Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC\
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Thái Thị Quỳnh Như
Hà Nội - 2010
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ` 13
Bảng 1.2 : Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm 20
Bảng 2.1 : Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm 27
Bảng 2.2 : Bình quân diện tích một số loại đất trên đầu người của Hà Nội và một số tỉnh lân cận năm 2010 44
Bảng 2.3 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính 45
Bảng 2.4 : Bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính 47
Bảng 2.5 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ theo đơn vị hành chính 49
Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã – Thành phố Hà Nội năm 2010 51
Bảng 2.7 : Giá dịch vụ xây mộ tại nghĩa trang Văn Điển 65
Bảng 2.8 : Giá dịch vụ hỏa táng tại nghĩa trang Văn Điển 66
Bảng 2.9 : Giá gửi tiểu cốt, bình tro ngoài trời tại nghĩa trang Văn Điển 66
Bảng 2.10: Giá gửi bình tro trong nhà 66
Bảng 2.11: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Yên Kỳ 71
Bảng 2.12: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Vĩnh Hằng 75
Bảng 2.13: Số tiền di chuyển mộ thực hiện các dự án trên địa bàn quận Hà Đông năm 2009 77
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm 12
Hình 1.2 : Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản 16
Hình 1.3 : Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga) 17
Hình 1.4 : Kim cương táng 17
Hình 1.5 : Thạch táng 18
Hình 1.6 : Hóa táng 18
Hình 1.7 : Yên hoa táng 18
Hình 1.8 : Bút táng 18
Hình 1.9 : Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì) 19
Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế 21
Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận 21
Hình 2.1 : Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội 26
Hình 2.2 : GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội 26
Hình 2.3 : Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009 29
Hình 2.4 : Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển 35
Hình 2.5 : Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý” 37
Hình 2.6 : Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh 55
Hình 2.7 : Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP Ao Vua 55
Hình 2.8 : Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng 57
Hình 2.9 : Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước 58
Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý 58
Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa) 59
Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ 59
Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư 60
Trang 5Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân 60
Hình 2.15: Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển 62
Hình 2.16: Khu mộ cát táng tại nghĩa trang Văn Điển 63
Hình 2.17: Khu lưu trữ tro hỏa táng 64
Hình 2.18: Phế thải được đổ ngay cạnh khu mộ và nhà lưu trữ tro 67
Hình 2.19: Vòng hoa được đổ đống ngay tại khu nhà C 67
Hình 2.20: Khu lưu trữ tro hỏa táng phục vụ nhân dân 68
Hình 2.21: Khu mộ cũ của nghĩa trang Yên Kỳ 69
Hình 2.22: Khu mộ vô chủ (mộ nhỏ) tại nghĩa trang Yên Kỳ 70
Hình 2.23: Khu mộ mới được quy hoạch, xây dựng tại nghĩa trang Yên Kỳ 70
Hình 2.24: Thiếu trách nhiệm trong quản lý và cung cấp dịch vụ 71
Hình 2.25: Hệ thống dẫn nước thải trong nghĩa trang Vĩnh Hằng 72
Hình 2.26: Nghĩa trang Vĩnh Hằng được xây dựng như “biệt thự nhà vườn” 73
Hình 2.27: Khu mộ “Viễn cảnh nhàn du” của họ Nguyễn – họ Trịnh 73
Hình 2.28: Khu mộ bà Phạm Thị Kim Lý 73
Hình 2.29: Khu mộ do thành phố quản lý 74
Hình 2.30: Những ngôi mộ thiếu sự chăm sóc 76
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA 5
1.1 Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa 5
1.1.1 Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa 5
1.1.2 Phân loại 6
1.1.3 Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 7
1.1.4 Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 7
1.1.5 Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang 8
1.1.6 Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang 9
1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 9
1.1.8 Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 11
1.2 Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 12
1.2.1 Trước khi có Luật đất đai năm 2003 12
1.2.2 Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay 14
1.3 Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 16
1.3.1 Ở một số nước trên thế giới 16
I.3.2 Ở Việt Nam 19
Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 23
2.1 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội23 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
2.1.2 Kinh tế - xã hội 26
2.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 29
2.1.4 Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 34
2.2 Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội .36
Trang 82.2.1 Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa 36
2.2.2 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 42
2.2.3 Biến động sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong những năm gần đây 61
2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại một số nghĩa trang lớn .62
2.3.1 Nghĩa trang Văn Điển 62
2.3.2 Nghĩa trang Yên Kỳ 68
2.3.3 Nghĩa trang Vĩnh Hằng 72
2.4 Tác động của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến các mặt của đời sống xã hội 76
2.4.1 Về kinh tế 76
2.4.2 Về xã hội 80
2.4.3 Về môi trường 80
2.5 Dự báo nhu cầu sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2020 81
2.5.1 Dự báo dân số 81
2.5.1.1 Dự báo tổng dân số đến năm 2020 81
2.5.1.2 Dự báo số người chết đến năm 2020 82
2.5.2 Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang 82
2.6 Đánh giá chung 84
2.6.1 Những kết quả đã đạt được 84
2.6.2 Những tồn tại 84
2.6.3 Nguyên nhân 86
Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 87
3.1 Về chính sách quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa 87
3.1.1 Chính sách về quản lý 87
3.1.2 Chính sách về sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 88
3.2 Về quy hoạch 89
Trang 93.2.1 Quy hoạch sử dụng đất 89
3.2.2 Quy hoạch xây dựng nghĩa trang 90
3.3 Công nghệ hỏa táng 91
3.4 Giải pháp khác 93
KẾT LUẬN 95
KIẾN NGHỊ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 99
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay
Sử dụng đất không chỉ là nhu cầu đối với những người đang sống mà cả với những người đã khuất Quản lý sử dụng đất tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển hiện tại, nền tảng tốt cho tương lai và là điều kiện quan trọng để duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của từng địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung
Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng Có thể nói đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng rất đặc biệt là bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng dòng họ
Thực tế hiện nay việc sử dụng và quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quỹ đất dành cho phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện tích nhỏ hơn Trong quá trình bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất thì vấn đề bồi thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất trên thường rất phức tạp, gây nhiều thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân Trong khi đó phong tục tập quán và vấn đề tâm linh của người Việt Nam có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân
Vấn đề đặt ra cần phải sử dụng, quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng như thế nào để vừa đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa quan tâm đến phong tục, tập quán
Trang 11của người dân, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại
Do đó, việc nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần tăng
cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội ngàn năm văn hiến
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Lãm rõ thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả, tiết kiệm, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với văn minh thời đại
3 Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa;
- Nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc táng, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
- Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa thu thập tài liệu, số liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã tiếp cận, khảo sát và tìm hiểu về cách thức quản lý, sử dụng đất tại một số nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các quận, huyện của thành phố Hà Nội
Trang 12- Phương pháp điều tra xã hội học: Với phương pháp này, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến của 150 người dân tại hơn 200 nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các quận, huyện để tìm hiểu về hiện trạng quản lý, sử dụng nghĩa trang, nghĩa địa của khu dân cư nơi họ sinh sống cũng như thăm dò ý kiến, nguyện vọng của người dân về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong thời gian tới
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu: Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê, phân tích số liệu để
cơ bản phản ánh được thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tác giả so sánh thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa các quận nội thành với các huyện ngoại thành, giữa Hà Nội với các vùng lân cận
- Phương pháp dự báo: Qua nghiên cứu về tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, tác giả dự báo số người chết và nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020
- Phương pháp chi phí và lợi ích: tác giả tiến hành phân tích chi phí và lợi ích giữa phương pháp địa táng truyền thống và phương pháp hỏa táng để giúp người dân thấy được ưu, nhược điểm của các phương pháp táng từ đó lựa chọn phương pháp táng phù hợp
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chỉ đề cập khái quát vấn đề quản lý,
sử dụng đất tại các nghĩa trang liệt sỹ của Thành phố
6 Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa
Trang 13Tại chương này, tác giả đưa ra các khái niệm; các nhân tố ảnh hưởng, nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; nội dung quản lý và vai trò của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa; cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và tìm hiểu phong tục tập quán táng trên thế giới và
- Chương 3: Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tại chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang bao gồm giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về công nghệ táng và một số giải pháp khác
Trang 14Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
1.1 Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.1.1 Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa
Con người cũng như mọi sinh vật khác sinh ra, tồn tại và phát triển trên trái đất đều tuân theo quy luật sinh tồn cơ bản nhất của tự nhiên là "sinh - lão - bệnh - tử" Trong xã hội loài người, con người sau khi chết sẽ được mai táng theo những nghi thức truyền thống với ý niệm đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng và giúp cho linh hồn người chết được siêu thoát Tập tục mai táng chính là sự bày tỏ niềm thương tiếc, lòng biết ơn của con cháu với công dưỡng dục, sự biết ơn của cộng đồng xã hội với công lao đóng góp của người đã khuất
Theo quan niệm phương Tây, nghĩa trang là nơi mà thi thể người chết và di
hài sau khi chết được chôn cất Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery có xuất
xứ từ tiếng Hy Lạp là κοιµητήριον: nơi an nghỉ - vùng đất dành riêng cho việc chôn
cất[1] Tuy nhiên, cách thức quản lý, sử dụng đất và các hoạt động tưởng nhớ người
đã khuất được thực hiện tùy theo phong tục tập quán, tôn giáo của từng địa phương, trong từng giai đoạn nhất định
Còn ở Việt Nam, nơi chôn cất người chết được gọi là nghĩa trang, nghĩa địa hoặc bãi tha ma Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng để phân biệt các thuật ngữ: nghĩa trang, nghĩa địa, bãi tha ma
Điều 2 Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang quy định:
Đất nghĩa trang là đất dùng cho việc táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều khu táng người chết tập trung nhưng việc quản lý và xây dựng không có hoặc không theo quy hoạch mà theo phong tục tập quán, các phần mộ được đặt theo các hướng không thống nhất, thông thường do các
"thầy địa lý˝ chọn hướng theo tuổi của người chết, ranh giới ngăn cách giữa khu
Trang 15táng người chết và khu đất khác không rõ ràng Những khu đất như thế dân gian vẫn gọi đó là bãi tha ma hay nghĩa địa (khi đó hai thuật ngữ bãi tha ma và nghĩa địa được hiểu như nhau)
* Một số khái niệm liên quan:
Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết
Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người
Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một
địa điểm dưới mặt đất
Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định
sau đó sẽ được cải táng
Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất
Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức
táng khác
Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng
Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao Nghĩa trang đã đóng cửa là nghĩa trang không cho phép tiếp tục thực hiện
các hoạt động táng trong nghĩa trang
Dịch vụ nghĩa trang bao gồm: tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng thi hài hoặc hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ; chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt tại các nhà lưu giữ tro cốt và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm
Trang 16- Theo đối tượng táng trong nghĩa trang, có các loại: nghĩa trang nhân dân (nghĩa trang Vĩnh Hằng, Yên Kỳ, ), nghĩa trang liệt sỹ (nghĩa trang liệt sỹ huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, ), nghĩa trang người nước ngoài (nghĩa trang Ngọc Hồi),
- Theo mô hình tổ chức quản lý, có các loại: Nghĩa trang do Nhà nước quản
lý (nghĩa trang Mai Dịch); do Doanh nghiệp quản lý (một phần của nghĩa trang Vĩnh Hằng); do gia đình, dòng họ quản lý (nghĩa trang họ Trương Đỗ - huyện Ứng Hòa, nghĩa trang họ Nguyễn, ); do tôn giáo quản lý (nghĩa trang Đạo giáo, khu mộ của các nhà sư, );
- Theo phương thức táng, có: nghĩa trang hung táng, nghĩa trang cát táng, nghĩa trang hỏa táng
1.1.3 Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Quản lý đất nghĩa trang là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâm linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi trường, thỏa mãn nhu cầu về việc táng của nhân dân và giữ được những phong tục tập quán tốt, văn minh, hiện đại
Sử dụng đất nghĩa trang là việc dùng quỹ đất để táng người đã chết (để xây các mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhà tang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải, )
1.1.4 Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Trên cơ sở những nguyên tắc quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý
và sử dụng nghĩa trang đã quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng nghĩa trang như sau (Điều 3):
1 Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
2 Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm
vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân
Trang 17cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
3 Việc táng người chết trong các nghĩa trang phải phù hợp với phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, tuân thủ các quy định hiện hành về xây dựng, vệ sinh và môi trường
4 Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải theo quy hoạch, đúng mục đích và bảo đảm các yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
1.1.5 Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang
Đất nghĩa trang cũng như các loại đất khác được Nhà nước thống nhất quản
lý và có các chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai, tuy nhiên do đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt nên việc quản lý được đặc biệt quan tâm đến các nội dung sau:
1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang;
3 Lập quy hoạch và xây dựng nghĩa trang
4 Quản lý việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân làm nghĩa trang;
5 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
6 Thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang;
7 Quản lý tài chính về đất nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang
8 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất làm nghĩa trang;
9 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất nghĩa trang và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường
10 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và
sử dụng nghĩa trang
Trang 1811 Đề xuất cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc đóng cửa nghĩa trang với cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động, quản lý của các nghĩa trang
12 Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố
13 Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các phương pháp mới trong việc quản lý, sử dụng nghĩa trang
1.1.6 Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang
Điều 8 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong quá trình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang gồm:
1 Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không đúng quy định
2 Mua bán, chuyển nhượng đất trong nghĩa trang dưới mọi hình thức
3 Phá hoại các công trình xây dựng trong nghĩa trang
4 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc gây khó khăn cho người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ nghĩa trang
5 Thu phí, lệ phí, thực hiện kinh doanh các dịch vụ nghĩa trang trái quy định của pháp luật
6 Táng người chết ngoài các nghĩa trang đã được UBND các cấp xác định vị trí, ranh giới
7 Không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đóng cửa nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
8 Vi phạm các quy định, nội quy của nghĩa trang
1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, có thể khái quát thành những nhóm nhân tố sau:
- Dân cư: Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, cơ cấu dân số (cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính) có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa Dân số càng lớn, tỷ lệ tử vong cao thì quỹ đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa càng cần nhiều
Trang 19- Cơ chế quản lý: hệ thống chính sách về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và hợp lý là điều kiện cần để quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa Không quy định hạn mức đất làm
mộ hoặc khả năng triển khai thực thi pháp luật kém là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả và mất mỹ quan
- Yếu tố kinh tế: Lịch sử phát triển loài người cho thấy, những lăng mộ hiện nay được tìm thấy đều là những minh chứng cho một thời kỳ kinh tế thịnh vượng, của những gia đình giàu có như vua, chúa, quan lại, Người Việt Nam có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển lăng mộ đa dạng qua các thời kỳ, giữa các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau Những năm trước đây, kinh tế khó khăn, việc xây sửa mộ ít được quan tâm nhưng ngày nay, khi kinh
tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, người ta chú ý hơn đến việc xây dựng, tôn tạo các phần mộ, nhiều gia đình xây dựng lăng mộ to rộng, công phu, lộng lẫy và đắt tiền để tưởng nhớ tổ tiên
Mặt khác, tốc độ và xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống con người, giúp con người tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử, giãn áp lực cho vấn
đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
- Các yếu tố phi vật chất như tập quán, văn hóa, tâm linh, tôn giáo, là yếu
tố quyết định văn hóa ứng xử, cách thức quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa, trong đó:
+ Phong tục, tập quán truyền thống: Là nhân tố đã ăn sâu vào tiềm thức con người, nhiều người cho rằng việc hiếu nghĩa với đấng sinh thành được thể hiện qua việc xây dựng mộ chí Quan niệm này đã dẫn đến tình trạng đua nhau xây mộ to, đẹp giữa các gia đình, dòng họ Do đó, cần phát huy những phong tục tập quán tốt, ngăn chặn, hạn chế các tập quán xấu để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững
+ Tâm linh: Người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi trọng vấn đề tâm linh, người ta cho rằng con người có 2 phần, đó là phần hồn và phần xác, khi chết chỉ chết phần xác còn phần hồn vẫn trường tồn Theo quan niệm
Trang 20này, người chết sẽ sống ở một thế giới âm và vẫn dõi theo những người đang sống (người trần), do đó để người âm “phù hộ” cho những người đang sống sức khỏe, bình an, phú quý, thì những người đang sống phải chăm chút mồ mả tổ tiên, để người chết được “mồ yên mả đẹp”
+ Tôn giáo: những tôn giáo khác nhau có niềm tin thần thánh khác nhau, họ
có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo họ theo, việc các tôn giáo thuyết giải về ý nghĩa của việc táng người chết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lựa chọn cách thức táng, xây
mộ chí Người theo đạo Thiên chúa cho rằng “chết là về với chúa”, do đó người ta thường hỏa táng xác chết và thả tro hoặc xây mộ lưu trữ tro cốt (trên mộ thường có chữ thập - thánh giá), còn người theo đạo Phật cho rằng chết là sang thế giới bên kia, là sống ở cõi âm nên người chết thường được chôn xuống đất (có thể chôn vĩnh viễn hoặc cải táng sau 3-4 năm), mộ thường được xây theo kiểu tam cấp (3 bậc), trên mộ có bát hương,
1.1.8 Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Sử dụng đất là nhu cầu chính đáng của không chỉ người sống mà cả những người đã chết Đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng dòng họ Do đó, sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan trọng trong đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước
và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng
Việc bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nghĩa trang nhằm phát huy truyền thống văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc táng người đã chết được tích tụ từ đời này qua đời khác, nếu không được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý thì việc lãng phí đất, ô nhiễm môi trường là tất yếu và nguy cơ thiếu đất cho người đang sống là điều dễ xảy ra trong thời không xa (Hình 1.1)
Trang 21Hình 1.1: Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm
Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất dành cho phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện tích nhỏ hơn Do vậy, nếu công tác quản lý bị buông lỏng, sử dụng đất nghĩa trang bừa bãi sẽ là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội và gây ra bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân
Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề bồi thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất nghĩa trang, nghĩa địa thường rất phức tạp, khó tìm được sự đồng tình của nhân dân
Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm phát huy phong tục, tập quán tốt của người dân, đồng thời đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, phù hợp với một xã hội văn minh là nhiệm vụ của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghịa địa cũng như việc lựa chọn phương thức táng, là trách nhiệm của nhà quản lý và ý thức sử dụng đất trong việc táng người chết của toàn xã hội
1.2 Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.2.1 Trước khi có Luật đất đai năm 2003
Điều 62 Luật Đất đai năm 1993 xác định đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc loại đất chuyên dùng Điều 70 của Luật này cũng chỉ rõ:
Trang 22“Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập
trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết
kiệm đất”
Tuy nhiên, việc quy hoạch đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, cụ thể hóa Luật
thành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hầu như chưa được
quan tâm, chỉ có một số văn bản được ban hành để điều chỉnh về vấn đề vệ sinh môi
trường, tổ chức tang lễ, cụ thể như:
Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về ban
hành Điều lệ vệ sinh, quy định về vệ sinh trong việc quản, ướp, hỏa táng, di chuyển
thi hài, hài cốt
Quy chế BVMT ngành xây dựng kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD
ngày 22/10/1999 của Bộ Xây dựng
Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành
quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần
Có thể nói, việc thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,
nghĩa địa là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa manh mún, thiếu tính tập trung như hiện nay
Qua số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Tổng cục Địa chính trước đây, nay
là Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa qua
các thời kỳ được thống kê như sau:
Bảng 1.1: Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ
Đơn vị tính: 1.000 ha
Tỷ lệ đất nghĩa trang so với đất
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Trang 23Các số liệu trên cho thấy, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, diện tích đất chuyên dùng phục vụ nhu cầu của các ngành tăng nhanh Bên cạnh đó, diện tích đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên qua các thời kỳ, năm 1995 (sau 5 năm) diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đã tăng gấp 1,85 lần so với năm
1990, đến năm 2000 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhưng chậm hơn so với tốc độ tăng của đất chuyên dùng, ngoài ra một số nghĩa trang nằm trong diện phải giải tỏa để thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa vẫn chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đất chuyên dùng (6,19%)
1.2.2 Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay
Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nghĩa trang, nghĩa địa được xác định thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và là một phân nhóm riêng trong hệ thống các loại đất (quy định tại điểm h khoản 2 Điều 13) Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng
Điều 101 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa như sau:
“1 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất
2 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất
và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa.”
Điều 33 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa
Đây là lần đầu tiên việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật về nhiệm vụ quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng như thẩm quyền ban hành mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ Cùng với Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở pháp lý cơ bản
để các văn bản dưới Luật được ban hành về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa như:
Trang 24- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ hướng dẫn các quy định của Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch xây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng (trong đó có quy hoạch xây dựng nghĩa trang)
- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ;
- Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;
- Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn
vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;
Trong số các văn bản trên, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ là bước đột phá khi quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang để đảm bảo quản lý thống nhất hoạt động sử dụng đất nghĩa trang, đặc biệt là việc thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối lĩnh vực đầu tư, xây dựng nghĩa trang (Điều 6) Theo đó, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nghĩa trang theo quy định của pháp luật với các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang cụ thể như sau:
1 Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất;
2 Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào;
3 Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳ theo quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môi trường của dự án
4 Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích xã hội hoá đầu tư xây dựng nghĩa trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh, hiện đại, góp phần thay đổi tập quán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể và khả năng của mình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ chi phí táng cho những người sử dụng dịch vụ này
Trang 25Nghị định số 35/2008/NĐ-CP còn quy định chính sách xã hội đối với các đối tượng đặc biệt như táng cho người vô gia cư không có thân nhân hoặc có thân nhân nhưng không có điều kiện lo việc táng; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, người Việt nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau khi chết; trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh; mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc Nghị định này còn dành một chương để quy định về hoạt động quy hoạch, xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang (chương II)
Cũng kể từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) và Nghị định 35/2008/NĐ-CP được ban hành, vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang được nhìn nhận, đánh giá và quan tâm nhiều hơn, giảm bớt được những vi phạm trong quản lý,
sử dụng đất nghĩa trang, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, cung ứng dịch vụ và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang hiệu quả hơn
1.3 Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.3.1 Ở một số nước trên thế giới
Quan niệm về việc an táng người quá cố ở mỗi nước một khác, trên thế giới hình thức táng phổ biến được nhiều nước lựa chọn là: địa táng (chôn thi thể người chết xuống đất), hỏa táng (dùng điện hoặc khí đốt để đốt thi thể người chết thành tro) và thủy táng (thả thi thể người chết xuống sông, biển); một số nơi còn sử dụng hình thức điểu táng (đưa thi thể người chết lên núi để các loại chim ăn thịt)
Hình 1.2: Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản
Trang 26Hình 1.3: Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga)
Nhìn chung ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, các nước Tây Âu, phương thức táng phổ biến được lựa chọn là hỏa táng, tro của người chết có thể được lưu trữ trong các nhà lưu trữ tro hoặc được thả xuống sông, biển hoặc được chôn xuống đất vĩnh viễn
Ngày nay, khi khoa học công nghệ hiện đại càng phát triển, ý thức tiết kiệm đất và bảo vệ môi trường đã giúp họ tìm ra những phương thức táng rất đặc biệt, thân thiện với môi trường và hầu như không sử dụng đất ví dụ như: kim cương táng, không táng, thạch táng, hóa táng, yên hoa táng, bút táng[2]…
- Kim cương táng: Tại Mỹ, người ta
dùng cacbon trong tro xương người quá cố
chế tạo kim cương nhân tạo để lưu lại
những kỷ niệm về người quá cố Phương
thức này tượng trưng cho tình cảm gắn bó
sâu sắc của những người đang sống với
người đã chết và giúp họ dường như vẫn ở
- Không táng: Là việc đưa tro cốt người quá cố đựng vào hộp kín và đặt trong khoang tên lửa phóng vào không gian Hình thức này được Công ty Dịch vụ Hàng không ở Seatle (Mỹ) thực hiện lần đầu vào 4/1997 với 24 tro và hiện đã trở nên phổ biến tại Mỹ và các nước phương Tây (tháng 3/2006 đã táng được 187 tro theo hình thức này Giá của dịch vụ táng này là 995 USD/1g tro
Trang 27- Thạch táng: là việc làm san hô nhân
tạo từ tro cốt người quá cố và gang hoặc bê
tông rồi thả xuống biển để nuôi san hô, tro
cốt người sẽ trở thành một bộ phận của cành
san hô Phương thức táng này do hãng
Etemal Reefs thực hiện nhằm giúp người
quá cố được hòa vào thiên nhiên và là một
- Hóa táng: Ưu việt của phương pháp
này là bảo vệ môi trường Người ta đem thi
thể người quá cố làm thành phân bón hữu
cơ, trong đó thành phần thủy ngân đã được
phân tách nên không gây hại tới môi trường
Hình 1.6: Hóa táng
- Yên hoa táng: là cách trộn lẫn tro cốt
với thuốc pháo hoa, người ta quan niệm pháo
hoa có thể giúp họ tỏa sáng lần cuối rồi hòa
tan vào không gian, vũ trụ và trời đất
Hình 1.7: Yên hoa táng
- Bút táng: Cacbon trong tro cốt
người chết được dùng chế tạo ruột bút chì
Mỗi chiếc bút chì sẽ được khắc tên người
quá cố và ngày tháng qua đời của họ Một
hộp bút chì sẽ là nơi an táng lí tưởng cho
Trang 28Còn ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam nơi đạo Phật khá phát triển,
họ cho rằng địa táng sẽ giúp người chết cảm thấy mát mẻ và thanh thản hơn nên hình thức táng phổ biến được lựa chọn là địa táng, mộ người chết được xây dựng kiên cố thậm chí là cầu kỳ và lộng lẫy
tỷ lệ còn rất hạn chế do điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, nguyện vọng của người chết và tâm lý của thân nhân người chết
Theo thống kê tại Bảng 1.1, năm 2000 diện tích đất nghĩa trang cả nước là
93714 ha, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bình quân đầu người là 12m2/người Tuy nhiên các vùng có bình quân đất nghĩa trang, nghĩa địa trên đầu người cao là vùng Bắc Trung bộ 29m2/người, Duyên hải Nam Trung bộ 26m2/người Các vùng
có bình quân đầu người thấp nhất là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 4,3-4,4m2/người, đây cũng là 2 vùng có ít nghĩa trang, nghĩa địa tập trung, đa số đều chôn cất trong ruộng, vườn của từng gia đình
Trang 29Bảng 1.2: Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm
(Nguồn: Số liệu thống kê, kiểm kê của Tổng cục Địa chính, nay là Bộ TN và MT)
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tại các vùng đồng bằng và các khu vực kinh tế phát triển nhìn chung đã ổn định và tăng không nhiều như: Đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ Đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, diện tích đất nghĩa trang tăng nhanh trong 5 năm (1995-2000) do tập quán du canh, du cư của người dân, giai đoạn 2000-2004 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của vùng này giảm do các chính sách về định canh, định
cư của Nhà nước đã có hiệu quả, nhiều dự án phát triển kinh tế – xã hội được triển khai đồng thời với đó là việc tập kết mộ chôn cất vào khu tập trung Tuy nhiên các vùng thuộc miền Trung nước ta có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhanh do đây là những vùng người dân rất quan tâm đến việc xây dựng mộ, đời sống tâm linh phong phú và cũng là vùng diễn ra chiến tranh trong thời gian dài nên số mộ tại khu vực này lớn hơn rất nhiều so với các khu vực khác
Trang 30Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế
Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận
1.3.3 Ảnh hưởng của phong tục tập quán táng trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Táng người đã chết là nhu cầu không thể thiếu, việc quan tâm xây dựng mộ chí đã cho thấy đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện và có điều kiện để báo hiếu tổ tiên, xây dựng “mồ yên mả đẹp” cho tổ tiên khiến những người còn sống cảm thấy thỏa mãn nhu cầu tâm linh, yên tâm lao động sản xuất Tuy nhiên phong tục tập quán, phương thức táng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, sử dụng đất
Trang 31Nếu duy trì những phong tục tập quán trong việc táng đã lạc hậu, lỗi thời hay coi việc hiếu nghĩa như một sự thể hiện bề thế gia tộc, dòng họ sẽ cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và quan trọng hơn là tài nguyên đất bị sử dụng lãng phí, quỹ đất dành cho phát triển kinh tế xã hội bị thu hẹp và những hệ lụy khác về xã hội như: vấn đề giải phóng mặt bằng thu hồi đất thực hiện các dự án, là vấn dồn điền đổi thửa và canh tác đất nông nghiệp,
Điển hình, khuôn viên mộ cụ tổ họ Trần ở làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chiếm diện tích đất rộng khoảng 50.000m2, mộ ông Nguyễn Công Đức ở Lương Sơn, Hòa Bình rộng 100.000m2 hoặc “thành phố ma” nổi tiếng ở thôn An Bằng, xã Vĩnh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế rộng 200ha nơi có những ngôi mộ lộng lẫy rộng từ 300m2 đến 600m2,
Mặt khác, việc táng bừa bãi, không theo quy hoạch gây lên mất công bằng trong việc sử dụng đất, kẻ giàu xây mộ to, người nghèo xây mộ nhỏ
Sử dụng đất làm nghĩa trang manh mún cũng là một khó khăn khi quy hoạch
bố trí quỹ đất vào các mục đích khác đặc biệt khi lựa chọn địa điểm thực hiện các
dự án phát triển kinh tế, xã hội vì lý do các doanh nghiệp “ngại” động chạm đến vấn
đề tâm linh Có rất nhiều dự án đã phải khoanh riêng những ngôi mộ ở trong khuôn viên dự án của mình như: Dự án Khu nhà ở Mễ Trì, Siêu thị Metro (Từ Liêm), Dự
án phát triển nhà ở khu đô thị Phú Lãm (Hà Đông),
Trang 32Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,
NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
- Phía Bắc giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam
- Phía Tây giáp các tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ
Theo kết quả kiểm kê năm 2010, thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 332888,99 ha; với dân số 6,4472 triệu người, mật độ dân số trung bình là 1996 người/km2 (khu vực nội thành 11.076 người/km2, ngoại thành 1.106 người/km2), bao gồm 10 quận, 1 thị xã, 18 huyện có 154 phường, 401 xã và 22 thị trấn
Hà Nội có vị trí quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các tỉnh trong vùng và
cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để Hà Nội giao lưu trao đổi và tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới
b Địa hình, địa mạo
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5m đến 20m so với mực nước biển Hà Nội nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, được phù sa bồi đắp, có 3/4 diện tích tự nhiên là đồng bằng nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác rất thích hợp cho trồng lúa nước và các loại cây hàng năm Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh
Trang 33như Ba Vì cao 1281m, Thiên Trù cao 378m, Chân Chim cao 462m,… đất đai của vùng thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp
Với địa hình trên, đối chiếu với các tiêu chí lựa chọn đất làm nghĩa trang như cao ráo, thuận tiện cho việc thăm viếng, thì Hà Nội có nhiều lựa chọn trong việc bố trí quy hoạch đất làm nghĩa trang
c Khí hậu
Khí hậu của Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là Đông Nam Mùa lạnh bắt đầu
từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3 năm sau, với đặc điểm lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc Tháng 4 và tháng 10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho Hà Nội có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,90C, tổng số giờ nắng trong năm 1.400 giờ Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.800 mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7, thấp nhất là tháng 11; độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 75 - 85%
Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy hoạt động, phân hủy xác chết, việc cải táng (bốc mộ) thường được thực hiện vào mùa khô để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc cải táng đến sức khỏe con người cũng như môi trường
d Thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn Thành phố khá dày, mật độ sông 0,5km/km2 Điều này đã giúp cung cấp lượng nước dồi dào cho công tác tưới tiêu, đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất
e Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên của Hà Nội khá phong phú: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nhân văn, Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, Luận văn đề cập tới hai loại tài nguyên chính ảnh hưởng đến vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
đó là tài nguyên đất và tài nguyên nhân văn
Trang 34* Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của Hà Nội bao gồm các nhóm đất chủ yếu:
- Nhóm đất phù sa phân bố hầu khắp trên địa bàn Thành phố, nhưng tập trung nhiều ở các huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù
sa của sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Đáy Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, rau, màu và cây công nghiệp
- Đất bạc màu phân bố chủ yếu ven theo các đồi núi thấp, hình thành những dải ruộng nhỏ hẹp, bậc thang hay thoải dốc, tập trung ở hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì, Sơn Tây Loại đất này hiện đang được nhân dân khai thác sử dụng để trồng rau, màu và cây công nghiệp
- Nhóm đất đỏ vàng được phân bố chủ yếu ở các huyện phía bắc và phía tây của thành phố như Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức thuận tiện cho phát triển cây công nghiệp và trồng rừng
Cùng với điều kiện nhiệt - ẩm, các loại đất này có thành phần cơ giới phù hợp với
sự phát triển của các vi sinh vật phân huỷ, xác chết phân hủy nhanh trong thời gian ngắn
và đất có khả năng hấp phụ tốt các chất sau khi phân hủy xác chết, hạn chế được ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh đối với môi trường đất
* Tài nguyên nhân văn
Hà Nội là nơi hội tụ “Nguyên khí” của dân tộc, là niềm tự hào chung của cả nước Điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội là hội tụ các tinh hoa để tạo dựng nên nhân cách con người Thủ đô với “Hào khí Thăng Long”, “Sỹ khí Hà Thành”, “Người Tràng An”, “Hà Nội thanh lịch”
Người Hà Nội có truyền thống ngàn năm văn hiến, cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo, văn minh, thanh lịch, tiếp thu nhanh với những cái mới và luôn biết gìn giữ, trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc
Về phong tục tập quán, người Hà Nội có nhiều phong tục tập quán tốt đặc biệt trong việc hiếu lễ, điều này có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng
Trang 35Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính (8/2008) tài nguyên nhân văn của Hà Nội ngày càng phong phú, đa dạng hơn, giúp Hà Nội có nhiều điều kiện để phát huy tài nguyên này cũng như có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch, phân khu chức năng phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân, đặc biệt trong vấn đề xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa khi nghĩa trang Văn Điển đóng cửa
2.1.2 Kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Về kinh tế
Trong những năm qua kinh tế của Thành phố đã đạt nhiều thành tựu to lớn với bước tiến vượt bậc, tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ổn định ở mức cao, bình quân 5 năm (2006 - 2010) tổng sản phẩm nội địa Thành phố (GDP) dự kiến tăng 10,4%/năm (riêng năm 2010 GDP tăng 10,5%), cao gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước
10.62
6.67
10.5
0 2 4 6 8 10 12
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tăng trưởng GDP bình quân năm (%)
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội
GDP bình quân đầu người (USD/người)
Hình 2.2: GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội
Trang 36Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên phát triển các ngành,
lĩnh vực trình độ cao, chất lượng cao và sản phẩm mũi nhọn
Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng
10,24%/năm Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như thương mại, tín dụng -
ngân hàng, vận tải, bưu chính - viễn thông, y tế, giáo dục, được chú trọng phát triển
Ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006-2010 đạt mức tăng bình quân
12,41%/năm Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có
trình độ công nghệ cao, như: điện tử - tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí
chính xác và vật liệu mới, các nhóm sản phẩm công nghiệp có lợi thế và thương hiệu
Một số ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản và hoạt động của
làng nghề được khuyến khích phát triển
Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo
hướng tích cực: tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp Giá trị tăng
thêm ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bình quân 1,75%/năm; tổng sản lượng
lương thực đạt trên 1 triệu tấn/năm Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu
quả: diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng Đã coi
trọng việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất Bước đầu hình
thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với năng suất và chất lượng cao
ở các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì, Mê Linh
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm
Đơn vị tính: % GDP
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội)
Trang 37Theo báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Hà Nội (2010), trên địa bàn hiện có 11 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 2.094,11ha, 54 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.616ha, trong đó, giai đoạn 2006-2010 đã và đang xây dựng mới thêm 5 khu công nghiệp với diện tích 964,9ha, mở rộng 2 khu công nghiệp với diện tích khoảng 112ha, đã và đang xây dựng mới thêm 21 cụm công nghiệp với diện tích 726,15ha
Với mục tiêu phát triển kinh tế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ do khủng hoảng kinh tế nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa chưa mạnh mẽ nhưng chậm và chắc đã giúp Hà Nội trở thành một trong những địa phương đi đầu trong việc khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Hà Nội trong những năm tiếp theo Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đất Với chiến lược phát triển kinh tế lấy công nghiệp làm then chốt, chủ đạo, dịch vụ làm mũi nhọn thì hàng loạt các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đang và sẽ được xây dựng Theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của UBND thành phố
Hà Nội, đến năm 2020 Hà Nội cần thêm 15.771,27ha đất để thực hiện các dự án công trình giao thông ; 12.094ha để thực hiện 201 dự án hạ tầng đô thị ; 125.817ha thực hiện 229 dự án đô thị, trong đó có 8.299ha để thực hiện 176 dự án xây dựng nhà ở,
Do đó việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, tương ứng với nó là vấn đề giải phóng mặt bằng, đóng cửa, di chuyển, xây mới các khu nghĩa trang, nghĩa địa
2.1.2.2 Về dân số
Theo thống kê năm 2009, dân số Hà Nội là 6,4472 triệu người, dân cư phân
bố không đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành Dân số thành thị chiếm 40,8%, dân nông thôn chiếm 59,2%; mật độ dân số trung bình là 1996 người/km2, trong đó mật độ trung bình khu vực nội thành là
11076 người/km2, ngoại thành 1106 người/km2 điển hình như ở quận Hoàn Kiếm mật độ dân số cao nhất lên tới 37.258 người/km2 gấp 48 lần so với huyện Sóc Sơn
Trang 38772 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 2,1%, trong đó tỷ suất tăng dân
số thành thị là 4,2%/năm (do quá trình đô thị hóa và gia tăng cơ học), lệ tăng dân số
cơ học chung của thành phố là 5%/năm, tỷ số giới tính 97 nam/100 nữ Tuổi thọ bình quân 74,9 tuổi (trong đó nam là 72,5 tuổi, nữ là 77,5 tuổi) Tỷ suất chết là 6‰
Trong những năm gần đây, diện mạo của các khu thành thị và nông thôn của thành phố đã có nhiều thay đổi, với việc xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng hoàn chỉnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, vấn đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa cho nhân dân nội thành đang là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm Với sự phát triển các khu dân cư nông thôn còn thiếu quy hoạch, phần lớn vẫn mang tính tự phát, chưa gắn với quy hoạch phát triển nông thôn nói chung và quy hoạch phân bố các khu nghĩa trang, nghĩa địa và môi trường nói riêng Điều này đòi hỏi Hà Nội cần có cái nhìn dài hạn và sớm quy hoạch sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa trong thời gian tới
2.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tính đến ngày 01/01/2010, Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 332888,99
ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 188.601,07ha (chiếm 56,66% tổng diện tích); đất phi nông nghiệp là 134.947,41ha (chiếm 40,54% tổng diện tích) và diện tích đất chưa sử dụng là 9340,51ha (chiếm 2,8% tổng diện tích)
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009
Trang 39Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua được thể hiện trên các nội dung như sau:
1 - Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành:
Công tác ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai đã được thành ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện thực tiễn của thành phố Thành phố đã ban hành các văn bản để quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giá đất, các văn bản về bồi thường giải phóng mặt bằng, về quản lý các dự án nhà ở,
về thanh lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước, và các bản khác giúp tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai được ngày càng hiệu quả hơn
Nhìn chung công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện khá nghiêm túc trên địa bàn toàn Thành phố
2 - Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã, phường, thị trấn Từ 01/8/2008, Thành phố Hà Nội được mở rộng với 29 đơn vị hành chính cấp huyện (10 quận, 1 thị xã,
18 huyện) và 577 đơn vị hành chính cấp xã (154 phường, 401 xã và 22 thị trấn) Hồ
sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã đã có bản đồ hành chính
3 - Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Khoa học công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác đo đạc, lập
Trang 40bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch Đến nay việc
đo đạc, lập bàn đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở 3 cấp: cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố điều này đã tạo điều kiện cho việc quản lý đến từng thửa đất, bố trí quỹ đất thực hiện các nhiệm
vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,…nhằm đạt mục tiêu
sử dụng đất ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn Tuy nhiên, ở nhiều xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Hà Tây cũ, Hòa Bình và Vĩnh Phúc hệ thống bản đồ địa chính chưa chính quy, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất còn chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và sử dụng đất
4 - Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đi trước một bước, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định Sau mở rộng Hà Nội, thành phố đã tiến hành thông kê, kiểm kê và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Việc quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa bước đầu đã được quan tâm
5 - Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất đã được thực hiện cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị, mỗi năm thành phố giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trung bình hơn 1000ha Tình hình thực hiện
kế hoạch giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung còn thấp (đạt khoảng 60%) so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra Phần lớn các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất được triển khai và sử dụng đất có hiệu quả Một số dự
án chưa triển khai được do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó chủ yếu là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng Mặt khác, tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn (chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), trong đó chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng mồ mả, lăng mộ