vấn và tuổi tác đối với tình trạng công bằng có xu hướng mạnh mẽ hơn khi xem xét với các đặc điểm của người vợ.

kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các cặp vợ chồng có tương quan quyền quyết định tương đối cân bằng. Số trường hợp cả hai cùng có quyền quyết định như nhau đối với hoạt động xã hội của từng người, cũng như số trường hợp ý kiến chồng hoặc ý kiến vợ là quan trọng hơn đối với hoạt động xã hội của người kia là tương đối ngang nhau.

Bảng 2.10: Ai là người có tiếng nói quan trọng hơn trong các hoạt động xã hội của vợ và chồng.

Người có tiếng nói trong hoạt động xã

hội

Đối với hoạt động xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w