Việc tham gia xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 71)

Cũng tương tự như các công việc khác trong gia đình, tỷ lệ người chồng tham gia các cuộc họp cộng đồng/tổ dân phố là cao hơn so với người vợ (32,7% so với 23,9%). Lý do của việc này là người chồng thường được coi là người đại diện cho hộ gia đình trong các hoạt động cộng đồng, là người “hướng ngoại”, còn người vợ chủ yếu là “hướng nội”. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, việc người chồng tham gia các cuộc họp này cao hơn vợ không có nghĩa là sự tham gia của phụ nữ là không lớn. Thực tế, số trường hợp cả hai vợ chồng cùng tham gia học hành như vậy chiếm tới gần 30%. Có khá nhiều ý kiến phỏng vấn chia sẻ việc giảm phân biệt nam nữ trong tham gia các hoạt động cộng đồng. Ví dụ: một nam giới 50 tuổi cho biết:

Bây giờ thì việc tham gia các cuộc họp cộng đồng chẳng quan trọng. Riêng tôi thì tiện ai người ấy đi họp, thỉnh thoảng, tôi có việc bận hoặc những lúc

tôi mệt không muốn đi thì bảo bà ấy đi, kể cả các cuộc họp quan trọng như đền bù đất đai…, cũng cho bà ấy đi, khi về bà ấy sẽ truyền đạt lại cho tôi. Mà bà ấy cũng thích đi cơ, bởi đi họp thì được gặp gỡ chị em khác để buôn chuyện… (PVS, nam nông dân, 50 tuổi).

Biểu đồ 2.6: Biểu hiện sự tham gia giao tiếp xã hội giữa vợ và chồng

(Đơn vị %).

Có một điểm rất đáng lưu ý ở đây là kết quả nghiên cứu về tác động của trình độ học vấn người vợ đến mức độ công bằng trong việc tham gia các cuộc họp cộng đồng. Tỷ lệ trả lời cả hai vợ chồng cùng tham gia các cuộc họp cộng đồng hay tổ dân phố ở nhóm những người chồng có học vấn cao đẳng, đại học là 23,3%, trình độ trên đại học là 33,3%. Tuy vậy, tỷ lệ này ở các nhóm người vợ có học vấn tương ứng lại giảm, từ 25,8% xuống 20%. Như vậy, học vấn của người chồng chứ không phải học vấn của người vợ là yếu tố làm tăng mức độ cùng tham gia hoạt động cộng đồng của các cặp vợ chồng.

Trong các nhóm tuổi, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng tham gia như nhau vào cuộc họp cộng đồng hoặc họp tổ dân phố là lớn nhất khi những người vợ và chồng có độ tuổi 51-59 là (43,5%), và giảm xuống thấp nhất ở nhóm những người vợ và chồng có độ tuổi 41-50 là (26,0%). Tuy nhiên tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên ở các nhóm tuổi người vợ và người chồng trẻ hơn. Với dữ liệu khảo sát như vậy, có thể

hy vọng rằng ở các thế hệ trẻ hơn, bức tranh công bằng (bình đẳng) giới sẽ có tiến bộ hơn so với các thế hệ đi trước.

Bảng 2.14: Tỷ lệ tham gia chủ yếu các cuộc họp cộng đồng/tổ dân phố theo tuổi của người vợ và người chồng (đơn vi %).

Độ tuổi Chồng Vợ 2 người ngang

nhau Người khác 18-30 27,4 33,1 29,4 10,1 31-40 40,4 19,8 27,5 12,3 41-50 36,3 34,1 26,0 3,6 51-59 31,7 21,9 43,5 2,9

Như vậy về cơ bản, phân công lao động theo giới ở địa bàn khảo sát là tương đối nhất quán với khuôn mẫu truyền thống, mặc dù đã có sự khởi sắc nhất định ở một số loại công việc. Nhìn chung phụ nữ vẫn là người dành nhiều thời gian hơn cho công việc trong gia đình.

Điều đáng nói là khi được hỏi thực tế phân công công việc trong gia đình như thế hợp lý chưa, có đến 85,7% số người vợ và 85,4% số người chồng trả lời rằng như vậy là hợp lý. Các ý kiến đánh giá không hợp lý chiếm tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó các thông tin định tính thu được cũng khẳng định thêm rằng đa số người dân, cả nam và nữ đều công nhận rằng phân công lao động như vậy là hợp lý. Vậy, bản thân phụ nữ cũng không nhận thấy rằng mình đang ở vị thế bất bình đẳng giới và không cảm thấy có nhu cầu thay đổi tình trạng này. Những quan niệm như vậy phản ánh thực tế là khuôn mẫu giới truyền thống vẫn còn rất phổ biến, đây là một trong những lý do chính cản trở quá trình thúc đẩy sự bình đẳng giới trong lĩnh vực phân công lao động mà nguyên nhân lại xuất phát từ chính những người vợ trong gia đình. Một số nghiên cứu khác cũng đề cập đến hiện tượng bản thân người phụ nữ không nhận biết được vị thế bất bình đẳng của mình và rất hài lòng với thực trạng rất đáng thay đổi này (Lê Thị Thục 2009). Có lẽ phải rất lâu nữa mới có thể phần nào thay đổi được cách nghĩ truyền thống này. Một nữ cán bộ nhân viên nhà nước và một nữ nông dân cho biết:

Mặc dù cả hai vợ chồng tôi đều làm ở cơ quan nhà nước nhưng về đến nhà thì tôi vẫn làm tất các công việc ở nhà. Chồng tôi chỉ đi chơi thể thao hoặc đi uống bia xong về ăn cơm thôi. Các thiết bị bây giờ cũng hiện đại nên nấu nướng cũng nhanh thôi. Những việc mua sắm lớn chồng tôi có nói qua nhưng anh ấy vẫn là người làm hết. Việc chăm sóc con thì cả hai, ai rỗi thì người ấy chăm. Tôi thấy như thế trong gia đình tôi cũng được (PVS, nữ cán bộ nhân viên nhà nước, 35 tuổi).

Bao nhiêu năm nay, tôi vẫn làm những việc nhỏ nhặt trong gia đình như nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, chi tiêu, chăm con… Bây giờ tuy cuộc sống hiện đại hơn, có nhiều thay đổi nhưng đã là người vợ nên đảm nhận nữ công gia chánh, chăm sóc chồng con… Tôi thấy thế là hợp lý. Đàn ông họ làm những việc này vụng về lắm (PVS, nữ nông dân, 43 tuổi).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w