44 Bảng 4.8: Cơ sở vật chất trong công tác thu gom rác thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Sìn Hồ của Công ty Môi trường đô thị ..... Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm qua
Trang 1-o0o -
TẨN MÍ SẾNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM RÁC THẢI VÀ QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN SÌN HỒ,
HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K46 – ĐCMT – N03 Khóa học : 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -o0o -
TẨN MÍ SẾNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THU GOM RÁC THẢI VÀ QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN SÌN HỒ,
HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS Dương Hồng Việt
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:Th.s Dương Hồng Việt, giáo viên khoa Quản Lý Tài Nguyên Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình, cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện, hoàn thành khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Quản Lý Tài Nguyên
đã nhiệt tình truyền thụ cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và cán
bộ nhân viên Phòng Tài Nguyên & Môi Trường, Ủy ban nhân dân huyện Sìn
Hồ, Công ty Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội được học hỏi, thực tập và hoàn thành khóa luận này
Cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp
Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng hết sức nhưng do thiếu kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai xót và khiếm khuyết, em rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn,
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày tháng 5 năm 2018
Trang 4CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Nghĩa của từ
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
PTNMT Phòng tài nguyên môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đặc trưng của một số nước 12
Bảng 2.2:Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ 13
Bảng 2.3: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 14
Bảng 2.4: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2016 15
Bảng 2.6 Hoạt động thu gom rác tại một số thành phố ở Châu Á 18
Bảng 4.1: Diện tích - dân số - mật độ dân số của một số xã năm 2017 35
Bảng 4.2: Cân đối lao động qua các năm 36
Bảng 4.3: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt của thị trấn Sìn Hồ 37
Bảng 4.4: Khối lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình 38
Bảng 4.5: Lượng rác thải phát sinh của người dân ở các khu trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ 41
Bảng 4.6: Lượng rác thải phát sinh từ các nguồn trên địa bàn thị trấn 43
Bảng 4.7: Tổng lượng rác thải phát sinh từ các nguồn tại các khu phố trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ 44
Bảng 4.8: Cơ sở vật chất trong công tác thu gom rác thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Sìn Hồ của Công ty Môi trường đô thị 50
Bảng 4.9: Lượng rác thải thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 52
Bảng 4.10: Mức độ quan tâm của người dân về môi trường 55
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tác hại của chất thải rắn đến với con người 9
Hình 2.2: Tỷ lệ phát sinh CTRSH ở các đô thị Việt Nam năm 2016 14
Hình 4.1: Vị trí địa lý của huyện Sìn Hồ [19] 31
Hình 4.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Môi trường 50
Hình 4.3: Quá trình thu gom rác và vận chuyển rác thải sinh hoạt 51
Hình 4.4: Biểu đồ phương thức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 52
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
CỤM TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
MỤC LỤC v
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Tổng quan về rác thải 4
2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 9
2.3 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 10
2.3.1 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới 10
2.3.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 13
2.4 Tình hình quả lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 15
2.4.1 Quản lý, xử lý rác thải trên thế giới 16
2.4.2 Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam 18
2.5 Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Lai châu 25
Trang 8PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 28
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
3.3 Nội dung nghiên cứu 28
3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Sìn Hồ 28
3.3.2 Đánh giá công tác quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ 28
3.3.3 Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn 28
3.4 Phương pháp nghiên cứu 29
3.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp 29
3.4.2 Phương pháp phỏng vấn 29
3.4.3 Phương pháp khảo sát thực tế 29
3.4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 29
3.4.5 Phương pháp chuyên gia 30
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ 31
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 31
4.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội 34
Tổng số 35
4.2 Đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu 39
4.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải sinh hoạt tại thị trấn Sìn Hồ 39
4.2.2 Đánh giá thực trạng công tác thu gom, quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ 45
Trang 94.2.2.1 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Sìn Hồ 47
4.2.2.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Sìn Hồ 49
4.2.3 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ 54
4.3 Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn 56
4.3.1 Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt 56
4.3.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn 58
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự của phát triển kinh tế xã hội đã làm cho đời sống ở các vùng quê có nhiều đổi mới Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao làm tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của con người, điều này cũng tác động mạnh, lâu dài đến môi trường Tình hình rác thải sinh hoạt ở nông thôn đang dần trở thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của cả cộng đồng dân cư
Với sự phối hợp của ban lãnh đạo các cấp trong những năm gần đây đã
có những chủ trương chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề về môi trường như : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường Trong quá trình xây dựng nông thôn mới giúp cho kinh tế xã hội phát triển một mặt tạo sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân mặt khác lại là nguy cơ là chất lượng môi trường này càng kém Ngày nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề của toàn cầu Nếu con người không có những biện pháp bảo vệ môi trường kịp thời để ngăn chặn, phòng ngừa các mức độ ô nhiễm thì sự suy thoái và sự cố môi trường là điều không thể tránh khỏi và có nguy cơ xảy ra là rất cao
Rác thải sinh hoạt đang là một trong những vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay cần được giải quyết “Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới
từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới
”.(Minh Cường,2015) [15]
Nền kinh tế càng phát triển, dân số gia tăng nhu cầu tiêu thụ của con người cũng tăng theo và theo đó lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều Lượng tài nguyên được đưa vào sản xuất và tiêu dùng có thể đo trường thì
Trang 11khó có thể cân đong, đo, đếm được.Việc gia tăng chất thải sinh đếm được bằng khối lượng hoặc bằng tiền nhưng lượng rác thải được thải ra môi hoạt là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người làm mất đi cảnh quan thiên nhiên vốn có
Sìn Hồ, Lai Châu là một huyện nằm trong vùng Tây Bắc đang trên đà phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh đó, việc đánh giá một cách chưa đầy đủ về rác thải sinh hoạt Trong quá trình phát triển việc thu gom
và quản lý gặp nhiều khó khăn và cũng chưa có các biện pháp xử lý phù hợp
Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý giảm thiểu, phòng ngừa các tác động xấu của rác thải sinh hoạt là một vấn đề cấp bách hiện nay cần được giải quyết
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên và sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.s Dương Hồng Việt em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng thu gom rác thải, quản
lý rác thải và đề xuất một số biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn thị trấn Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện của thị trấn để đạt hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Điều tra số lượng, thành phần của rác thải tại thị trấn Sìn Hồ
- Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải
Trang 12- Đề xuất một số biện pháp quản lý, thu gom rác thải nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
1.3 Yêu cầu của đề tài
Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo đô ̣ tin cậy, chính xác, đầy
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển, quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ
- Đề xuất một số biện pháp khả thi để xử lý rác thải
- Đề xuất một sồ kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải trên địa bàn
- Kết quả của đề tài sẽ là một trong những căn cứ để tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Tổng quan về rác thải
2.1.1.1 Các khái niệm liên quan
- Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định,
bị vứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2010 [9]
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Luật BVMT 2015).[4]
- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Luật BVMT 2015).[4]
- Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải (Luật BVMT 2015) [4]
- Tái chế là chế biến vật liệu đã sử dụng (chất thải) thành các sản phẩm mới
có thể sử dụng được Điều này được thực hiện nhằm giảm việc sử dụng vật liệu thô hẳn đã có thể được sử dụng Chất thải có tiềm năng được tái chế được gọi là “chất thải tái chế” Các sản phẩm từ nhôm như (long sô đa, sữa và cà chua), các loại nhựa (túi đựng rau củ quả, chai nhựa), Các sản phẩm thuỷ tinh (như chai rượu, chai bia và thuỷ tinh vỡ), các sản phẩm giấy (bì thư, báo, tạp chí, hộp các tông đã qua sử dụng)
có thể được tái chế và phân vào nhóm này.[20]
*Quản lý rác thải sinh hoạt : là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dung cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
* Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, lưu giữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyền chấp thuận
* Xử lý rác thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải
Trang 142.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại rác thải
a Các nguồn phát sinh chất thải
Khối lượng rác thải sinh hoạt hiện nay ngày càng tăng do mua bán và vận chyển hàng hóa, các tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế
- xã hội mà nhu cầu sử dụng tiêu trong các đô thị và các vùng nông thôn đã có những thay đổi Trong đó các nguồn phát sinh chất thải chủ yếu gồm:
- Rác thải sinh hoạt của hộ gia đình
- Rác thải từ thương mại, dịch vụ, cửa hàng rau và hoa quả, cửa hàng thịt, cá, tạm phẩm…
- Rác thải từ nông nghiệp
- Rác thải từ các cơ quan, trường học
- Từ các cơ sở y tế
- Các chất thải rắn từ đường phố như lá cây, củi, nilon, vỏ bao gói
b Phân loại chất thải
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn là những chất thải sinh ra từ các hoạt động hàng ngày của con người Rác sinh hoạt thải ra ở mọi lúc, mọi nơi trong phạm vi huyện hoặc khu dân cư, từ các hộ gia đình, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, y tế, trường học, các cơ quan nhà nước Theo phương diện khoa học có thể phân biệt các loại chất thải rắn như sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các loại thức ăn dưa thừa, rau, quả… được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn… Ngoài các loại thức ăn dừa thừa từ các gia đình còn có thức ãn dýa thừa từ các nhà hàng, khách sạn, các quán vỉa hè, bếp ãn tập thể của trýờng học, bệnh viện, ký túc xã, chợ…
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của các loại động vật khác
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư
Trang 15- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Các vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp
- Các chất thải rắn từ đường phố như lá cây, củi, nilon, vỏ bao gói
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp bao gồm:
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất
Các phế thải trong quá trình công nghệ sản xuất
- Bao bì đóng gói sản phẩm
Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng là các phế thải như: đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình Chất thải xây dựng bao gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng
- Đất đá do việc đảo móng trong xây dựng
- Các vật liệu như: kim loại, chất dẻo
Chất thải nông nghiệp
Chất thải nông nghiệp bao gồm các vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật
Trang 16 Chất thải y tế
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa các chất có chứa một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người Theo quy chế quản lý chất thải y
tế, các loại chất thải y tế được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và các trạm y tế
Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện bao gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp, dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật
- Các loại kim tiêm, ống tiêm
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao : chì, thuỷ ngân,
cadimi, asen, cianua
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện
2.1.1.3 Thành phấn chất thải
Thành phần lý, hoá học của chất thải rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác Thông thường thành phần của chất thải đô thị bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, chất dẻo, cao su, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thuỷ tinh, nhựa, kim loại, bụi, tro, gạch…
2.1.1.4 Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng
a Ảnh hưởng tới môi trường nước
Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường nước Ngừời dân thường có thói quen đổ rác ra bờ sông, hồ, ao, cống rãnh Rác bị phân hủy đồng thời bị nước mưa cuốn trôi theo dòng nước chảy làm nguồn nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh
Trang 17thoát nước Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ
bị huỷ diệt Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng
b Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Rác thải với hàm lượng hữu cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo nên các chất trung gian và cuối cùng tạo nên CH4(Mêtan), H2S(Hydro sulfua),
CO2(Cacbon điôxít) CH3OH(methanol), Phenol, các chất này hầu hết đều độc
và gây ô nhiễm không khí Hiện tượng ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách, tác động xấu tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống
c Ảnh hưởng tới môi trường đất
Rác thải gồm các chất hữu cơ khi bị phân hủy trong môi trường đất sẽ giải phóng CH4, CO2, H2O,…kết hợp với các thành phần hóa chất, chất độc, phóng xạ, sẵn có trong rác, gây nhiễm độc môi trường đất Các chất độc này thẩm thấu trong đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm Hậu quả là đất mất dần
độ tơi xốp trở nên chai cứng và thoái hóa dần kèm theo sự gia tăng sâu bệnh Thoái hóa đất dẫn đến đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác, hàm lượng Coban, Crom, Chì, Nitơ, Photpho và các kim loại nặng như: Cd(Cadimi), Cu,
Pb, và Zn xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép
d Ảnh hưởng của chất thải đối với sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng Khí thải từ bãi rác theo con đường hô hấp vào cơ thể, một phần khác như chất hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua
đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, là nguyên nhân của khoảng 22 loại bệnh của con người trong đó có bệnh ung thư
và các loại bệnh về tai mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột…
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số
Trang 18Ngoài ra, tỷ lệ mắc ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%
Bụi CH4, NH3, H2S, VOC
(Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB xây dựng, 2015)
Hình 2.1: Tác hại của chất thải rắn đến với con người
e Ảnh hưởng của chất thải đến cảnh quan đô thị
Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc nơi công cộng là biểu hiện hết sức thấp kém về lối sống văn minh Các loại chất thải phát sinh làm biến đổi nguồn nước ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng lân cận, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm chất lượng cuộc sống bị giảm sút Môi trường đô thị bị mất vệ sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị
2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005
Môi trường không khí
Trang 19- Nghị định số 18/2015/NÐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015
- Nghị định số 19/2015/NÐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015
2.3 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới
2.3.1.1 Sự phát sinh rác thải sinh hoạt của một số nước trên thế giới
Năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, phát sinh ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn, bao gồm rác thực phẩm, bao bì và các vật dụng gia đình khác Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày
Các chuyên gia WB cũng cảnh báo, lượng chất thải rắn toàn cầu đang tăng lên 70% vào năm 2025, tăng từ hơn 3,5 triệu tấn mỗi ngày trong năm
2010, lên hơn 6 triệu tấn mỗi ngày vào năm 2025 Chất thải độc hại từ các
Trang 20thành phố đã đủ để lấp đầy một dòng xe chở hàng dài 5.000 cây số mỗi ngày Chi phí toàn cầu cho việc đối phó với tất cả những thùng rác đó cũng tăng lên:
từ 205 tỷ USD mỗi năm trong năm 2010 lên 375 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng chi phí mạnh nhất ở các nước đang phát triển (Hồng Vy, 2010) [12]
Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các nước Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc; chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, và chiếm 80%
ở Việt Nam Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ dòng chất thải rắn
đô thị.[8]
+ Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác Rác ở Singapore được phân loại tại nguồn Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro Mỗi ngày chừng 1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốt được sẽ lên sà lan trực chỉ Semakau Landfill Như vậy khối lượng từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác Singapo chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó, sấp xỉ 2.000 tấn Trong khi đó, ở Việt Nam đặc biệt là thành phố HCM thải ra khoảng 8.000 tấn rác (bằng 1/2 Singapore) nhưng phải tìm chỗ chôn lấp cho ngần ấy số rác (gấp 4 lần Singapore) Chưa hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore.[13]
+ Ở Nga, mỗi người bình quân thải vào môi trường 300kg rác thải sinh hoạt/người/năm Vì vậy, trung bình một năm nước này thải vào môi trường khoảng 50 triệu tấn rác, riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm.(Trần Quang Ninh,2010) [10]
+ Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.[14]
2.3.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt của một số nước trên Thế Giới
Trang 21Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập và mức sống của mỗi nước Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì thành phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số và lượng rác này sẽ là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế
Bảng 2.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đặc trưng của một số nước
Thành phần Các nước thu
nhập thấp
Các nước thu nhập trung bình
Các nước thu nhập cao
( Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 199)
Số liệu của bảng cho thấy hàm lượng chất thải hữu cơ dao động giảm, chất thải vô cơ thì dao động tăng theo các nước có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và tiếp theo là thu nhập cao Một trong những nguyên nhân điển hình là do: Sự phát triển kinh tế theo các hướng khác nhau, mức sống khác nhau tạo nhu cầu khác nhau, và do thói quen sinh hoạt của các nước khác nhau là khác nhau
Hàng năm toàn nước Mỹ phát sinh một khối lượng rác khổng lồ lên tới
10 tỷ tấn Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5%
Trang 22Bảng 2.2:Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ Thành phần
Tỷ lệ % các loại rác theo các nguồn khác nhau Tại bãi rác
colombia Theo EPA
Trung bình cả nước
2.3.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
2.3.2.1 Sự phát sinh rác thải sinh hoạt ở một số vùng Việt nam
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10 -15% Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn 5,0% (Bùi Bích Phương, 2015) [18]
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số
đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên
cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia
Trang 23đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công
sở, đường phố, các cơ sở y tế Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp cùng với CTRSH đô thị (hình 2.2) (Phạm Ngọc Đăng và cs,2016) [2]
Bảng 2.3: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
STT Loại đô thị
Lượng CTRSH bình quân trên đầu người
(Nguồn: Báo cáo hiện trang Môi trường Quốc gia, 2016)
Hình 2.2: Tỷ lệ phát sinh CTRSH ở các đô thị Việt Nam năm 2016
Trang 24Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 10.870 tấn/ngày hay 3.913.200 tấn/năm (chiếm 33,44% tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các
đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
đô thị là 9.500 tấn/ngày hay 3.420.000 tấn/năm (chiếm 29,22%) Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có 290.160 tấn/năm (chiếm 2,48% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Tổng lượng CTR đô thị
phát sinh (Tấn/ngày) (Tấn/năm)
Trang 252.4 Tình hình quả lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới ngày càng được quan tâm hơn Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được thực hiện một cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại rác Quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được quy định chặt chẽ, rõ rang, đầy đủ trang thiết bị phù hợp, hiện đại Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải của các nước phát triển có sự tham gia của cộng đồng
+ Tại Đài Loan: Tỷ lệ tái chế ở nước này đã đạt 55% vào năm 2015 Tỷ
lệ này đã đưa hòn đảo với 23,5 triệu dân này lên ngang hàng với các nước tái chế rác thải nổi tiếng khác như Áo, Đức và Hàn Quốc Con số này cũng cao hơm mức 35% tái chế của Mỹ Đài Loan có một chiến lược toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc phân loại rác thải và tài chế rác, đồng thời cũng có những chế tài nghiêm khắc đối với người vi phạm
Tại thành phố Đài Bắc, có khoảng hơn 4.000 điểm chở rác mà người dân có thể tra cứu bằng ứng dụng smartphone, qua đó xác định xe chở rác đã đến địa điểm nào để đổ rác Các xe chở rác cũng có phân loại chỉ chở một số loại rác nhất định, như rác rải thực phẩm đã hoặc chưa qua xử lý, rác nhựa, nilon hoặc các loại rác thủy tinh, kim loại Ngoài ra, người dân nào không muốn phân loại phải bỏ tiền mua loại túi riêng với giá khoảng 3 cent cho túi nhỏ và 7 USD cho 5 túi to.Trường hợp những người dân cố tình vi phạm, như phân loại rác sai hoặc vứt rác bừa bãi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, như bị phạt tiền vào khoảng 184 USD cho mỗi lần vi phạm hoặc bị công khai chỉ trích trên các phương tiện truyền thông
Luật pháp Đài Loan quy định người dân phải phân rác thải thành 3 loại
là rác thường (có thể bị phân hủy), rác có thể tái chế và rác thải nhà bếp
Trang 26Hiện nay, nhiều khu vực dân cư tại Đài Loan đã lắp camera nhằm đảm bảo các hộ dân thực hiện đúng quy trình phân loại rác thải
+ Tại Nhật: Chuyển từ hệ thống quán lý chất thải truyền thống với
dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recyle)
Về thu gom chất thải rắn ở Nhật, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế
- Rác hữu cơ dễ phân hủy được thu gom hàng ngày được đưa đến nhà máy sản xuất phân compost
- Loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng
- Rác có thể tái chế thì được đưa vào các nhà máy tái chế…
Với các loại rác cồng kềnh nhý tivi, tủ lạnh, máy giặt… thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chờ đi, không được tùy tiện bỏ những thứ đó ở hè phố Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt đến tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất
+ Tại các nước đang phát triển: Công tác thu gom rác thải còn nhiều
vấn đề bất cập Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp
lý, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lại thấp Tại thành phố Bomby của Ấn Độ việc bố trí phương tiện thu gom, vận chuyển và số trạm trung chuyển rác rất ít, chỉ có 2 trạm trung chuyển với
số lần vận chuyển là 2 lần/ngày so với mức dân số 8,5 triệu người thì số lượng trạm trung chuyển và số lần vận chuyển trong ngày là rất thấp chưa đáp ứng
đủ nhu cầu, trong khi đó thành phố Jakarta của Indonexia và thành phố Seoul – Hàn Quốc số trạm trung chuyển là khá cao với 776 và 630 trạm(bảng 2.6)
Trang 27Bảng 2.6 Hoạt động thu gom rác tại một số thành phố ở Châu Á
Thành phố Dân số
(Triệu người)
Số trạm trung chuyển
(Nguồn: Trung tâm quốc gia về phát triển khu vực của Nhật Bản, 2011)
+ Đối với các nước Châu Á: Chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến đễ xử lý chất thải vì chi phí rẻ Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh(chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp sinh Chất lượng của các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thấy phổ biến ở các nước đang phát triển Tuy vậy các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ, chất thải có thế tái chế
2.4.2 Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
2.4.2.1 Quản lý rác thải tại Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang là thách thức lớn đối với các nhà quản lý Tốc độ gia tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sông của người dân đang ngày một tăng lên
Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đô thị đạt khoảng 85,3% (tăng 0,3% so với năm 2014; tăng 3% so với năm 2010), đạt mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
Trang 282050 Hiện có 55/63 địa phương đã phê duyệt quy hoạch quản lý CTR, đây là
cơ sở quan trọng để lập dự án và thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng các
cơ sở xử lý CTR6 (Phạm Ngọc Đăng và cs, 2016) [2]
Hiện nay, trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh Mà tùy theo yêu cầu bức xúc của các quận, huyện và mỗi địa phương mà hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầm thu gom rác hàng ngày
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận Tuy nhiên đã xuất hiện những tổ chức tư nhân tham gia công việc này Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghén giao thông
URENCO cho biết, trung bình mỗi ngày Công ty thu gom hơn 2.000tấn rác thải, trong đó, thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽ tận dụng được tới 40% Hiện nay, công nhân của Công ty này tự phân loại được 100 tấn rác hữu cơ/ngày để làm phân bón ở nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễm Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt mô hình 3R mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác (Kiều Minh, 2015) [17]
2.4.2.2 Xử lý rác thải tại Việt Nam
- Công nghệ xử lý CTR còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn
có tính thuyết phục và công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương Các công trình xử lý CTR còn kém, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất,…
Trang 29- Công tác xử lý CTR đô thị hiện nay vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị (Hà Nội và Thành phố HCM, mỗi đô thị
có từ 4-5 bãi chôn lấp/khu xử lý) Trong đó 85% đô thị (từ xã trở lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh Thống kê, hiện toàn quốc
có 98 bãi chôn lấp rác thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung ở các thành phố lớn) Các bãi còn lại, chất thải rắn phần lớn được chôn lấp sơ sài.(Phạm Ngọc Đăng và cs, 2011) [1]
- Tình hình xử lý CTRSH tại các khu xử lý CTR của thành phố HCM:
- Khu xử lý rác Đa Phước (Bình Chánh): diện tích 128 ha, công suất hiện tại 3.000 tấn/ngày (công suất thiết kế là 6.000 tấn/ngày); sử dụng máy xịt phủ lấp rác Posi-Shell; hệ thống xử lý nước rỉ rác với công suất thiết kế là 1.000m3/ngày
- Khu xử lý rác Gò Cát (quận Bình Tân): diện tích 25 ha, công suất 2.000 tấn/ngày; khối lượng rác đã tiếp nhận xử lý từ năm 2010-2011 là 3,53 triệu tấn; là bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh, hiện đang ngưng tiếp nhận rác
- Khu xử lý rác Động Thạnh: diện tích 43,5 ha; công suất 1.000 tấn/ngày; đã đóng cửa tháng 01/2003, hiện đang sử dụng để chôn lấp vật liệu xây dựng; từ 01/2007 đã triển khai xử lý phân bồn cầu
- Khu xử lý rác phước hiệp (Củ Chi): diện tích 44,9 ha, công suất 3.000 tấn/ngày; ; khối lượng rác đã tiếp nhận xử lý từ năm 2010-2011 là 3,61 triệu tấn; là bãi rác chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh (Phạm Ngọc Đăng
và cs, 2011) [1]
Một số công nghệ xử lý CTR đang được áp dụng ở Việt Nam
- CTR đô thị có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm như: các chất thải hữu cơ chế biến làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; tái chế giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh, Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ
và tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như sắt, đồng, chì, nhôm, chỉ ðạt
Trang 30khoảng 8 ọ 12% CTR đô thị thu gom đýợc Xử lý phần hữu cơ của rác thải thành phân hữu cơ hiện là một phương pháp đang sử dụng ở Việt Nam Đối với công nghệ nội địa xử lý CTR sinh hoạt, đến nay Bộ Xây dựng đã cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ: (1) công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trường Xanh; (2) công nghệ chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; (3) công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và (4) công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường Công nghệ ép CTR của Công ty Thủy lực máy đã được áp dụng thử nghiệm tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên) Công nghệ Seraphin, AST có khả năng
xử lý CTR đô thị cho ra các sản phẩm như: phân hữu cơ, nhựa tái chế, thanh nhiên liệu, Lượng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng 15% lượng chất thải đầu vào Công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC
và MBT-CD.08 đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy Xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội); Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy Xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam) Tuy nhiên, Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội) triển khai công nghệ SERAPHIN
đã ngừng hoạt động.(Pham Ngọc Đăng và cs, 2011) [1]
- Công nghệ An Sinh
ASC Công nghệ An Sinh - ASC do Công ty Cổ phần Kỹ nghệ ASC nghiên cứu theo tiêu chắ 3T: Tránh chôn lấp, Tái sinh mùn hữu cơ và Tái chế phế thải dẻo và trơ Công nghệ sử dụng nguyên lý tách, tuyển rác thải liên hoàn, nhiều tầng, nhiều cấp, phân tách rác thành các loại: Kim loại để bán cho công nghệ gang thép, chất hữu cơ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, chất dẻo
và chất rắn để sản xuất các sản phẩm hữu ắch (cột chống cho cây tiêu, thanh long, nho, cà chua, ống dẫn nước thải, giải phân cách giao thông ) Công nghệ này hiện đang đăng ký bằng độc quyền sáng chế tại Cục Sở hữu trắ tuệ và cũng
đã được hai hội đồng thẩm định, xem xét đánh giá là: Trung tâm Kỹ thuật Tổng
Trang 31cục đo lường chất lượng 2 thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (văn bản số 011/KT2.K1.TB) ngày 25/3/2005) và Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bộ Xây dựng (văn bản số 2362/BB-HĐKHKT ngày 16/11/2005)
Công nghệ An Sinh - ASC xử lý rác đô thị cho ta 2 dòng sản phẩm: phân hữu cơ vi sinh từ rác hữu cơ; nguyên liệu hỗn hợp nhựa dẻo để sản xuất các loại ống cống, tấm sàn, vách ngăn; và phần chôn lấp chiếm khoảng 5-10% (Phạm Xuân Mai, 2013) [5]
- Công nghệ SERAPHIN
Qua quá trình nghiên cứu và chọn lọc, Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ Môi trường xanh đã đưa ra giải pháp có tính khả thi và phù hợp với tính chất, thành phần rác thải sinh hoạt của Việt Nam được gọi là giải pháp công nghệ SERAPHIN
Giải pháp này xử lý được phần lớn các thành phần có trong rác: chất hữu cơ thành phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh; phế thải dẻo, phế thải trơ thành nguyên liệu hạt nhựa SERAPHIN để sản xuất ra một số sản phẩm hữu dụng như tấm coppha, ống thoát nước, xô xây dựng, bát đựng mủ cao su, gạch
đá xà bần, đất cát, sành sứ, tạp chất bẩn khác được đóng rắn áp lực cao tạo thành gạch block, dải phân cách giao thông Công nghệ này đã đạt nhiều huy chương và giải thưởng tại các triển lãm ở Việt Nam, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế và cũng đã được Hội đồng khoa học kỹ thuật của Bộ Xây dựng thẩm định (văn bản số 205/BB-HĐKHKT ngày 22/2/2005) [7]
- Công nghệ MBT-CD.08 (công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu
của Công ty Thủy lực máy)
* Công nghệ MBT-CD.08 đang được sử dụng tại nhà máy xử lý rác của thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
- Công nghệ MBT-CD.08 gồm 12 công đoạn:
1- Công đoạn tiếp cận rác
2- Công đoạn định lượng, tách lọc sơ cấp
Trang 323- Công đoạn máy cắt xé và tuyển từ trung cấp
4- Công đoạn tách lọc thứ cấp
5- Công đoạn cắt xé đa tầng và tận thu nilon
6- Công đoạn nghiền cuối nguồn
7- Công đoạn ủ hoai trong tháp ủ sinh học
8- Công đoạn nghiền và phối trộn phụ gia (sản xuất viên nhiên liệu) 9- Công đoạn ủ tự nhiên để ổn định nguyên liệu
10- Công đoạn đóng rắn và định hình áp lực thành viên nhiên liệu 11- Công đoạn nghiền và phối trộn phụ gia (sx gạch không nung) [6]
Ngoài ra còn có một số công nghệ khác như:
Xử lý rác bằng công nghệ BETID
Công nghệ mang thương hiệu BETID được áp dụng tại nhà máy xử lý rác Đồng Xoài với giải pháp, công nghệ, thiết bị thực hiện tách lọc, phân loại rác thải và tạo ra các sản phẩm phân hữu cơ, gạch block ưu điểm của công nghệ là thiết bị được chế tạo trong nước, chi phí không cao, vận hành đơn giản Công nghệ đạt hiệu quả vì sản phẩm phân hữu cơ đầu ra phù hợp với yêu cầu của khu vực trồng cây cao su tại địa phương và các vùng lân cận
* Xử lý rác có thể chia thành 4 công đoạn chính, vận hành nối tiếp hoặc song song với nhau bao gồm:
- Công đoạn tách lọc và phân loại
+ Tiếp nhận rác và khử mùi
+ Nạp liệu
+ Tách lọc thủ công rác cá biệt trên băng tải phân loại
+ Công đoạn xé bao
+ Sàng lồng tách và phân loại rác
+ Tuyển từ
Trang 33- Công đoạn sản xuất phân hữu cơ vi sinh: Áp dụng các nguyên lý của công nghệ sinh học trong các phương pháp ủ compost để phân hủy thành mùn hữu cơ
- Công đoạn đốt: Một tổ hợp lò; vỏ hình trụ phần lõi hình cầu gạch chịu được nhiệt độ 180oC, dựa theo nguyên lý hội tụ của gương cầu lõm, có ưu điểm hội tụ nhiệt tốt đó là nguyên nhân không dung nguyên liệu phụ (Gas, dầu FO…)
+ Phần xử lý khói lò: Giai đoạn 1: Tiệt trùng khói trong buồng áp suất cao; Giai đoạn 2: Làm lạnh đột ngột; Giai doạn 3: Hấp thụ; Giai doạn 4: Lọc bằng than hoạt tính;
-Công đoạn đóng rắn- sản xuất gạch block: Cụm công nghệ và thiết bị đóng rắn áp lực (Phạm Xuân Mai, 2013) [5]
Công nghệ đốt ENSERCO
- Xe chở rác vào nhà máy sẽ đổ rác vào các bể tiếp nhận khoảng 1000
m3, bể này được thiết kế có hệ thống thu hồi nước rỉ rác và đưa về khu xử lý tập trung Bể tiếp nhận được đặt trong một tòa nhà kín không khí được hút ra đưa vào lò đốt để xử lý mùi Toàn bộ lượng rác tại bể chứa dần dần được cầu trục có gắn gầu hoa khế gắp đưa vào máy băm xé phá túi và giũ tung sau đó rơi xuống băng tải tiếp nhận đầu nguồn
- Khu vực phân loại rác: Trên băng tải phân loại, các công nhân thực hiện việc tách lọc thủ công đầu nguồn Phần còn lại theo băng tải vào thẳng máy sàng lồng Quá trình phân loại bằng sàng nhằm tách rác vô cơ sau đó rác tiếp tục được tập kết tại bể chờ sấy
Rác sau khi được sấy sẽ được tạm lưu chứa tại bể chờ đốt trước lò và được gầu ngoạm nạp và xilo (phễu) của hệ thống nạp liệu
- Lò đốt: được nhóm lần đầu và sấy nóng tới nhiệt độ vận hành nhờ hệ thống đốt bằng nhiên liệu diesel, lò được úng dụng nguyên lý đốt 2 buồng
Trang 34Tro xỉ sau đốt được hệ thống ghi lò xả vào hố gom có dùng nước để tách ly môi trường trong lò với môi trường ngoài Xỉ có thể làm gạch hoặc làm vật liệu phủ bãi chôn lấp
- Thiết bị thu hồi nhiệt: để xấy rác và không khí
- Hệ thống lò đốt rác: sử dụng 2 loại thiết bị trao đổi nhiệt để làm nguội khí thải và để sấy khí cấp vào lò
- Hệ thống xử lý khí thải: Khí thải được xử lý bằng hệ thống thiết bị được miêu tả sau đây để đảm bảo đến khi thải ra qua ống khói có các chỉ số phù hợp với QCMT Việt Nam
- Hệ thống điều khiển: toàn bộ hệ thống được điều khiển tại trung tâm điều khiển Các thông số được hiển thị trên màn hình công nghiệp tại Trung tâm điều khiển
- Hệ thống xử lý nước: thải là hệ thống các bể có khả năng xử lý: nước
rỉ rác từ Khu vực tiếp nhận; nước tro sau khi xử lý khí thải của quá trình đốt
- Xử lý công đoạn cuối Rác nhóm 2: (phế thải xây dựng, thủy tinh, sành sứ) được loại bỏ trong quá trình phân loại rác và bùn thải sau xử lý nước thải đều được xử lý chôn lấp, tro xỉ sau đốt làm vật liệu xây dựng (Phạm Xuân Mai, 2013) [5]
2.5 Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Lai châu
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lai Châu năm 2013, tính đến thời điểm tháng 6/2013 hầu hết các thị trấn thuộc các huyện thị đều có hợp tác
xã thu gom rác thải sinh hoạt: Những năm trước đây, làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn phường có một đơn vị là Công ty cổ phần Môi trường
đô thị và xây dựng Lai Châu làm công tác thu gom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết và vận chuyển vào bãi rác của Thành phố Trong các năm từ năm 2005 đến năm 2013, với số lượng công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ là
Trang 35105 người, hàng ngày Công ty Công ty cổ phần Môi trường đô thị và xây dựng Lai Châu quét rác duy trì trên diện tích khoảng 280.000m2 (chiếm 51% diện tích cần quét) và thu gom, xử lý khoảng 48 tấn rác thải sinh hoạt (mới chỉ đáp ứng được 90% nhu cầu của người dân) (Đàm Thị Hàng, 2015) [3]
Đô thị phát triển, diện tích đất ở ngày càng thu hẹp thì nhu cầu xử lý rác thải là một vấn đề bức thiết trong nhân dân Để khắc phục tình trạng trên, năm 2001 chính quyền thành phố đã tổ chức tham quan học tập tại các đô thị bạn và chính thức đưa vào áp dụng mô hình xã hội hoá thu gom rác thải bằng việc tại mỗi phường, xã thành lập một đội vệ sinh môi trường Kinh phí chi trả cho công tác thu gom rác sử dụng từ nguồn phí vệ sinh môi trường thu của các hộ dân
Bước đầu khi thành lập, thành phố đã đầu tư các trang thiết bị như dụng
cụ lao động, xe đẩy chứa rác và các trang thiết bị thiết yếu khác để các đội vệ sinh này hoạt động Kinh phí thu từ các hộ gia đình theo mức phí vệ sinh do UBND tỉnh quy định và do đội vệ sinh môi trường phường, xã thu
Trước đây khoản thu phí này do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, thường chỉ thu được khoảng 50% Nhiều người dân hoàn toàn chưa có thói quen đóng phí VSMT Từ khi giao cho đội vệ sinh môi trường phường, xã thì kinh phí này được thu khá triệt để, đã đạt trên 90% Việc làm này đã góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước, giảm được từ 7 - 9 tỷ/năm (chi phí cho công tác thu gom do dân trả, ngân sách nhà nước không phải bỏ ra) Cho đến nay
đã có 22/28 đội vệ sinh phường, xã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả Cách thức quản lý của các đội vệ sinh môi trường như sau: mỗi đội được chia thành 2 - 4 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng và có từ 5 - 7 công nhân, mỗi người được phân công thu gom rác trên từng tổ, phố, xóm cố định Hiện nay,
Trang 36phần lớn các phường, xã giao trách nhiệm thu phí vệ sinh môi trường cho tổ trưởng dân phố, đồng thời trong các cuộc họp bình bầu các gia đình văn hoá phố, xóm đã đưa tiêu chí việc tham gia đóng đầy đủ phí vệ sinh môi trường trở thành một tiêu chí bắt buộc Việc hình thành các đội vệ sinh, đã tạo việc làm và thu nhập cho gần 400 lao động, phần lớn là người dân thuộc các hộ nghèo không có việc làm, góp phần ổn định xã hội
Trang 37PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác thu gom, quản lý, vận chuyển và chôn lấp rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: phòng Tài nguyên và Môi trường thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
- Thời gian: Từ tháng 3/2018 đến tháng 5/2018
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trị trấn Sìn Hồ
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Cở sở hạ tầng, cơ cấu dân số, đặc điểm lao động, việc làm…., các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo mức tăng trưởng kinh tế thu nhập bình quân
3.3.2 Đánh giá công tác quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ
+ Điều tra, đánh giá nguồn gốc phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
+ Đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt + Đánh giá thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt
+ Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử ly rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Sìn Hồ
3.3.3 Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
Trang 38- Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt
- Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu về ĐKTN, KTXH khu vực thị trấn Sìn Hồ
- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác thải đô thị khu vực thị trấn Sìn Hồ
- Thu thập thông tin và kế thừa có chọn lọc các số liệu về ĐKTN, KTXH
- Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua sách báo, internet
- Địa điểm láy số liệu: Tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
3.4.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn bằng phiếu điều tra
Lập phiếu điều tra, phỏng vấn
Thành lập bộ câu hỏi gồm 50 phiếu, tiến hành phát phiếu điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 50 hộ gia đình trong toàn khu vực
Nội dung điều tra bao gồm:
- Thông tin môi trường được biết đến
- Thực trạng phân loại, thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị trấn hiện nay
- Khả năng nhận thức về phân loại và công tác quản lý chất thải sinh hoạt ở thị trấn
3.4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý, thống kê trên máy tính bằng Word và Excel + Các số liệu thu thập từ quan sát thực tế, kế thừa, điều tra phỏng vấn được tổng kết dưới dạng bảng biểu
Trang 39+ Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đánh giá cụ thể từng đề mục
3.4.5 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, thầy cô giáo