Về giao tiếp xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 38)

Trong thực tế, xã hội không phân biệt nam hay nữ mới có khả năng giao tiếp giữa người nọ hoặc người kia, ai cũng có khả năng giao tiếp bất kể là nam hay nữ. Nhưng điểm quan trọng là địa vị xã hội của một người và quan hệ của người đó với những người khác bị tác động bởi rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ một yếu tố duy nhất. Việc cá nhân đó là nam hay nữ chỉ là một trong nhiều nhân tố quy định vị trí và quan hệ của người đó với người cùng giới và khác giới. Bên cạnh khía cạnh giới cần tính đến tộc người, lứa tuổi, nơi cư trú, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giai cấp và v.v. Cùng với đó là những quan niệm truyền thống mà bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, Phật giáo với chủ trương một gia đình có chủ và chủ là đàn ông, không bao giờ đàn bà là chủ gia đình. Chủ gia đình là người chịu trách nhiệm về mọi người trong nhà, là người quyết định mọi việc. Như vậy, trong gia đình, người chồng, người đàn ông là người nắm quyền quyết định, lo toan mọi việc, từ việc làm ăn của gia đình, quan hệ họ hàng làng xóm, học hành, nghề nghiệp, thậm chí cả chuyện hôn nhân của con cái. Vì người đàn ông được coi là người biết tính toán, quyết đoán, nhạy bén và có suy nghĩ sâu sắc… Vậy mà phụ nữ Lào hiện nay không dám thể hiện bản năng của mình để làm tròn vị thế về mọi mặt trong xã hội. Ví dụ: Tham gia lớp tập huấn, họp tổ dân, tiếp khách lạc và v.v.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONGGIA ĐÌNH Ở HUYỆN VĂNG VIÊNG TỈNH VIÊNG CHĂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w