Lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địabàn ngày một gia tăng, thành phần chất thải rắn ngày một phức tạp.Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Hữu Lũng đã có những bướcphát triển mạnh mẽ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K46 – ĐCMT N03 Khóa học : 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K46 – ĐCMT N03 Khóa học : 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dương Hồng Việt
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến BanGiám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoaQuản lý Tài nguyên cùng toàn thể quý thầy, cô đã cùng với tri thức và tâmhuyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốtthời gian học tập tại trường
Em cũng xin chân thành cám ơn thầy giáo ThS Dương Hồng Việt đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báugiúp đỡ em trong suốt quá trình nghên cứu và hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn đến các anh chị cán bộ Phòng Tài nguyên &Môi trường huyện Hữu Lũng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gianthực tập tại cơ quan và cảm ơn các cán bộ Uỷ ban nhân dân Thị trấn HữuLũng, Hợp tác xã Xây Dựng và Môi Trường cùng toàn thể các hộ gia đình đãgiúp đỡ em trong quá tình điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu trên địa bànThị trấn Hữu Lũng
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè
đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
Trong quá trình nghiên cứu dù đã cố gắng hết sức nhưng do kinhnghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận không thể tránhkhỏi những thiếu sót và những hạn chế Vì vậy em mong nhận được sự đónggóp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lương Thị Hà Trang
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5môi
trường
Hiện
trạng
môi
trường
Ủy
ban
nhân
dânChất thải rắnChất
thả
i
rắn
sinh
hoạt
Chất
thải
rắnđô
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần chất thải rắn ở Hà Nội 10
Bảng 2.2 Phát sinh CTR đô thị và sinh hoạt ở một số nước Châu Á 14
Bảng 2.3 Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á 17
Bảng 2.4 Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh qua các năm ở một số địa phương 19
Bảng 2.5: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2016 22
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp dân số thị trấn Hữu Lũng 36
Bảng 4.2: Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt thị trấn Hữu Lũng 41
Bảng 4.3 Khối lượng rác thải trung bình phát sinh từ hộ gia đình 41
Bản 4.4 Lượng rác thải phát sinh của người dân ở các khu trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 42
Bảng 4.5 Lượng rác thải phát sinh từ các nguồn trên địa bàn thị trấn 43
Bảng 4.6 Kết quả công tác thu gom chất thải của thị trấn Hữu Lũng và các xã lân cận 45
Bảng 4.7 Lượng rác thải sinh hoạt và phương tiện vận chuyển trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 46
Bảng 4.8 Mức độ quan tâm của người dân về bảo vệ môi trường 47
Bảng 4.9: Mức độ tái sử dụng một số loại rác thải của người dân 48
Bảng 4.10 Mức độ nhận thức của người dân về môi trường 49
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 7
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ - Canada [5] 18
Hình 2.3 Tỷ lệ phát sinhCTR tại 6 vùng trong cả nước [15] 21
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Hữu Lũng [20] 29
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người dân về vấn đề BVMT ở địa phương 48
Hình 4.3: Mức độ tái sử dụng rác thải của người dân trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 48
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .i
MỤC LỤC .ii
DANH MỤC CÁC BẢNG Error! Bookmark not defined DANH MỤC CÁC HÌNH Error! Bookmark not defined DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Error! Bookmark not defined PHẦN : MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Tổng quan về rác thải 4
2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 11
2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 12
2.3.1 Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới 12
2.3.2 Tình hình quản lý, xử lý rác thải ở Việt Nam 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
Trang 103.3 Nội dung nghiên cứu 27
3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thị trấn Hữu Lũng .27
3.3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 27
3.3.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế-xã hội 27
3.3.2 Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 27
3.3.3 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 27
3.3.4 Những khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp 28
3.4.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn 28
3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin 28
3.4.4 Phương pháp khảo sát thực tế 28
3.4.5 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 28
3.4.6 Phương pháp chuyên gia 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Hữu Lũng 29
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 29
4.2 Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 39
4.2.1 Nguồn phát sinh chất thải trên địa bàn 39
4.2.2 Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 44
4.3 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn 47
Trang 114.4 Những hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý rác
thải trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 51
4.4.1 Những hạn chế trong công tác quản lý rác thải 51
4.4.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 121
Trang 13Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống, không một hoạt động nàotrong sinh hoạt hằng ngày không sinh ra rác Xã hội ngày càng phát triển thì
số lượng rác thải ra ngày càng nhiều và dần trở thành mối đe dọa thực sự vớiđời sống con người Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với xuthế phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra hết sức mạnh
mẽ với nhịp độ rất cao Sự phát triển đó giúp tạo công ăn việc làm, cải thiệnmức sống chất lượng cuộc sống của người dân Khi mức sống của người dâncàng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồngnghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt (RTSH)phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, được thải vào môitrường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫnđến môi trường bị ô nhiễm Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa kết hợp vớigia tăng dân số ở mức cao đang tạo sức ép lên khả năng chịu tải của môitrường
Môi trường là đặc trưng cơ bản của thời hiện đại, là vấn đề mang tínhtoàn cầu, ô nhiễm môi trường đang de dọa sự phát triển bền vững của mỗiquốc gia Chúng ta nhận thấy rằng, khi xã hội càng phát triển, đời sống vật
Trang 14chất của cộng đồng càng được nâng cao thì sức ép về vấn đề môi trường, đặcbiệt là chất thải rắn ngày càng nhiều Lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địabàn ngày một gia tăng, thành phần chất thải rắn ngày một phức tạp.
Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Hữu Lũng đã có những bướcphát triển mạnh mẽ đồng thời cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch sang cơcấu công nghiệp dịch vụ, tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng cao Songbên cạnh đó lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra trên địa bàn cũng tăng khánhanh Mặc dù ở huyện đã thành lập Hợp tác xã Xây Dựng và Môi Trườnghoặc tổ chức các đội thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải Tuy nhiên, donguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ, nguồn nhân lực hầuhết chưa được đào tạo cơ bản nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác
xử lý và quản lý chất thải rắn
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng củabảo vệ môi trường, được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đạihọc Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa quản lý tài nguyên và sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.s Dương Hồng Việt em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nắm bắt hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trênđịa bàn thị trấn Hữu Lũng Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý rác thảiphù hợp với điều kiện của thị trấn để đạt hiệu quả cao hơn nhằm nâng caocông tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việcbảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến công tácquản lý thu gom rác thải của thị trấn
Trang 15- Điều tra số lượng, thành phần của rác thải tại thị trấn Hữu Lũng.
- Điều tra thực trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Điều tra thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.3 Ý nghĩa của đề tài
- Việc nghiên cứu đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế,nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiêm thực tế phục vụ cho côngtác sau này
- Rèn luyện về ý thức tổ chức, kỷ luật, khả năng giải quyết vấn đề, kỹnăng làm việc độc lập và theo nhóm
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, vậnchuyển, quản lý và xử lý rác thải của khu vực thị trấn Hữu Lũng
- Đề xuất một số biện pháp khả thi để xử lý rác thải
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thảitrong khu vực thị trấn
- Kết quả của đề tài sẽ là một trong những căn cứ để tăng cường côngtác quản lý, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về môitrường
Trang 16PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Tổng quan về rác thải
2.1.1.1 Các khái niệm liên quan
a Khái niệm về chất thải
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật BVMT, 2014)[6]
- Tất cả những gì con người đã sử dụng, không còn dùng được nữa(hoặc không muốn dùng nữa) nên vứt bỏ Các chất thải khác trong sinh hoạt
và từ các ngành công nghiệp
b Khái niệm về chất thải rắn
- Theo điều 3 Nghị Định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chínhphủ về quản lý chất thải rắn [7]
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh ra trong quá trìnhsinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng
- Chất thải rắn công nghiệp là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuấtcông nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc một số hoạt động khác
- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùngđược thu hồi để tái, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sảnphẩm khác
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói vàlưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc được cơquan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận
Trang 17- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ CTR trong một khoảng thời giannhất định ở nơi cơ quan thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xửlý.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phátsinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặcchôn lấp cuối cùng
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹthuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có íchtrong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR
- Rác là thuật ngữ dung để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cốđịnh bị vứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắnsinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn đượcphát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hữu Nhuệ
và cs, 2001) [9]
- Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của conngười, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn Ngoài ra,còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giaothông, chất thải là kim loại hóa chất và từ các vật liệu khác (Nguyễn XuânDuyên, 2004) [3]
- Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyênliệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần màkhông bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học (Nguyễn Thế Chinh,2003) [2]
c Khái niệm về chất thải nguy hại
- Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại năm 1999: “chất thải nguyhại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gâynguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và
Trang 18các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguyhại tới môi trường và sức khỏe con người”.
- Theo luật BVMT 2014: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tốđộc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc
có đặc tính nguy hại khác” [6]
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ những cả hai định nghĩa đều có nội dungnhư nhau, giống với định nghĩa của các nước và tổ chứ trên thế giới, đó là nêuđặc tính nguy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguyhại
d Khái niệm về rác thải sinh hoạt
- Là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống và sinh hoạt của conngười Bất kỳ hoạt động sống nào từ ở nhà, nơi công sở, trên đường đi lại, nơicông cộng… đều sinh ra một lượng rác nhất định Thành phần chủ yếu củachúng là các chất hữu cơ rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường
- Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt độngcủa con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại Rác thải sinh hoạt có thànhphần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chấtdẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông
gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…
- Ngoài ra rác thải còn được hiểu là thành phần tàn tích hữu cơ phục vụcho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt ramôi trường
2.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại rác thải
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sởquan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chươngtrình quản lý CTR thích hợp
a Các nguồn phát sinh chất thải
Trang 19Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
- Từ sinh hoạt: Phát sinh từ hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộchung cư Thành phần chủ yếu bao gồm: thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá(bằng giấy, gỗ, cát tông, plastic, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), đồ dùng điện tử,vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa…), chất thải độc hại nhưchất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy trắng, thuốc diệt côn trùng…
- Từ khu thương mại: thương mại (nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng,khách sạn, nhà in, trạm xăng dầu, gara…): giấy, cát tông, plastic, gỗ, thức ănthừa, thuỷ tinh, kim loại, các loại chất thải đặc biệt (dầu mỡ, lốp xe,…), cácchất thải độc hại khác…
- Từ khu công sở: Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hànhchính,…) Thành phần bao gồm: Giấy, cát tông, plastic, gỗ, thức ăn thừa, thuỷtinh, kim loại… Ngoài ra CTR y tế phát sinh từ bệnh viện phát sinh từ hoạtđộng khám chữa bệnh, điều trị bệnh vì vậy chất thải y tế trở thành phức tạp nóbao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc…
- Công nghiệp gồm: (xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ, công nghiệpnặng, lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện…), chất thải từ quá trình côngnghiệp, xây dựng: gỗ vụn, kim loại, thủy tinh, tro, vữa, bê tông, nước thải, khíthải và rất nhiều chất độc hại khác
Trang 20- Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi): rơm rạ, phế thải nông nghiệp,phế thải chăn nuôi, các chất độc hại như chai lọ, bao bì có hóa chất.
b Phân loại chất thải
- Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải sinh ra từ các hoạt động hàngngày của con người Rác sinh hoạt thải ra ở mọi lúc, mọi nơi, từ các hộ giađình, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, y tế, trường học, các
cơ quan nhà nước Theo phương diện khoa học có thể phân biệt các loạiCTRSH như sau:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các loại thức ăn dư thừa, rau, quả…được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn từ các nhà hàng, hộ gia đình…
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của các loại động vật khác
+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các vật chất còn lạitrong quá trình đốt củi, than, rơm ra, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhàhàng, nhà máy
+ Các chất thải rắn từ đường phố như lá cây, củi, nilon, vỏ bao gói…
- Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn được phát sinh từ các hoạtđộng sản xuất công nghiệp Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp baogồm:
+ Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất
+ Các phế thải trong quá trình công nghệ sản xuất
+ Bao bì đóng gói sản phẩm
- Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng là các phế thải như: đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình Chất thải xây dựng bao gồm:
Trang 21+ Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
+ Đất đá do việc đào móng trong xây dựng
+ Các vật liệu như: kim loại, chất dẻo
- Chất thải nông nghiệp bao gồm các vật chất loại bỏ từ các hoạt độngsản xuất nông nghiệp như: gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phânbón và hoá chất bảo vệ thực vật
- Chất thải y tế
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa các chất có chứa một trongcác đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguyhại tới môi trường và sức khoẻ con người
Các nguồn phát sinh chất thải bệnh viện bao gồm:
+ Các loại bông, băng, gạc, nẹp, dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật
+ Các loại kim tiêm, ống tiêm
+ Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ
+ Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân
+ Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủyngân, cadimi, asen, …
+ Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện
2.1.1.3 Thành phần chất thải
Thành phần lý, hoá học của chất thải rất khác nhau tuỳ thuộc vào từngđịa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.Thông thường thành phần của chất thải đô thị bao gồm các hợp phần sau:Chất thải thực phẩm, giấy, chất dẻo, cao su, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thuỷtinh, nhựa, kim loại, bụi, tro, gạch…
Trang 22(nguồn: Báo cáo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, 2015)
2.1.1.4 Ảnh hưởng của chất thải tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng
a Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ dễ dàng bị phân hủy trong môitrường nước Tại các bãi rác nước rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồnnước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ Nước
rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong ráccũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường xungquanh
b Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thíchhợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễmkhác có tác động xấu tới môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt độngcủa con người
c Ảnh hưởng tới môi trường đất
Với lượng rác lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môitrường đất sẽ trở lên quá tải và bị ô nhiễm Các chất ô nhiễm này cùng với
Trang 23kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảyxuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm các tầng nước.
2.1.1.5 Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Chất thải phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lýđúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồngdân cư và làm mất mỹ quan đô thị Thành phần trong chất thải rắn sinh hoạtrất phức tạp, trong đó chứa các mầm bệnh từ người và gia súc, các chất thảihữu cơ, xác sinh vật chết… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản,lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch Một số vi khuẩn, siêu
vi khuẩn, kí sinh trùng… tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như:bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, thương hàn, tiêu chảy, giun sán…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gâybệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phảicác chất thải từ bệnhh viện, công nghiệp…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiềuvấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ônhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và là nơi nuôidưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người Rác thải nếu không đượcthu gom tốt cũng sẽ là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làmgiảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị
2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghi định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ về việcquy định chi tiết về một số điều Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính Phủ quyđịnh về việc quản lí chất thải và phế liệu;
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quyđịnh về việc xử lí vị phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Trang 24- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính Phủ về ưuđãi, hỗ trợ hoạt động môi trường;
- Căn cứ thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010
- Thông tư liên tịch: hướng dẫn việc quản lí kinh phí sự nghiệp môi trường
- Căn cứ văn bản số 2272/BXD-VP ngày 10/11/2008 về công bố địnhmức, dự toán thu gom, vận chuyển và xử lí chôn lấp rác thải đô thị;
- Báo cáo số 152/BC-UBND ngày 16/4/2018 của UBND huyện HữuLũng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hữu Lũng
- Hàng năm đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hìnhthức nhân các sự kiện về môi trường như: Ngày môi trường thế giới 5/6, Tuần
lễ Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 - 06/5), Chiến dịch làmcho Thế giới sạch hơn (20/9), Ngày Đa dạng sinh học (22/5); Ngày nước thếgiới
2.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1 Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
2.3.1.1 Tình hình phát sinh rác thải trên thế giới
Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn mộtnăm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn)
và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và VeoliaPropreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới
Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng sốrác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấnrác công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tínhtoán thực hiện tại 30 nước)
Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn.Theo ước tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm Và tỷ lệ này ởHàn Quốc gần 2000 kg Brazil là 20 kg Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếmkhoảng 275 triệu tấn [17]
Trang 25- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt trong dòng chất thải rắn đô thị rất khácnhau giữa các nước.Theo ước tính, tỷ lệ chiếm tới 60-70% ở Trung Quốcchiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, chiếm 80% ởnước ta Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nước có thu nhập caochỉ có khoảng 25-
35% chất thải sinh hoạt trong toàn bộ chất thải rắn của đô thị (Trần QuangNinh,
2015) [8]
+ Ở Anh: số liệu thống kê tổng lượng chất thải ở Anh cho thấy hàngnăm Liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ước tính 46,6 triệutấn chất thải sinh học và chất thải dạng tương tự phát sinh ở Anh, trong đó 60%chôn lấp,
34% được tái chế và 6% được thiêu đốt Chỉ tính riêng rác thải thực phẩm, theo
dự án khảo sát được thực hiện từ tháng 10/2012-3/2014, chất thải thực phẩm từ
hộ gia đình nhiều hơn hàng tấn so với so với chất thải bao bì chiếm 19% chấtthải đô thị Hàng năm hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu tấn chất thải thựcphẩm, ở England là 5,5 triệu tấn, trong đó 4,1 triệu tấn là thực phẩm có thể sửdụng được Trung bình mỗi hộ gia đình thải ra 276kg chất thải thụcphẩm/năm hay
5,3kg/tuần trong đó 3,2kg vẫn có thể sử dụng được (Trần Quang Ninh, 2015)[8]
+ Nhật Bản: theo số liệu thống kê của Bộ TN & MT Nhật Bản, hàngnăm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác côngnghiệp (397 triệu tấn) Trong tổng số rác thải trên, có khoảng 5% rác thải phảiđưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế Số cònlại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác Với rác thảisinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ,góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón (Trần QuangNinh, 2015) [8]
+ Ở Singapore: mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác Rác
ở Singapore được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp ).Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy
để tái chế Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt
Trang 26thành tro Mỗi ngày chừng 1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốtđược sẽ lên sà lan trực chỉ Semakau Landfill Như vậy khối lượng từ 16.000tấn rác mỗi ngày, sau
Trang 27khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó, sấp xỉ2.000
tấn Trong khi đó, ở Việt Nam đặc biệt là thành phố HCM thải ra khoảng 8.000tấn rác (bằng 1/2 Singapore) nhưng phải tìm chỗ chôn lấp cho ngần ấy số rác(gấp 4 lần Singapore) Chưa hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác dùng đểchạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore (TrầnQuang Ninh,
2015) [8]
+ Ở Nga, mỗi người bình quân thải ra môi trường 300kg/người/năm rácthải Tổng cộng một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn rác,riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm (Trần Quang Ninh, 2015) [8]
- Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinhkhoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị Đến năm 2025, dự tính con số này
sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày (Trần Quang Ninh, 2015) [8]
Bảng 2.2 Phát sinh CTR đô thị và sinh hoạt ở một số nước Châu
Tỷ lệ phát sinh CTRĐT(kg/
người/ngày)
Lượng RTSH (nghìn tấn/năm)
Tỷ lệ phát sinh RTSH (kg/người/ ngày)
Trung Quốc 2011 1267,4 856 130320 1,701 781933 1,023 Hồng Kông 2014 6,8 23800 34404 1,39 27004 1,09
Ấn Độ 2013 1052,0 471 - 0,2-0,55 - Indonesia 2009 194,8 1038 - 0,766 - - Hàn Quốc 2013 47,6 10013 181897 1,05 - - Malaysia 2013 24,5 3868 - 0,88-1,448 - - Philipin 2013 76,5 978 106709 0,5-0,79 - - Đài Loan 2013 22,6 12570 797010 0,97 - - Thái Lan 2013 62,8 5430 1431711 0,62 - - Thổ Nhĩ Kỳ 2012 68,5 2146 2510012 1,00 - 0,57
-(Nguồn: Waste management and recycling in Asia, IGES, 2015)
Trang 28Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thunhập và mức sống của mỗi nước Đối với các nước có nền công nghiệp pháttriển thì thành phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số vàlượng rác này sẽ là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế Hàng nămtoàn nước Mỹ phát sinh một khối lượng rác khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn Trong
đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ quátrình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từ hoạt động công nghiệpchiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm 1%; rác thải sinh hoạtchiếm 1,5% (Trần Quang Ninh, 2015) [8]
2.3.1.2 Quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càngđược quan tâm hơn Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiếnhành một cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trìnhphân loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thugom, vận chuyển theo từng loại rác Các quy định đối với việc thu gom, vậnchuyển, xử lý từng loại rác thải được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy
đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại Một khác biệt trong công tác quản
lý, xử lý rác thải của các nước phát triển là sự tham gia của cộng đồng
Những lò đốt rác hiện đại của các nước Đức hầu như không thải khíđộc ra môi trường Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống haichiều của nước Đức” – được các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rácthải Tại đây các chuyền phân loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc
độ 300.000 km/s để phân loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ Những ống hơi nénđược điều khiển bằng máy tính đặt ở các băng chuyền có nhiệm vụ tách riêngtừng loại vật liệu Sau đó rác thải sẽ được rửa sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy.Quá trình trên sẽ cho ra Granulat, một nguyên liệu thay thế dầu thô trong côngnghiệp hoặc làm chất phụ gia (Phương Thủy, 2009) [10]
Trang 29Tại nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòngnguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệutheo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle) Về thu gom CTRSH, các hộ giađình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, ráckhó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế Rác hữu cơ được thu gomhàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế,hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốtrác thu hồi năng lượng, rác có thể tái chế thì đưa đến các nhà máy tái chế.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành cơ chế thu gom rác rấthiệu quả Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu.Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn Công ty thu gomrác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và táichế theo chương trình Tái chế Quốc gia Chính phủ rất coi trọng việc BVMT.Tại các nước đang phát triển thì công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đềbất cập Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý,trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lạithấp Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế So với các nướcphát triển thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát triển như Việt Nam vàcác nước khu vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều (Phương Thủy, 2009) [10]
Đối với các nước Châu Á chôn lấp rác thải vẫn là phương pháp phổbiến để xử lý chất thải vì chi phí rẻ Các bãi chôn lấp chất thải được chiathành 3 loại: bãi lộ thiên, bãi chôn lấp ban vệ sinh (chỉ đổ chất phủ) và bãichôn lấp hợp vệ sinh Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước cóthu nhập cao, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thấy phổ biến ở các nước đangphát triển Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cải thiện các bãichôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khóphân hủy sinh học, chất thải trơ, các loại chất thải khó tái chế
Trang 30Bảng 2.3 Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á
(Đơn vị: %)
Quốc gia Bãi rác lộ
thiên, chôn lấp Thiêu đốt
Chế biến phân compost
Phương pháp khác
(Nguồn: Giải pháp công nghệ xử lý rác thải quy mô nhỏ thân thiện với môi
trường, Viện khoa học thủy lợi, 2017)
Ở các vùng của Mỹ và Canada có khí hậu ôn đới thường áp dụngphương pháp xử lý rác thải ủ đống tĩnh có đảo trộn như sau: rác thải được tiếpnhận và tiến hành phân loại Rác thải hữu cơ được nghiền và bổ sung vi sinhvật, trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời Chất thải được lên men 8-10 tuần
lễ sau đó sàng lọc và đóng bao
Trang 31Tiếp nhận rác
Loại bỏ tạp chất không hữu cơ
Nghiền hữu cơ
Bổ sung vi sinh vật
Trang 32bùn Đánh luống
Lên men từ 8-10 tuần
Sàng, xử lý chất hữu cơ
Đóng bao phân bón Chôn lấp chất trơ
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ - Canada [5]
2.3.2 Tình hình quản lý, xử lý rác thải ở Việt Nam
2.3.2.1 Tình hình phát sinh rác thải ở Việt Nam
Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục giatăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010 Theo sốliệu thống kê được trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng CTR sinh
Trang 33hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007);26.224 tấn/ ngày (năm 2010), tăng trung bình 10% mỗi năm Đến năm 2014,khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ ngày Chỉ tínhriêng tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn
từ 2010 - 2014 đạt trung bình 12% mỗi năm CTR sinh hoạt đô thị phát sinhchủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng (đường phố, chợ, các trungtâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học ) CTR sinhhoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế(thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18% [15]
Bảng 2.4 Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh qua các năm ở một số
Trang 34TT Ðịa phương Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh (tấn/năm)
(nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2016)
Việc phân loại chất thải rắn (CTR) có thể tiếp cận theo nhiều cách khácnhau Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTR sinh hoạt, CTR xâydựng, CTR công nghiệp, CTR nông nghiệp và làng nghề, CTR y tế Theophạm vi không gian, có thể chia thành CTR đô thị và CTR nông thôn Mặtkhác, nếu theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR thông
Trang 35thường và CTNH Về tổng thể, miền Đông Nam Bộ là khu vực có mức phátsinh CTR cao nhất trong cả nước lên đến 33%, tiếp đến là Đồng bằng sôngHồng với mức phát thải là 22%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là18%; Đồng bằng sông Cửu Long là 15%; rồi đến Trung du và miền núi phíaBắc là 7%; khu vực Tây Nguyên có lượng phát sinh CTR đô thị là 5% thấpnhất so với các khu vực khác.
Hình 2.3 Tỷ lệ phát sinhCTR tại 6 vùng trong cả nước [15]
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đôthị vùng Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới10.870 tấn/ngày hay 3.913.200 tấn/năm (chiếm 33,44% tổng lượng phát sinhchất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các
đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
đô thị là 9.500 tấn/ngày hay 3.420.000 tấn/năm (chiếm 29,22%) Các đô thịkhu vực miền núi Tây Bắc có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thịthấp nhất chỉ có 290.160 tấn/năm (chiếm 2,48% ), tiếp đến là các đô thị thuộccác tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
là 382.320 tấn/năm (chiếm 3,27%) (bảng 2.5)
Trang 36Bảng 2.5: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt
Nam đầu năm 2016
STT Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình quân trên đầu người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
a Quản lý rác thải ở Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang là thách thứclớn đối với nhà quản lý Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng,sản suất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tănglên Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%,còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựavào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành
Trang 37phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hóa hoạt động còn thấp, người dânchưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy
rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải
b Xử lý rác thải tại Việt Nam
Các phương pháp xử lý CTR đô thị hiện nay phổ biến là chôn lấp CTRkhông có xử lý; chôn lấp CTR có phun chế phẩm EM, vôi bột; chôn lấp CTR
có kỹ thuật kiểm soát, xử lý ô nhiễm; sử dụng lò đốt; chế biến phân composttheo công nghệ nước ngoài; chế biến CTR theo công nghệ Seraphin, An SinhASC; đốt CTR thu năng lượng; đốt CTR yếm khí thành than
Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2016, tính đến năm 2012, cảnước có khoảng 25 nhà máy xử lý CTR được đầu tư xây dựng và đưa vào vậnhành với tổng công suất thiết kế khoảng 4.000 tấn/ngày hoạt động chủ yếu tạimột số đô thị, trong đó có 3 nhà máy sử dụng công nghệ đốt, 3 nhà máy sửdụng kết hợp cả đốt và sản xuất phân bón compost Các nhà máy còn lại sửdụng công nghệ sản xuất phân compost kết hợp chôn lấp đã được đầu tư xâydựng và đi vào vận hành Các nhà máy này đã góp phần giảm thiểu chất thảiphải chôn lấp và hạn chế các tác động đến môi trường Tính đến Quý I năm
2014, trong khuôn khổ Chương trình xử lý CTR giai đoạn 2011 - 2020 đã có
26 cơ sở xử lý CTR tập trung được đầu tư xây dựng theo hoạch xử lý CTRsinh hoạt của các địa phương Trong số 26 cơ sở xử lý CTR có 03 cơ sở xử lý
sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu
cơ, 11cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt, 01
cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu Tuy nhiên, hiệu quảhoạt động của công nghệ xử lý CTR sinh hoạt sử dụng tại 26 cơ sở này chưađược đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện; chưa lựa chọn được mô hình côngnghệ xử lý CTR sinh hoạt hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật,kinh tế, xã hội và môi trường
Trang 38Xử lý rác thải theo tiêu chuẩn 3RVE: Hiện nay nhiều nước phát triểntrên thế giới đang thực hiện chiến lược 3RVE trong quản lý và xử lý c h ất t h ả i rắn (CTR) Đó là: giảm thiểu (Reduce); tái chế (Recycle); sử dụng lại(Rense); nâng cao giá trị (Validate); xử lý những phần không thể sử dụng(Eliminate) Đây là một công nghệ tổng hợp được xử dụng rộng rãi vì nó tíchhợp của nhiều khâu trong quá trình thực hiện: phân loại, thiêu đốt, t á i c hế , xửdụng lại và cuối cùng là chôn lấp phần không thể xử lý được, lượng chôn lấpthông thường theo quy định<10%.
Tại Cà Mau, một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt áp dụng mô hìnhcông nghệ VIBIO đang hoạt động, biến rác thải thành phân vi sinh và các chấthữu ích khác như Compost 50-55%, đóng rắn 3-5%, phế liệu 15-20%, hóadầu 10-15%, đốt 3,5%, chôn lấp 5-7% Lượng rác thu gom trên địa bàn tỉnhmới đáp ứng công suất 160 tấn/ngày của nhà máy Cà Mau đang lên kế hoạchxây dựng thêm nhiều nhà máy giống như vậy tại huyện Trần Văn Thời, và sẽđưa công nghệ chế biến phân vi sinh thành phân thương phẩm bán ra thịtrường (Minh Cường, 2015) [16]
Tại thành phố Đà Nẵng, nhà máy chế biến rác thải nilon thành dầu POcủa Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam là nhà máy xử lý rác thải rắn đầutiên tại Việt Nam cho ra thành phẩm là dầu và các loại nguyên liệu có lợi chomôi trường khác Hơn 50 tấn nilon mỗi ngày trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
sẽ được đưa đi xử lý Theo tính toán của công ty, cứ 3 tấn nilon được tái chế
sẽ cho ra 1 tấn dầu PO và RO Trong tương lai, mỗi ngày nhà máy có thể sảnxuất ra 17 tấn dầu cho thành phố Đà Nẵng với lượng rác thải như hiện nay Ởgiai đoạn 1, nhà máy đang đi vào hoạt động với công suất xử lý 9 tấn/ngày.Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc công ty cho biết, lượng rác thải chôn lấp tạiđây sẽ chỉ còn khoảng 10% Hơn 90% rác sẽ được chế biến thành các sảnphẩm hữu ích cho cuộc sống (Minh Cường, 2015) [16]
Trang 39Sau đây là 3 biện pháp xử lý rác thải phổ biến nhất hiện nay:
Thu gom rác thải vào bãi rác đã quy hoạch từ trước rồi đem đi xử lý
Đây là phương pháp truyền thống, có thể tiêu hủy được lượng lớn rácthải Rác sinh hoạt từ mọi nhà được thu gom mang đến bãi rác để xử lý Hiệntại, nước ta có khá nhiều bãi chứa và xử lý rác thải Tuy nhiên, thực trạng cácbãi rác chưa được đầu tư, xây dựng đúng mức gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng quanh bãi rác đó Có thể đến như khu liên hợp xử lý chất thảiNam Sơn là bãi rác lớn nhất Hà Nội là một ví dụ Mặt khác, để xây dựng mộtbãi rác đúng tiêu chuẩn rất lớn, tiêu tốn ngân sách hàng trăm tỷ đồng/bãi, chonên giải pháp này chưa phải là tối ưu
Sử dụng hóa chất để xử lý rác thải
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số loại chế phẩm hóa chất cóthể khử sạch mùi hôi rác thải Một số hóa chất có thể kể đếnBioStreme 9442F, hóa chất xử lý mùi hôi nước thải, bãi rác ô nhiễm GEM-K,sản phẩm hóa chất EM WAT-1, hóa chất khử mùi Clean Air, Tiến hành sửdụng bình phun hóa chất này lên bãi rác là có thể tiêu hủy được mùi hôi thối
từ bãi rác Tuy nhiên, đôi khi sử dụng các loại hóa chất này có thể gây hạitrực tiếp đến sức khỏe con người Chính vì vây, biện pháp xử lý rác thải nàycũng chưa triệt để hoàn toàn
Sử dụng lò đốt rác thải rắn
Sử dụng lò đốt rác rắn là công nghệ tiến tiến bậc nhất hiện nay trongviệc xử lý rác thải Có 2 loại lò đốt rác đó là:
+ Ḷò đốt công suất lớn có sử dụng năng lượng
+ Lò đốt rác gia đình công suất nhỏ không có sử dụng năng lượng
Với những ưu điểm vượt trội: giá thành rẻ, dễ thi công, lắp đặt nguyên
lý vận hành đơn giản Xử lý sạch mọi nguồn rác thải, kể cả là nguồn rác thải y
tế với nhiều vi khuẩn vi rút nguy hiểm Tro tàn có thể sử dụng làm phân bón
Trang 40hoặc làm gạch xây nhà Chính vì vậy sử dụng lò đốt rác thải rắn là biện pháp
xử lý rác thải triệt để nhất hiện nay Nên phương pháp sử dụng l ò đ ố t r á c th
ả i đ ể xử lý rác đang được rất nhiều người dân, cũng như các cơ sở bảo vệmôi trường hiện nay tin dùng