1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại phường trung sơn trầm thị xã sơn tây, hà nội

84 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA MÔI TRƯỜNG  ---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP T

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG TRUNG SƠN TRẦM - T.X SƠN TÂY,

HÀ NỘI

Người thực hiện : NGUYỄN THU HIỀN

Khóa : 57 Ngành : MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : TS TRẦN DANH THÌN

Trang 2

Hà Nội – 2016

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG TRUNG SƠN TRẦM - T.X SƠN TÂY,

HÀ NỘI

Người thực hiện : NGUYỄN THU HIỀN

Khóa : 57

Giáo viên hướng dẫn : TS TRẦN DANH THÌN Địa điểm thực tập : Phường Trung Sơn Trầm Sơn Tây – Hà Nội

Trang 4

Hà Nội – 2016

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luậnnày trung thực và chưa được sử dụng cho một học vị nào

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốtnghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đềuđược chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016

Người cam đoan

Nguyễn Thu Hiền

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân,

em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cánhân trong và ngoài trường

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trongkhoa Môi Trường – Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong bộmôn Sinh thái Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khóaluận tốt nghiệp

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS TRẦN DANH THÌN

đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện báo cáo

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị của UBND phườngTrung Sơn Trầm, trạm Bảo vệ thực vật thị xã Sơn Tây…Đặc biệt là lòng tốt

và sự hiếu khách của người dân phường Trung Sơn Trầm đã ủng hộ và giúp

đỡ tận tình cho em thực hiện đề tài này

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã độngviên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thu Hiền

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơnii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Khái quát chung về phân bón 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Phân loại 3

1.1.3 Vai trò của phân bón trong sản xuất 4

1.1.4 Tình hình sản xuất, sử dụng và quản lý phân bón trong nông nghiệp 4

1.1.5 Ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng và môi trường 11

1.2 Khái quát về thuốc bảo vệ thực vật 12

1.2.1 Khái niệm 12

1.2.2 Phân loại và vai trò 13

1.2.3 Tình hình sản xuất, sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật 17

1.2.5 Các quy định pháp luật về quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật .25

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28

2.1.1 Đối tương 28

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28

2.2 Nội dung nghiên cứu 28

Trang 8

2.3 Phương pháp nghiên cứu 28

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 28

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của phường 35

3.3 Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 36

3.3.1 Thực trạng sử dụng phân bón 36

3.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV 42

3.4 Tình hình quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 49

3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn phường Trung Sơn Trầm 56

3.5.1 Các cơ quan quản lý 57

3.5.2 Người dân 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 1 KẾT LUẬN 60

2 KIẾN NGHỊ 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 65

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật

DAP : Phân Diamonium photphat

FAO :Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture

Organization of the United Nations)IFA : International Fertilizer Industruy Asociation ( Hiệp hội

công nghiệp phân phón quốc tế)

SA : Phân sunfat ammonium

T.X : Thị xã

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng phân bón tiêu thụ trên thế giới qua các giai đoạn 5

Bảng 1.2: Lượng phân bón sử dụng tại Việt Nam qua các năm 8

Bảng 1.3: Mức phân bón khuyến cáo cho một số loại cây trồng 12

Bảng 1.4: Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn 15

Bảng 1.5 : Độ bền vững của hóa chất bảo vệ thực vật trong đất 22

Bảng 3.1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất phường Trung Sơn Trầm 32

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của phường năm 2015 36

Bảng 3.3: Mức phân hữu cơ bón cho cây trồng 37

Bảng 3.4 : Một số loại phân bón được bán tại phường 38

Bảng 3.5 : Mức độ sử dụng phân đạm trên một số cây trồng chính 39

Bảng 3.6: Mức độ sử dụng phân lân cho cây trồng 40

Bảng 3.7: Mức độ sử dụng phân kali cho cây trồng 41

Bảng 3.8 : Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại địa phường 43

Bảng 3.9: Liều lượng sử dụng của một số loại thuốc trên địa bàn 46

Bảng 3.10: Mức độ trang bị bảo hộ lao động của các hộ nông dân 46

Bảng 3.11: Đánh giá chung thực trạng sử dụng và quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn 55

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cơ cấu nhập khẩu phân bón theo quốc gia trong 11 tháng

2015 của Việt Nam 10

Hình 1.2 Sơ đồ tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc 21

Hình 1.3 Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong đất 22

Hình 1.4 Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật 24

Hình 3.1 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2015 32

Hình 3.2 Tỷ lệ các triệu chứng mắc phải sau phun thuốc 47

Hình 3.3 Cách xử lý thuốc dư sau phun của người dân 48

Hình 3.4 Kênh phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn phường 50

Hình 3.5 Hình thức quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại thị xã Sơn Tây .51

Trang 12

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của vấn đề

Việt Nam là nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước lâu đời.Cuộc sống của đại đa số người dân là dựa vào sản xuất nông nghiệp để pháttriển kinh tế Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với điều kiện thuận lợicho các loại cây trồng vật nuôi phát triển Tuy nhiên, đây cũng là điều kiệncho dịch bệnh, sâu hại và cỏ dại phát triển mạnh gây suy giảm năng xuất câytrồng Việc giảm dần diện tích đất nông nghiệp, cùng với sự thay đổi của khíhậu khiến nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ gây ảnh hưởnglớn đến nền nông nghiệp Để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tăng hiệuquả kinh tế thì việc sử dụng phân bón và các hoá chất bảo vệ thực vật(BVTV) đã trở thành biện pháp không thể thiếu của người nông dân

Phường Trung Sơn Trầm thuộc thị xã (t.x) Sơn Tây, thành phố Hà Nội

là nơi có truyền thống nông nghiệp lâu đời Hiện nay, tuy cơ cấu phát triểntrong phường đã có sư thay đổi đáng kể song nông nghiệp vẫn giữ một vị tríquan trọng (với trên 60% số hộ dân trong phường tham gia sản xuất nôngnghiệp) Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế là diện tíchgieo trồng của phường ngày càng giảm Để đáp ứng nhu cầu lương thực trongphường, các hộ gia đình không ngừng áp dụng các biện pháp làm tăng năngxuất cây trồng do vậy phân bón và thuốc BVTV được người dân sử dụng vàlưu hành rộng rãi Tuy đem lại lợi ích về mặt kinh tế, giúp người dân sản xuấtđược thuận lợi, dễ dàng hơn nhưng cũng đem lại hậu quả lớn về mặt sức khỏecho con người, cũng như đối với môi trường nếu như không được sử dụnghợp lý Phân bón và thuốc BVTV được bán tràn lan không có kiểm soát, sựthiếu hiểu biết, không quan tâm của người sản xuất là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến việc sử dụng bừa bãi các loại phân bón, thuốc BVTVhiện nay

Trang 13

Sự an toàn đối với lương thực, thực phẩm cũng như việc bảo vệ môitrường hiện nay đang là vấn đề nóng hổi được toàn xã hội quan tâm Do đóbất cứ hành động nào đe dọa đến sức khỏe con người cũng như gây ảnhhưởng đến môi trường xung quanh đều đáng được quan tâm Xuất phát từ vấn

đề trên tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại phường Trung Sơn Trầm- thị xã Sơn Tây, Hà Nội”

Yêu cầu nghiên cứu

 Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong nôngnghiệp tại phường Trung Sơn Trầm

 Tìm hiểu công tác quản lý phân bón và thuốc BVTV trong sản xuấtnông nghiệp tại phường Trung Sơn Trầm

 Đánh giá công tác quản lý và buôn bán các loại phân bón, thuốcBVTV tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn

 Đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và

sử dụng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn, bảo vệ môi trường

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái quát chung về phân bón

1.1.1 Khái niệm

Phân bón là những hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiềuchất dinh dưỡng thiết yếu, được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mụcđích chính là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinhtrưởng phát triển tốt và cho năng xuất cao

1.1.2 Phân loại

Phân bón là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng giúp cây phát triển Mặc

dù thành phần dinh dưỡng tương tự nhau, nhưng tùy vào nguồn gốc, thànhphần, phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân vô cơ vàphân vi sinh

Phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng, than bùn, phân xanh, phân huwuc

cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh, phân rác

Phân vô cơ: là phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hóa học trong thànhphần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ Bao gồm: phân đơn(N,P,K); phân phức hợp (được tạo ra bằng phản ứng hóa học, chứa ít nhất 2yếu tố dinh dưỡng đa lượng); phân khoáng trộn ( được sản xuất bằng cáchtrộn cơ học từ 2 hoặc 3 loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp,không dùng phản ứng hóa học)

Phân vi sinh vật: là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặcnhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, visinh vật phân giải lân, phân giải xenlulo

Ngoài ra phân bón còn được phân loại theo chức năng bao gồm phânbón lá và phân bón rễ

1.1.3 Vai trò của phân bón trong sản xuất

Trang 15

Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sinhtrưởng và phát triển Phân bón có vai trò rất quan trọng trong viêc thâm canhtăng năng xuất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu cho đất Mối quan

hệ giữa đất trồng, cây trồng (chủ yếu là giống) và phân bón là mối quan hệ tácđộng qua lại lẫn nhau Dựa vào mối quan hệ này con người đã đem lại thànhtựu mới cho ngành nông nghiệp

Trong giai đoạn 1960 đến 1990, việc ứng dụng các giống cây trồng cónăng suất cao và kỹ thuật canh tác tiến bộ đã đưa sản lượng lương thực tăng

từ 830 triệu tấn lên 1.820 triệu tấn, trong khi đó diện tích đất sử dụng chỉ tăng

từ 1,4 tỷ ha lên 1,48 tỷ ha Cũng trong khoảng thời gian đó thì lượng phân bóncủa thế giới cũng gia tăng từ 30 triệu tấn lên 138 triệu tấn Như vậy, với diệntích đất chỉ tăng 3,5% trong khi sản lượng lương thực tăng đến 120% trongvòng 30 đã năm nói lên vai trò của thâm canh trong đó phân bón giữ vai tròquyết định Phân bón làm gia tăng năng suất đến 55% ở những nước đangphát triển trong giai đoạn 1965 đến 1975 và đầu tư 1 kg N-P2O5-K2O sẽ thuđược 10 kg hạt ngũ cốc.( Lê Quốc Phong, 2012)

1.1.4 Tình hình sản xuất, sử dụng và quản lý phân bón trong nông nghiệp

1.1.4.1 Trên thế giới

Từ lâu con người đã biết sử dụng phân bón để cung cấp dinh dưỡng,nâng cao năng xuất cho cây trồng dưới dạng phân chuồng, phân xanh, thanbùn Tăng cường sử dụng phân bón cho cây trồng đã đẩy mạnh sản xuất trênmột đơn vị diện tích, tăng nguồn cung cấp lượng thực cũng như góp phần vàocải thiện chất lượng thực, thực phẩm, bổ sung các vi lượng thiết yếu Tuynhiên cho mãi đến giữa thế kỷ 18 thế giới mới quan tâm đến các yếu tố hóahọc và dinh dưỡng cây trồng Ngành công nghiệp sản xuất phân bón được rađời vào giai đoạn cuối thế kỷ 18 - nửa đầu thế kỷ 19, bắt đầu từ vùng tây bắccủa châu Âu, song chỉ thật sự phát triển mạnh vào những năm 60 của thế kỷ

20 khi mà cuộc cách mạng xanh ra đời (Lê Quốc Phong, 2012)

Trang 16

Ngành công nghiệp phân bón vô cơ chủ yếu liên quan đến việc cungcấp 3 chất dinh dưỡng chính cho chây trồng là nitơ, phopho và kali Các chấtdinh dưỡng vi lượng có thể được đưa vào các loại phân bón chính hoặc cungcấp như các sản phẩm đặc chủng Từ 3 loại nguyên tố này, các sản phẩm phânbón khác được ra đời dựa trên việc cân đối các tỷ lệ thành phần phân bónthông qua phối trộn hay các phương pháp hóa học khác.

Nhu cầu sử dụng phân bón

Theo nghiên cứu của Lê Quốc Phong (2012) trong giai đoạn diễn racuộc cách mạng xanh thì các nước đang phát triển sử dụng lượng phân bón rấtlớn, từ 4 triệu tấn năm 1960 lên đến 65 triệu tấn năm 1990 để gia tăng năngsuất Những năm gần đây nhu cầu sử dụng phân bón vẫn không ngừng tănglên, lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thế giới được thống kê trong bảng:

Bảng 1.1: Lượng phân bón tiêu thụ trên thế giới qua các giai đoạn

Lượng tiêu thụ phân bón mạnh nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á,

Mỹ Latinh và Châu Phi Ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Tây Á thì nhu cầu tiêu thụthấp hơn, trong khi đó nhu cầu tại Nam Á thì không có sự thay đổi

Theo báo cáo của Đoàn Minh Tin (2015): Xét cơ cấu nhu cầu theokhu vực, trong năm 2014, nhu cầu sử dụng phân bón của Châu Á vẫn xếp thứnhất với tỷ lệ 59% tổng nhu cầu thế giới Đứng thứ hai và thứ ba là Châu Mỹ

và Châu Âu với tỷ trọng lần lượt là 23% và 13% Châu Phi và Châu ĐạiDương chiếm tỷ lệ nhu cầu thấp nhất với tổng cộng 5% nhu cầu thế giới

Trang 17

Đối với phạm vi quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ là 3 quốc gia tiêuthụ phân bón lớn nhất thế giới với tỷ trọng lần lượt là 28%, 14% và 11%.Tương tự như xu hướng sử dụng phân bón trên thế giới, các loại phân đạm,lân, kali lần lượt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu thụ của các quốcgia này

Trên thế giới, phân bón chủ yếu dùng cho các nhóm cây trồng chính làngô 16%, lúa mỳ 16%, gạo 14%, cọ dầu 11%, mía đường 4%, hoa màu và cây

ăn trái 15%, các loại cây trồng khác là 24%

Dự đoán, nhu cầu phân bón thế giới sẽ tăng trưởng 1,5-2% mỗinăm trong vòng 5 năm tới Dự kiến mức tăng trung bình hàng năm cho bachất dinh dưỡng chính là 1,3% cho N; 2,1% cho P và 2,4% đối với K.Tổng sản lượng năm 2019 đạt mức 264 triệu tấn, tăng 10% so với năm

2014 ( IFA, 2015)

Tình hình sản xuất phân bón

Sản xuất phân bón của thế giới từ năm 2002 đến 2007 tăng trung bình3,7%/năm, nhưng do năm 2008-2009 tăng trưởng âm nên kéo cả giai đoạn2002-2009 sản xuất phân bón thế giới chỉ tăng trung bình 1,7%/năm Trong

đó bao gồm đạm 58%, lân 24% và kali 18% Năm 2011, sản lượng chất dinhdưỡng được sản xuất tại các nhà máy trên toàn thế giới là 227 triệu tấn ứngvới 82% công xuất của các nhà máy Các nước đóng góp nhiều nhất vàonguồn cung phân bón thế giới là Trung Quốc, Mỹ, Canada, Nga và Tây Á( Lê Quốc Phong, 2012)

Năm 2013, xét theo thành phần N,P,K thì tổng công suất thiết kế phânbón toàn cầu ở mức 315 triệu tấn Trung Quốc là quốc gia sản xuất phân bónlớn nhất thế giới khi sản lượng sản xuất của quốc gia này là 84 triệu tấn (năm2013) chiếm đến 27% tổng năng suất phân bón cung cấp toàn cầu Đối vớitừng sản phẩm, Trung Quốc cũng giữ vị thế đứng đầu thế giới trong sản xuấtđạm, lân khi công suất thiết kế là 60,9 triệu tấn đạm và 19,2 triệu tấn lân trong

Trang 18

khi công suất toàn cầu là 211 và 55 triệu tấn Đối với mảng sản xuất kali, nhờvào lợi thế nguồn nguyên liệu nên Canada là quốc gia có công suất thiết kếlớn nhất thế giới và chiếm đến 34% tổng công suất thiết kế toàn cầu với côngsuất là 17 triệu tấn (Đoàn Minh Tin, 2015).

Theo ước tính của Hiệp hội công nghiệp phân bón quốc tế (IFA), sảnlượng phân bón năm 2014 đạt 243 triệu tấn các loại, tăng 2,6% so với năm

2013 và đạt 85% công suất của các nhà máy toàn cầu Như vậy, tổng sảnlượng phân bón toàn cầu dư khoảng 59 triệu tấn Xu hướng này của ngànhphân bón sẽ tiếp tục diễn ra cho đến năm 2018 khi nhu cầu và nguồn cungphân bón dự báo sẽ ở mức khoảng 197 triệu tấn và 280 triệu tấn, mức dưnguổn cung sẽ ở mức 83 triệu tấn, tăng 40% so với năm 2014 (IFA, 2015)

Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp Nếunhư sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bóntăng cao Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất

ổn, sản xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống

1.1.4.2 Tại Việt Nam

Từ lâu nông dân nước ta có thói quen dùng phân hữu cơ để bón chocây trồng (cây phân xanh, bộ đậu, điền thanh, cốt khí, bèo dâu và phânchuồng) Khi công nghệ supephosphate ra đời, nền công nghiệp hóa học phânbón xuất hiện làm thay đổi bộ mặt sản xuất nông nghiệp, năng xuất và sảnlượng cây trồng tăng

Ngành phân bón Việt Nam gắn liền với lịch sử ngành hóa chất Phôithai từ thời kháng chiến chống Pháp tuy nhiên sau khi hòa bình lập lại ngànhmới có điều kiện phát triển Đánh dấu bước ngoặc phát triển của ngành phânbón là năm 1959 chúng ta đã khởi công xây dựng Nhà máy Supe phốt phátLâm Thao, đến tháng 4 năm 1962 Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động vàxuất xưởng những tấn phân lân supe đầu tiên phục vụ nông nghiệp

Ngày nay, Việt Nam có đến 500 doanh nghiệp sản xuất phân vô cơ và

Trang 19

hàng nghìn doanh nghiệp kinh doanh phân hữu cơ, vi sinh nhưng nguồn cungphân bón chủ yếu của nước ta tập trung vào 15 doanh nghiệp sản xuất phânbón lớn chủ yếu thuộc 2 tập đoàn lớn là tập đoàn hóa chất Việt Nam(Vinachem) - 9 công ty, và Tập đoàn dầu khí (PVN) - 2 công ty Thị phần củacác công ty này chiếm khoảng 95% tổng sản lượng phân bón sản xuất năm

2014 Các loại phân bón chính ở Việt Nam hiện nay gồm có: phân đạm (ure),Phân Diamonium photphat (DPA), Phân sunfat ammonium (SA), Kali, phânlân và phân NPK

Nhu cầu sử dụng

Tổng nhu cầu phân bón ở Việt Nam năm 2013 là 10,345 triệu tấn cácloại Trong đó, Ure chiếm khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 0,9 triệu tấn, SA0,85 triệu tấn, Kali 0,95 triệu tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPKkhoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500 nghìn tấnphân bón các loại là vi sinh, phân bón lá Năm 2014, nhu cầu phân bón làkhoảng 11 triệu tấn tăng trưởng 4% so với năm 2013

Bảng 1.2: Lượng phân bón sử dụng tại Việt Nam qua các năm

Nhu cầu phân bón biến đổi theo các yếu tố khác nhau như vị trí địa lý,

Trang 20

mùa vụ, loại cây trồng Đối với từng vùng miền, nhu cầu tiêu thụ phân bóntập trung chủ yếu ở Nam Bộ với sấp sỉ 6,2 triệu tấn, chiếm 58% tổng nhu cầuphân bón tiêu thụ cả nước do ở đây tập trung phần lớn diện tích đất trồng lúa

và các cây công nghiệp như: cà phê, cao su, tiêu điều Sau đó là khu vực Bắc

Bộ với khoảng 2,6 triệu tấn và Miền Trung là 1,97 triệu tấn

Với yếu tố mùa vụ thì nhu cầu của vụ Đông Xuân chiếm đến 49%tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón trong năm, Vụ hè thu và vụ mùa tương đươngnhau và ở mức lần lượt là 25%, 27%

Loại cây trồng cần sử dụng nhiều loại phân bón nhất tại Việt Nam làlúa gạo, ước tính chiếm 65% nhu cầu phân bón, tiếp theo là ngô với 9% Cácloại cây ngắn ngày như mía, lạc, đậu nành, bông, rau củ…chiếm 6%; còn lạicác loại cây dài ngày như cao su, cà phê, chè, tiêu, điều, cây ăn quả chiếm20% (Đoàn Minh Tin, 2015)

Tình hình sản xuất, cung ứng

Sản xuất phân bón ở Việt Nam hiện nay rất phát triển với nhiều chủngloại sản phẩm, mỗi nhà máy lại có các sản phẩm khác nhau, lợi thế khác nhautrong sản xuất phân bón Tuy nhiên, do một số nguyên nhân về mặt nguyênliệu, kỹ thuật mà một số loại phân phổ biến hiện vẫn chưa có nhà máy nào sảnxuất mà phải nhập khẩu toàn bộ như phân SA, phân Kali

Năm 2014 sản lượng phân bón của Việt Nam đạt hơn 8 triệu tấn, đápứng được trên 80% nhu cầu phân bón vô cơ, trong đó NPK đạt 3,8 triệu tấn,phân lân đạt 1,8 triệu tấn, phân ure đạt 2,4 triệu tấn, phân DAP đạt 330 nghìntấn Phân bón SA và Kali vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu ( ĐoànMinh Tin, 2015)

Đối với nhập khẩu, trong 11 tháng đầu năm 2015, lượng phân bónnhập khẩu đạt trên 4 tiệu tấn, trị giá 1,2 tỷ triệu USD Trong đó chủ yếu làphân SA chiếm 27% với 953,3 nghìn tấn; phân kali nhập 850,6 nghìn tấn,DAP nhập 843,1 nghìn tấn mỗi loại chiếm 24%, cuối cùng là NPK và Ure vớilượng nhập lần lượt là 364,9 nghìn tấn và 533 nghìn tấn Thị trường nhập

Trang 21

khẩu bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada trong đó Trung Quốc là thịtrường chính chiếm tới 59% thị phần, kế đến là Nga với 11% (Bộ côngthương, 2016).

cơ cấu nhập khẩu

Trung Quốc 59%

Nga 11%

Nhật Bản 7%

Indonesia 6%

Hàn Quốc 5%

Các nước khác 12%

Nguồn: Bộ Công Thương, 2016

Hình 1.1: Cơ cấu nhập khẩu phân bón theo quốc gia

trong 11 tháng 2015 của Việt Nam

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2015 là734,1 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 263,1 triệu USD, giảm 24,7% vềlượng và giảm 24,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014 NPK là mặt hàng cólượng xuất khẩu lớn nhất chiếm mức tỷ trọng 31,42% về lượng; Ure đứng thứ 2chiếm mức tỷ trọng 27,84% Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam làCampuchia chiếm 50% tổng lượng xuất khẩu với 288,6 nghìn tấn Ngoài ra còn

có Hàn Quốc và Malaysia cùng chiếm 14% mỗi nước, Philippin 13%, Thái Lan3%, còn lại là các nước khác chiếm 6% (Bộ Công Thương, 2016)

1.1.5 Ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng và môi trường

Với cây trồng

Trong thực tế sản xuất việc bón quá nhiều phân hóa học làm cho phẩmchất nông sản bị giảm sút rõ rệt Bón quá nhiều N có thể dẫn đến nhiều bất lợi

Trang 22

cho cây trồng (cây ngũ cốc kéo dài thời gian sinh trưởng, chín muộn, lốp đổtrước khi chín; cây bộ đậu không có quả, hạt) và ảnh hưởng xấu đến chấtlượng các nông sản (làm tăng tỷ lệ nước và NO3¯ gây bất lợi cho người sửdụng, làm giảm tỷ lệ Cu trong cỏ có thể gây vô sinh cho bò sinh sản Bón thừakali làm giảm lượng Mg trong thức ăn gia súc, làm động vật nhai lại dễ mắcbệnh co cơ đồng cỏ (Nguyễn Như Hà, 2011).

Với môi trường

Theo Nguyễn Như Hà và cộng sự (2011): Bón phân không hợp lý,không đúng kỹ thuật có thể làm cho môi trường xấu đi do các loại phânbón có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường Các phân hữu cơ có thểtạo ra nhiều chất khí CH4, CO2, H2S, , các ion khoáng NO3¯ Các loại phânhóa học có thể tạo ra các hỗn hợp chất đạm ở thể khí dễ bay hơi hay cácion khoáng dễ bị rửa trôi nhất là NO3¯; các phân kali hóa học là các phân cókhả năng gây chua

Đã có nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định về ảnh hưởng xấu củaphân bón tới môi trường: sự ô nhiễm nitrat nguồn nước ngầm; hiện tượngphản nitrat hóa làm ô nhiễm không khí, làm đất hóa chua; hiện tượng tíchđọng kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd trong nước và đất; hiện tượng phúdưỡng nguồn nước mặt

Để tránh các ảnh hưởng không mong muốn gây hại cho con người,động vật và môi trường xung quanh thì việc bón phân cân đối và hợp lý là hếtsức quan trọng Theo Nguyễn Văn Bộ, 2005: Khi bón phân cần tính đến nhucầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí từng giống cụ thể, trong các

vụ gieo trồng cụ thể Các cây trồng khác nhau có nhu cầu về từng nguyên tốdinh dưỡng khác nhau, do vậy lượng dinh dưỡng chúng lấy đi từ đất và phânbón cũng khác nhau

Bảng 1.3: Mức phân bón khuyến cáo cho một số loại cây trồng

Cây trồng Phân chuồng N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha)

Trang 23

Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, 2005

1.2 Khái quát về thuốc bảo vệ thực vật

1.2.1 Khái niệm

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặcchế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ,tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thựcvật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sửdụng thuốc ( Luật bảo vệ và kiểm dịch, 2015) Những sinh vật gây hại chínhgồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác

Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóachất tổng hợp, nhưng các chất độc muốn là thuốc BVTV phải đạt được cácyêu cầu sau:

- Có tính độc với sinh vật gây hại

- Có khả năng tiêu diệt nhiều loài dịch hại (tính độc vạn năng), nhưngchỉ tiêu diệt các loài gây hại mà không gây hại cho đối tượng không phòng trừ(tính chọn lọc)

- An toàn đối với người, môi sinh và môi trường

- Dễ bảo quản, chuyên chở và sử dụng

- Giá thành hạ

Tuy nhiên không một loại chất độc nào có thể thỏa mãn hoàn toàn cácyêu cầu nói trên Các yêu cầu này thậm chí ngay trong một yêu cầu cũng cómâu thuẫn không thể giải quyết được Tùy theo giai đoạn phát triển của biệnpháp hóa học, mà các yêu cầu được đánh giá cao thấp khác nhau (NguyễnTrần Oánh, 2007)

1.2.2 Phân loại và vai trò

Trang 24

1.2.2.1 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

Theo Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007), thuốc BVTV được phânloại theo đối tượng phòng chống, cách tác động của thuốc đến dịch hại vàtheo nguồn gốc hóa học

Thuốc BVTV phân loại theo đối tượng phòng chống được chia các loại như sau:

Thuốc trừ sâu (Insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác

dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trongmôi trường Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùngđến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người

Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có

tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng vànông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử

lý giống và xử lý đất Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị cácloài vi sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụngchữa trị những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đất úng;hạn ) Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn(Bactericides)

Thuốc trừ chuột (Rodenticde hay Raticide): là những hợp chất vô cơ,

hữu cơ; hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tácđộng rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà vàkho tàng và các loài gậm nhấm Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng conđường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo)

Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide): Những chất được dùng chủ

yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ.Hầu hết thuốc trừ nhện thông dụng hiện nay đều có tác dụng qua tiếp xúc Đại

đa số thuốc trong nhóm là những thuốc đặc hiệu có tác dụng diệt nhện, có khảnăng chọn lọc cao, ít gây hại cho côn trùng có ích và thiên địch Một số thuốctrừ nhện có tác dụng diệt sâu Một số thuốc trừ sâu, trừ nấm cũng có tác dụng

Trang 25

trừ nhện

Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp

được dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạtgiống và cả trong cây

Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực vật

cản trở sự sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồngruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt và gồm cả các thuốctrừ rong rêu trên ruộng, kênh mương Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho câytrồng nhất Vì vậy khi dùng các thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng

Dựa vào con đường xâm nhập (hay cách tác động của thuốc) đến dịch hại: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp

Dựa vào nguồn gốc hoá học:

Thuốc có nguồn gốc thảo mộc : Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây

cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiênđịch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh ) có khảnăng tiêu diệt dịch hại

Thuốc có nguồn gốc vô cơ : Bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung

dịch boocđô, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi ) có khả năng tiêu diệt dịch hại

Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có

khả năng tiêu diệt dịch hại ( như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ,cacbamat )

Dựa theo liều lượng gây chết trung bình ( LD50): là liều lượng

chất độc gây chết cho 50% số cá thể đem thí nghiệm

Bảng 1.4: Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu

tượng về độ độc cần ghi trên nhãn

Vạch màu

LD50 đối với chuột (mg/kg)

Trang 26

rắn lỏng rắn lỏng Nhóm

Vàng >50 –

500

> 200 2000

> 100 1000

-> 400 – 4000 Nhóm

Xanh nước biển

500 – 2000

Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007

Ngoài các cách phân loại trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng,người ta còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa Không có sựphân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối vì một loại thuốc có thể trừđược nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào cơ thể dịch hạitheo nhiều con đường khác nhau, trong thành phần thuốc có các nhóm haynguyên tố gây độc khác nhau nên các thuốc có thể cùng lúc xếp vào nhiềunhóm khác nhau

Trang 27

1.2.2.2 Vai trò của thuốc thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp vớinhiều ưu điểm nổi trội:

 Có thể tiêu diệt nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện tích rộng và chặnđứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà biện pháp khác không thể thựchiện

 Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo vệ năng xuất cây trồng, cảithiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm đượcdiện tích canh tác

 Là biên pháp dễ thực hiện, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi được coi là biện pháp phòng trừ duynhất

Hóa chất BVTV đã thực sự ghi nhận vai trò của mình trong sản xuấtnông nghiệp Theo Viện lúa quốc tế (IRRI) từ năm 1964 - 1971, trong thínghiệm nhờ sử dụng thuốc BVTV mà đã bội thu được 2,7 tấn/ha Đó là kếtquả nghiên cứu dài hạn từ 1964 – 1971 (Pathak và Dyek, 1974) Tương tựtình hình ở nhiều nơi, người ta cũng đã xác định năm 1971 nếu không dùngthuốc BVTV thì riêng ở Mỹ sản lượng rau, hoa quả giảm mất 50% (NguyễnĐình Mạnh, 2000) Tại Việt Nam, trong trận dịch rầy nâu lịch sử kéo dài từnăm 2006 đến 2009, tổng diện tích nhiễm rầy mỗi năm biến động trên dưới500.000ha ảnh hưởng gây sự thiệt hại về năng suất khoảng 700.000 tấn, năm

2007 nước ta phải tạm ngưng xuất khẩu gạo Diện tích dịch bệnh được khốngchế và đẩy lùi vào năm 2008 Từ năm 2006 đến 2011 đã cứu được hơn 2,3triệu ha tương đương với 12 triệu tấn lúa trên toàn quốc Lượng thuốc BVTVđược cấp cho các địa phương là 522,195 tấn (Hồ Văn Chiến, 2015)

Trang 28

1.2.3 Tình hình sản xuất, sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật

1.2.3.1 Trên thế giới

Sự ra đời của thuốc BVTV

Theo Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007) Quá trình phát triển củathuốc BVTV trên thế giới có thể chia thành một số giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 (Trước thế kỷ 20) : Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống

cây trồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn Để bảo vệ cây,người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có Sự phát triển nôngnghiệp trông chờ vào sự may rủi Tuy nhiên, từ lâu con người cũng đã biết sửdụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh như lưuhuỳnh được dùng để trừ bệnh nấm trắng Erysiphacea hại nho (1848), dùngHCN trừ rệp vảy Aonidiella aurantii hại cam (1887) Năm 1889, aseto asenatđồng được dùng trừ sâu Leptinotarsa decemeatas hại khoai tây; 1892 gipxin(asenat chì) để trừ sâu ăn quả, sâu rừng Porthetria dispr Nửa cuối thế kỷ 19,cacbon disulfua (CS2) được dùng để chống chuột đồng và các ổ rệpPluylloxera hại nho Nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có một vaitrò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn 2 ( Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch hại

hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nôngnghiệp Ceresan - thuốc trừ nấm thuỷ ngân hữu cơ đầu tiên (1913); các thuốctrừ nấm lưu huỳnh (1940); rồi đến các nhóm khác Thuốc trừ cỏ còn xuất hiệnmuộn hơn (những năm 40 của thế kỷ thế kỷ 20) Việc phát hiện khả năng diệtcôn trùng của DDT (năm 1939) đã mở ra cuộc cách mạng của biện pháp hoáhọc BVTV Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời sau đó: Clo hữu cơ (những năm1940-1950); các thuốc lân hữu cơ, các thuốc cacbamat (1945-1950) Lúc nàyngười ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết bằng thuốc hoáhọc Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta còn hy

Trang 29

vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong một vùngrộng lớn Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây

ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện Khái niệm phòngtrừ tổng hợp sâu bệnh ra đời

Giai đoạn 3 (những năm 1960- 1980): Việc lạm dụng thuốc BVTV đã

để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường dẫn đến tình trạng,nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chứcquốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi, không dám dùngthuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng, cần loại bỏ không dùngthuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới

có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối với môi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏmới, các thuốc trừ sâu nhóm Perethroid tổng hợp (1970), các thuốc trừ sâubệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinhtrưởng côn trùng và cây trồng vẫn liên tục ra đời Lượng thuốc BVTV đượcdùng trên thế giới không những không giảm mà còn tăng lên không ngừng

Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay): Vấn đề bảo vệ môi trường

được quan tâm hơn bao giờ hết Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó cónhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng antoàn với môi trường ra đời Vai trò của biện pháp hoá học đã được thừa nhận

Tư tưởng sợ thuốc BVTV cũng bớt dần Quan điểm phòng trừ tổng hợp đượcphổ biến rộng rãi

Hiện nay danh mục các hoạt chất bảo vệ thực vật trên thế giới đã làhàng ngàn loại, ở các nước thường từ 400 - 700 loại (Trung Quốc 630, TháiLan - Malaysia từ 400 - 600 loại) Ở Việt Nam, theo danh mục thuốc BVTVđược phép sử dụng năm 2015, có đến 1700 loại hóa chất được phép sử dụng(Trương Quốc Tùng, 2015)

Trang 30

Tình hình sản xuất và sử dụng

Trên thế giới, thuốc BVTV ngày càng đóng vai trò quan trọng trongviệc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực thựcphẩm Theo tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70, 80, 90 củathế kỷ 20, thuốc BVTV góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng 20 - 30%đối với các loại cây trồng chủ yếu như lương thực, rau, hoa quả Quá trình sử

dụng thuốc BVTV ở thế giới trải qua 3 giai đoạn là:

1 Cân bằng sử dụng (Balance use): yêu cầu cao, sử dụng có hiệu quả

2 Dư thừa sử dụng (Excessise use): bắt đầu sử dụng quá mức, lạm dụngthuốc BVTV, ảnh hưởng đến môi trường, giảm hiệu quả

3 Khủng hoảng sử dụng (Pesticide Crisis): quá lạm dụng thuốc BVTV tạonguy cơ gây tác hại đến cây trồng, môi trường, sức khỏe cộng đồng, giảmhiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn dư thừa sử dụng diễn ra ở những năm 80 – 90 của thế kỷ 20

và giai đoạn khủng hoảng từ những năm đầu thế kỷ 21 ở những nước pháttriển Với những nước đang phát triển, tình hình sử dụng thuốc BVTV diễn rachậm hơn thì các giai đoạn trên lùi lại khoảng 10 - 15 năm.(Trương QuốcTùng, 2012)

Năm 2014, lượng hóa chất BVTV tiêu thụ trên toàn cầu ở mức khoảng2,25 triệu tấn Trong đó, khoảng 30% được sử dụng cho ngũ cốc và các loạicây lấy hạt Tính theo khu vực thì Châu Á – Thái Bình Dương sử dụng nhiềunhất, chiếm khoảng 25% trong tổng lượng tiêu thụ trên thế giới Tiếp theo làkhu vực Bắc Mỹ với lượng tiêu thụ đứng thứ 2, Châu Phi và Trung Đôngchiếm phần nhỏ nhất trong tổng lượng tiêu thụ (Joel John, 2014)

Trong khi đó theo nghiên cứu của Amab De và các cộng sự (2014), sosánh mức tiêu thụ dựa trên loại thuốc BVTV thì 47,5% sản phẩm được tiêuthụ là thuốc diệt cỏ, 29,5% là của thuốc trừ sâu, 17,5% là thuốc diệt nấm vàcác loại khác chiếm 5,5%

Trang 31

1.2.3.2 Tại Việt Nam

Thuốc BVTV được bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vàonhững năm 1955 Việc thành lập Tổ Hoá BVTV (1/1956) của Viện Khảo cứutrồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá BVTV ở Việt Nam ThuốcBVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ sâugai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng Yên (vụ đông xuân 1956- 1957) Ởmiền Nam bắt đầu sử dụng từ năm 1962 Từ đó đến nay, thuốc BVTV luôn tỏ

ra là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất trong việc dập tắt các dịchsâu bệnh trên diện rộng

Do các hiệu quả lớn mà thuốc BVTV đem lại nên việc sử dụng cũngtăng lên nhanh chóng Từ năm 2011 đến 2014 mỗi năm nước ta sử dụng từ 70– 100 nghìn tấn thuốc BVTV, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%; thuốc trừbệnh chiếm 23,2%; thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%; các loại thuốc BVTV khácchiếm 12%

Hiện cả nước có hơn 200 doanh nghiệp thuốc BVTV, 97 nhà máy chếbiến thuốc với sản lượng khoảng 30-40 nghìn tấn/năm, đáp ứng khoảng 50%lượng tiêu thụ Lượng tiêu thụ còn lại được nhập khẩu từ nước ngoài với thịtrường chính là Trung Quốc

1.2.4 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người, sinh vật và môi trường

Bên cạnh các lợi ích của việc dùng thuốc BVTV là để duy trì năngxuất, sản lượng đáp ứng nhu cầu lương thực, thuốc BVTV cũng có mặt tráicủa nó, đặc biệt là những trường hợp lạm dụng thuốc quá nhiều Những kếtquả nghiên cứu về lượng tồn dư, cân bằng sinh thái, tính trơ của thuốc, ảnhhưởng đến động vật, thủy sản và con người đã góp phần cảnh báo con ngườitrong hoạt động này

Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc

Trang 32

BVTV đã tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ:

Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007

Hình 1.2: Sơ đồ tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc

Ảnh hưởng đến môi trường đất,nước, không khí

Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc BVTV ThuốcBVTV đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơivào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất

Sử dụng

Vận chuyển Vận chuyển

Hấp phụ

Trang 33

Nguồn: Nguyễn Phúc Hưng, 2013

Hình 1.3: Con đường di chuyển của thuốc BVTV trong đất

Khi vào trong đất một phần thuốc trong đất dược cây hấp thụ, phầncòn lại thuốc được keo đất giữ lại Thuốc tồn tại trong đất dần dần được phângiải qua hoạt động sinh học của đất và qua các tác động của các yếu tố lý,hóa Thuốc BVTV tích lũy trong các lớp đất khác nhau, tham gia vào 2 quátrình di động và thấm sâu trong đất Các loại thuốc khác nhau có độ bền haythời gian tồn tại trong đất là khác nhau

Bảng 1.5 : Độ bền vững của hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

Nguồn: Phan Trung Quý, 2006

Phân hủy sinh học trong đất

Rò rỉ xuống nước ngầm

Trang 34

Thuốc BVTV đi vào môi trường không khí do các loại thuốc rất dễbay hơi Ngay cả các loại thuốc không bay hơi nhưng ở các điều kiện thời tiếtnhất định cũng có thể hóa hơi nhanh chóng, như DDT có thể bôc hơi nhanhtrong khí hậu thời tiết nóng

Đối với môi trường nước, thuốc BVTV đi vào trong nước theo cáccon đường sau:

- Đổ các thuốc BVTV dư thừa sau khi sử dụng

- Đổ rửa các dụng cụ chứa thuốc BVTV xuống hồ, ao

- Cây trồng ngay cạnh mép hồ, ao, sông, suối được phun thuốc BVTV

- Sự chảy rò rỉ hoặc quá trình xói mòn, rửa trôi đất đã bị ô nhiễmthuốc BVTV, sự thẩm thấu xuống mạch nước ngầm

- Thuốc BVTV lẫn trong nước mưa ở các vùng có không khí bị ônhiễm thuốc BVTV

Ảnh hưởng đến cây trồng

Theo Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phậncủa cây, tác động đến sinh trưởng và phát triển của cây Những tác động tốtcủa thuốc như là:

- Rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm cây ra hoa sớm, làm quả chín sớm

- Tăng chất lượng nông sản

- Làm tăng năng xuất và các chỉ tiêu cấu thành năng xuất

- Làm tăng sức chống chịu của cây với những điều kiện bất lợi: chốngrét, chống hạn, chống lốp đổ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và tăng khảnăng chống sâu bệnh

- Làm tăng hoạt động của vi sinh vật

Ví dụ như, thuốc trừ nấm Edifenphos (Hinosan) ngoài tác dụng trừđạo ôn trên lúa còn làm các đốt gốc lúa ngắn lại, cây chống được lốp, đổ.Thuốc trừ bệnh oxolinic acid (Starner) trừ được bệnh vi khuẩn do thuốc làmtăng sức chống chịu của cây đối với sự gây hại của các loài vi khuẩn

Trang 35

Tuy nhiên, khi sử dụng không đúng thuốc BVTV có thể gây hại chocây trồng: giảm tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm, rễ không phát triển, màu sắc lábiến đổi, cây chết; lá bị cháy, thủng, biến dạng, hoa quả bị dụng, quả nhỏ,chín muộn; phun thuốc vào thời kì cây ra hoa dễ ảnh hưởng đến khả năng đậuquả của cây trồng Những hiện tượng này thể hiện nhanh hay chậm tùy vàoloại thuốc, dạng thuốc, liều lượng và nồng độ cũng như thời điểm và phươngpháp sử dụng thuốc Thậm chí trong một số trường hợp, tác hại của thuốc còngây hại cho cây trồng vụ sau (Nguyễn Trần Oánh, 2007)

Ảnh hưởng đến con người và sinh vật

Thông thường, các loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể con người

và động vật chủ yếu từ 3 con đường: hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lôngngoài da, đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống và đi vào khí quảnqua đường hô hấp

Hình 1.4: Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và động vật

Ngộ độc cấp tính (acute poisoning): Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào

cơ thể với liều lượng lớn, phá huỷ mạnh các chức năng sống, được thể hiệnbằng các triệu chứng rõ ràng, quyết liệt, mang đặc trưng của mỗi loại chất

Biểu hiện tác động gây bệnh của thuốc BVTV trên người và động vật

bào non

Độc bào thai

Độc sinh học

Độc đột biến

U lành

U ác

Trang 36

độc, thậm chí gây chết sinh vật Ngộ độc mãn tính (chronic poisoning): xảy rakhi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần, trong thờigian dài, được tích luỹ lại trong cơ thể sinh vật (tích luỹ hóa học hay chứcnăng), những triệu chứng thể hiện chậm, lâu dài, gây tổn thương cho các cơquan của cơ thể, làm cho sinh vật bị ốm, yếu (ảnh hưởng đến sức khoẻ củasinh vật, gây đột biến, ung thư, quái thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự pháttriển của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong (Nguyễn Trần Oánh, 2007) Khi thuốc BVTV tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể con người quađường ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặc nướctiểu Tuy nhiên, các chất độc hại này vẫn chuyển hóa qua gan Thuốc BVTV

dễ hòa tan trong nước sẽ bị loại bỏ nhưng có những chất sẽ tạo thành nhữngchất trao đổi trung gian độc hơn, tích lũy trong một số cơ quan hoặc mô mỡgây tổn thương và kèm theo các triệu chứng ngộ độc cấp tính như rối loạn tiêuhóa, rối loạn thần kinh, suy tim mạch, suy hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong.Những trường hợp ngộ độc mãn tính cũng có thể gây tổn thương ở đường tiêuhóa, hô hấp, tim mạch, thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận

Đối với các sinh vật sống trong đất, một số thuốc trừ sâu làm giảm sốlượng cá thể ngay cả ở liều sử dụng Các loại thuốc trừ nấm ít gây hại đến cácđộng vật sống trong đất tuy nhiên khi sử dụng quá nồng độ thì mức độ gây hạirất cao Như khi nồng độ trong đất ở mức 2000ppm đã diết chết 100% giunđất ở vườn cây ăn quả (Nguyễn Trần Oánh, 2007)

Đối với hệ vi sinh vật thì các loại thuốc BVTV khác nhau sẽ tác độngkhác nhau đến hệ vi sinh vật đất tùy theo loại thuốc, liều lượng dùng vànhóm sinh vật mà tác động thuộc loại tích cực hay tiêu cực

1.2.5 Quản lý phân bón, thuốc BVTV

1.2.5.1 Hệ thống quản lý

Phân bón là loại vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, tác độngtrực tiếp đến hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp Về phân công

Trang 37

trách nhiệm ở cấp trung ương, có 03 Bộ cùng tham gia quản lý là các BộCông Thương, Khoa học - Công nghệ và Bộ NN&PTNN; ở địa phương, tùytừng nơi mà đầu mối quản lý phân bón sẽ là Phòng Trồng trọt hoặc Phòng Kỹthuật thuộc Sở NN&PTNT, hoặc Chi cục Bảo vệ thực vật, hoặc Chi cục Quản

lý thị trường… Trong đó, trách nhiệm chính về kiểm tra, xử lý vi phạm hànhchính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón gần như được mặcnhiên giao cho lực lượng Quản lý thị trường

Đối với quản lý thuốc BVTV thì hệ thống quản lý tương tự như đối với phânbón Tuy nhiên, ở cấp địa phương là do Chi cục Bảo vệ thực vật, trạm Bảo vệthực vật quản lý

1.2.5.1 Các quy định pháp luật về quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Quy định về quản lý phân bón

- Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2013 của Chínhphủ về Quản lý phân bón

Quy định về quản lý thuốc BVTV

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuốc BVTV ở nước ta đượcxây dựng trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp củaLiên Hợp Quốc – FAO, hài hòa các nguyên tắc quản lý thuốc BVTV của cácnước ASEAN, các Công ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Công ướcRotterdam, Công ước Stockhom, Công ước Basel và Nghị thư Montreal (ỦyBan thường vụ quốc hội, 2013)

 Pháp lệnh, quy định của nhà nước

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 của Ủy banthường vụ Quốc Hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2013 Trong đó cóchương 4 – quản lý thuốc bảo vệ thực vật quy định về quản lý và đăng kýthuốc BVTV; sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, bảoquản, quảng cáo, bao gói, ghi nhãn và sử dụng thuốc BVTV

- Nghị định số 114/2013/NĐ-CP – quy định sử phạt vi phạm hành

Trang 38

chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Ban hànhngày 3/10/2013 có điều 25 và điều 26 quy định về sử phạt về kinh doanh buônbán và sử dụng thuốc BVTV.

 Quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT)

- Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT - Ban hành danh mục thuốcbảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố mã

HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở ViệtNam Ban hành ngày 29/01/2015

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV banhảnh ngày 8/6/2015

- Thông tư số 34/2015/TT-BNNPTNT - Sửa đổi, bổ sung một số nộidung của Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/1/2015 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục thuốc bảo vệthực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam và công bố mã HS đốivới thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam Banhảnh ngày 12/10/2015

Trang 39

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2 Nội dung nghiên cứu

 Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phường Trung Sơn Trầm,t.x Sơn Tây

 Điều tra tình hình sản xuất ngành trồng trọt của phường(diện tích,năng suất, sản lượng,luân canh… các loại cây trồng, tiêu thụ sản phẩm…);

 Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV (thành phần, chủngloại, liều lượng,cách sử dụng…);

 Đánh giá nhận thức của người dân về sử dụng phân bón và thuốc BVTV vàtác động của phân bón và thuốc BVTV đối với sức khoẻ và môi trường;

 Đánh giá công tác quản lý phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn

 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón,thuốc BVTV, bảo vệ môi trường

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình sử dụng, côngtác quản lý… từ các báo cáo hiện trạng môi trường, công tác quản lý củaphường

- Thu thập thông tin từ sách, báo, trên internet…

Trang 40

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát thực tế địa điểm nghiên cứu từ

đó có cái nhìn tổng quan về thực trạng môi trường nông nghiệp ở khu vực,những ảnh hưởng của phân bón, thuốc BVTV đến môi trường khu vực

Phương pháp phỏng vấn nông hộ sử dụng bảng hỏi: Tiến hành phỏng

vấn 45 hộ sản xuất nông nghiệp ở 3 thôn đại diện (mỗi thôn 15 hộ đại diện).Chọn các hộ có diện tích sản xuất với quy mô 1-2 sào; 3-5 sào; > 6 sào mỗiloại 5 hộ Các thông tin được thu thập bao gồm các thông tin về người trựctiếp sử dụng phân bón, thuốc BVTV; về cách sử dụng phân bón thuốc BVTVcủa người dân; ảnh hưởng của phân bón, thuốc BVTV đối với sức khỏe vàmôi trường, một số thông tin khác có liên quan đến phân bón, thuốc BVTV

Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý: Nhằm thu thập thông tin từ cán bộ quản

lý về tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn nghiên cứu.Phỏng vấn 2 cán bộ hợp tác xã, 1 cán bộ phòng thống kê, 1 cán bộ trạmBVTV

Phỏng vấn hộ kinh doanh bằng bảng hỏi bán cấu trúc: Để thu thập các

thông tin về tình hình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản và kinh doanh phân bónthuốc BVTV, danh mục các loại thuốc BVTV đang được bày bán và các loạiđang bán chạy hiện nay Số lượng: 5 cửa hàng bán thuốc BVTV, phân bón

Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được từ phương pháp

phỏng vấn nông hộ bằng phiếu điều tra được tiến hành tổng hợp, phân tích

và xử lý thống kê bằng phương pháp thống kê mô tả trên phần mềmMicrosoft Excel, được trình bày bằng bẳng biểu, đồ thị

Ngày đăng: 01/08/2017, 03:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bộ ( 2005). Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 26 – 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng
Nhà XB: NXBNông Nghiệp
2. Trần Văn Chiến, Phan Trung Quý (2006). Giáo trình Hóa học môi trường.NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 136 – 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hóa học môi trường
Tác giả: Trần Văn Chiến, Phan Trung Quý
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
3. Nguyễn Như Hà, Lê Bích Đào (2011). Giáo trình phân bón I. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 11 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân bón I
Tác giả: Nguyễn Như Hà, Lê Bích Đào
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 2011
4. Nguyễn Thu Hằng (2014). Ngành sản xuất Phân bón Việt Nam . ViettinBankSc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành sản xuất Phân bón Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thu Hằng
Năm: 2014
5. Vũ Thị Hoa, MTB-K56 (2015). “ Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sửn xuất nông nghiệp tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa”. Khóa luận tốt nghiệp, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng sử dụng phân bónvà thuốc BVTV trong sửn xuất nông nghiệp tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộctỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Vũ Thị Hoa, MTB-K56
Năm: 2015
6. Nguyễn Phúc Hưng, MTA-K54 (2013), “Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng sử dụng thuốc BVTVtrong sản xuất nông nghiệp tại huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa”
Tác giả: Nguyễn Phúc Hưng, MTA-K54
Năm: 2013
7. Nguyễn Đình Mạnh (2000). Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiểm môi trường. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiểmmôi trường
Tác giả: Nguyễn Đình Mạnh
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
8. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy (2007). Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 5 – 50.B – Tài liệu online Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Tác giả: Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên, Bùi Trọng Thủy
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w