Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Văng Viêng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 40)

2.1.2.1. Về kinh tế

tế và đời sống xã hội của huyện Văng Viêng đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển. Mức sống của các hộ gia đình trong làng đã có sự cải thiện đáng kể. Các hộ gia đình có sự năng động trong sản xuất trên những mảnh đất được chia. Nhu cầu trao đổi trên thị trường tăng lên đã hình thành những hộ chuyên kinh doanh, dịch vụ hoặc kết hợp buôn bán và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi… Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo huyện thì hiện nay có rất ít hộ giầu; hộ khá; hộ trung bình chiếm hơn 75% và hơn nữa huyện vẫn còn có hộ nghèo đói (2,5%) trong tổng số các hộ gia đình của huyện. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2013 đạt 7,3 %/năm, thu nhập bình quân đầu người 810 $/người/năm, tăng lên 1,6 lần so với năm 2012.

- Tổng giá trị sản phẩm trong huyện năm 2013 đạt 4.190.698 đô la Mỹ, tăng lên 1,4 lần so với năm 2012.

- Tổng thu nhập từ nông - lâm nghiệp năm 2013 đạt 1.990.698 đô la Mỹ, tăng lên 2,6% so với năm 2012.

- Tổng thu nhập từ công nghiệp năm 2013 đạt 1.254.651 đô la Mỹ, tăng lên 7% so với năm 2012.

- Tổng thu nhập từ dịch vụ năm 2013 đạt 945.349 đô la Mỹ, tăng lên 12,3 % [2].

2.1.2.2. Về văn hoá, giáo dục và xã hội

Song song với sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, giáo dục và xã hội cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống người dân đã có nhiều cải thiện, điều đó tạo điều kiện, cơ hội cho nam nữ phát huy năng lực của mình theo hướng bình đẳng và cùng văn minh. Hiện nay, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp ủy Đảng và chính quyền đã coi trọng phụ nữ. Trong cơ cấu tổ chức của Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội đã có một số chị em phụ nữ tham gia…

- Về giáo dục: Đã có bước phát triển cả số lượng và chất lượng khá nhanh, các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, coi việc giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của sự phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, tỷ lệ nhập học của trẻ em trong độ tuổi đi học đạt tới 97,74%. [2].

- Về công tác y tế: Mạng lưới y tế được phát triển rộng khắp đến các vùng nông thôn miền núi. Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể vận động tuyên truyền việc bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ, đồng thời thúc đẩy nhân dân tham gia phong trào vệ sinh, phòng - chống dịch bệnh, đến nay cả huyện có 1 bệnh viện với 30 giường và 5 trạm

y tế với 15 giường [2].

- Về văn hoá - thông tin: Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, hiện nay cán bộ công chức và nhân dân có vô tuyến truyền hình xem ở nhà, đài phát thanh truyền hình ngày càng mở rộng độ phủ sóng tuyên truyền những chính sách phát triển đời sống xã hội của Đảng và Nhà nước cho người dân, cùng với những thông tin đó Đảng và Nhà nước cũng đã phát hành các tờ báo phát cho người dân đọc tại chỗ. Tập trung xây dựng và phát triển làng văn hoá, hiện nay huyện đã có 2 làng văn hóa và nhà cửa đã xây bằng gạch, lợp bằng gốm, bằng ngói và bằng tôn. Phong trào xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái ngày càng phát triển sâu rộng. Chính sách dân tộc được Đảng và Nhà nước quan tâm ngày càng toàn diện và thiết thực, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu - vùng xa [2].

Phong trào xã hội hoá trên tất cả các lĩnh vực ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Tính chủ động, sáng tạo của nhân dân được khơi dậy và phát huy, nội bộ nhân dân có sự đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Bên cạnh những thành tựu về mặt kinh tế - xã hội nêu trên, huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào vẫn còn một số mặt yếu kém. Nền kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là nông nghiệp, tự cung tự cấp, sự chuyển hướng sản xuất còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều giữa các vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chậm, nhất là các bản làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, kinh tế chủ yếu là thuần nông. Tình trạng du canh, du cư ở một số vùng chưa được giải quyết một cách triệt để, kịp thời, nhất là việc tập hợp bản nhỏ thành bản lớn, hộ gia đình rời rạc vẫn còn ở một số địa phương.

Nhìn chung, đời sống nhân dân của huyện chưa cao và vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và có sự chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng. Đây là vấn đề đáng quan tâm. Mức độ tăng dân số còn cao; sốt rét, sốt xuất huyết, di cư tự do, tệ nạn ma tuý, mại dâm, bỏ học, thiếu công ăn việc làm, buôn lậu, kết hôn sớm vẫn diễn ra…v.v. Số trẻ em suy dinh dưỡng ở địa phương vùng sâu, vùng xa vẫn còn cao; tỷ lệ mù chữ vẫn còn.

chất lượng dạy và học còn thấp. Số học sinh con em các dân tộc thiểu số ở địa phương vùng sâu, vùng xa theo học trung học cơ sở và trung học phổ thông còn ít, không đủ để tuyển chọn đào tạo cán bộ theo yêu cầu. Số cán bộ được đào tạo qua các trường dạy nghề còn ít. Phong tục tập quán ở một số vùng dân tộc vẫn còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng về đường giao thông, trường học, trạm y tế… vẫn còn thiếu và kém, v.v.

Trong những năm tới, huyện Văng Viêng cần tận dụng lợi thế của mình để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao và bền vững trên cơ sở phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Việc phát huy và tăng cường sự công bằng, giúp đỡ lẫn nhau giữa nam và nữ nói chung và giữa vợ và chồng trong gia đình nói riêng, tạo điều kiện cho nữ giới phát triển, có tay nghề, có chuyên môn-kỹ thuật, để thật sự có trình độ, có năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w