Rất hay bà bổ ích !
Trang 1MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Mục tiêu yêu Cầu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1 Trong học tập và nghiên cứu 2
1.4.2 Trong thực tiễn 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1 Khái niệm về chất thải 3
2.1.2 Khái niệm về chất thải rắn (CTR) 3
2.1.3 Khái niệm về rác thải sinh hoạt 4
2.1.4 Các nguồn phát sinh và các dạng chất thải rắn 4
2.1.5 Phân loại chất thải rắn 5
2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 5
2.3 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam 7
2.3.1 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới 7
2.3.2 Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam 11
2.3.2.1 Tình hình quản lý rác thaỉ ở Việt Nam 11
2.3.2.2 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai 16
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.2 Thời gian nghiên cứu 18
3.3 Nội dung nghiên cứu 18
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Lu - Bảo thắng - Lào Cai 18
3.3.2 Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn phố Lu 18
3.3.3 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 18
3.3.4 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 18
Trang 23.4.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn 18
3.4 Phương pháp nghiên cứu 19
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 19
3.4.2 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 19
3.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 19
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai 20
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
4.1.1.1 Vị trí địa lý 20
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 20
4.1.1.3 Khí hậu thuỷ văn 20
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên 21
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 22
4.1.2.1 Dân số và lao động 22
4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng - dịch vụ 22
4.1.2.3 Thực trạng phát triển đô thị 23
4.1.2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 24
4.2 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn phố Lu 25
4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải tại thị trấn Phố lu 25
4.2.2 Thành phần rác thải trên địa bàn thị trấn Phố Lu 27
4.2.3 Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 28
4.2.3.1 Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn qua các năm (từ năm 2009-2011) 28
4.2.3.2 Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu năm 2012 29
4.3 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 31
4.3.1 Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý VSMT doanh nghiệp Công Chiểu 31
4.3.2 Phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn .32
4.3.3 Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 32
4.3.3.1 Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu .32
Trang 34.3.3.2 Lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và tỷ lệ thu gom trên địa
bàn thị trấn từ năm 2009 đến năm 2011 33
4.3.3.3 Lượng thu gom rác sinh hoạt thải qua 4 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn thị trấn 34
4.3.4 Tình hình phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị Phố Lu 36
4.3.4.1 Hiện trạng phân loại rác thải trên địa bàn thị trán Phố Lu 36
4.3.4.2 Hiện trạng vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 36
4.3.5 Dự báo sự gia tăng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu đến năm 2020 37
4.4 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 39
4.4.1 Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt 39
4.4.2 Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt 40
4.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn 43
4.5.1 Thuận Lợi và khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 43
4.5.2 Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn 45
4.5.2.1 Giải pháp phân loại ngay tại nguồn 45
4.5.2.2 Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý 46
4.5.2.3 Giải pháp về kinh tế - xã hội 46
4.5.2.4 Giải pháp quản lý 46
4.5.2.5 Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, đào tạo 47
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48
5.2 Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hoạt động thu gom rác của một số thành phố ở Châu Á 10
Bảng 2.2: Các phương pháp xử lý rác thải một số nước ở Châu Á 11
Bảng 2.3: Bảng tỷ lệ phát sinh CTRSH ở các vùng trong nước 15
Bảng 4.1: Hiện trạng phát sinh nguồn rác thải trên địa bàn thị trấn 25
Bảng 4.2: Kết quả điều tra về thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn .27
Bảng 4.3: Lượng rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn từ năm 2009 đến năm 2011 29
Bảng 4.4: Lượng rác sinh hoạt phát sinh trong các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn hàng ngày 30
Bảng 4.5: Danh sách cơ cấu nhân sự của đơn vị quản lý VSMT doanh nghiệp Công Chiểu 31
Bảng 4.6: Hiện trạng phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 32
Bảng 4.7: Bảng thời gian thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 33
Bảng 4.8: Lượng rác thải thu gom và tỷ lệ thu gom từ năm 2009 - 2011 .33
Bảng 4.9: Bảng tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh và thu gom qua 4 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn thị trấn Phố Lu 35
Bảng 4.10: Bảng dự báo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại thị trấn Phố Lu đến năm 2020 38
Bảng 4.11: Kết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt 39
Bảng 4.12: Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt 41
Trang 5Bảng 4.13: Bảng ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom
rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 42
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống hoạt động tái chế rác thải ở Đức 9Hình 4.1: Biểu đồ hiện trạng phát sinh nguồn rác thải trên địa bàn thị
trấn Phố Lu 25Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải tại thị trấn Phố Lu 27Hình 4.3: Biểu đồ Lượng rác thải phát sinh và thu gom tại thị trấn Phố Lu
34Hình 4.4: Biểu đồ Lượng rác thải phát sinh và thu gom trong 4 tháng
đầu năm 2012 tại thị trấn Phố Lu 35Hình 4.5: Biểu đồ dự báo lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại thị trấn
Phố Lu đến năm 2020 38Hình 4.6: Biểu đồ mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý
rác thải sinh hoạt 41Hình 4.7: Biểu đồ ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ thu gom
rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu 42
Trang 7Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Trái đất như một thực thể sống và mỗi con người chúng ta là một tế bàocủa thực thể sống ấy, nếu như những tế bào đó lại bị thay thế bởi những thứnhư: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp, thì tráiđất của chúng ta sẽ như thế nào
Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu của con người khôngngừng tăng, quá trình khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng đểphục vụ mục đích đó đã dẫn đến sự suy thoái về nguồn tài nguyên, ô nhiễm môitrường không khí, đất, nước và bệnh tật phát sinh,…
Nước ta là một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước đã đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu Tuy nhiên
sự phát triển kinh tế-xã hội cũng đã gây ra những hậu quả về môi trườngnghiêm trọng và trở thành mối quan tâm lớn của xã hội
Trong những năm gần đây, Lào Cai là một tỉnh có nền kinh tế pháttriển nhanh chóng trong nước, đặc biệt đã thu hút rất nhiều nguồn đầu tư kinh
tế quan trọng trong và ngoài nước Đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế-xãhội của tỉnh phải kể đến huyện Bảo Thắng, là huyện tập trung nhiều ngànhcông nghiệp (khu công nghiệp Tằng Loỏng, nhà máy phốtpho, nhà máy chếbiến Lâm sản, ) và dân số đông nhất trong các huyện của tỉnh
Tuy nhiên, do Nền kinh tế phát triển, mật độ dân số đông, các nhu cầutiêu thụ của người dân không ngừng tăng mạnh nên lượng rác thải sinh hoạtcủa người dân ngày càng nhiều, ngay bên cạnh những con đường đi, trong giađình, ở trường học và nơi làm việc, các khu chợ, các khu vui chơi rác thảisinh hoạt có mặt ở tất cả mọi nơi Rác thải sinh hoạt đang tăng lên với tốc độchóng mặt từng ngày từng giờ cùng với nhịp độ phát triển của xã hội trongkhi đó ý thức Bảo vệ môi trường của người dân nói chung lại không bắt kịpvới các nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của họ đã gây ra những tác động xấutới môi trường nghiêm trọng (ô nhiễm không khí, bốc mùi hôi thối; ô nhiễmnguồn nước, nước nhiễm bẩn, chứa các vi sinh vật gây bệnh, bệnh tật ) đang
đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của người dân nơi đây
Trang 8Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, sự đánh giá của bản thân và được sựđồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên vàMôi Trường, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên: Th s Vũ Thị Quý, tôi tiến
hành “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai”
1.2 Mục đích
- Đánh giá được hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thảisinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lýnhằm nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, góp phần cảithiện chất lượng môi trường tại địa phương
1.3 Mục tiêu yêu Cầu
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn thị trấnPhố Lu
- Đánh giá được hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
- Đánh giá được tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấnPhố Lu
- Đánh giá được nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thảisinh hoạt trên địa bàn thị trấn
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao công tác quản lýrác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Trong học tập và nghiên cứu
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu đểlàm quen với thực tế
- Nâng cao kiến thức và tích luỹ được kinh nghiệm thực tế phục vụ chocông tác sau này
Trang 9Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Khái niệm về chất thải
- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác (LBVMT, 2005) [7]
- Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của conngười, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinhhoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khác sạn Ngoài ra còn phátsinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường
bộ, đường thủy… (Nguyễn Đình Hương, 2003) [6]
2.1.2 Khái niệm về chất thải rắn (CTR)
- Theo điều 3 Nghị Định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chínhphủ về quản lý chất thải rắn [7] quy định:
+ Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
+ CTR công nghiệp: Là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuấtcông nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác
+ Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữtạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quannhà nước có thẩm quyền chấp nhận
+ Lưu trữ CTR: Là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định
ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý
+ Vận chuyển CTR: Là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thugom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấpcuối cùng
+ Xử lý CTR: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuậtlàm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích CTR; thuhồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR
- Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, carton,nhựa, vải, cao su, gỗ, xác động thực vật,… và các chất vô cơ như: thủy tinh,
nhôm, đất cát, phế liệu, kim loại khác,… (Nguyễn Đình Hương, 2003) [6]
Trang 10- Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ CTR hình dạng tương đối cố định, bịvứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay CTR sinh hoạt là một
bộ phận của CTR, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001) [10]
2.1.3 Khái niệm về rác thải sinh hoạt
+ CTR sinh hoạt: Là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng (điều 3 Nghị Định 59/2007/NĐ-CP) [9]
+ Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong các hoạt động sinh hoạthàng ngày của con người từ các khu dân cư, cơ quan, trường học,… vì vậyrác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử
lý phù hợp để thu hồi năng lượng và BVMT (Nguyễn Thế Chinh, 2003)
+ Quản lý rác thải sinh hoạt: Là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư,xây dựng cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, táisử dụng, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm ô nhiễm môi trường
2.1.4 Các nguồn phát sinh và các dạng chất thải rắn
Các nguồn phát sinh chất thải rắn:
+ Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư,…): thực phẩmthừa, carton, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, nilon, các kim loại khác, tro, lácây, các chất thải đặc biệt(đồ điện hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe,…) và cácchất độc hại sử dụng trong gia đình
+ Thương mại(kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạmxăng dầu, gara…): giấy, carton, nhựa, thức ăn thừa, thủy tinh, kim loại, cácloại rác đặc biệt(dầu mỡ, lốp xe, ) và các chất độc hại
+ Công nghiệp (xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng,lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy điện, ): chất thải từ quá trình côngnghiệp, chất thải không phải từ quá trình công nghiệp (thức ăn thừa, tro, bã,chất thải xây dựng, )
+ Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại,…): các chấtthải nông nghiệp như rơm rạ, các chất thải độc hại như chai, lọ, bao bì đựng
thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, (Nguyễn Đình Hương, 2003) [8]
Trang 112.1.5 Phân loại chất thải rắn
Có nhiều cách khác nhau để phân loại chất thải dựa vào thành phần,tính chất, nguồn gốc phát sinh,…
Các cách phân loại rác thải:
- Phân loại theo chất của nó gồm có rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ
- Phân loại theo nguồn của nó gồm có:
+ Rác thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở đô thị, làng mạc, khu dulịch, nhà ga, trường học, công viên,…
+ Rác thải y tế: là loại rác thải phát sinh trong hoạt động y tế, bệnh viện + Rác thải công nghiệp và xây dựng: phát sinh trong quá trình sản xuấtcông nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản trước và sau thu
hoạch,…[12]
- Phân loại theo thành phần gồm:
+ Rác thải tự phân huỷ
+ Rác thải tái chế được
+ Rác thải có thành phần độc hại không tái chế được
- Phân loại theo tính chất nguy hại thì CTR chia ra 2 loại:
+ CTR thông thường: là rác thải không chứa các chất và hợp chất cómột trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
+ CTR nguy hại: là loại CTR có độc đối với con người, vật nuôi và môitrường bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rác thải sinh hoạt
dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các rác thải phóng xạ, các rác thải nhiễmkhuẩn, lây lan,
2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 ban hành ngày 29 tháng
11 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2009 về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 29/2011/ND-CP của Chính phủ quy định về đánh giámôi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết
bảo vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/4/2011 và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011
Trang 12- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên
và Môi trường về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tácđộng chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ quyđịnh về Quản lý chất thải rắn (CTR)
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng vềviệc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59 /2007/NĐ-CP ngày09/4/2007 của Chính phủ quy định về Quản lý chất thải rắn (CTR)
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quyđịnh về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR)
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ tài chínhhướng dẫn thực hiện nghị định số 174 /2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 củaChính phủ quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR)
- Nghị Định Số: 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưuđãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT)
- Thông tư số 121/2008/TT- BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chínhhướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư choquản lý CTR
- Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/06/1998của Ban chấp hành trung ương
về việc tăng cường BVMT trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóađất nước
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệmôi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ Tướngchính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghịquyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trườngtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng thể CTR đến năm 2025 vàtầm nhìn đến năm 2050
Trang 13- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 doThủ tướng Chính phủ ban hành
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp
- Báo cáo số 129-BC/TU của Tỉnh ủy Lào Cai về kết quả thực hiệnnghị quyết số 06-NQ/TU ngày 07/05/2007 của Tỉnh ủy Lào Cai về nâng caonăng lực quản lý và bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững, giai đoạn2006-2010 và định hướng đến năm 2020
- Chỉ thị Số: 06/2010/CT-UBND ngày 21/6/2010của Chủ tịch UBND
tỉnh Lào Cai về Tăng cường công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xâydựng đô thị - nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
2.3 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới
Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tàinguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên tính theo đầu người Dân thành thị ởcác nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triểngấp 6 lần, lượng rác thải ra ở các nước phát triển là 2, 8kg/người/ngày; ở cácnước đang phát triển là 0, 5kg/người/ngày (Nguyễn đình Hương, 2003) [6]
Hiện nay, CTR đang là một trong những nguyên nhân gây ÔNMTnghiêm trọng Chính thói quen xả rác bừa bãi, sự mất vệ sinh,… dẫn đến ônhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người chúng ta
Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt mỗi nước trên thế giới là khácnhau, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng củangười dân nước đó Tỷ lệ phát sinh rác thải sinh hoạt tăng tỷ lệ thuận với mứctăng GDP tính theo đầu người Tỉ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một
số thành phố trên thế giới như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6kg/người/ngày; Sigapo là 2kg/người/ngày; Hồng kông là 2,2kg/người/ngày;Newyork (Mỹ) là 2,65kg/người/ngày Nếu tính bình quân một người thải rangoài môi trường 0,5kg rác/người/ngày thì trên thế giới 7 tỷ người sẽ thải ramỗi ngày khoảng 3,5 triệu tấn rác và mỗi năm sẽ có khoảng sẽ có khoảng 1,
27 tỷ tấn rác thải
Trang 14Tỉ lệ CTR sinh hoạt trong dòng CTR đô thị rất khác nhau giữa các nướcrất khác Theo Ngân hàng thế giới ước tính, tỉ lệ này chiếm tới 60% - 70% ởtrung quốc (Gao et al, 2002); chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin và38% ở Nhật Bản và 80% ở nước ta Theo đánh giá của ngân hàng thế giới cácnước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25 - 35% chất thải sinh hoạt trong dòngchất thải rắn đô thị Các số liệu thống kê gần đây về tổng lượng chất thải ở Anhcho thấy hàng năm liên hiệp Anh tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó có 46,
6 triệu tấn chất thải sinh hoạt và chất thải dạng tương tự tự phát sinh ở Anh,60% số này được chôn lấp, 34% được tái chế và 6% được thiêu đốt Chỉ tínhriêng rác thải thực phẩm, theo khảo sát dự án được thực hiện vào tháng 10/2006
- 3/2008 chất thải được tạo ra từ hộ gia đình nhiều hơn tới hàng tấn so với chấtthải bao bì, chiếm 19% chất thải đô thị (Nguyễn văn Thái, 2005) [17]
Ở Nhật Bản: theo thống kê của Bộ môi trường Nhật Bản hàng năm
nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác thải côngnghiệp (chiếm 397 triệu tấn) Trong tổng số rác thải trên, chỉ có 5% rác thảidược đem chôn lấp, 36% được đưa vào nhà máy tái chế, số còn lại được đốthoặc chôn tại các nhà máy xử lý Với rác thải sinh hoạt của ga đình, khoảng70% rác thải được tái chế thành phân bón hữu cơ góp phần giảm bớt nhu cầu
sản xuất và nhập khẩu phân bón (Hoàng Quang, 2010) [13]
Ở Sigapo: mỗi ngày thải ra khoảng 16 000 tấn rác Rác ở Sigapo được
phân loại tại nguồn (tại nhà dân, nhà máy, xí nghiệp, ), nhờ vậy khoảng 56%lượng rác (9.000 tấn) thải ra mỗi ngày được quay lại các nhà máy để tái chế.Khoảng 41% lượng rác (7000 tấn) được đưa vào nhà máy để đốt thành tro,lượng rác còn lại (500 tấn) không thể đốt được cùng với lượng tro đốt sẽ đượcđem chôn lấp Như vậy từ khối lượng ban đầu qua quá trình xử lý thì chỉ cầnbãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó xấp xỉ 2000 tấn Nhiệt năng sinh ratrong quá trình đốt rác dùng để chạy máy phát điện đủ để cung cấp cho 3%tổng nhu cầu điện của Sigapo (Lê Huỳnh mai và cs, 2008) [8]
Ở Mỹ: hàng năm toàn nước Mỹ phát sinh một khối lượng rác thải khổng
lồ lên tới 10 tỷ tấn Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác dầu mỏ và khíchiếm 75%; rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%; rác thải từhoạt động sản xuất công nghiệp chiếm 9, 5%; rác thải từ cặn cống thoát nước
chiếm 1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1, 5% (Lê Văn Nhương, 2001) [11]
Trang 15Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càngđược quan tâm nhiều hơn Đặc biệt tại các nước phát triển công việc này càngđược tiến hành chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ của người dân, quá trình phân loạirác tại nguồn, thu gom tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vậnchuyển cho từng loại rác Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển vàxử lý từng loại rác được quy định rất chặt chẽ vão ràng đầy đủ với các trangthiết bị hiện đại Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải là có sựtham gia của cộng đồng
Ở Đức, có thể nói ngành tái chế rác đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay.Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc từ năm 1991 cho đến nay Ởnước này giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phânloại rác là một trong những phương pháp mà những nhà quản lý Đức đã ápdụng [14]
Chất thải khác
Bao bì
Đầu tư
Đưa ra giá thu gom và tái chế
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống hoạt động tái chế rác thải ở Đức
Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòngnguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chhu trình xử lý nguyên liệutheo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle) về thu gom chất thải rắn sinh hoạt,các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: rác hữu cơ dễ phân
Chính quyền địa phương
Đốt rác, chôn lấp
Trang 16hủy; rác tái chế và rác khó tái chế nhưng có thể cháy được Túi đựng rác là docác gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng, rác gia đình do nhà nước quản lý, cònrác từ các doanh nghiệp sản xuất thì do chính doanh nghiệp đó quản lý vàchịu trách nhiệm về lượng rác của họ và điều này được quy định trong luậtmôi trường (Dự án Danida, 2007) [3]
Tại Sigapo, có thể nói Sigapo là một quốc gia có môi trường xanh sạch - đẹp của thế giới Chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường, cụ thểpháp luật về môi trường được thực hiện một cách toàn diện, là công cụ hữuhiệu nhất để đảm bảo cho môi trường sạch đẹp của Sigapo Cơ chế thu gomrác rất hiệu quả, việc thu gom được tổ chức đấu thầu cho các nhà thầu Rácthải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế của quốc gia ỞSigapo, hút thuốc, vứt rác không đúng nơi quy định bị phạt 500 đô la trở lên
-(Hoàng Quang, 2010) [13]
Ở các nước đang phát triển, công tác quản lý, xử lý rác thải còn nhiều vấn
đề bất cập Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển và xử lý rác chưa hợp lý,trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lạithấp Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế So với các nước pháttriển thì tỉ lệ thu gom ở các nước đang phát triển còn thấp hơn nhiều
Bảng 2.1 Hoạt động thu gom rác của một số thành phố ở Châu Á Thành
(Nguồn: Trung tâm quốc gia về phát triển khu vực của Nhật bản, 2004)
Đối với các nước Châu Á thì chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp xử
lý phổ biến vì chi phí rẻ Các bãi chôn lấp được chia thành 3 loại: bãi lộ thiên,bãi chôn lấp bán lộ thiên (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp vệ sinh Bãichôn lấp hợp vệ sinh thường được áp dụng ở những nước có thu nhập cao,
Trang 17kinh tế phát triển, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thường thấy ở những nước
đang phát triển (Nguyễn trung Việt, 2007) [16]
Bảng 2.2 Các phương pháp xử lý rác thải một số nước ở Châu Á
(Đơn vị:%)
Nước
Bãi rác lộ
thiên, chôn lấp
Thiêu đốt
Chế biến phân compost
Phương pháp khác
(Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2006)
2.3.2 Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam
2.3.2.1 Tình hình quản lý rác thaỉ ở Việt Nam
Ô nhiễm môi trường đô thị, xử lý chất thải rắn đô thị là những kháiniệm không còn mới, ngày nay trên thế giới hay ngay ở nước ta nó là vấn đề đãđược nhắc đến thường xuyên, trên các phương tiện thông tin đại chúng haytrong các văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Vấn
đề xử lý chất thải rắn vẫn luôn là những đề tài mang tính thời sự nóng hổi từ áp
Trang 18lực diện tích bãi chôn lấp đến những vụ việc vi phạm từ đơn giản như đổ trộmrác thải xây dựng hay phức tạp hơn như việc nhân dân biểu tình phản đối chặncác xe vận chuyển rác thải vào bãi tập kết do gây ô nhiễm môi trường,…
Đối phó với các vấn đề về ô nhiễm môi trường, cụ thể hơn là chất thảirắn phát sinh từ các đô thị, Nhà nước ta đã ban hành những chiến lược, chínhsách mang tầm cỡ quốc gia về quản lý chất thải rắn, như Luật bảo vệ môitrường, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn, Chương trình đầu tư quản lý chất thải rắn giai đoạn
2011-2020 được ban hành theo quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủtướng Chính phủ, vấn đề xử lý chất thải rắn còn được đưa vào các nội dungphát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng dự án cụ thể
Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại Cùng với sựphát triển kinh tế (GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 8,43%), gia tăng dân
số (90.549.390 người-CIA công bố vào tháng 7 năm 2011) cộng với sự lãngphí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, rác thải có số lượngngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiềunguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ con người Là một nước đangphát triển, tốc độ tăng các rác thải sinh hoạt ở cả thành thị và nông thôn, rácthải công nghiệp, y tế ở nước ta còn nhanh hơn các nước khác, từ năm 2003
đến 2008 tăng gấp 2 lần [1]
Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ Tính đến tháng6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (HàNội và TP Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thànhphố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V(thị trấn và thị tứ) Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh
đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đãtạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và pháttriển không bền vững Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công
nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp [2]
Trang 19Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có
xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%
Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triểnmạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnhPhú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá(12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phátsinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%) Tổnglượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV làcác trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,
5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, cácchợ và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ
sở y tế Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ởcác đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng
chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị (Cục bảo vệ môi trường, 2008) [2]
Tình hình trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Tại Hà Nội, khốilượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình 15%/năm, với tổng lượng ước tính5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoán chỉ sang năm (2015) có thể không còn chỗ đểđổ rác Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt,mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý
Hiện nay phương pháp xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp Tuy nhiêntrong 91 bãi rác lớn hiện đang tồn tại trên cả nước, chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh,chiếm chưa tới 19% Trong khi đó, có 49 bãi rác (chiếm gần 54%) đang gây ônhiễm nghiêm trọng hầu hết rác thải sinh hoạt vẫn chỉ được chôn lấp tại cácbãi đổ, là hình thức thô sơ nhất với nhiều nhược điểm như tốn diện tích đất,mùi hôi thối ảnh hưởng đến khu dân cư, có thể trở thành nguồn phát sinh dịchbệnh, tác động nghiêm trọng tới môi trường và không tận dụng được cácnguyên liệu có thể tái sinh Nước rỉ rác thải tự do thấm xuống đất, gây ônhiễm nguồn nước Số lượng rác được “chế biến” chiếm một tỷ lệ rất thấp vàcó những công nghệ đã thành công như chuyển hoá rác thành phân vi sinhhay đốt và xử lý khí thải trước khi phóng thải ra ngoài trời (chưa thu hồi nhiệt
Trang 20và kết hợp sản xuất điện) hoặc lấy tro xỉ làm vật liệu xây dựng với quy mô
nhỏ bé (Cục bảo vệ môi trường, 2008) [2]
Mỗi năm cả nước thải ra hơn 15 triệu tấn rác Trong đó, rác sinh hoạt
đô thị và nông thôn chiếm khoảng 12,8 triệu tấn; rác công nghiệp khoảng 2,7triệu tấn; lượng rác thải y tế khoảng 2,1 vạn tấn, các chất thải độc hại trongcông nghiệp là 13 vạn tấn và rác thải trong nông nghiệp (kể cả hóa chất)
khoảng 4,5 vạn tấn (Tổng hội Xây dựng Việt Nam, 2009) [15]
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đôthị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lêncủa cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phátsinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%) Các đô thị khu vựcmiền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng TâyNguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP Hồ Chí Minh(5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh
ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP Đồng Hới 32,
0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thịđặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 - 0,96kg/người/ngày); đô thị loại
II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người làtương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phátsinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65
kg/người/ngày [2]
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thịphát triển du lịch như TP Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP Hội An 1,08kg/người/ngày; TP Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP Ninh Bình 1,30kg/người/ngày Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầungười thấp nhất là TP Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày;Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày;Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân
Trang 21đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày
Bảng 2.3 Bảng tỷ lệ phát sinh CTRSH ở các vùng trong nước
STT Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình quân đầu người (kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị
(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008)
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổnglượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệtương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới Tổng lượngphát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lênkhoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cảcác đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm) Dự báo tổng lượng CTRSH đô thịđến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần
22 triệu tấn/năm Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữuquan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăngcường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp
Trang 22phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra (Cục bảo vệ môi
trường, 2008) [2]
2.3.2.2 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Là một tỉnh vùng cao phía bắc đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển công nghiệp khai khoáng, du lịch sinh thái và có cửa khẩu quốc
tế thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá tăng thu ngân sách địaphương, đời sống, kinh tế, xã hội, thể hiện qua việc đẩy mạnh đô thị hóa,đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất,tiểu thủ công nghiệp,… Song hành cùng sự phát triển nói chung, chất thảirắn phát sinh từ các hoạt động của đô thị, dịch vụ đang đặt ra những vấn đềcấp bách cần sự phối hợp giải quyết của các cấp các ngành, từ các cơ sở sảnxuất, kinh doanh cho tới mỗi người dân
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai việc xử lý rác thải sinh hoạt cơ bảnđược thực hiện theo các bước thu gom, vận chuyển và chôn lấp tại các bãirác tập trung Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị thu gom, vận chuyển vàxử lý rác thải sinh hoạt đô thị Hiện chỉ có Công ty Môi trường đô thị đượcgiao nhiệm vụ thu gom, xử lý rác thải của thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa,Bắc Hà và Bát Xát Còn các huyện khác việc vệ sinh môi trường mới chỉ docác doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ… quản lý, chính sự chính quản lý khôngđồng bộ này, dẫn đến thực trạng các đơn vị không có sự liên kết, phối hợp vớinhau "mạnh ai nấy làm" Chôn lấp rác thải tập trung là biện pháp xử lý đơngiản, tiết kiệm, tuy nhiên do đặc thù của tỉnh miền núi nên các bãi thải chủ yếuđược lựa chọn theo địa hình thung lũng hoặc khe núi, không được xử lý nềnđáy, do đó toàn bộ nước rỉ rác bị ngấm xuống đất gây ra những tác hại rất tolớn, lâu dài và đã được nói đến rất nhiều như tốn diện tích đất sử dụng làm bãichôn lấp, ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, lãng phí nhiều thànhphần trong rác thải có thể tái sử dụng được, rác thải không được xử lý triệt đểcòn gián tiếp ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như văn hóa, phát triển dịch vụ
du lịch, (Sở tài nguyên môi trường tỉnh Lào Cai, 2010) [18]
Hầu hết các bãi rác mới chỉ để lộ thiên hoặc xử lý sơ bộ Bên cạnhnhững khó khăn, tồn tại, cũng phải kể đến công tác tuyên truyền giáo dụcpháp luật về bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên, ý thức của người
Trang 23dân chưa được nâng lên Năng lực của các đơn vị làm dịch vụ về vệ sinh môitrường còn hạn chế, thiếu kinh phí hoạt động, chưa đáp ứng được yêu cầu vệsinh môi trường Các bãi rác đã được quy hoạch, song việc xử lý mới chỉmang tính tạm thời, chưa theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp, một số điểm "nóng"
về môi trường có phát sinh nhiều chất thải nguy hại như: Cụm công nghiệpTằng Loỏng (Bảo Thắng) chưa bố trí khu xử lý chất thải tập trung Xã Bảo Hà(Bảo Yên), nơi tập trung đông các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nơinhiều khách đến tham quan du lịch, lượng rác thải ngày càng nhiều nhưngchưa có đơn vị nào kinh doanh dịch vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đảmbảo vệ sinh môi trường Một số bãi rác đã hết tuổi thọ không sử dụng được,bãi rác Sa Pa
Trước thực trạng hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai đã đềnghị UBND các huyện, thành phố kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động vậnchuyển, xử lý chất thải trên địa bàn Với những bãi rác đã hết tuổi thọ, gây ônhiễm môi trường yêu cầu phải xây dựng kế hoạch phục hồi môi trường, đóngcửa bãi thải để sử dụng vào mục đích khác Khảo sát, quy hoạch và xây dựngmới các bãi rác trên địa bàn, đảm bảo bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.Trước mắt, cần có biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý nguy cơ gây ônhiễm môi trường cao tại các bãi rác huyện Sa Pa, Mường Khương, Bảo Yên,Bắc Hà Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động người dân nângcao ý thức và trách nhiệm việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tạiđịa phương Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch
vụ về môi trường Các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về môitrường trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sẽ phải xử lýtheo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường UBND các cấp cần có những chính sách ưu đãi nhằmkhuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tham gia vàocác hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đô thị trên địa bàn UBNDhuyện Bảo Thắng phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan khảosát bố trí đất làm khu xử lý rác thải tập trung cho Cụm công nghiệp Tằng
Loỏng huyện Bảo Thắng (Sở tài nguyên môi trường Lào Cai, 2010) [18]
Trang 24Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Rác thải sinh hoạt tại thị trấn Phố Lu - Huyện Bảo thắng - Tỉnh Lào Cai
- Phạm vi nghiên cứu:
UBND thị trấn Phố Lu - huỵên Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai
3.2 Thời gian nghiên cứu
Bắt đầu từ ngày 08/1/2012 đến 30/4/2012
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Phố Lu Bảo thắng Lào Cai
-3.3.2 Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn phố Lu
- Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
- Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
- Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
3.3.3 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
- Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý VSMT doanh nghiệp Công Chiểu
- Phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địabàn thị trấn Phố Lu
- Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
- Tình hình phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địabàn thị trấn Phố Lu
- Dự báo sự gia tăng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
3.3.4 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phố Lu
3.4.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn
Trang 253.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: tại phòng quản lý đô thị huyện, UBND thịtrấn Phố Lu, đơn vị VSMT doanh nghiệp tư nhân Công Chiểu, Phòng tàinguyên và môi trường và từ các phương tiện thông tin đại chúng,…
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Điều tra, khảo sát thực tế để lấy được tình hình chung về công tác quản
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của người dân vềtình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn với các nội dung sau:
Nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại vàxử lý rác thải
Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thảisinh hoạt
Việc theo dõi các thông tin về VSMT của người dân,…
+ Đối tượng phỏng vấn: Hộ gia đình, các nhân
+ Phạm vi phỏng vấn: Phỏng vấn 80 hộ tại 13 thôn, khu phố của thị trấnPhố Lu
+ Hình thức phỏng vấn: Phát phiếu điều tra, chọn hộ phỏng vấn ngẫunhiên tại 13 thôn (khu phố), tiến hành phát phiếu (1 phiếu/hộ)
- Phỏng vấn trực tiếp: Ngoài những câu hỏi trong phiếu điều tra cần hỏi
thêm những vấn đề liên quan nhằm có kết quả khách quan hơn
3.4.2 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
- Tham khảo ý kiến của thầy cô giáo, những người có liên quan, ý kiến đóng góp của các các bộ địa phương, người trong doanh nghiệp Công Chiểu
để tháo gỡ những vướng mắc
3.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
- Tổng hợp tất cả các số liệu, tài liệu thu thập được từ các phương pháptrên và phân tích
- Xử lý các số liệu bằng excel
Trang 26Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Lu - huyện Bảo Thắng
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Thái Niên
- Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Trì Quang và xã Xuân Quang
- Phía Nam Và Đông Nam giáp xã Sơn Hà và Xã Phố Lu
- Phía Tây giáp xã Sơn Hải
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Là một vùng thung lũng nằm cạnh ven Sông Hồng, chủ yếu là địa hìnhvùng trũng thấp và đồi bát úp, có độ cao phổ biến từ 80-400m, có hướng dốcnghiêng đần về phía Tây Nam đổ ra Sông Hồng nhìn chung địa hình của thịtrấn không phức tạp (so với các xã, thị trấn vùng núi khác), khá thuận lợi chophát triển nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác
4.1.1.3 Khí hậu thuỷ văn
Thị trấn phố Lu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa
rõ rệt; mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đàu từtháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C Lượng mưatrung bình hàng năm là 1.750mm, độ ẩm trung bình là 85%
Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đã gây nên một sốhiện tượng đặc biệt như: mưa phùn chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2; sương mùchủ yếu vào tháng 11 và tháng 12, với đặc điểm khí hậu này đã tạo điều kiệncho thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển tốt
Thị trấn có hệ thống Sông Hồng chảy qua, đây là nguồn cung cấp nướcchính cho sản xuất và sinh hoạt cho địa bàn dọc theo hai bên sông Ngoài ra thị
Trang 27trấn cồn có các hệ thống suối lớn khác như: suối Lu, suối My, suối Khe Mon…Tuy nhiên lưu lượng nước ở các con suối này nhỏ và không ổn định
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Đất đai của thị trấn được chia làm hai nhóm chính,đó là đất phù sa sông suối và đất đỏ vàng trên đá biến chất Nhìn chung dạngđất nêu trên đều là đối tượng sản xuất chính, được sử dụng trong sản xuất lâmnghiệp Đối với các dạng đất thuộc vùng đồi núi thấp được định hướng quyhoạch cho phát triển đất phi nông nghiệp nhằm đáp ứng việc đô thị hóa đểthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Tài nguyên Rùng: diện tích đất rừng của thị trấn hiện có 667,2ha,chiếm 46,08% tổng diện tích tự nhiên Trong đó là 103,3 ha rừng tự nhiên, chiếm15,48% diện tích đất lâm nghiệp và 563,9 ha rừng trồng, chiếm 84,52% diện tíchđất lâm nghiệp Các loài cây chủ yếu là: Hu đay, ba soi, ba bét, màng tang, sồidẻ, keo, mỡ, bồ đề, bạch đàn, đinh, xoan, sến,…
Tài nguyên nhân văn: Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời,vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Trải qua nhiều biến động thăng trầm củalịch sử, thị trấn Phố Lu còn bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa và nếp sốngcộng đồng có tính dân chủ bình đẳng
Cảnh quan môi trường: Có thể nói thị trấn Phố Lu là một trongnhững nơi có cảnh quan và địa thế hài hòa sơn thủy hữu tình; trên bến dướithuyền, nằm dọc bên bờ Sông Hồng chạy dọc theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam Phía trên cao là hệ thống đồi núi thấp, được phủ bởi một màu xanh câyrừng, thấp dần xuống giáp sông là một thung lũng là một thị trấn tương đốibằng và là trung tâm huyện lị của Bảo Thắng Tuy nhiên về môi trường là mộttrung tâm huyện lị nên mức độ ô nhiễm môi trường đã xảy ra ở một số điểmcục bộ, đặc biệt là ở trung tâm thị trấn Cùng với quá trình khai thác cácnguồn lực một cách tối đa để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượngcuộc sống, thì việc tái tạo cảnh quan môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái,đảm bảo phát triển bền vững là một vấn đề vô cùng cấp thiết
Trang 284.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số và lao động
- Dân số, dân tộc
Theo số liệu thống kê năm 2011, toàn thị trấn có 10.380 nhân khẩu với2.867 hộ, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số 94,8% Mật độdân bình quân là 665 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%
- Lao động và việc làm
Thị trấn có lực lượng lao động khá dồi dào, số người trong độ tuổi laođộng là 7.749 người Những năm qua thị trấn đã giải quyết việc làm cho một
số lao động trên cơ sở phát triển các ngành nghề kinh doanh dịch vụ
- Thu nhập và mức sống
Thực hiện theo chính sách của Đảng, đời sống nhân dân từng bước pháttriển ổn định, thu nhập bình quân đạt ~ 5,5 triệu đồng/người/tháng Qua kếtquả điều tra, khảo sát thống kê thì tỷ lệ hộ giàu chiếm 11,7%, hộ khá chiếm20,10%, hộ trung bình chiếm 50,67%, còn lại là hộ nghèo chiếm 0, 97% (theotiêu chí mới)
4.1.2.2 Cơ sở hạ tầng - dịch vụ
là 2,9 km/1000 dân Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố tương đối đều.Tuy nhiên, phần lớn các trục đường còn hẹp, xe cộ đi lại chưa được thuậntiện, gây nhiều trở ngại trong cuộc sống của người dân
Trên địa bàn có Sông Hồng chảy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển vận tải thủy Hệ thống đường sắt phục vụ vận chuyển hành khách, hànghóa và khai thác vận chuyển quặng