PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 93)

1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình trường hợp ở huyện Văng Viêng đã xác nhận nhiều phát hiện đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây. Đồng thời nghiên cứu này cũng đưa ra nhận định mới cần tiếp tục nghiên cứu thêm để có thể hiểu được những gì đang diễn ra trong sự phân công lao động gữa vợ và chồng trong gia đình thời kỳ CNH-ĐTH hiện nay.

Về thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình ở huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào hiện nay, kêt quả nghiên cứu là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đặt ra của luận văn. Cụ thể, trong bối cảnh CNH- ĐTH, sự phân công giữa vợ và chồng trong các gia đình được khảo sát về cơ bản vẫn mang tính chất truyền thống, mặc dù đã có những dấu hiệu biến đổi nhất định. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng vẫn chủ yếu phù hợp với cách nghĩ truyền thống về những việc mang tính nam và mang tính nữ, nghĩa là những công việc đòi hỏi tính mạnh mẽ, kỹ thuật, xốc vác và hướng ngoại thì thường là do người chồng đảm nhiệm. Mặt khác những công việc yêu cầu tính nhẹ nhàng, mềm dẻo, khéo léo và hướng nội thì thường là do người vợ đảm nhiệm. Ở đây, có lẽ vẫn còn chỗ đứng cho những quan điểm cấu trúc-chức năng khi lập luận rằng sự phân công lao động như vậy là nhằm đạt được lợi thế so sánh của mỗi giới và từ đó có thể làm tối ưu hóa phân công lao động trong gia đình.

Nam giới cũng thường làm chủ và giữ các tài sản có giá trị của gia đình, một biểu hiện khá rõ nét của sự phân biệt đối xử giới trong các gia đình hiện nay. Với những nền tảng bất bình đẳng giới như vậy trong phân công lao động và trong việc làm chủ hộ giữ các tài sản, nam giới rõ ràng có những lợi thế vượt trội so với phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định đối với các vấn đề quan trọng của gia đình. Kết quả khảo sát cũng cung cấp bằng chứng nhận định cho vấn đề này.

Bên cạnh đó cũng đã có những bằng chứng cho thấy, các dấu hiệu tích cực cho sự thay đổi quyền quyết định theo hướng bình đẳng hơn giữa những người vợ và những người chồng trong các gia đình thuộc diện khảo sát. Như thể hiện trong phần phân tích ở các chương trước, trong mỗi khảo sát có tỷ lệ không nhỏ các trường hợp cả hai vợ chồng cùng chia sẻ các loại công việc (cả trong và ngoài gia đình), hoặc cùng tham gia giao tiếp xã hội, họp cộng đồng/tổ dân phố…, và cùng bàn bạc để đi đến quyết định cuối cùng đối với các vấn đề quan trọng của gia đình.

Về các yếu tố tác động đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình, các bằng chứng thu được từ cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, về cơ bản, trình

độ học vấn của người vợ có ảnh hưởng tới tỷ lệ của sự gia tăng bình đẳng trong quan hệ phân công lao động giữa vợ và chồng. Nói cách khác, khi những người vợ có trình độ học vấn càng cao thì họ càng có vị thế công bằng hơn so với người chồng trong lao động gia đình như việc sản xuất, kinh doanh, mua các phương tiện có giá trị và tiếng nói quyết định những vấn đề quan trọng liên quan tới việc duy trì và phát triển cuộc sống gia đình.

Tuy nhiên, không hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của luận văn, yếu tố tuổi chỉ có ảnh hưởng tới tỷ lệ của sự gia tăng bình đẳng trong quan hệ phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình về những độ tuổi từ 41 trở lên. Đối với các nhóm trẻ hơn, tác động của tuổi với sự gia tăng bình đẳng giới lại thể hiện theo chiều ngược lại. Điều này có nghĩa là ở các nhóm tuổi 40 trở xuống, những người phụ nữ trẻ hơn thường có vị thế bình đẳng giới hơn so với những người phụ nữ lớn tuổi.

Kết quả nghiên cứu thu được là tương đối phù hợp với giả thuyết mà luận văn nêu ra về tác động của các yếu tố nghề nghiệp tới sự thay đổi phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Như đã phân tích các gia đình mà người vợ hoặc cả hai vợ chồng làm nghề phi nông nghiệp (làm việc trong các cơ quan nhà nước) thì có quan hệ về sự phân công lao động trong gia đình bình đẳng hơn. Trong những gia đình như vậy, người chồng có xu hướng chia sẻ các công việc gia đình, kể cả các loại công việc vốn được coi là “của phụ nữ” một cách truyền thống. Kết quả nghiên cứu cả định tính và định lượng thể hiện rằng những người chồng trong các gia đình có đặc điểm nghề nghiệp như vậy cũng thường san sẻ với vợ nhiều hơn về tiếng nói quyết định cũng như vấn đề làm chủ hộ và giữ các tài sản có giá trị trong gia đình nhiều hơn.

Về xu hướng biến đổi sự phân công lao độnggiữa vợ và chồng trong gia đình dưới tác động của quá trình CNH-ĐTH, kết quả thu được từ cuộc nghiên cứu

đã góp phần xác nhận cho giả thuyết nghiên cứu ban đầu của luận văn. Như đã trình bày ở các phần trước, mặc dù quá trình CNH-ĐTH có những tác động to lớn đến cấu trúc phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình, nhưng những vấn đề phân công lao động giới truyền thống với sự áp đảo của nam giới so với nữ giới vẫn tồn tại tương đối phổ biến. Trong các gia đình được nghiên cứu, mối quan hệ phân công lao động theo giới có xu hướng bình đẳng hơn so với trước, và có sự thay đổi

từ một trụ cột sang hai trụ cột của gia đình. Tuy nhiên, những thay đổi như vậy vẫn chưa đủ mạnh để chiếm xu thế áp đảo. Phần lớn tính bình đẳng giới trong mối quan hệ phân công lao động trong gia đình mới chỉ tồn tại dưới dạng mong đợi của những người trả lời cho cuộc sống tương lai, chứ chưa phải là sự phân công lao động thực tế đã tồn tại. Việc tăng cường khả năng đóng góp của phụ nữ vào thu nhập kinh tế của gia đình từ hoạt động bên ngoài chưa đủ để tạo nền tảng vững chắc cho sự thay đổi công việc gia đình theo hướng bình đẳng hơn, bởi riêng bên cạnh yếu tố kinh tế còn rất nhiều yếu tố khác thuộc về thể chế văn hòa, xã hội có thể có tác động mạnh mẽ đến quá trình này.

Một điểm đáng lưu ý nữa là cả nam và nữ thuộc diện khảo sát của cuộc nghiên cứu này đều không nhận thức rõ về sự bất hợp lý của việc phân công lao động giới hiện tại. Khi được hỏi về mức độ hợp lý trong việc phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện tại, có tới 85,7% số người vợ và 85,4% số người chồng trả lời rằng như vậy là hợp lý. Có thể nói, điều này phản ánh một thực tế là mặc dù sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay là không bình đẳng, nhưng phần lớn những người được hỏi ý kiến lại không cảm thấy đó là không công bằng hay không dám phản đối. Do vậy, họ không có nhu cầu thay đổi. Xét theo cách tiếp cận của lý thuyết vị nữ thì lẽ ra bản thân những người phụ nữ phải có tiếng nói phản kháng mạnh mẽ hơn, đáu tranh cho sự công bằng của bản thân nhiều hơn. Nhưng thực tế tiếng nói của họ trong lĩnh vực này vẫn ở trong tình trạng như vậy. Do đó để có được sự thay đổi căn bản về mối quan hệ phân công lao động theo giới giữa vợ và chồng trong gia đình, có lẽ thời gian khoảng một hoặc hai thế hệ tiếp theo vẫn còn là chưa đủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w