Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, XĐTL giữa vợ và chồng để lại nhiều hậuquả: mang lại những tổn thương tâm lý cho con trẻ về mặt nhận thức, hành vi như tự ti, mặccảm, lo hãi, xu
Trang 1Gia đình cùng với việc thực hiện những chức năng của nó là cơ sở để xây dựng đấtnước vững mạnh và phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục và con người Để thựchiện tốt những chức năng trên, thì yêu cầu tất yếu phải là một gia đình tốt mà thể hiện trong
đó là những mối quan hệ tích cực, lành mạnh
Gia đình tồn tại và phát triển được thể hiện thông qua các mối quan hệ có sự tác động,ảnh hưởng qua lại với nhau Trong đó, mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ xuất hiện đầutiên và chi phối sâu sắc đến những mối quan hệ xuất hiện tiếp theo đó
Một mối quan hệ vợ chồng lành mạnh, hòa thuận sẽ tạo điều kiện thuận lợi để có mộtgia đình bền vững, hạnh phúc Ngược lại, một mối quan hệ xung đột, bất đồng sẽ kéo theo
đó là những hệ lụy không chỉ cho riêng họ mà còn ảnh hưởng đến mọi thành viên, rộng hơn
là mang lại cả những hệ lụy cho xã hội
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, XĐTL giữa vợ và chồng để lại nhiều hậuquả: mang lại những tổn thương tâm lý cho con trẻ về mặt nhận thức, hành vi như tự ti, mặccảm, lo hãi, xuất hiện những hành vi chống đối…Bên cạnh đó, khiến mối quan hệ vợ chồngtrở nên căng thẳng, kém hạnh phúc
1.2 Cơ sở thực tiễn
Hôn nhân và gia đình luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của thời đại Từ nghiên cứucủa Lê Thi (1997 – vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động) đã cho thấy ở thờiđiểm đó, quan niệm về ly hôn đã cởi mở hơn Như vậy, đã từ lâu (1997) chúng ta không còncái nhìn quá khắt khe đối với vấn đề này, bên cạnh việc nhận thức về mặt tiêu cực, là nhậnthức về những mặt tích cực của ly hôn – đó là cách giải phóng con người khi cuộc sống hônnhân trở thành nơi giam cầm của những cặp vợ chồng không thể hàn gắn bởi những xungđột Như vậy, ly hôn đôi khi lại là một giải pháp tốt Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này tăng cao thì lạitrở thành con số báo động cho sự phát triển thiếu bền vững của gia đình nói riêng và của xãhội nói chung
Theo thống kê của ngành tòa án cho thấy, nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ thì năm
2005 đã tăng lên 65.929 vụ; đến năm 2010, con số này lên tới 126.325 vụ Còn theo mộtcông trình nghiên cứu xã hội học của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn TP HCM): tỉ lệ ly hôn so với kết hôn ở Việt Nam là 31% - 40%, tức là
cứ 3 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn – một con số không thể tin nổi nhưng lại là sự thật
Từ một số nghiên cứu cho biết những nguyên nhân dẫn đến ly hôn trong đó mâu thuẫn
về lối sống là nguyên nhân hàng đầu (27,7%), ngoại tình (25,9%), kinh tế (13%), bạo lựcgia đình (6,7%), sức khỏe (2,2%), do xa cách lâu ngày (1,3%) Dù là những nguyên nhân
Trang 2nào thì nó cũng trở thành vấn đề hay yếu tố dẫn đến những xung đột tâm lý giữa vợ vàchồng XĐTL là ngòi nổ kích hoạt sự tan rã của gia đình.
Những con số trên cho thấy, xã hội đang có nguy cơ phải đối mặt với sự phát triểnkém bền vững ảnh hưởng từ sự phát triển không lành mạnh của gia đình Vì vậy, làm sao đểgiảm thiểu XĐTL giữa vợ và chồng? làm sao để giảm thiểu tỉ lệ ly hôn? là bài toán cầnđược giải đáp không chỉ của xã hội mà còn là của mỗi cá nhân Đặc biệt là đối với tầng lớptrí thức - những người có vị trí quan trọng và quyết định trong việc tăng trưởng và phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội thì việc đi đầu trong vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc càng phảiđược ý thức hơn ai hết
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng XĐTL giữa vợ và chồng trong các gia đình tríthức, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu những hệ lụy do XĐ mang lại
chúng tôi lựa chọn đề tài " Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức trên địa bàn Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng biểu hiện XĐTL giữa vợ và chồng ở các mặt nhận thức, cảm xúc vàhành vi; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến XĐTL giữa vợ và chồng Trên cơ sở đó, đềxuất một số biện pháp tác động nhằm góp phần giảm thiểu XĐTL giữa vợ và chồng trongcác gia đình trí thức tại Tp Hà Nội
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức
3.2 Khách thể nghiên cứu
Điều tra trên 163 khách thể trí thức đã xây dựng gia đình trên địa bàn Tp Hà Nội
4 Giả thuyết khoa học
4.1 XĐTL giữa vợ và chồng thể hiện ở các mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi Trong
đó XĐTL biểu hiện ở mặt nhận thức là cao hơn cả
4.2 Số lượng biểu hiện XĐTL có mối liên hệ với mức độ XĐTL giữa vợ và chồng.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về XĐTL giữa vợ và chồng trong các gia đình trí thức;
các cách thức giải quyết XĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến XĐTL giữa vợ và chồng
5.2 Nghiên cứu thực trạng XĐTL giữa vợ và chồng trong các gia đình trí thức trên địa
bàn Tp Hà Nội Phân tích những yếu tố tác động đến XĐTL giữa vợ và chồng
5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế và giải quyết XĐTL giữa vợ và chồng.
6 Giới hạn nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về XĐTL theo góc độ liên cá nhân chứ không nghiên cứu XĐTLbên trong mỗi cá nhân
XĐ có thể thể hiện hai mặt: tích cực hoặc tiêu cực Trong khuôn khổ đề tài chúng tôitập trung vào mặt tiêu cực
Đề tài tập trung nghiên cứu khía cạnh cảm xúc và hành vi được thể hiện khi diễn ra
XĐ và cách thức giải quyết XĐ của vợ/ chồng trí thức
Trang 36.2 Khách thể và địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi không nghiên cứu theo cặp vợ chồng mà nghiên cứu ngẫu nhiên nhữngngười vợ hoặc chồng trí thức đang chung sống với người bạn đời trên địa bàn Tp Hà Nội
7 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích dữ liệu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị Đề tài được cấu trúc 3 chương như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận về xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong các gia đình tríthức
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong cácgia đình trí thức trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 4CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC
GIA ĐÌNH TRÍ THỨC
1.1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1 Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về XĐ và XĐTL
Các nghiên cứu về XĐ và XĐTL của các nhà xã hội học, tâm lý học, triết học, văn hóahọc của các nước đều cho thấy: XĐ là điều tất yếu, không thể tách rời trong tồn tại xã hội;
nó mang lại ảnh hưởng trực tiếp tới xã hội (nhóm, tập thể) nói chung và mỗi cá nhân nóiriêng; để ổn định và phát triển thì những XĐ này phải được giải quyết nếu không sẽ dẫn đến
sự mất cân bằng và những ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí tâm lý tập thể cũng nhưtrạng thái tâm lý cá nhân, thậm chí dẫn đến sự tan rã nhóm
1.1.1.2 Hướng nghiên cứu thứ hai: nghiên cứu về XĐTL giữa vợ và chồng
Nghiên cứu về XĐTL giữa vợ và chồng, các tác giả như Harville Hendrix (1997),Jacques Gauthier (2000), John Gray (2003), Fincham (2003), Maurice Porot (2004), SzilagyVilmos (2005), Knuds S Larsen và Lê Văn Hảo (2010) đề cập đến những nguyên nhân chủyếu dẫn đến XĐTL, cũng như sự ảnh hưởng của nó đến các thành viên trong gia đình, bêncạnh đó là những nghiên cứu về cách thức giải quyết và can thiệp XĐTL giữa vợ và chồng.Một số tác giả nghiên cứu về cách thức giải quyết và can thiệp XĐTL giữa vợ vàchồng như: D.Dich – May – e và D Cac – Xơn (1989); Harriet Goldhor Lerner (1997); Erik
J Van Slyke (2004); John Gottman và Nan Silver (2013)
1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
1.1.2.1 Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về XĐ và XĐTL
Các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam như: Trần Trọng Thủy (1987); Ngô CôngHoàn (1993) ; Nguyễn Khắc Viện (1994) ; Nguyễn Đình Xuân (1997) ; Đỗ Hạnh Nga(2005, 2007) đã cho thấy nguyên nhân dẫn đến XĐ, XĐTL và ảnh hưởng của nó đến cánhân và tập thể có XĐ Bên cạnh đó là các loại XĐ, biểu hiện và các giai đoạn của XĐ vàXĐTL
1.1.2.2 Hướng nghiên cứu thứ hai: nghiên cứu về XĐTL giữa vợ và chồng
Ở Việt Nam, vấn đề XĐTL giữa vợ và chồng cũng được rất nhiều tác giả quan tâm,nghiên cứu, khai thác các khía cạnh như nguyên nhân, biểu hiện, mức độ XĐTL giữa vợ vàchồng và sự ảnh hưởng của XĐTL đến các thành viên trong gia đình
Nguyên nhân: Tác giả Hồ Ngọc Đại (1991) cho rằng XĐ xuất phát từ sự mâu thuẫn
giữa ý thức cá nhân và ý thức vợ chồng, sự không ăn khớp giữa hai khái niệm gia đình và cánhân; Tác giả Nguyễn Đình Xuân (1997) cho rằng chính những ham muốn của con người đãlàm nảy sinh XĐ; Tác giả Cao Huyền Nga (2001) đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đếnXĐTL giữa vợ và chồng đó là: Ngoại tình, đời sống kinh tế khó khăn, thiếu kĩ năng giaotiếp ứng xử, thiếu tôn trọng, thiếu tin tưởng vào nhau, sự khác biệt giữa hai vợ chồng
Mức độ và giai đoạn XĐTL: Tác giả Nguyễn Đình Mạnh (2007) đưa ra bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1 – Xuất hiện nguyên nhân sâu xa gây ta quá trình XĐ; giai đoạn 2 – Tình huống
Trang 5XĐ xuất hiện; giai đoạn 3 – XĐ bùng nổ; giai đoạn 4 – Giải quyết XĐ Ba mức độ: Mức độ
1 – Có sự không phù hợp về quan điểm, nhu cầu, khí chất, tính cách, hành vi…giữa haingười; mức độ 2 – Có sự khác biệt lớn về quan điểm, nhu cầu, khí chất, tính cách, hành vi…giữa hai người; mức độ 3 (mức độ XĐ cao nhất) – Có sự đối lập về quan điểm, nhu cầu, khíchất, tính cách, hành vi…giữa hai người
Ảnh hưởng của XĐTL: Tác giả Văn Thị Kim Cúc (2003) cho rằng XĐ tạo nên các
căng thẳng trong mối quan hệ gia đình; sự bất an cho những đứa trẻ; để lại những hệ quả là
sự phát triển lệch lạch của những thành viên
1.2.Một số vấn đề lý luận về xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức
1.2.1 Gia đình trí thức
1.2.1.1 Gia đình
Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặcquan hệ nghĩa dưỡng, cùng chung sống với nhau và phải có những quy định, quy chế giữacác thành viên, có ngân sách chung và thực hiện các chức năng: Duy trì nòi giống; chămsóc, bảo vệ; giáo dục; chức năng kinh tế; chức năng thỏa mãn và đảm bảo sự cân bằng tâmlý
1.2.1.2 Trí thức
Trí thức là những người có trình độ học vấn cao (từ bậc đại học trở lên) phục vụ trựctiếp cho hoạt động nghề nghiệp; có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo
Từ việc tìm hiểu về định nghĩa gia đình và định nghĩa trí thức, chúng tôi hiểu về gia
đình trí thức như sau: Gia đình trí thức là gia đình mà tối thiểu có vợ và chồng đều là những người có trình độ học vấn từ bậc đại học, có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo trọng hoạt động nghề nghiệp.
1.2.2 Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức
1.2.2.1 Xung đột
XĐ là sự bất đồng quan điểm, sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao giữa những chủthể có mối quan hệ qua lại với nhau
1.2.2.2 Xung đột tâm lý
XĐTL là sự bất đồng, va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao giữa các chủ thể có mối quan
hệ tác động qua lại lẫn nhau; biểu hiện qua nhận thức, trạng thái cảm xúc và hành vi theo xuhướng phá hủy mối quan hệ
1.2.2.3 Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng
XĐTL giữa vợ và chồng là sự bất đồng, va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao giữa người
vợ và người chồng trong quá trình chung sống với nhau; được bộc lộ qua nhận thức, trạngthái cảm xúc và hành vi theo hướng phá hủy mối quan hệ vợ chồng
Trên cơ sở hiểu về định nghĩa XĐTL giữa hai vợ chồng và định nghĩa về gia đình trí
thức, chúng tôi hiểu về XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức như sau: XĐTL giữa
vợ và chồng trong gia đình trí thức là sự bất đồng, va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao giữa
vợ và chồng đều là người trí thức trong quá trình chung sống với nhau; được bộc lộ qua nhận thức, trạng thái cảm xúc và hành vi theo xu hướng phá hủy mối quan hệ vợ chồng.
Trang 61.2.3 Các biểu hiện và các mức độ xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong các gia đình trí thức
1.2.3.1 Các biểu hiện xung đột tâm lý giữa vợ và chồng
Các biểu hiện xung đột tâm lý ở mặt nhận thức: Trong cuộc sống gia đình, sự khác
biệt và mâu thuẫn trong nhận thức giữa vợ và chồng đối với một số vấn đề như: Vấn đề tiềnbạc; vấn đề trong quan hệ nội – ngoại; vấn đề trong quan hệ xã hội; vấn đề trong giao tiếp,ứng xử; vấn đề về chăm sóc và giáo dục con; vấn đề về công việc – sự nghiệp; vấn đề liênquan đến tình dục…
Các biểu hiện xung đột tâm lý ở mặt cảm xúc: Biểu hiện cảm xúc và thường thể hiện
rõ theo 2 xu hướng tích cực và tiêu cực, trong khuôn khổ luận văn chúng tôi chỉ tìm hiểunhững biểu hiện cảm xúc (cảm xúc và cảm xúc kèm hành vi) theo xu hướng tiêu cực như:Cảm thấy bực tức, bối rối với người bạn đời; cảm thấy ngạc nhiên vì không hiểu sao ngườibạn đời lại như vậy; tức lộn ruột, nghẹn cổ vì người bạn đời; bực tức đi ra chỗ khác khi cóbất đồng; giận dữ đe dọa nếu còn tái phạm; cảm thấy có khoảng cách với người bạn đời;cảm thấy coi thường, kinh bỉ người bạn đời; cảm thấy thiếu tin tưởng vào người bạn đời; tỏ
ra không quan tâm, lạnh lùng; coi như không có mặt của người bạn đời
Các biểu hiện xung đột tâm lý ở mặt hành vi gồm hành vi ngôn ngữ và hành vi phi
ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ như: Dùng từ ngữ thiếu tôn trọng, không lịch sự để nóichuyện; xưng hô thiếu tôn trọng (ví dụ: mày, tao…); chì chiết, nói dai, nói nhiều; chửi thề/chửi đổng; chê bai học vấn/ khả năng kiếm tiền; gọi người bạn đời là “đồ ngu”, “đồ khốnnạn”; nói với người bạn đời là “đã lấy nhầm người”, “hối hận vì đã cưới”; nhiếc móc/ chêbai khả năng tình dục/ nhu cầu tình dục; bàn bạc đến chuyện ly thân/ ly hôn Hành vi phingôn ngữ như: Chống tay/ khoanh tay nhìn trừng trừng vào bạn đời; quăng, ném, đập phá đồđạc; quăng, ném đồ đạc vào người bạn đời; cấu, véo người bạn đời; tát người bạn đời; dùngtay, chân đấm, đá người bạn đời; dùng đồ vật nào đó để đánh người bạn đời
1.2.3.2 Các mức độ xung đột tâm lý giữa vợ và chồng
XĐTL được chia thành 5 mức độ: Mức độ 1: Có sự không phù hợp rất ít; Mức độ 2:
Có sự bất đồng; Mức độ 3: Có sự mâu thuẫn; Mức độ 4: Có sự đối lập; Mức độ 5: Có sự đốikháng – XĐ bùng nổ mạnh mẽ, sâu sắc
1.2.4 Cách thức giải quyết xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức
Để giải quyết XĐTL giữa vợ và chồng có 6 cách sau đây: Hợp tác, tập trung giải quyếtvấn đề; tìm kiếm sự trợ giúp; bản thân chủ động bộc lộ; lảng tránh; chấp nhận chịu đựng;cách giải quyết tiêu cực
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong các gia đình trí thức
1.3.1 Các yếu tố chủ quan: Tình yêu vợ chồng; sự hài lòng với đời sống hôn nhân, gia
đình; văn hóa ứng xử giữa vợ và chồng
1.3.2 Các yếu tố khách quan: Gia đình nội ngoại; công việc.
Tiểu kết chương 1
Từ việc nghiên cứu các tài liệu về XĐTL chúng tôi hiểu rằng:
Trang 7XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức là sự bất đồng, va chạm, mâu thuẫn ởmức độ cao giữa vợ và chồng đều là người trí thức trong quá trình chung sống với nhau;được bộc lộ qua nhận thức, trạng thái cảm xúc và hành vi theo xu hướng phá hủy mối quan
hệ vợ chồng
XĐTL xuất phát từ sự khác nhau, bất đồng, mâu thuẫn trong nhận thức dẫn đến xuấthiện, thể hiện những trạng thái cảm xúc và hành vi khác nhau Như vậy XĐTL được biểuhiện ở 3 mặt: nhận thức; cảm xúc; hành vi
XĐTL giữa vợ và chồng trí thức được chia thành 5 mức độ: Có sự không phù hợp rấtít; có sự bất đồng; có sự mâu thuẫn; có sự đối lập; có sự đối kháng – XĐ bùng nổ mạnh mẽ,sâu sắc
Có 2 xu hướng giải quyết XĐTL giữa vợ và chồng trí thức đó là: Xu hướng tích cực;
xu hường tiêu cực gồm 6 cách giải quyết: Hợp tác, tập trung giải quyết vấn đề; tìm kiếm sựtrợ giúp; chủ động bộc lộ bản thân; lảng tránh; chấp nhận, chịu đựng; cách giải quyết tiêucực
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc hôn nhân nói chung và XĐTL giữa
vợ và chồng trí thức nói riêng Trong luận văn này, chúng tôi tìm hiểu 5 yếu tố: Tình yêu vợchồng; sự hài lòng; văn hóa ứng xử giữa vợ và chồng; gia đình nội – ngoại hai bên; côngviệc
Trang 8Những người sinh sống ở TP Hà Nội phần lớn là ở các tỉnh thành khác di cư đến đểlàm ăn, lập nghiệp Người gốc Hà Nội còn rất ít Sự đa dạng từ những vùng đất đã mang đến
sự đa dạng về văn hóa của mỗi con người ở thành phố này Điều này mang đến sự khác biệt,
đa dạng về văn hóa trong gia đình khi họ kết hôn
Mẫu nghiên cứu
Bảng 2.1 Phân bố mẫu nghiên cứu
2.3 Các phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông qua nghiên cứu tài liệu chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận, quan điểm chủ đạocủa luận văn, xác lập cơ sở để xây dựng bảng điều tra về vấn đề nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp chuyên gia
Từ việc xin ý kiến chuyên gia để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn; xây dựng bảnghỏi; xây dựng phiếu phỏng vấn sâu; kĩ thuật phân tích dữ liệu
2.3.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Dùng phương pháp này để có thể điều tra thu thập thông tin trên diện rộng về nộidung nghiên cứu của đề tài
Trang 92.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập, bổ sung và lý giải cho những dữliệu định lượng thu được ở bảng hỏi Bên cạnh đó có thể giúp thu thập được những thông tinmới mà bảng hỏi chưa có
2.3.5 Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm nắm bắt được thái độ, cảm xúc của khách thểđược bộc lộ một cách chân thực nhất
2.3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định tính đối với những dữ liệu thuđược từ các câu hỏi mở và các trường hợp phỏng vấn sâu
Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng đối với kết quả thu được từ bảng hỏi thôngqua sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0
Tiểu kết chương 2
Để thực hiện nghiên cứu XĐTL giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức trên địa bàn
TP Hà Nội, chúng tôi tổ chức nghiên cứu theo quy trình gồm ba giai đoạn và sử dụng phốihợp các phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phỏng vấn sâu; điều tra bằngbảng hỏi; quan sát; phân tích dữ liệu, trong đó phương pháp chính là điều tra bằng bảng hỏi.Với dữ liệu thu được từ các câu hỏi đóng ở bảng hỏi, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSSphiên bản 22.0 để phân tích số liệu thu được
Trang 10CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRÍ THỨC TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI
3.1 Thực trạng xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong các gia đình trí thức trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1 Các mặt biểu hiện của xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong các gia đình trí thức
Chúng tôi nghiên cứu XĐTL giữa vợ và chồng được thể hiện ở 3 mặt: nhận thức; cảmxúc; hành vi, trung bình mức biểu hiện của các mặt trên được thể hiện dưới biểu đồ sau:
0 0.5 1 1.5 2 2.5
Biểu đồ 3.1 Các mặt biểu hiện XĐTL giữa vợ và chồng
Biểu đồ trên cho ta thấy: Đại bộ phận gia đình trí thức có đời sống gia đình hòa thuận
XĐ được thể hiện chủ yếu ở mặt nhận thức, cảm xúc (thuộc mức hiếm khi) và nhìn chungkhông có XĐ thể hiện ở mặt hành vi, điều này cho thấy sự phù hợp với đặc điểm của đốitượng trí thức
3.1.1.1 Xung đột tâm lý thể hiện ở mặt nhận thức trong các gia đình trí thức
Bảng 3.1 XĐTL thể hiện ở mặt nhận thức
4 Vấn đề trong giáo dục, chăm sóc con cái 2.02 0.83
5 Vấn đề về ứng xử giao tiếp giữa vợ và chồng 2.51 0.88
6 Vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục 1.92 1.05
Trang 11Kết quả bảng 3.1 cho thấy XĐTL ở mặt nhận thức diễn ra ở mức hiếm khi (ĐTB =2.09), với ĐLC = 0.62 sẽ có gia đình trí thức không có XĐ, bên cạnh đó XĐ ở mức thỉnhthoảng và thường xuyên chiếm tỉ lệ rất ít Trong đó, XĐ nhận thức về vấn đề giao tiếp ứng
xử giữa vợ chồng trí thức xảy ra với tần số cao nhất và cũng có mức độ ảnh hưởng đến hạnhphúc gia đình cao nhất so với các lĩnh còn lại (ĐTB = 5.19 – mức khá ảnh hưởng); nhìnchung không có XĐ trong quan niệm về vấn đề sự nghiệp – học vấn và đây cũng là lĩnh vực
XĐ không gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
3.1.1.2 Xung đột tâm lý thể hiện ở mặt cảm xúc trong các gia đình trí thức
Chúng tôi nghiên cứu biểu hiện cảm xúc của vợ chồng trong gia đình trí thức khi cóXĐTL diễn ra ở hai khía cạnh: biểu hiện cảm xúc và biểu hiện cảm xúc kèm hành vi kết quảnghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Biểu hiện cảm xúc
Bảng 3.2 XĐTL biểu hiện ở mặt cảm xúc
1 Cảm thấy bực tức, bức bối với người bạn đời 3.31 0.94
2 Cảm thấy ngạc nhiên không hiểu tại sao bạn đời lại
3 Cảm thấy nổi nóng, khó chịu với mọi thứ xung
4 Cảm thấy tức lộn ruột, nghẹn cổ vì người bạn đời 1.81 0.87
5 Cảm thấy bị tổn thương vì người bạn đời 1.60 0.68
Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 cho thấy, nhìn chung XĐTL biểu hiện ở mặt cảm xúcxuất hiện ở mức hiếm khi (ĐTB = 2.37), với ĐLC = 0.68 cho thấy, có những gia đình tríthức gần như không có những biểu hiện cảm xúc tiêu cực nhưng cũng có gia đình xuất hiện
ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên Trong đó, biểu hiện “cảm thấy bực tức, bức bối vớingười bạn đời” xuất hiện với tần số nhiều nhất (ĐTB = 3.31 – thuộc mức thỉnh thoảng).Nhìn chung không xuất hiện biểu hiện cảm xúc “cảm thấy tổn thương vì người bạn đời”
Thứ hai: Biểu hiện cảm xúc kèm hành vi
Ngoài ra, khi XĐTL giữa vợ và chồng nảy sinh còn xuất hiện những biểu hiện cảmxúc đi kèm hành vi như sau: