1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố hà nội

173 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 15,08 MB

Nội dung

của người dân, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại.Do đó, việc nghiên cứu đề tài Đánh giá th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC\

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Thái Thị Quỳnh Như

Hà Nội - 2010

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ` 13

Bảng 1.2 : Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm 20

Bảng 2.1 : Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm .27

Bảng 2.2 : Bình quân diện tích một số loại đất trên đầu người của Hà Nội và một số tỉnh lân cận năm 2010

44 Bảng 2.3 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính

45 Bảng 2.4 : Bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính

47 Bảng 2.5 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ theo đơn vị hành chính 49

Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã – Thành phố Hà Nội năm 2010 51

Bảng 2.7 : Giá dịch vụ xây mộ tại nghĩa trang Văn Điển 65

Bảng 2.8 : Giá dịch vụ hỏa táng tại nghĩa trang Văn Điển 66

Bảng 2.9 : Giá gửi tiểu cốt, bình tro ngoài trời tại nghĩa trang Văn Điển 66

Bảng 2.10: Giá gửi bình tro trong nhà 66

Bảng 2.11: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Yên Kỳ 71

Bảng 2.12: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Vĩnh Hằng

75 Bảng 2.13: Số tiền di chuyển mộ thực hiện các dự án trên địa bàn quận Hà Đông năm 2009

77

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm 12

Hình 1.2 : Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản 16

Hình 1.3 : Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga) 17

Hình 1.4 : Kim cương táng 17

Hình 1.5 : Thạch táng 18

Hình 1.6 : Hóa táng 18

Hình 1.7 : Yên hoa táng 18

Hình 1.8 : Bút táng 18

Hình 1.9 : Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì) 19

Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế 21

Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận 21

Hình 2.1 : Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội 26

Hình 2.2 : GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội 26

Hình 2.3 : Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009 29

Hình 2.4 : Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển 35

Hình 2.5 : Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý” 37

Hình 2.6 : Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh 55

Hình 2.7 : Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP Ao Vua

55 Hình 2.8 : Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng 57

Hình 2.9 : Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước

58 Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý

58 Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa) 59

Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ

59 Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư 60

Trang 5

Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân

60 Hình 2.15: Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển 62

Hình 2.16: Khu mộ cát táng tại nghĩa trang Văn Điển 63

Hình 2.17: Khu lưu trữ tro hỏa táng 64

Hình 2.18: Phế thải được đổ ngay cạnh khu mộ và nhà lưu trữ tro

67 Hình 2.19: Vòng hoa được đổ đống ngay tại khu nhà C 67

Hình 2.20: Khu lưu trữ tro hỏa táng phục vụ nhân dân

68 Hình 2.21: Khu mộ cũ của nghĩa trang Yên Kỳ 69

Hình 2.22: Khu mộ vô chủ (mộ nhỏ) tại nghĩa trang Yên Kỳ 70

Hình 2.23: Khu mộ mới được quy hoạch, xây dựng tại nghĩa trang Yên Kỳ

70 Hình 2.24: Thiếu trách nhiệm trong quản lý và cung cấp dịch vụ

71 Hình 2.25: Hệ thống dẫn nước thải trong nghĩa trang Vĩnh Hằng 72

Hình 2.26: Nghĩa trang Vĩnh Hằng được xây dựng như “biệt thự nhà vườn”

73 Hình 2.27: Khu mộ “Viễn cảnh nhàn du” của họ Nguyễn – họ Trịnh

73 Hình 2.28: Khu mộ bà Phạm Thị Kim Lý 73

Hình 2.29: Khu mộ do thành phố quản lý

74 Hình 2.30: Những ngôi mộ thiếu sự chăm sóc 76

Trang 6

QĐ : Quyết định

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA 5

1.1 Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa 5

1.1.1 Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa 5

1.1.2 Phân loại 6

1.1.3 Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 7

1.1.4 Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 7

1.1.5 Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang 8

1.1.6 Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang 9

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .9

1.1.8 Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 11

1.2 Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

12 1.2.1 Trước khi có Luật đất đai năm 2003 12

1.2.2 Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay 14

1.3 Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

16 1.3.1 Ở một số nước trên thế giới 16

I.3.2 Ở Việt Nam 19

Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 23

2.1 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội23 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

2.1.2 Kinh tế - xã hội 26

2.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 29

2.1.4 Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. .34

Trang 8

2.2 Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

36

Trang 9

2.2.1 Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa

địa 36

2.2.2 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 42

2.2.3 Biến động sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong những năm gần đây 61

2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại một số nghĩa trang lớn .

62

2.3.1 Nghĩa trang Văn Điển 62

2.3.2 Nghĩa trang Yên Kỳ 68

2.3.3 Nghĩa trang Vĩnh Hằng 72

2.4 Tác động của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến các mặt của đời sống xã hội 76

2.4.1 Về kinh tế .76

2.4.2 Về xã hội 80

2.4.3 Về môi trường 80

2.5 Dự báo nhu cầu sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2020

81 2.5.1 Dự báo dân số 81

2.5.1.1 Dự báo tổng dân số đến năm 2020 .81

2.5.1.2 Dự báo số người chết đến năm 2020 82

2.5.2 Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang 82

2.6 Đánh giá chung 84

2.6.1 Những kết quả đã đạt được .84

2.6.2 Những tồn tại 84

2.6.3 Nguyên nhân 86

Trang 10

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 87

3.1 Về chính sách quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 87

3.1.1 Chính sách về quản lý 87 3.1.2 Chính sách về sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 88

3.2 Về quy

hoạch 89

Trang 11

3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất 89 3.2.2 Quy hoạch xây dựng nghĩa trang 90

KIẾN NGHỊ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 99

Trang 12

các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.

Sử dụng đất không chỉ là nhu cầu đối với những người đang sống mà cả vớinhững người đã khuất Quản lý sử dụng đất tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển hiệntại, nền tảng tốt cho tương lai và là điều kiện quan trọng để duy trì và bảo tồn cácgiá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương nói riêng và của cả đất nước nóichung

Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làmquan trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam, nó thể hiện truyềnthống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công vớinước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng Có thể nói đất nghĩatrang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩađịa cũng rất đặc biệt là bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoácủa từng địa phương, từng dân tộc và từng dòng họ

Thực tế hiện nay việc sử dụng và quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địađang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất là trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Quỹ đất dành cho phát triển đô thị, khu dân cư, khucông nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và diệntích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vịtrí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện tích nhỏ hơn Trong quá trìnhbồi thường thiệt hại khi thu hồi đất thì vấn đề bồi thường và bố trí khu vực quyhoạch cho loại đất trên thường rất phức tạp, gây nhiều thắc mắc, khiếu kiện trongnhân dân Trong khi đó phong tục tập quán và vấn đề tâm linh của người Việt Nam

có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân

Vấn đề đặt ra cần phải sử dụng, quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa

ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng như thế nào để vừa đảm bảo được

Trang 13

2mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa quan tâm đến phong tục,tập quán

Trang 14

của người dân, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại.

Do đó, việc nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp

quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần tăng

cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đồng thời bảo tồn và phát huy những giátrị văn hóa truyền thống của Hà Nội ngàn năm văn hiến

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Lãm rõ thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả,tiết kiệm, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp vớivăn minh thời đại

3 Nội dung nghiên cứu:

Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nộidung sau:

- Nghiên cứu tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa;

- Nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việctáng, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

- Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thànhphố Hà Nội;

- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trênđịa bàn thành phố Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa thu thập tài liệu, số liệu: Tác giả

đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội của thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã tiếp cận, khảo sát và tìmhiểu về cách thức quản lý, sử dụng đất tại một số nghĩa trang, nghĩa địa trên địabàn các quận, huyện của thành phố Hà Nội

Trang 15

- Phương pháp điều tra xã hội học: Với phương pháp này, tác giả đãtiến hành thăm dò ý kiến của 150 người dân tại hơn 200 nghĩa trang, nghĩa địa trênđịa bàn các quận, huyện để tìm hiểu về hiện trạng quản lý, sử dụng nghĩa trang,nghĩa địa của khu dân cư nơi họ sinh sống cũng như thăm dò ý kiến, nguyện vọngcủa người dân về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong thời giantới.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu: Trên cơ sở tàiliệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê, phân tích số liệu

để cơ bản phản ánh được thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địatrên địa bàn thành phố Hà Nội

- Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tác giả so sánh thựctrạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa các quận nội thành với cáchuyện ngoại thành, giữa Hà Nội với các vùng lân cận

- Phương pháp dự báo: Qua nghiên cứu về tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong,tác giả dự báo số người chết và nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm2020

- Phương pháp chi phí và lợi ích: tác giả tiến hành phân tích chi phí và lợi íchgiữa phương pháp địa táng truyền thống và phương pháp hỏa táng để giúpngười dân thấy được ưu, nhược điểm của các phương pháp táng từ đó lựa chọnphương pháp táng phù hợp

5 Phạm vi nghiên cứu:

Do đây là một đề tài khá mới, ít có tài liệu tham khảo, số liệu thống kê

về lĩnh vực này chưa đầy đủ nên trên cơ sở điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tàiliệu số liệu tác giả phản ánh một cách chung nhất, cơ bản nhất về thực trạng quản

lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời tiếnhành nghiên cứu cụ thể tại một số khu vực điển hình của Hà Nội

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chỉ đề cập khái quát vấn đề quản lý,

sử dụng đất tại các nghĩa trang liệt sỹ của Thành phố

6 Cấu trúc đề tài:

Trang 16

Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa

Trang 17

Tại chương này, tác giả đưa ra các khái niệm; các nhân tố ảnhhưởng, nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; nội dung quản lý vàvai trò của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa; cơ sở pháp lý cho việc quản

lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và tìm hiểu phong tục tập quán táng trên thếgiới và ở Việt Nam

- Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địabàn thành phố Hà Nội

Sau khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khảo sát thực địa, tìmhiểu phong tục tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩatrang, nghĩa địa, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý, sử dụngđất nghĩa trang, nghĩa địa của thành phố Hà Nội nói chung và một số khu vực nóiriêng

- Chương 3: Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trênđịa bàn thành phố Hà Nội

Tại chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,

sử dụng đất nghĩa trang bao gồm giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về côngnghệ táng và một số giải pháp khác

Trang 18

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA

1.1 Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.1.1 Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa

Con người cũng như mọi sinh vật khác sinh ra, tồn tại và phát triển trên tráiđất đều tuân theo quy luật sinh tồn cơ bản nhất của tự nhiên là "sinh - lão - bệnh -tử" Trong xã hội loài người, con người sau khi chết sẽ được mai táng theo nhữngnghi thức truyền thống với ý niệm đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng vàgiúp cho linh hồn người chết được siêu thoát Tập tục mai táng chính là sự bày tỏniềm thương tiếc, lòng biết ơn của con cháu với công dưỡng dục, sự biết ơncủa cộng đồng xã hội với công lao đóng góp của người đã khuất

Theo quan niệm phương Tây, nghĩa trang là nơi mà thi thể người chết và di

hài sau khi chết được chôn cất Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery có xuất

xứ từ tiếng Hy Lạp là κοιµητήριον: nơi an nghỉ - vùng đất dành riêng cho việc chôn

cất[1] Tuy nhiên, cách thức quản lý, sử dụng đất và các hoạt động tưởng nhớ người

đã khuất được thực hiện tùy theo phong tục tập quán, tôn giáo của từng địaphương, trong từng giai đoạn nhất định

Còn ở Việt Nam, nơi chôn cất người chết được gọi là nghĩa trang, nghĩa địahoặc bãi tha ma Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng để phân biệt các thuậtngữ: nghĩa trang, nghĩa địa, bãi tha ma

Điều 2 Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xâydựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang quy định:

Đất nghĩa trang là đất dùng cho việc táng người chết tập trung theo các hìnhthức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựngtheo quy hoạch

Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều khu táng người chết tập trung nhưng việcquản lý và xây dựng không có hoặc không theo quy hoạch mà theo phong tục tậpquán, các phần mộ được đặt theo các hướng không thống nhất, thông thường do

Trang 19

các "thầy địa lý˝ chọn hướng theo tuổi của người chết, ranh giới ngăn cáchgiữa khu

Trang 20

táng người chết và khu đất khác không rõ ràng Những khu đất như thế dân gianvẫn gọi đó là bãi tha ma hay nghĩa địa (khi đó hai thuật ngữ bãi tha ma vànghĩa địa được hiểu như nhau)

* Một số khái niệm liên quan:

Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết.

Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.

Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một

địa điểm dưới mặt

đất

Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất

định sau đó sẽ được cải táng

Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.

Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức

táng khác

Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.

Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao Nghĩa trang đã đóng cửa là nghĩa trang không cho phép tiếp tục thực

hiện các hoạt động táng trong nghĩa trang

Dịch vụ nghĩa trang bao gồm: tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng thi hài hoặchài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ; chăm sóc, bảo quản, lưu giữ trocốt tại các nhà lưu giữ tro cốt và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm

Trang 21

- Theo đối tượng táng trong nghĩa trang, có các loại: nghĩa trang nhân dân(nghĩa trang Vĩnh Hằng, Yên Kỳ, ), nghĩa trang liệt sỹ (nghĩa trang liệt sỹ huyệnỨng Hòa, Thanh Oai, ), nghĩa trang người nước ngoài (nghĩa trang Ngọc Hồi),

- Theo mô hình tổ chức quản lý, có các loại: Nghĩa trang do Nhà nước quản

lý (nghĩa trang Mai Dịch); do Doanh nghiệp quản lý (một phần của nghĩa trangVĩnh Hằng); do gia đình, dòng họ quản lý (nghĩa trang họ Trương Đỗ - huyện ỨngHòa, nghĩa trang họ Nguyễn, ); do tôn giáo quản lý (nghĩa trang Đạo giáo, khu mộcủa các nhà sư, );

- Theo phương thức táng, có: nghĩa trang hung táng, nghĩa trang cát táng,nghĩa trang hỏa táng

1.1.3 Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Quản lý đất nghĩa trang là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâmlinh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cánhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinhmôi trường, thỏa mãn nhu cầu về việc táng của nhân dân và giữ được nhữngphong tục tập quán tốt, văn minh, hiện đại

Sử dụng đất nghĩa trang là việc dùng quỹ đất để táng người đã chết (để xâycác mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhàtang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải, )

1.1.4 Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Trên cơ sở những nguyên tắc quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2003,Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý

và sử dụng nghĩa trang đã quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng nghĩa trang nhưsau (Điều 3):

1 Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quyhoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2 Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang,trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải

Trang 22

bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phươngtheo phân

Trang 23

cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)

3 Việc táng người chết trong các nghĩa trang phải phù hợp với phongtục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, tuân thủcác quy định hiện hành về xây dựng, vệ sinh và môi trường

4 Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải theo quy hoạch, đúng mục đích

và bảo đảm các yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổnhại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh

1.1.5 Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang

Đất nghĩa trang cũng như các loại đất khác được Nhà nước thống nhấtquản lý và có các chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đấtđai, tuy nhiên do đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt nên việc quản lý được đặc biệtquan tâm đến các nội dung sau:

1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩatrang và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

2 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang;

3 Lập quy hoạch và xây dựng nghĩa trang

4 Quản lý việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân làm nghĩa trang;

5 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;

6 Thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang;

7 Quản lý tài chính về đất nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang

8 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đấtlàm nghĩa trang;

9 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấtnghĩa trang và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường

10 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và

sử dụng nghĩa trang

Trang 24

11 Đề xuất cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc đóng cửa nghĩa trang với

cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động, quản lýcủa các nghĩa trang

12 Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố

13 Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các phương phápmới trong việc quản lý, sử dụng nghĩa trang

1.1.6 Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang.

Điều 8 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong quátrình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang gồm:

1 Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không đúng quy định

2 Mua bán, chuyển nhượng đất trong nghĩa trang dưới mọi hình thức

3 Phá hoại các công trình xây dựng trong nghĩa trang

4 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc gây khó khăn cho người cónhu cầu sử dụng các dịch vụ nghĩa trang

5 Thu phí, lệ phí, thực hiện kinh doanh các dịch vụ nghĩa trang trái quy địnhcủa pháp luật

6 Táng người chết ngoài các nghĩa trang đã được UBND các cấp xác định vịtrí, ranh giới

7 Không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đóng cửanghĩa trang, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ

8 Vi phạm các quy định, nội quy của nghĩa trang

1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, có thể

khái quát thành những nhóm nhân tố sau:

- Dân cư: Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, cơ cấu dân số(cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính) có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất làm

Trang 25

nghĩa trang, nghĩa địa Dân số càng lớn, tỷ lệ tử vong cao thì quỹ đất dành chonghĩa trang, nghĩa địa càng cần nhiều.

Trang 26

- Cơ chế quản lý: hệ thống chính sách về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,nghĩa địa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và hợp lý là điều kiện cần để quản lý, sửdụng hiệu quả quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa Không quy định hạn mức đất làm

mộ hoặc khả năng triển khai thực thi pháp luật kém là những nguyên nhân chủ yếudẫn đến tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả và mất mỹ quan

- Yếu tố kinh tế: Lịch sử phát triển loài người cho thấy, những lăng mộ hiệnnay được tìm thấy đều là những minh chứng cho một thời kỳ kinh tế thịnh vượng,của những gia đình giàu có như vua, chúa, quan lại, Người Việt Nam có câu “phúquý sinh lễ nghĩa”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển lăng mộ đadạng qua các thời kỳ, giữa các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau Những nămtrước đây, kinh tế khó khăn, việc xây sửa mộ ít được quan tâm nhưng ngày nay,khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, người ta chú ý hơn đếnviệc xây dựng, tôn tạo các phần mộ, nhiều gia đình xây dựng lăng mộ to rộng,công phu, lộng lẫy và đắt tiền để tưởng nhớ tổ tiên

Mặt khác, tốc độ và xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đếnđời sống con người, giúp con người tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử, giãn áp lực cho vấn

đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

- Các yếu tố phi vật chất như tập quán, văn hóa, tâm linh, tôn giáo, làyếu tố quyết định văn hóa ứng xử, cách thức quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,nghĩa địa, trong đó:

+ Phong tục, tập quán truyền thống: Là nhân tố đã ăn sâu vào tiềm thức conngười, nhiều người cho rằng việc hiếu nghĩa với đấng sinh thành được thể hiện quaviệc xây dựng mộ chí Quan niệm này đã dẫn đến tình trạng đua nhau xây mộ

to, đẹp giữa các gia đình, dòng họ Do đó, cần phát huy những phong tục tập quántốt, ngăn chặn, hạn chế các tập quán xấu để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa

xã hội theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững

+ Tâm linh: Người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coitrọng vấn đề tâm linh, người ta cho rằng con người có 2 phần, đó là phần hồn và

Trang 27

phần xác, khi chết chỉ chết phần xác còn phần hồn vẫn trường tồn Theo quanniệm

Trang 28

này, người chết sẽ sống ở một thế giới âm và vẫn dõi theo những người đang sống(người trần), do đó để người âm “phù hộ” cho những người đang sống sức khỏe,bình an, phú quý, thì những người đang sống phải chăm chút mồ mả tổ tiên, đểngười chết được “mồ yên mả đẹp”.

+ Tôn giáo: những tôn giáo khác nhau có niềm tin thần thánh khác nhau, họ

có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo họ theo, việc các tôn giáo thuyết giải về ý nghĩacủa việc táng người chết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lựa chọn cách thức táng, xây

mộ chí Người theo đạo Thiên chúa cho rằng “chết là về với chúa”, do đó người tathường hỏa táng xác chết và thả tro hoặc xây mộ lưu trữ tro cốt (trên mộ thường

có chữ thập - thánh giá), còn người theo đạo Phật cho rằng chết là sang thế giớibên kia, là sống ở cõi âm nên người chết thường được chôn xuống đất (có thể chônvĩnh viễn hoặc cải táng sau 3-4 năm), mộ thường được xây theo kiểu tam cấp (3bậc), trên mộ có bát hương,

1.1.8 Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Sử dụng đất là nhu cầu chính đáng của không chỉ người sống mà cả nhữngngười đã chết Đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt bởi nó gắn liền vớiphong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc vàtừng dòng họ Do đó, sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làmquan trọng trong đời sống tâm linh của con người nói chung và người ViệtNam nói riêng, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế

hệ đi trước và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạtcộng đồng

Việc bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nghĩa trang nhằm phát huy truyền thốngvăn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọngtrong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc táng người đã chết được tích tụ từ đời này qua đời khác, nếukhông được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý thì việc lãng phí đất, ô nhiễmmôi trường là tất yếu và nguy cơ thiếu đất cho người đang sống là điều dễ xảy ratrong thời không xa (Hình 1.1)

Trang 29

Hình 1.1: Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm.

Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất dànhcho phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sảnxuất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng

bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1diện tích nhỏ hơn Do vậy, nếu công tác quản lý bị buông lỏng, sử dụng đất nghĩatrang bừa bãi sẽ là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội và gây ra bức xúc, khiếukiện trong nhân dân

Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề bồithường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất nghĩa trang, nghĩa địa thường rấtphức tạp, khó tìm được sự đồng tình của nhân dân

Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm pháthuy phong tục, tập quán tốt của người dân, đồng thời đạt mục tiêu sử dụng đấttiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, phù hợp vớimột xã hội văn minh là nhiệm vụ của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghịa địacũng như việc lựa chọn phương thức táng, là trách nhiệm của nhà quản lý và ýthức sử dụng đất trong việc táng người chết của toàn xã hội

1.2 Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.2.1 Trước khi có Luật đất đai năm 2003

Điều 62 Luật Đất đai năm 1993 xác định đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc loạiđất chuyên dùng Điều 70 của Luật này cũng chỉ rõ:

Trang 30

“Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất”

Tuy nhiên, việc quy hoạch đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, cụ thể hóa Luậtthành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hầu như chưađược quan tâm, chỉ có một số văn bản được ban hành để điều chỉnh về vấn đề vệsinh môi trường, tổ chức tang lễ, cụ thể như:

Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về banhành Điều lệ vệ sinh, quy định về vệ sinh trong việc quản, ướp, hỏa táng, di chuyểnthi hài, hài cốt

Quy chế BVMT ngành xây dựng kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXDngày 22/10/1999 của Bộ Xây dựng

Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hànhquy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần

Có thể nói, việc thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,nghĩa địa là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất làm nghĩatrang, nghĩa địa manh mún, thiếu tính tập trung như hiện nay

Qua số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Tổng cục Địa chính trước đây, nay

là Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa quacác thời kỳ được thống kê như sau:

Bảng 1.1: Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ

Đơn vị tính: 1.000 ha

Tỷ lệ đất nghĩa trang so với đất

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trang 31

Các số liệu trên cho thấy, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,diện tích đất chuyên dùng phục vụ nhu cầu của các ngành tăng nhanh Bên cạnh

đó, diện tích đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên qua các thời kỳ,năm 1995 (sau 5 năm) diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đã tăng gấp 1,85 lần

so với năm

1990, đến năm 2000 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhưng chậm hơn

so với tốc độ tăng của đất chuyên dùng, ngoài ra một số nghĩa trang nằm trongdiện phải giải tỏa để thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội Tuynhiên, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa vẫn chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đấtchuyên dùng (6,19%)

1.2.2 Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay

Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nghĩa trang, nghĩa địa được xác định thuộcnhóm đất phi nông nghiệp và là một phân nhóm riêng trong hệ thống các loại đất(quy định tại điểm h khoản 2 Điều 13) Đây là một thuận lợi cho công tác quản lýđất đai nói chung và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng

Điều 101 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định việc sử dụng đất làm nghĩatrang, nghĩa địa như sau:

“1 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.

2 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa.”

Điều 33 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: Nhà nước giao đất không thutiền sử dụng đất đối với trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa

Đây là lần đầu tiên việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được quyđịnh cụ thể, chi tiết trong Luật về nhiệm vụ quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địacũng như thẩm quyền ban hành mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ.Cùng với Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở pháp lý cơ bản

Trang 32

để các văn bản dưới Luật được ban hành về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩatrang, nghĩa địa như:

Trang 33

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ hướng dẫncác quy định của Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạchxây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng(trong đó có quy hoạch xây dựng nghĩa trang).

- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ về tìm kiếm,quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ;

- Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng,quản lý và sử dụng nghĩa trang;

- Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn

vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;

Trong số các văn bản trên, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 củaChính phủ là bước đột phá khi quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩatrang, các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang để đảm bảo quản

lý thống nhất hoạt động sử dụng đất nghĩa trang, đặc biệt là việc thể hiện sự quantâm của Nhà nước đối lĩnh vực đầu tư, xây dựng nghĩa trang (Điều 6) Theo đó,Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nghĩa trang theoquy định của pháp luật với các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩatrang cụ thể như sau:

1 Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất;

2 Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào;

3 Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳtheo quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môitrường của dự án

4 Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu

tư Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích xã hội hoá đầu tư xây dựng nghĩa

trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh, hiện đại, góp phần thay đổi tậpquán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể và khả

Trang 34

năng của mình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ chi phí táng chonhững người sử dụng dịch vụ này.

Trang 35

Nghị định số 35/2008/NĐ-CP còn quy định chính sách xã hội đối với các đốitượng đặc biệt như táng cho người vô gia cư không có thân nhân hoặc có thânnhân nhưng không có điều kiện lo việc táng; người nước ngoài sinh sống tại ViệtNam, người Việt nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Namsau khi chết; trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh; mộ vô chủ hoặc không cònthân nhân chăm sóc Nghị định này còn dành một chương để quy định về hoạtđộng quy hoạch, xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang (chương II).

Cũng kể từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) và Nghị định35/2008/NĐ-CP được ban hành, vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang được nhìnnhận, đánh giá và quan tâm nhiều hơn, giảm bớt được những vi phạm trong quản

lý, sử dụng đất nghĩa trang, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhântrong việc xây dựng, cung ứng dịch vụ và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang hiệu quảhơn

1.3 Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.3.1 Ở một số nước trên thế giới

Quan niệm về việc an táng người quá cố ở mỗi nước một khác, trên thế giớihình thức táng phổ biến được nhiều nước lựa chọn là: địa táng (chôn thi thể ngườichết xuống đất), hỏa táng (dùng điện hoặc khí đốt để đốt thi thể người chếtthành tro) và thủy táng (thả thi thể người chết xuống sông, biển); một số nơi còn

sử dụng hình thức điểu táng (đưa thi thể người chết lên núi để các loại chim ănthịt)

Trang 36

Hình 1.2: Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản

Trang 37

Hình 1.3: Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga)

Nhìn chung ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, các nước TâyÂu, phương thức táng phổ biến được lựa chọn là hỏa táng, tro của người chết

có thể được lưu trữ trong các nhà lưu trữ tro hoặc được thả xuống sông, biểnhoặc được chôn xuống đất vĩnh viễn

Ngày nay, khi khoa học công nghệ hiện đại càng phát triển, ý thức tiết kiệmđất và bảo vệ môi trường đã giúp họ tìm ra những phương thức táng rất đặcbiệt, thân thiện với môi trường và hầu như không sử dụng đất ví dụ như: kimcương táng, không táng, thạch táng, hóa táng, yên hoa táng, bút táng[2]…

- Kim cương táng: Tại Mỹ, người ta

dùng cacbon trong tro xương người quá cố

chế tạo kim cương nhân tạo để lưu lại

những kỷ niệm về người quá cố Phương

thức này tượng trưng cho tình cảm gắn bó

sâu sắc của những người đang sống với

người đã chết và giúp họ dường như vẫn

bên nhau Hình 1.4: Kim cương táng

- Không táng: Là việc đưa tro cốt người quá cố đựng vào hộp kín và đặttrong khoang tên lửa phóng vào không gian Hình thức này được Công ty Dịch vụHàng không ở Seatle (Mỹ) thực hiện lần đầu vào 4/1997 với 24 tro và hiện đã trở

Trang 38

nên phổ biến tại Mỹ và các nước phương Tây (tháng 3/2006 đã táng được 187 trotheo hình thức này Giá của dịch vụ táng này là 995 USD/1g tro.

Trang 39

- Thạch táng: là việc làm san hô nhân

tạo từ tro cốt người quá cố và gang hoặc bê

tông rồi thả xuống biển để nuôi san hô, tro

cốt người sẽ trở thành một bộ phận của

cành san hô Phương thức táng này do hãng

Etemal Reefs thực hiện nhằm giúp người

quá cố được hòa vào thiên nhiên và là một

phần của thiên nhiên

- Hóa táng: Ưu việt của phương pháp

này là bảo vệ môi trường Người ta đem thi

thể người quá cố làm thành phân bón

hữu cơ, trong đó thành phần thủy ngân đã

được phân tách nên không gây hại tới môi

trường

- Yên hoa táng: là cách trộn lẫn tro

cốt với thuốc pháo hoa, người ta quan niệm

pháo hoa có thể giúp họ tỏa sáng lần cuối

rồi hòa tan vào không gian, vũ trụ và trời

đất

- Bút táng: Cacbon trong tro cốt

người chết được dùng chế tạo ruột bút chì

Mỗi chiếc bút chì sẽ được khắc tên người

quá cố và ngày tháng qua đời của họ

Một

hộp bút chì sẽ là nơi an táng

lí tưởng cho

Trang 40

Hình 1.5: Thạch táng

Hình 1.6: Hóa táng

Hình 1.7: Yên hoa táng

một con người Hình 1.8: Bút táng

Ngày đăng: 19/12/2018, 22:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Khắc Cung (2004), Hà Nội văn hóa và phong tục, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội văn hóa và phong tục
Tác giả: Lê Khắc Cung
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2004
2. Trần Đức Dục (2000), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy hoạch vàquản lý cơ sở hạ tầng đô thị
Tác giả: Trần Đức Dục
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2000
3. Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XV (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban chấphành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIV
Tác giả: Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XV
Năm: 2010
5. Nguyễn Hiền (2008), Tập bài giảng Phân tích hệ thống trong địa lý quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Phân tích hệ thống trong địa lý quy hoạchvùng và tổ chức lãnh thổ
Tác giả: Nguyễn Hiền
Năm: 2008
6. Nguyễn Cao Huần (2010), Tập bài giảng Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất
Tác giả: Nguyễn Cao Huần
Năm: 2010
7. Nguyễn Đức Khả - Đặng Hùng Võ (2007), Cơ sở Địa chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Địa chính
Tác giả: Nguyễn Đức Khả - Đặng Hùng Võ
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2007
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Xây dựng
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
11. Trần Văn Tuấn (2007) Tập bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Quy hoạch sử dụng đất
4. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụngđất nghĩa trang, nghĩa địa Khác
12. UBND thành phố Hà Nội (2008), Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006-2010) Khác
13. UBND thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai Khác
14. UBND thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đến năm Khác
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của thành phố Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w