1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn đô lương huyện đô lương tỉnh nghệ an và đề xuất một số biện pháp quản lý

53 641 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 137,68 KB

Nội dung

Tại các tỉnh thành trên cả nước, việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ cơ bản đối với công tácquản lý môi trường.. Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởn

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC I DANH MỤC BẢNG III DANH MỤC HÌNH IV

I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Yêu cầu 2

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

2.1 Khái niệm môi trường 3

2.1.1 Các khái niệm môi trường 3

2.1.2 Những thách thức môi trường toàn cầu 4

2.2 Nguồn gốc và phân loại chất thải rắn 5

2.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 5

2.2.2 Phân loại chất thải rắn 5

2.3 Thành phần rác thải sinh hoạt 6

2.3.1 Thành phần cơ học 6

2.3.2 Thành phần hóa học 8

2.4 Tình hình ô nhiễm chất thải rắn 9

2.4.1 Tình hình ô nhiễm chất thải rắn trên thế giới 9

2.4.2 Tình hình ô nhiễm chất thải rắn trong nước 10

2.4.3 Hiện trạng chất thải rắn nông thôn ở tỉnh Nghệ An 12

2.5 Các phương pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam 14

2.5.1 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp 15

2.5.2 Một số phương pháp xử lý chủ yếu ở Việt Nam 18

2.6 Hoạt động tái sử dụng, tái chế CTR sinh hoạt 19

III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

3.2 Nội dung nghiên cứu 20

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thị Trấn Đô Lương 20

3.2.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đô Lương 20

Trang 2

3.2.3 Nghiên cứu tình hình công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh

Nghệ An 20

3.2.4 Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An 20

3.2.5 Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An 21

3.3 Phương pháp nghiên cứu 21

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 21

3.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi 21

3.3.3 Tính toán số liệu đã thu thập được bằng bảng tính 21

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 22

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24

4.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Đô Lương 30

4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt 30

4.2.2 Phân loại rác thải sinh hoạt 31

4.2.3 Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh thực tế ở Thị trấn Đô Lương 31

4.2.4 Khối lượng rác thải sinh hoạt qua các năm 32

4.2.5 Thực trạng thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Đô Lương 33

4.3 Thành phần rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Đô Lương 35

4.3.1 Thành phần rác thải sinh hoạt Thị trấn Đô Lương theo số liệu của ủy ban nhân dân Thị trấn 35

4.3.2 Thành phần rác thải sinh hoạt theo số liệu từ phiếu điều tra hộ gia đình 35

Những khó khăn trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở Thị trấn Đô Lương 37

4.4 Đánh giá công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Thị trấn Đô Lương 38

4.4.1 Công tác quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt 38

4.4.2 Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Thị trấn Đô Lương 39

* Thái độ của của người dân đối với ảnh hưởng do chất thải mang lại 39

4.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Đô Lương 40

4.5.1 Một số giải pháp quản lý 40

4.5.2 Giải pháp công nghệ 42

V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

5.1 Kết luận 43

5.2 Kiến nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần rác sinh hoạt ở Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM 7

Bảng 2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số địa phương 8

Bảng 2.3 Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt 8

Bảng 2.4 Thành phần rác thải ở một số nước trên thế giới 10

Bảng 2.5 Lượng chất thải rắn tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc từ 1997-1999 11

Bảng 2.6 Tình hình phát sinh chất thải rắn 12

Bảng 2.7 Lượng CTR khu vực đô thị và công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2006 13

Bảng 2.8 Quy mô bãi chôn lấp 16

Bảng 4.1 Tăng trưởng các ngành kinh tế của thị trấn Đô Lương 24

Bảng 4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Đơn vị tính %) 25

Bảng 4.3 Lượng rác thải sinh hoạt ở thị trấn Đô Lương 31

Bảng 4.4 Khối lượng, tỷ lệ thu gom tại ba điểm điều tra 34

Bảng 4.5 Thành phần rác thải sinh hoạt Thị trấn Đô Lương 35

Bảng 4.6 Khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt tại các điểm điều tra .36

Bảng 4.7 Ý kiến của công nhân và người dân về công tác thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt 39

Bảng 4.8 Nhận thức của người dân về mức ảnh hưởng của CTSH đến mỹ quan đô thị 40

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt của Thị trấn Đô Lương

30Hình 4.2 Khối lượng rác thải sinh hoạt qua các năm 32Hình 4.3 Lượng rác thải của Thị trấn Đô Lương 34

Trang 5

I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu Sự ô nhiễm môitrường đang là mỗi đe dọa tới cuộc sống con người và cả trái đất nói chung.Môi trường Việt Nam đang bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mấtcân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất nước Một trong nhữngnguyên nhân chính của vấn đề là nhận thức và thái độ của con người đối vớimôi trường còn nhiều hạn chế Tại các tỉnh thành trên cả nước, việc thu gom,

xử lý rác thải sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ cơ bản đối với công tácquản lý môi trường Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng, sự pháttriển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đáp ứngnhu cầu tinh thần, vật chất ngày càng cao của con người, cùng với đó thìlượng rác thải phát sinh ngày một tăng lên.Theo số liệu báo cáo diễn biến môitrường Việt Nam 2004, tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở các đô thị trong

cả nước là 8,266 triệu tấn/năm trong đó rác thải sinh hoạt chiếm trên 80%.Lượng rác trong một ngày thu gom được ở đô thị dao động trong khoảng0,30-0,8kg/ngày/người Hiệu suất thu gom ở các thành phố lớn đạt khoảng70%, ở các đô thị nhỏ 20-40% và ở khu vực nông thôn là dưới 20% Công tácthu gom, quản lý, xử lý chất thải ở hầu hết các tỉnh thành là chưa cao, chưa có

sự quan tâm đúng mức của cấp lãnh đạo và người dân.Mặt khác việc thu gomrác thải còn hạn chế do nguồn nhân lực và phương tiện thu gom còn thiếu,chủ yếu là các phương tiện thô sơ(xe đẩy tay), bãi tập kết rác chưa thích hợp Ngoài ra công nghệ xử lý rác thải cũng là một vấn đề

Chính vì thế, nếu công tác quản lý chất thải rắn không được thực hiệnmột cách chặt chẽ, đồng bộ và hợp lý thì không những làm mất vệ sinh côngcộng, cảnh quan môi trường mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khôngkhí và đặc biệt là gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

Trang 6

Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nước ta Huyện Đô lương nằm vềphía Tây bắc tỉnh Nghệ An, nơi tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng với cáchuyện miền núi tạo thành ngã tư kinh tế với 3 tuyến giao thông quan trọng ĐôLương trở thành một trung tâm kinh tế - văn hoá, thương mại có nhiều tiềmnăng, triển vọng phát triển kinh tế và không gian đô thị có tầm cỡ một thị xãtrong tương lai Trong những năm qua cùng với quá trình hội nhập phát triểnkinh tế thì chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh không ngừng được cảithiện, nâng cao Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thì lượng rác thải phátsinh trong sản xuất, sinh hoạt ngày một gia tăng gây khó khăn cho công tác vệsinh môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong khi rác thải ra môi trường ngày càng nhiều,việc quản lý về vấn đềnày chưa cao,người dân còn đổ rác bừa bãi.Điều này đã làm mất cảnh quan đôthị, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần nâng cao nhận thức của bản thân

về vấn đề môi trường trong thị trấn và đề xuất một số giải pháp trong công tácquản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương Huyện Đô Lương Tỉnh Nghệ An và đề xuất một số biện pháp quản lý”.

-Tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn

- Đánh giá được ưu, nhược điểm của công tác quản lý

- Giải pháp đưa ra phải có tính khả thi trong quản lý chất thải rắn sinh hoạttại Thị Trấn

Trang 7

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm môi trường

2.1.1 Các khái niệm môi trường

- Khái niệm môi trường

Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: Môi trường baogồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết vớinhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và thiên nhiên

- Khái niệm ô nhiễm môi trường

+Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trườngqua một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnhhưởng đến sức khỏe con người và sinh vật (Lê Huy Bá, 2004) [6]

+ Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là

sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường

+ Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO): Ô nhiễm môi trường là việcchuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả nănggây hại cho sức khỏe con người, sinh vật làm suy giảm chất lượng môi trường(Lê Huy Bá, 2004) [6]

- Khái niệm chất thải rắn

Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong các hoạt độngkinh tế - xã hội (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì

sự tồn tại của cộng đồng) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ratừ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống (Lê Văn Nhương) [9]

- Rác thải sinh hoạt

RTSH là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồntạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâmdịch vụ thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,giấy vụn, sành sứ .(Lê Văn Nhương) [9]

Trang 8

2.1.2 Những thách thức môi trường toàn cầu

2.1.2.1 Khí hậu toàn cầu biến đổi với tần suất thiên tai gia tăng

Các nhà khoa học đã cho biết trong vòng 100 năm trở lại đây, trái đất

đã nóng lên trên 0.5oC và trong thế kỷ này sẽ tăng 1.5 – 4.5 oC Sự nóng lêncủa trái đất gây nên một số nguy cơ:

+Mực nước biển có thể dâng lên 0.25 – 1.4 m, sẽ nhấn chìm một vùngven biển rộng lớn,làm mất đi nhiều vùng đất nông nghiệp

+ Sự gia tăng thiên tai như: gió, bão, lũ lụt, hạn hán (Lê Văn khoa,2004) [7]

Sự nóng lên của trái đất là do các hoạt động của con người dẫn tới sựgia tăng nồng độ CO2, SO2, CH4 Thiên tai không những không nhưng xuấthiện với tần suất gia tăng mà quy mô tác gây thiệt hại cho con người cũngngày càng lớn.Tháng 12/1999, hai trận mưa lớn ở Venezuela đã làm cho50.000 người chết và 20.000 người không có nhà ở Ngày 26/01/2001, thảmhọa động đất ở Ân Độ đã làm cho khoảng 30.000 người chết và hàng vạnngười bị thương, gây thiệt hại lớn về người và của (Lê Văn khoa, 2004) [7]

2.1.2.2 Nguồn tài nguyên bị suy giảm

Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường là sự khái thácquá mức nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng, đất đangbiến thành sa mạc Sa mạc Sahara, với diện tích 8 triệu km2, mỗi năm mởrộng thêm 5 – 7 km2 Sự biến đổi khí hậu đang gây nên tình trạng xói mòn đất

ở nhiều khu vực Theo FAO, trong vòng 20 năm tới sẽ có 140 triệu ha đất bịmất đi giá trị trồng trọt và chăn nuôi (Lê Văn khoa, 2004) [7]

+ Sự phá hủy rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ cao, trên thế giới diệntích rừng có khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã mất đimột nửa Sự phá hủy rừng xẩy ra mạnh ở các nước đang phát triển và đã cótới 65 triệu ha rừng bị mất trong thời gian 1990-1995 (Lê Văn khoa, 2004)[7]

Trang 9

2.1.2.3 Sự gia tăng dân số

Đầu thế kỷ XIX dân số thế giới mới chỉ 1 tỷ người, nhưng đến năm 1927dân số đã lên tới 2 tỷ người, 5 tỷ vào năm 1987 và 6 tỷ vào năm 1999 Theo dựtính năm 2015 dân số thế giới sẽ ở mức 6,9-7,4 tỷ người, năm 2025 là 8 tỷ vànăm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người Với mức tăng dân số như hiện nay nó đã gây ra

áp lực mạnh mẽ lên tài nguyên và môi trường (Lê Văn khoa, 2004) [7]

2.2 Nguồn gốc và phân loại chất thải rắn

2.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ :

+ Từ các khu dân cư

+ Từ các trung tâm thương mại, trường học, công sở

+ Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,dịch vụ

2.2.2 Phân loại chất thải rắn

Để phân loại chất thải rắn có nhiều tiêu chí khác nhau: phân loại theothành phần vật lý,thành phần hóa học, theo tính chất rác thải,phân loại theo vịtrí hình thành .Nhưng hiện nay phân loại chất thải rắn thường dựa vào 2 tiêuchí sau đây

2.2.2.1 Phân loại theo mức độ nguy hại

+ Chất thải không nguy hại là những chất thải không chứa các chất vàcác hợp chất có một trong những đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tácthành phần

+ Chất thải nguy hại bao gồm: các loại háo chất dễ gây phản ứng, độchại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ, các chất phóng xạ,các chất thải nhiễm khuẩn dễ lây lan có nguy cơ đe dọa sức khỏe conngười, động vật và thực vật ( UBNN huyên Đô Lương, 2010 ) [21]

+ Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ hoạt động y tế, côngnghiệp, nông nghiệp

Trang 10

2.2.2.2 Phân loại theo nguồn gốc tạo thành

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạtđộng con người Nguồn gốc chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trườnghọc, các trung tâm dịch vụ thương mại Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm kimloại, sành sứ, thủy tinh, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quáhạn sử dụng (UBNN huyên Đô Lương, 2010)[21]

+ Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

+ Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ

do các hoạt đông tháo gỡ, xây dựng công trình

+ Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải phát sinh từ hoạt độngnông nghiệp như trồng trọt, chế biến thực phẩm Hiện nay việc quản lýCTNN không thuộc về trách nhiệm của các công ty đô thị của các địaphương

2.3 Thành phần rác thải sinh hoạt

Thành phần rác thải sinh hoạt rất đa dạng đặc trương cho từng đô thị,mức độ văn minh, tốc độ phát triển của xã hội Việc phân tích thành phần rácthải sinh hoạt có vai trò quan trọng trong việc quản lý, phân loại, thu gom vàlựa chọn công nghệ xử lý (Nguyễn Xuân Thành, 2004) [14]

Khác với rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là hỗn hợp khôngđồng nhất Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát đượccủa các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại Sự khôngđồng nhất này tạo nên một số khác biệt trong thành phần rác thải sinh hoạt(Nguyễn Xuân Thành, 2004) [14]

2.3.1 Thành phần cơ học

Một trong những điểm khác biệt ở rác thải sinh hoạt là thành phần chấthữu cơ trong đó Thành phần này thường rất cao, khoảng 55-65% Các cấu tửphi hữu cơ chiếm khoảng 12-15%, phần còn lại là các cấu tử khác Tỷ lệ

Trang 11

thành phần rác thải sinh hoạt ở Việt Nam không phải là những tỷ lệ bất biến,

mà nó luôn biến động theo các tháng trong năm, và thay đổi theo mức sốngcủa người dân (Lê Văn Nhương)[8]

Thành phần rác thải sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địaphương, các điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu và các điều kiện khác

Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao nên tỷ lệ thànhphần hữu trong rác thải sinh hoạt thường chỉ chiếm khoảng 35-40% Như vậy

so với thế giới thì rác thải sinh hoạt ở Việt Nam có tỷ lệ hữu cơ cao hơn rấtnhiền so với các nước trên thế giới (Trần Hiếu Nhuệ, 2001) [17]

Thành phần rác thải sinh hoạt nói chung là không ổn định và luôn luônthay đổi Chất dẻo dưới dạng túi nilon, bao bì ngày một nhiều trở thành nguy

cơ gây ô nhiễm trong những năm gần đây Gạch, ngói, đất, đá .ngày càngchiếm tỷ lệ lớn Các thành phần này phụ thuộc vào vận tốc xây dựng, cải tạonhà cửa ở các khu dân cư

Bảng 2.1 Thành phần rác sinh hoạt ở Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM

Nguồn: Đặng Kim Cơ, 2004 [3]

Trang 12

Bảng 2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số địa phương.

Nội

Việt Trì – Phú Thọ

Bảng 2.3 Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2004 [14]

Qua bảng số liệu trên cho thấy thành phần hóa học trong rác thải sinhhoạt được tạo thành chủ yếu từ cacbon và oxy Tỷ lệ cacbon dao động từ41,0-78,0%, còn oxy là 11,6-42,7%, còn lại là các thành phần khác Độ trocủa chất dẻo, cao su là cao nhất(10%), độ tro của gỗ là thấp nhất 1,5%

Trang 13

Như vậy rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp không đồng nhất và mỗithành phần có thành phần hóa học, cấu trúc hóa học khác nhau Do đó việc xử

lý chúng cũng sẽ rất khác nhau, bởi vậy mà công việc phân loại rác thải sinhhoạt là một khâu rất quan trọng để tiết kiệm kinh phí cho vấn đề xử lí rác Rácthải sinh hoạt nếu không được quản lý, xử lý ,tốt thì nguy cơ ô nhiễm môitrường là không thể tránh khỏi

2.4 Tình hình ô nhiễm chất thải rắn

2.4.1 Tình hình ô nhiễm chất thải rắn trên thế giới

Trong vài thập kỷ vừa qua do sự phát triển của kho học kỹ thuật dẫnđến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự bùng nổ dân số, vấn đề chất thảigây ô nhiễm môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nướctrên thế giới (Đặng Kim Cơ, 2004) [3]

Nếu tính bình quân mỗi người mỗi ngày thải ra khoảng 0.5 kg chất thảithì với dân số thế giới khoảng 6 tỷ người thì mỗi ngày thải ra khoảng 1.08 tỷtấn rác và mỗi năm sẽ có hàng tỷ tấn rác được thải ra đưa vào môi trường(Đặng Kim Cơ, 2004)[3]

Tùy theo mức sống mà lượng rác thải cũng sẽ khác nhau ở mỗi nước.+ CHLB Nga là 300kg/người/năm và mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn.+ Ở Pháp là 1 tấn/ người/ năm và một năm Pháp có khoảng 35 triệu tấn( Đặng Kim Cơ, 2004)[3]

Trang 14

Bảng 2.4 Thành phần rác thải ở một số nước trên thế giới

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2004 [14]

2.4.2 Tình hình ô nhiễm chất thải rắn trong nước

Ở Việt Nam lượng rác thải tùy thuộc vào từng khu vực và dao động0.35-0.8 kg/người/ngày Lượng chất thải rắn trung bình phát sinh từ các đô thịnăm 1996 là 16.237 tấn/ngày, năm 1997 là 19.315 tấn /ngày và con số này đạtđến 22.210 tấn/ ngày vào năm 1998 Hiệu suất thu gom dao động từ 40-67% ởcác thành phố lớn và từ 20-40% ở các đô thị nhỏ (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)[17]

Trang 15

Bảng 2.5 Lượng chất thải rắn tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc

từ 1997-1999

Loại chất thải

Lượng chất thải (Tấn/ ngày)

Tỷ lệ thu gom (%)

Chất thải công nghiệp nguy

Nguồn: số liệu quan trắc- CEETTA

Qua bảng trên cho thấy

+ Nguồn phát sinh chất thải lớn nhất là nguồn chất thải sinh hoạt : năm

1997 lượng phát sinh chất thải từ nguồn này chiếm tới 75,2%, năm 1998 là75,3% và năm 1999 là 75,4%, còn lại là các nguồn khác

+ Tỷ lệ thu gom các loại chất thải là rất thấp: năm 1997 mới thu gomđược 56%, năm 1998 là 70% và năm 1999 là 73% Trong đó tỷ lệ thu gomchất thải sinh hoạt chưa cao: Năm 1997 thu gom được 55 %, năm 1998 là68% và năm 1999 là 75%

+ Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp nguy hại là thấp nhất: năm 1997thu gom được 48%, năm 1998 thu gom được 50% và năm 1999 là 60%

Như vậy ta thấy trong giai đoạn này, lượng phát sinh chất thải lớnnhưng lượng thu gom lại thấp Điều này dẫn tới việc ô nhiễm chất thải rắn làđiều không thể tránh khỏi

Nhìn chung, trên địa bàn toàn quốc rác thải rắn có xu hướng biếnđộng mạnh cả về chất và lượng Trong đó rác thải sinh hoạt tăng lên mộtcách đáng kinh ngạc do sự gia tăng dân số ở các đô thị lớn Rác thải côngnghiệp và y tế cũng có xu hướng tăng lên Tình hình ô nhiễm chất thải rắn

Trang 16

thể hiện qua bảng sau:

Tỷ lệ phát sinh CTĐT trung bình theo

Nguồn: Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2004- Chất thải rắn

2.4.3 Hiện trạng chất thải rắn nông thôn ở tỉnh Nghệ An

Rác thải, đặc biệt là nhựa phế liệu, đang trở thành gánh nặng cho xãhội Ai cũng biết rác là chất thải, là thứ bỏ đi Nhưng không phải ai cũng biết,rác thải ngày càng nhiều và là hiểm hoạ đối đối với con người và nguy hạigây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Ở Nghệ An, theo thống kê khu vực đô thị thải ra môi trường trung bìnhkhoảng 0,9 kg/người/ngày, lượng CTR sinh hoạt khu vực đô thị của tỉnh Nghệ

An vào năm 2006 có 109.281 tấn, trong đó CTR nguy hại là 655,7 tấn Thànhphần CTR sinh hoạt chủ yếu là các chất có nguồn gốc hữu cơ (tới 50-65%) và

tỉ lệ CTR nguy hại (dầu mỡ, nhựa PVC…) chiếm trung bình 0,6%

Trang 17

Bảng 2.7 Lượng CTR khu vực đô thị và công nghiệp tỉnh Nghệ An

Trên thực tế, rác thải hiện nay đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình

đã phản ánh không biết đổ rác ở đâu, nên buộc phải vứt rác trên đường, xuống

ao, hồ, sông ngòi, mương máng Lượng rác thải này tập trung nhiều gây ônhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống,sinh hoạt hàng ngày của người dân

Nguyên nhân của vấn đề là do ý thức của người dân còn thấp, công táctuyên truyền chưa hiệu quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải ởnông thôn rất ít, thậm chí có xã chưa có tổ thu gom rác dẫn đến không thể thugom toàn bộ rác ở các thôn, xóm trong khu dân cư

Về nông thôn, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy ven làng, các

bờ sông, các túi rác, có khi cả là một tải rác hay đống rác không có người thugom, mới đầu còn là một vài túi rác nhỏ, dần dần tập kết thành đống và lớndần qua từng ngày dọc vệ đường liên làng, liên xã, mương máng, có khi cònlàm tắc dòng chảy

Trước đây rác hữu cơ chỉ là giấy hay lá dùng để gói hàng hóa dễ phânhủy nhưng nay chủ yếu là rác vô cơ (chai, lọ nhựa, thủy tinh, túi ni lông, hộpthiếc ) rất khó xử lý, tái chế hay cần thời gian rất dài để phân hủy,khó tái chế.Đặc biệt hơn là các làng nghề, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh thì rác thải

Trang 18

đã trở thành vấn đề bức xúc, rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất đa dạng vẫn cònchưa được xử lý, tồn tại một cách ngẫu nhiên trong nhà, trong làng

Cảnh quan nông thôn đã bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và nghiêmtrọng hơn là người nông dân đã tác động xấu tới môi trường sống của chínhmình, trực tiếp phá hủy môi trường trong lành của làng quê Hầu hết các dòngsông, mương tiêu hủy nước, hồ ao ở nông thôn hiện nay đều bị ô nhiễm từ nhẹđến nặng, tạo điều kiện cho các vi sinh vật và tảo lam phát triển làm cho nguồnnước ngọt dần trở nên khan hiếm Đây chính là nơi ủ mầm bệnh gây ra nhữngbệnh về da, bệnh đường ruột hay phụ khoa cho phụ nữ dễ mắc vào mùa hè vàbùng phát thành dịch ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng

Trước thực trạng đó, rác thải nông thôn không còn là chuyện nhỏ, nóthực sự cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nếu không chỉ một vàinăm nữa xử lý rác thải sẽ rất tốn kém, phức tạp và ảnh hưởng tới sức khỏe,môi trường sống của người nông dân

2.5 Các phương pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam

Lâu nay, rác thải đang trở thành vấn đề tất cả mọi người đều phải quantâm.Rác thải không chỉ là vấn đề của các khu đô thị mà nó còn vươn tới cácvùng quê xa xôi Tuy chẳng ai muốn dính đến rác, song cũng không ai tránhđược rác vì nó là một phần trong hoạt động sống của con người Theo số liệubáo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, tổng lượng chất thải rắn phátsinh trong các đô thị trên cả nước là 8,266 triệu tấn/ năm, trong đó rác thảisinh hoạt chiếm hơn 80 % (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự 2004) [13]

Không ít các nhà khoa học , các cơ quan, ban ngành đã đầu tư nghiêncứu và đã thực hiện một số biện pháp xử lý rác thải, song còn có nhiều vấn đềnhư vốn đầu tư, đất đai và đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.Trên thế giới và Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp xử lý rác thảisinh hoạt

2.5.1 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp

Đây là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng cơ chất lớn Chôn

Trang 19

lấp là phương pháp lâu đời Hiện nay nhiều nước trên thế giới kể cả một sốnước như Anh, Mỹ, CHLB Đức vẫn còn áp dụng phương pháp chôn lấp để xử

lý rác thải sinh hoạt Phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả đối với mộtkhối lượng rác thải lớn ở các thành phố đông dân cư (Lê Văn Nhương) [17]

Chất thải rắn được chôn lấp là các chất thải không nguy hại có khảnăng phân hủy tự nhiên theo thời gian bao gồm:

- Rác thải gia đình

- Rác thải chợ, đường phố

- Giấy bìa, cành cây, lá cây

- Rác thải nhà hàng, khách sạn, nhà hàng ăn uống

- Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, thực phẩm

Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề MT nếukhông được quản lý và xử lý đúng phương pháp của bãi chôn lấp hợp vệ sinh:

hệ thống thu khí sinh học, nước thải từ bãi rác

Nhưng một thực trạng hiện nay, hầu hết các bãi rác chưa đạt tiêu chuẩnmôi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây cũng như quá trình vận hànhbãi chôn lấp theo đúng quy trình kỹ thuật, đã gây nên tình trạng ô nhiễm môitrường nghiêm trọng Đặc biệt các bãi rác ở Hà Nội như: Mễ Trì, Vạn Phúc,Thủ Lệ, Văn Điển .Một số bãi rác được quy hoạch nằm trong thành phố( Bãi rác Cát Bà- TP Hải Phòng, bãi rác TP Vinh – tỉnh Nghệ An), (NguyễnXuân Thành và cộng sự 2004) [13]

Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp

+ Quy mô bãi rác

+ Ví trí bãi chôn lấp

+ Địa chất công trình, thủy văn

+Các chỉ tiêu kinh tế

Trang 20

Bảng 2.8 Quy mô bãi chôn lấp

Quy mô bãi

chôn lấp

Dân số(1000 người)

Lượng chất thải(Tấn/ năm)

Diện tích(ha)

Thời gian tái

Nguồn: Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thùy Dương

Qua trên ta nhận thấy rằng, nếu lượng phế thải càng lớn thì quy mô bãichôn lấp càng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài Tuy nhiên mức tái sửdụng đất của bãi chôn lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của tường loạichất thải

2.5.1.1 Xử lý chất thải răn bằng phương pháp sinh học

* Ủ sinh học (compots) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ đểhình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoahọc tạo môi trường tối ưu đối với quá trình

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thốngđược áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Quátrình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc chất mùn Sảnphẩm thu được là hợp chất mùn không mùi, không chứa VSV gây bệnh và hạt

cỏ Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăngnhiệt độ đống ủ Trong quá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơnnửa so với bể aeroten Qúa trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúcđầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm Độ ẩm và nhiệt

độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốtthời gian ủ Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất thốirữa Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như:lignin, xenlulo, sợi .(UBNN tỉnh Ninh Bình-Sở KHCN, 2010) [23]

* Phương pháp xử lý khí sinh học (biogas)

Trang 21

Sản xuất khí sinh học là phương pháp đã được sử dụng từ lâu ở các nước pháttriển thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong vài chục năm gần đâyvới mục đích giới hạn ở vùng quê làm chất đốt và thắp sáng Gần đây côngnghệ này càng ngày càng được hoàn thiện và chuyển hướng sang sử dụng cácloại nguyên liệu là rác thải nông – công – nghiệp và rác thải sinh hoạt để sảnxuất khí sinh học, đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môitrường (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [12].

- Cơ sở khoa học:

Cơ sở của phương pháp này là nhờ sự hoạt động của các VSV mà cáchợp chất khó tan như: Xenluloza, lignin,hemixeluloza và các hợp chất caophân tử khác được chuyển thành chất dễ tan Qúa trình này xẩy ra trong điềukiện kỵ khí nhờ một quần thể VSV được gọi chung là VSV lên men metan.Quần thểt này chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí hội sinh Chúng biến đổi chất hữu

cơ thành CH4, CO2 và một vài khí khác(Lê Văn Khoa, 2004) [7]

2.5.1.2 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt

Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tớimức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệđốt rác tiên tiến còn có ý nghĩa trong bảo vệ môi trường Nhưng đây cũng làphương pháp xử lý tốn kém nhất và so với phương pháp chôn lấp hợp vệsinh thì chi phí để đốt một tấn rác có thể cao hơn 10 lần (Trần Hiếu Nhuệ,2001) [17]

Phương pháp đốt rác được sử dụng rộng rãi ở những nước như: Đức,Thụy Sỹ, Hà Lan là những nước có diện tích đất cho khu vực thải rác bịhạn chế

Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển và phải cómột nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là mộthoạt động phúc lợi cho toàn dân

- Cơ sở khoa học:

Cơ sở của phương pháp này là quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao, với sự có

Trang 22

mặt của oxy trong không khí trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thànhkhí và các chất thải rắn không cháy Các chất khí được làm sạch hoặc khôngđược làm sạch thoát ra ngoài không khí Chất thải rắn còn lại được chôn lấp.

Hiện nay ở các nước châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải dohàng loại vấn đề kinh tế và môi trường Phương pháp này hiện tại đang đượcdùng cho việc xử lý rác thải bệnh viên

Tồn tại của phương pháp này là tốn nhiên liệu đốt và gây ô nhiễm môitrường không khí, nếu như quy trình công nghệ không đảm bảo kỹ thuật

2.5.2 Một số phương pháp xử lý chủ yếu ở Việt Nam

Tuy nhiên đối với chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam, phương thức xử

lý chủ yếu hiện nay vẫn là đổ thải ở các bãi đổ lộ thiên không được chèn lót

kỹ hoặc chôn lấp (nhưng không hợp vệ sinh) hoặc chôn lấp hợp vệ sinh tuynhiên số lượng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh so với các bãi chôn lấp và bãi đổ

tự nhiên trong cả nước còn thấp (< 25%) mà chủ yếu thuộc về vùng đô thị.Điều đáng nói ở đây là chưa có đô thị nào có phương tiện đầy đủ và thích hợp

để xử lý chất thải nguy hại từ công nghiệp và y tế

Ngoài ra, gần đây ở nước ta đã thử nghiệm công nghệ SERAPHIN để

xử lý chất thải rắn sinh hoạt Ưu điểm nổi bật của công nghệ này là hiệu quả xử

lý đạt trên 90%, giảm thiểu tối đa việc chôn lấp rác Do đó, tiết kiệm được đấtđai và xoá bỏ được các bãi rác chôn lấp để thu hồi sử dụng cho các mục đíchkhác Quá trình nghiên cứu và thực tế áp dụng đã cho thấy đây là giải pháp đượcxem là hiệu quả nhất hiện nay, không xuất hiện nước rỉ rác và mùi hôi thối vì rácthải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày, chứ không chôn lấp rác tươi Sau khitách lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinhhọc, những loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển loại rác này vềmột bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, bát đựng mủ cao su vàcác loại xô chậu Khi áp dụng công nghệ này vào việc xử lý rác thải vô cơ (túinilông, nhựa ) sẽ tiết kiệm được một lượng rửa lớn, hạn chế việc ô nhiễm môitrường do nước thải công nghiệp gây nên Hiện nay nước ta đã có các nhà máy

Trang 23

sử dụng công nghệ này: Nhà máy xử lý rác Thùy Phương (TP Huế) hoạt độngtừ tháng 06/2004 với công suất 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Đông Vinh -Nghệ An, bắt đầu vận hành từ tháng 06/2004 với công suất đạt 100 tấn/ngày,tách lọc rác khô thành mùn hữu cơ và nguyên liệu thô để sản xuất vật liệu xâydựng Dây chuyền số 2 xử lý rác tươi đã đi vào hoạt động từ tháng 9/2004, vớicông suất xử lý 150 tấn/ngày (nguồn Việt báo)

2.6 Hoạt động tái sử dụng, tái chế CTR sinh hoạt

Việc tái chế tái sử dụng chất thải ở Việt Nam diễn ra rất phổ biếnnhưng vẫn hoàn toàn mang tính tự phát và do các thành phần tư nhân thựchiện Quá trình này được thực hiện bởi người thu gom, đồng nát và buôn phếliệu nhằm thu hồi từ các thành phần có thể tái sử dụng cho hoạt động sinhhoạt và sản xuất Hoạt động này đã tạo ra nhiều làng nghề, việc làm chongười lao động, tiết kiệm tài nguyên, giảm khối lượng rác chôn lấp, thu hồivật liệu có giá trị và những lợi ích nhất định cho xã hội Điều đáng nói là côngtác tái chế, tái sử dụng lại các chất thải ở nước ta chưa được quan tâm đúngmức, việc thu gom nhỏ lẻ, tự phát đã gây ra những bất cập trong công tácquản lý CTR

Tỷ lệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta tương đối cao Rác thảisau khi được thu gom, phân loại tách các hợp phần hữu cơ sẽ được tái sửdụng lại làm phân bón nhờ quá trình lên men VSV Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân khác nhau nên chế biến phân compost từ chất thải hữu cơ vẫnchưa được phổ biến rộng rãi Nguyên nhân chủ yếu là công tác phân loại chưatốt dẫn đến nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng kém, chất lượng phân hữu

cơ chưa cao, tiếp thị sản phẩm chưa tốt

Trang 24

III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là rác thải sinh hoạt và những vấn

đề liên quan ở thị trấn Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thị Trấn Đô Lương

- Dân số và sự phân bố dân cư

- Cơ cấu dân cư – lao động, việc làm

- Kinh tế - xã hội

- Môi trường

3.2.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đô Lương.

- Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt (cơ quan, trường học, khu dân

cư )

- Định lượng lượng rác thải từ các nguồn thải chính

3.2.3 Nghiên cứu tình hình công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn

Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.

- Tình hình công tác thu gom, phân loại rác thải của các hộ gia đình

- Tình hình công tác thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt của các cơ quanchuyên môn, cơ quan quản lý

3.2.4 Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.

- Công tác phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt

- Các biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Huyện Đô Lương

- Ý thức của người dân trong công tác QL&XL chất thải sinh hoạt

- Tác động của rác thải sinh hoạt tới môi trường (đất, nước, không khí)

Trang 25

3.2.5 Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.

- Giải pháp về chính sách

- Giải pháp về đầu tư

- Giải pháp quản lý, xử lý rác thải của cơ quan chức năng

- Giải pháp nhằm nâng cao ý thức của người dân

- Giải pháp cải tiến công nghệ quản lý và xử lý chất thải

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tại cơ quan chuyên môn:

+ Thu thập số liệu tại phòng Tài nguyên & Môi trường

+ Số liệu tại công ty Môi trường và Đô thị…

- Thu thập tại địa phương:

+ Thu thập tại UBND thị trấn

+ Số liệu tại các khối phố

3.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi

- Phỏng vấn chính thức: Dùng bảng hỏi để hỏi các hộ gia đình nhằm thuthập các thông tin cần thiết cho quá trình điều tra, nghiên cứu Phân ra 3 nhóm

hộ để hỏi: Hộ khá giả, hộ trung bình, hộ nghèo

- Phỏng vấn không chính thức: Thu thập them những thông tin mà nhữngphương pháp thu thập khác chưa mang lại kết quả Có thể hỏi vào bất cứ thờigian nào thuận tiện, ghi chép vào sổ

- Quan sát thực địa, hiện trường để có cái nhìn tổng thể và khách quan vềvấn đề đang nghiên cứu, tìm hiểu

3.3.3 Tính toán số liệu đã thu thập được bằng bảng tính.

+ Tính giá trị trung bình

+ Tính độ lệch chuẩn

Trang 26

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thị trấn Đô Lương là đô thị loại 5 và là một trong 33 đơn vị hành chínhcấp huyện của tỉnh Nghệ An ,mặc dù có quy mô nhỏ nhưng có vị trí vô cùngquan trọng

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Thị trấn Đô Lương là trung tâm huyện lị của huyện Đô Lương,cáchthành phố Vinh khoảng 60 km về phía Tây Bắc.Có vị trí khoảng 18054’7” vĩ

độ Bắc,108018’20” kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp xã Đông Sơn

- PhíaNam giap xã Yên Sơn

- Phía Tây giáp xã Lưu Sơn

- Phía Đông giáp xã Đà Sơn

Tổng chiều dài ranh giới hành chính khoảng 15km

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình thị trấn Đô Lương tương đối bằng phẳng, trên địa bàn thị trấnkhông có đồi núi , hệ thông sông ngòi bao bọc ,có dòng sông Lam chảy quađịa bàn thị trấn kéo dài khoảng 5km, theo hướng Đông Tây

4.1.1.3 Đặc diểm khí hậu

Đô Lương có chế độ khí hậu phức tạp, mang tính chất khí hậu nhiệt đớinóng ẩm mưa nhiều song phân bố không đều giữa các tháng trong năm, khíhậu được chia làm hai mùa, đó là mùa mưa và mựa khô, ngoài ra cũng chịuảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào)

- Nhiệt độ: trung bình hàng năm từ 23 - 24oC, nhiệt độ cao nhất trongnăm là 40 - 41oC (tháng 7) và thấp nhất trong năm là 12oC (tháng 1)

- Nắng: số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.500 - 1.700 giờ,

bình quân trong tháng khoảng 1.668 giờ Tháng cú nhiều nắng nhất là tháng

Ngày đăng: 14/06/2016, 15:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cộng hoà XHCN Việt Nam, 2006. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
3. Đặng Kim Cơ, 2004. Kỹ thuật Môi trường. NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật Môi trường
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
5. Hợp tác xã dịch vụ và môi trương Đô Lương, Tài liệu đánh giá hoạt động năm 2007 và 2008. HTXDV – MTĐL Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đánh giá hoạt động năm 2007 và 2008
6. Lê Huy Bá, 2004. Môi trường. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
7. Lê Văn Khoa, 2004. Khoa học Môi trường. NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học Môi trường
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
10. Minh Sơn, 15.10.2005. Công nghệ Seraphin. Trích trong website: www. Vietnamnet.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trích trong website: www
11. Ngô Thị Thuận, và cộng sự, 2007. Tin học ứng dụng. Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tin học ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
12. Nguyễn Xuân Nguyên, 2004. Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh và sản xuất phân bón. NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh và sản xuất phân bón
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
13. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2004. Giáo trình vi sinh vật học nông nghiệp. NXB Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vi sinh vật học nông nghiệp
Nhà XB: NXB Sư phạm
14. Nguyễn Xuân Thành, 2004. Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường. NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
15. Nguyễn Xuân Thành, 2007. Bài giảng cơ sở khoa học và các biện pháp xử lý phế thải, nước thải chống ô nhiễm môi trường. Hà nội năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng cơ sở khoa học và các biện pháp xử lý phế thải, nước thải chống ô nhiễm môi trường
16. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu - Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt - http://www.gree - vn.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
17. Trần Hiếu Nhuệ, 2001. Quản lý chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn đô thị
Nhà XB: NXB Xây dựng
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005) - Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam Khác
4. HTXDV và môi trường Đô Lương, Thị trấn Đô Lương 2010. Báo cáo đáng giá tình hình hoạt động, thực hiện nhiệm kỳ 2006-2009 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2013 Khác
8. Lê Văn Nhương, Báo cáo đề tài cấp nhà nước mã 02-04 Khác
9. Lê Văn Nhương, Báo cáo đề tài cấp nhà nước mã 02-04B Khác
18. UBND huyện Đô Lương, Phòng TN &amp; MT Đô Lương 2006. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đô Lương đến năm 2010 Khác
19. UBND huyện Đô Lương, Phòng TN&amp;MT huyện Đô Lương 2009. Đề án nâng cao hiệu quả, mở rộng địa bàn tập trung thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Đô Lương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w