PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mỗi quá trình phát triển của con người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, ta luôn cần nhận sự giáo dục từ nhiều yếu tố khác nhau như gia đình, nhà trường, xã hội… để từng bước hoàn thiện nhân cách của bản thân. Trong đó, gia đình là môi trường góp phần quan trọng nhất trong quá trình phát triển đấy. Gia đình gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra, dạy cho mỗi con người những tiếng nói đầu tiên, những nhận thức đầu tiên về cuộc sống, đồng thời hoàn thiện những kiến thức và bài học mà con người tiếp thu từ ngoài xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, bạo lực gia đình đang là một mối quan ngại sâu sắc, một nguy cơ hạn chế sự phát triển của mỗi cá nhân trong gia đình và đặc biệt là người bị bạo hành. Theo các nghiên cứu trên thế giới ước tính khoảng 20 –50% phụ nữ đã phải chịu bạo lực về thể xác do bạn tình hoặc các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với tổ chức UNCEF cho thấy 21,2% cặp vợ chồng đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình, trong đó 7,3% cặp vợ chồng thường xuyên xẩy ra bạo lực. Bạo lực gia đình làm tổn hại về thể chất, tinh thần của người bị bạo lực mà phụ nữ là nạn nhân của bạolực gia đình. Bạo lực gia đình là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm. Thực tế hiện nay, phần lớn nạn nhân của các vụ bạo hành chính là phụ nữ mà nguyên nhân phần lớn là do sự hiểu biết sai lệch về bình đẳng giới cũng như trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của bản thân. Mặc dù về nguyên tắc, Nhà nước ta luôn chủ trương xóa bỏ mọi hành vi bạo lực trên cơ sở giới cũng như bất kì hình thức bất bình đẳng nam nữ nào khác. Vì vậy, việc xem xét thực trạng nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực gia đình là điều rất đáng chú ý. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần nhận diện được vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại, nhất là ở vùng nông thôn. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em lựa chọn đề tài “Thực trạng nhận thức và những yếu tố tác động đến bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình Nông thôn Việt Nam hiện nay” với phương pháp là phân tích tài liệu nhằm làm sáng tỏ thực trạng này.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mỗi quá trình phát triển của con người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, ta luôn cần nhận sự giáo dục từ nhiều yếu tố khác nhau như gia đình, nhà trường, xã hội… để từng bước hoàn thiện nhân cách của bản thân Trong đó, gia đình là môi trường góp phần quan trọng nhất trong quá trình phát triển đấy Gia đình gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra, dạy cho mỗi con người những tiếng nói đầu tiên, những nhận thức đầu tiên về cuộc sống, đồng thời hoàn thiện những kiến thức và bài học mà con người tiếp thu từ ngoài xã hội
Tuy nhiên, hiện nay, bạo lực gia đình đang là một mối quan ngại sâu sắc, một nguy cơ hạn chế sự phát triển của mỗi cá nhân trong gia đình và đặc biệt là người bị bạo hành Theo các nghiên cứu trên thế giới ước tính khoảng
20 –50% phụ nữ đã phải chịu bạo lực về thể xác do bạn tình hoặc các thành viên trong gia đình Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với tổ chức UNCEF cho thấy 21,2% cặp vợ chồng
đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình, trong đó 7,3% cặp vợ chồng thường xuyên xẩy ra bạo lực Bạo lực gia đình làm tổn hại về thể chất, tinh thần của người bị bạo lực mà phụ nữ là nạn nhân của bạolực gia đình Bạo lực gia đình là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt
Trang 2và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm
Thực tế hiện nay, phần lớn nạn nhân của các vụ bạo hành chính là phụ
nữ mà nguyên nhân phần lớn là do sự hiểu biết sai lệch về bình đẳng giới cũng như trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của bản thân Mặc dù về nguyên tắc, Nhà nước ta luôn chủ trương xóa bỏ mọi hành vi bạo lực trên cơ
sở giới cũng như bất kì hình thức bất bình đẳng nam nữ nào khác
Vì vậy, việc xem xét thực trạng nhận thức của người dân về vấn đề bạo lực gia đình là điều rất đáng chú ý Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần nhận diện được vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại, nhất là ở vùng nông
thôn Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em lựa chọn đề tài “Thực trạng nhận thức và những yếu tố tác động đến bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình Nông thôn Việt Nam hiện nay” với phương pháp là phân tích tài
liệu nhằm làm sáng tỏ thực trạng này
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng nhận thức của người dân khu vực nông thôn về vấn
đề bạo lực gia đình
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa một số khái niệm có liên quan như : bạo lực gia đình,
gia đình, nông thôn,…
- Mức độ phổ biến và hậu quả của bạo lực gia đình hiện nay
- Phân tích, đánh giá các biến số tác động tới hành vi bạo lực gia đình
- Đưa ra giải pháp kiến nghị giảm bớt tình trạng bạo lực gia đình đối
với phụ nữ
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của người dân ở nông thôn về vấn đề bạo lực trong gia đình
Trang 3Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên các bài báo mạng, các công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp có liên quan
Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian : Các tài liệu từ 2005 – 2013
- Nghiên cứu trên báo mạng và các đề tài nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu có sẵn của 1 số tác giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời sử dụng một số phỏng vấn, nội dung có liên quan đến vấn đề, nghiên cứu từ các tạp chí, các bài báo mạng
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
Trong bài viết này, em xin được trình bày về thực trạng đầu tư giáo dục cho con cái của người dân nông thôn thông qua việc phân tích một số khía cạnh như: thực trạng đi học của thanh niên nông thôn, mong đợi của cha mẹ đối với việc học hành của con cái, thực trạng đầu tư giáo dục cho con cái: thời gian, tiền bạc… và những yếu tố tác động đến sự đầu tư đó Em có sử dụng số liệu và một số kết quả nghiên cứu từ các bài viết trên các tạp chí như:
- “Một số vấn đề về mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực gia đình đối với
phụ nữ trong gia đình nông thôn” của tác giả Trịnh Thái Học được đăng trên
tạp chí Xã hội học số 3, 2007
- “Quan niệm nhận thức của các thế hệ về mâu thuẫn trong gia
đình” - của tác giả Lê Thi được đăng trên tạp chí Xã hội học số 3, 2009.
- “Báo cáo Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữở
Việt Nam”
- “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nông thôn hiện nay”, tác giả
Trần Thị Thắm, nghiên cứu năm 2005
I Thao tác hóa khái niệm
1 Gia đình
Gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm
lý, văn hóa, kinh tế, khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà
Trang 5các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người
2 Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đối với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình) Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau
Bạo lực gia đình là một khái niệm có phần trùng với khái niệm bạo lực gia đình đối với phu nữ, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ (1993) đã định nghĩa, bạo lực đối với phụ nữ là “Bất kỳ hành vi bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình dục hoặc tâm thần hoặc gây đau khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như vậy, áp bức hoặc độc đoán tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”
3 Nông thôn
Nông thôn là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở
đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, được đặc trưng bởi những đặc điểm sau :
- Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường,trình độ sản xuất
hàng hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tích rộng,mức đầu tư cho nông thôn không lớn)
- Trong một chừng mực nào đó, tính dân chủ, tự do và công bằng xã
hội thấp hơn thành thị
Trang 6- Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói
cao
- Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn, chịu nhiều ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên
4 Phụ nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này
II Thực trạng nhận thức bạo lực gia đình giữa vợ và chồng ở nông thôn hiện nay
1 Về khu vực
Theo kết quả nghiên cứu “ Một số vấn đề về mẫu thuẫn vợ chồng và bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong gia đình nông thôn” thông qua một nghiên cứu trường hợp tại xã Phước Thạnh huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, của tác giả Trịnh Thái Quang được in trên tạp chí Xã Hội Học số 3/2007 cho thấy khi được hỏi về mức độ xảy ra mâu thuẫn trong gia đình, số liệu cho thấy : 41,7% người được hỏi trả lời là Thỉnh thoảng, 33,7% được hỏi trà lời là “Ít khi”, và chỉ có 24,6% người được hỏi trả lời là chưa bao giờ Số liệu trên cho thấy tỷ lệ vờ và chồng xảy ra mâu thuẫn trong khu vực khá cao
và thường xuyên tại địa bàn này
Trang 7Thái độ, hành vi cuả các cặp vợ chồng nói trên có lẽ liên quan rất nhiều đến đặc điểm kinh tế, xã hội của khu vực đó Điều này được thể hiện qua bảng những hành vi bạo hành của chồng đối với vợ mà họ thể chấp nhận được đối với các lý do sau :
Bảng 1 : Những trường hợp chồng có thể đánh hay mắng vợ (%)
Bảng số liệu trên cho thấy, trong tất cả những lỗi lầm, hành vi mà người vợ gây nên, thì người trả lời có xu hướng dễ chấp nhận hành vi mắng chửi hơn là đánh đập, tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận mắng chửi trong 1 số trường hợp là khá cao, nhất là hành vi làm trái ý chồng (49.2%), tỷ lệ này cũng cao ở
1 số trường hợp như ăn tiêu hoang phí, không chăm sóc chồng con hay lười biếng… Thực chất ta có thể thấy, những lỗi lầm khó chấp nhận nhất mà người trả lời cho thấy đều nằm ở phương diện “lễ giáo gia phong” hay “tam tong tứ đức” của phụ nữ Điều này cho thấy tư tưởng của người dân nông thôn (cả nam và nữ) đều vẫn chịu ảnh hưởng của Nho giáo xưa Họ khó có thể chấp nhận một người phụ nữ không có “công, dung, ngôn, hạnh”
Bên cạnh đó, ta có thể thấy tỷ lệ người trả lời ít chọn hành vi đánh đập, phương án được chọn nhiều nhất là do phụ nữ có quan hệ lăng nhăng (23.2%) hay hỗn láo với chồng (18.8%)
Trang 82 Về giới tính người được phỏng vấn
Khi nghiên cứ về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia đình, việc so sánh nhận thức giữa 2 giới là điều rất quan trọng để có thể nhận thức được tư tưởng và thái độ của mỗi bên Tình trạng bạo lực trong gia đình xảy
ra dưới nhiều nguyên nhân và hình thức, nhưng phần lớn nạn nhân vẫn là phụ nữ
Bảng 2 : Hành vi chấp nhận được trong gia đình theo giới tính (%)
Bảng số liệu trên được rút ra sau nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam”, được nghiên cứu bởi tác giả Trần Thị Thắm, tiến hành năm 2005 Ta có thể nhận thấy, tỷ lệ nam giới va nữ giới chấp nhận các hành
vi bạo lực này đều ở mức ngang bằng nhau và có sự chênh lệnh thì cũng không lớn Điều này cho ta thấy 1 nghịch lý, bởi phụ nữ trong nghiên cứu và khi được hỏi vốn là đối tượng của bạo hành, nhưng lại chấp nhận việc bạo hành tương đương với nam giới (ví dụ : 7.9% phụ nữ so với 8.4% nam giới chấp nhận hành vi đánh đập…) Điều này cho thấy sự bất bình đẳng giới vẫn còn rất phổ biến ở khu vực này bởi phụ nữ vẫn coi việc bị chính chồng của mình bạo hành là hành vi có thể chấp nhận
Khi được khảo sát về mức độ chấp nhận những hành vi bạo hành của nam giới, nghiên cứu cũng thu được bảng số liệu sau :
Trang 9Nữ Nam
Bảng 3 : Trường hợp chồng có thể đánh và mắng chửi vợ
theo giới tính (%)
Qua bảng 3, ta có thể thấy, trong nhiều trường hợp, tỷ lệ phụ nữ chấp nhận hành vi bị đánh đập, mắng chửi không những ở ngưỡng xấp xỉ mà phần lớn còn cao hơn cả nam giới Ví dụ trong việc ủng hộ và chấp nhận việc bạo hành nếu phụ nữ lười biếng, trong khi 37.1% người trả lời là nam đồng tình, thì phụ nữ đồng tình chiếm đến 51.8% Đối với phụ nữ, việc đáng lên án nhất
là nếu “cờ bạc, nghiện hút, đề đóm” (58.5%) song nam giới lại cho rằng đáng dung bạo lực nếu vợ dám làm trái ý chồng (54.7%) Như vậy, thực tế nam giới là người gây bạo hành nhưng phụ nữ lại là người đa số đồng tình và ủng
hộ Chính những người vợ cũng cho rằng hành vi bạo lực trong gia đình cũng
có thể được chấp nhận
3 Về độ tuổi
Trang 10Biểu đồ 1 : Tỷ lệ bạo lực của các nhóm tuổi (%)
47.4 42.1
10.5
Trẻ tuổi Trung tuổi Cao tuổi
Theo số liệu khi nghiên cứu về tỷ lệ bạo hành diễn ra nhiều nhất ở các cặp vợ chông trẻ tuổi (47.4%) và càng tới khi nhiều tuổi hơn, tỷ lệ này ngày càng giảm Những cặp vợ chồng trẻ thường mới cưới, ít kinh nghiệm nên họ thường xuyên xảy ra các mâu thuận Đây cũng là 1 trong số các lý do cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình Từ đây ta cũng nhận thấy, tuổi tác là 1 vấn đề vô cùng quan trọng quyết định nhận thức của mỗi con người về bạo lực gia đình
Trang 11Các chỉ báo Nữ Nam
<34 34 - 40 40+ <34 34 - 40 40+
Ném bằng bất cứ
vật gì
Bắt phải đẻ thêm
con trai
Cấm đoán quan hệ
với mọi người
Cấm tham gia các
hoạt động xã hội
Bảng 4 : Tương quan giữa tuổi của người trả lời
và hành vi có thể chấp nhận trong gia đình (%)
Thực tế có thể thấy, sự ủng hộ các hành động ngược đãi nặng nề ngay trong gia đình đối với những hành động như tát, đấm đá, bỏ lửng… Phụ nữ lớn tuổi (40+) thường dễ dàng chấp nhận nhất, thuường chiếm tỷ lệ cao, ví dụ như đối với hành vi đấm đá vợ, phụ nữ lớn tuổi ủng hộ 1.1% trong khi nhóm phụ nữ <34 và 34-40 lần lượt ủng hộ 0.4% và không ủng hộ Có thể thấy được rằng, phụ nữ lớn tuổi là người chịu ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh
nữ nhiều hơn, ảnh hưởng nhiểu hơn bởi lối tư tưởng cũ nên mới có sự khác biệt đó
Ngược lại, cả nhóm phụ nữ và nam giới trẻ (<34 tuổi) lại rất dễ dàng chấp nhận hành vi mắng chửi hay bỏ lửng Tuy những hành động này không quá nặng nề nhưng điều này cũng cho thấy sự đổi mới của xã hội, của đất nước dù đã và đang bước chân vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội vẫn không làm tư duy về bất bình đẳng giới giữa nam và nữ thay đổi nhiều
Trang 124 Về trình độ học vấn
Trình độ học vấn luôn là một chỉ báo quan trọng trong việc quyết định đến hành vi của mỗi cá nhân Khi xem xét số liệu về học vấn của người chồng
và tỷ lệ các hộ gia đình có hành vi bạo lực, kết quả nghiên cứu cho thấy 100% những hộ gia đình có bạo lực là chồng chỉ học dưới lớp 9 Điều này cũng tương tự đối với trình độ học vấn của người vợ Những người vợ trong gia đình có xảy ra bạo lực có tới 94.7% chỉ có trình độ Trung học cơ sở và chỉ có 5.3% học trên lớp 10 Điều này cho thấy người chồng học thức càng thấp thì càng hay dung vũ lực để giai quyết mâu thuẫn gia đình, nghĩa là trình độ học vấn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với bạo lực gia đình, học vấn càng thấp, bạo lực gia đình xảy ra càng nhiều
Khi đánh giá về ảnh hưởng của học vấn tới tình trạng bạo lực gia đình, một y sĩ 40 tuổi nghĩ rằng những người học hành đầy đủ sẽ rất để bụng nếu bị chồng có hành vi lăng mạ, hay dung những từ ngữ, hành động thô bạo và sẽ coi đó hành vi không thể chấp nhận được, trong khi đối với phụ nữ không có học, việc đó sẽ được xem nhẹ hơn, thậm chí có thể coi đó là chuyện rất bình thường
Tuy nhiên, việc bạo lực gia đình có thể xảy ra trong những gia đình có học vấn cao không phải là không có
“Người lao động chân tay mắng chửi, đánh nhau là chuyện bình thường, nhưng tôi thấy có gia đình vợ chồng là giáo viên mà vẫn đánh nhau Người chồng rất hay tát vào mặt vợ, kể cả lúc đông người Anh ta nghĩ rằng tát vợ là chuyện bình thường, không có gì nghiêm trọng” (nữ, xã Đông Động, Thái Bình, 41 tuổi, văn hóa 10/10, làm ruộng)
Thực chất, khi xét đến các điều kiện kinh tế, thì trình độ học vấn không còn là một yếu tố quá quan trọng bởi cũng có những gia đình học vấn đầy đủ nhưng thu nhập quá thấp Các gia đình có học vấn thấp thường xuyên xảy ra bạo lực hơn các gia đình trung lưu, và bên cạnh đó, học vấn thấp và không hiểu biết nhiều về pháp luật cũng chính là nguyên nhân khiến phụ nữ trở nên