1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên TP thái nguyên tỉnh thái nguyên

71 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Rất hay bà bổ ích !

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.4 Yêu cầu của đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1.1 Một số khái niệm có liên quan 4

2.1.1.2 Đánh giá chất lượng nước 5

2.1.1.3 Tài nguyên nước và tầm quan trọng của nước đối với sự phát triển của con người 6

2.1.2 Cơ sở pháp lý 8

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 9

2.2.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới 9

2.2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam 13

2.2.2.1 Ô nhiễm ở thành thị và các khu sản xuất 13

2.2.2.2 Ô nhiễm ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp 14

2.2.2.3 Ô nhiễm nước ở một số sông lớn ở nước ta 14

2.3 Tài nguyên nước của Thái Nguyên và chất lượng nước sông Cầu 17

2.3.1 Tài nguyên nước của Thái Nguyên 17

2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu 20

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 22

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 22

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

3.3 Nội dung nghiên cứu 22

3.3.1 Khái quát về hệ thống sông Cầu 22

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

3.3.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội 22

Trang 2

3.3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 23

3.3.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 23

3.3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu giữa mùa mưa và mùa khô 23

3.3.2.3 So sánh mức độ ô nhiễm của môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong một vài năm gần đây qua một số chỉ tiêu 23

3.3.3 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông 23

3.3.3.1 Nguồn thải sinh hoạt 23

3.3.3.2 Nguồn thải công nghiệp 23

3.3.3.3 Nguồn thải nông nghiệp 23

3.3.3.4 Nguồn nước thải bệnh viện 23

3.3.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Cầu trên đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép

Thái Nguyên 23

3.3.4.1 Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách 23

3.3.4.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải 23

3.3.4.3 Biện pháp tuyên truyền, giáo dục và xã hội hoá công tác bảo vệ

môi trường 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp 23

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 24

3.4.3 Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với

QCVN 08:2008/ BTNMT 24

3.4.4 Phương pháp khảo sát thực tế, lấy mẫu và phân tích trong phòng

thí nghiệm 24

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Khái quát về hệ thống sông Cầu 28

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

4.1.1.1 Vị trí địa lý 28

4.1.1.2 Địa hình 28

4.1.1.3 Khí hậu 29

4.1.1.4 Chế độ thủy văn 29

2

Trang 3

4.1.1.5 Mạng lưới sông suối 30

4.1.1.6 Một số tài nguyên chính 31

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

4.1.2.1 Quy mô dân số và nguồn nhân lực 31

4.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng 31

4.1.2.3 Văn hoá, y tế, giáo dục 33

4.1.2.4 Quốc phòng - an ninh 33

4.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên 34

4.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên 34

4.2.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu giữa mùa mưa và mùa khô 40

4.2.3 So sánh mức độ ô nhiễm của sông Cầu trong một vài năm gần đây qua một số chỉ tiêu 45

4.3 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 49

4.3.1 Nguồn thải sinh hoạt 49

4.3.2 Nguồn thải công nghiệp 50

4.3.3 Nguồn thải nông nghiệp 54

4.3.4 Nguồn thải bệnh viện 55

4.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép

Thái Nguyên - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên 58

4.4.1 Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách 58

4.4.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải 59

4.4.3 Biện pháp tuyên truyền giáo dục và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường .60 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

5.1 Kết luận 62

5.2 Kiến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

I Tiếng Việt 65

II Tiếng Anh 66

3

Trang 4

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên ban tặng cho loàingười, không có nước thì không có sự sống và cũng không có một hoạt độngkinh tế nào có thể tồn tại được Nước là khởi đầu và là nhu cầu thiết yếu của

sự sống; là yếu tố quan trọng của sản xuất; là nhân tố chính để bảo đảm môitrường.Tuy vậy, nguồn tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, khốilượng và chất lượng nước ngày càng suy giảm, hạn hán và lũ lụt xảy ra gaygắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian trong khi nhu cầu sử dụng nước ngàycàng tăng và đó chính là nguyên nhân đã gây ra khủng hoảng về nước ở nhiềunơi trên thế giới

Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể vềkinh tế, tốc độ phát triển kinh tế cao vì thế nhu cầu khai thác sử dụng nguồnnước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt cũng ngày càng tăng Tuy nhiên, việckhai thác, sử dụng không đi kèm với công tác bảo vệ, phát triển bền vững thìtrong tương lai tình trạng suy thoái cạn kiện nguồn nước là hậu quả không thểtránh khỏi Để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì công tác bảo

vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước cần được chú trọng Bảo vệ môitrường lưu vực sông hiện nay là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của cảcộng đồng, trong đó có lưu vực sông Cầu Từ năm 1997 tỉnh Thái Nguyên đãkhởi xướng cùng với 5 tỉnh trong lưu vực (Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,Bắc Ninh, Hải Dương) xây dựng “Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bềnvững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu” Đề án đã đượcchính phủ phê duyệt tại quyết định số 174/2006/QĐ - TTg ngày 28/07/2006.Giai đoạn đầu tỉnh Thái Nguyên được giao nhiệm vụ làm chủ tịch Ủy ban lưuvực sông Cầu

Tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong lưu vực đã xác định được tầm quantrọng của vấn đề này và có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường lưu vực sôngCầu Chính vì vậy tình hình ô nhiễm môi trường nước đã từng bước đượckiểm soát trên toàn lưu vực và kết quả đạt được trong khu vực thành phố Thái

Trang 5

Nguyên là khá khả quan Tuy nhiên, do tốc phát triển kinh tế - xã hội củathành phố khá nhanh, công tác quản lý, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng kịpyêu cầu thì nguy cơ gây ô nhiễm là rất lớn.

Để khắc phục, giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường nước sôngCầu, một trong những việc quan trọng của công tác quản lý và bảo vệ môitrường đó là đánh giá chính xác mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm môitrường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh, để đưa ra biện pháp khắc phục giảmthiểu một cách hữu hiệu và phù hợp Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó được

sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, Khoa Tài Nguyên và Môi trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS Hoàng

-Văn Hùng, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên -

TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên”.

1.2 Mục đích của đề tài

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đếnCông ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên giúp các cấp quản lý môi trườngtheo dõi diễn biến chất lượng nước của đoạn sông này

Xác định nguyên nhân gây suy thoái môi trường nước sông và các sự cốmôi trường tác động đến ô nhiễm môi trường nước sông Cầu

Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ônhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phầnGang thép Thái Nguyên

1.3 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tàinghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường

Ý nghĩa trong thực tiễn

Đề tài trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ô nhiễm môitrường nước, làm cơ sở cho đánh giá về tài nguyên nước mặt nói riêng và tàinguyên nước nói chung

Trang 6

1.4 Yêu cầu của đề tài

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Cầu đoạn từSơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Kết quả và số liệu đánh giá chính xác, trung thực, khách

Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng môi trường nước mặtsông Cầu so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT

Những kiến nghị, đề xuất đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điềukiện thực tiễn

Trang 7

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

- Khái niệm môi trường:

Theo điều 1 khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) [15], môitrường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên vàvật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất,

sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”

- Khái niệm ô nhiễm môi trường:

Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) [15]: “Ônhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợpvới tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”

- Khái niệm tài nguyên nước:

“Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sựsống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đấtnước, là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác và là tư liệu sản xuấtkhông thể thay thế được của các ngành kinh tế” (Trần Yêm và Trịnh ThịThanh, 1998) [24]

- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:

“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hóahọc - sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, rắn làmcho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đadạng sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ônhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng,2008) [9]

- Khái niệm lưu vực sông:

“Là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tựnhiên vào sông” (Dư Ngọc Thành, 2009) [18]

Trang 8

- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:

Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005) [15]:

“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môitrường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệmôi trường”

2.1.1.2 Đánh giá chất lượng nước

Chất lượng nước được đánh giá bởi các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu vật lý

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trongnguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chấtlượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan.+ pH: Là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng nướccấp và nước thải Giá trị pH cho phép xác định xử lý nước theo phương phápthích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý thải bằngphương pháp sinh học Sự thay đổi giá trị pH trong nước có thể dẫn tới nhữngthay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa,hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước.+ Màu sắc: Màu sắc của nước là do các chất bẩn trong nước gây nên.Màu sắc của nước có ảnh hưởng nhiều tới giá trị cảm quan khi sử dụng nước.Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước thường là do chất hữu cơ, một sốion vô cơ, một số loài thủy sinh vật…

+ Độ đục: Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên quanước Độ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại cókích thước hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyềnphù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật Nó cũng chứa nhiều thành phần hoáhọc: vô cơ, hữu cơ Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao.+ Hàm lượng chất rắn: Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng nước khi sửdụng cho sinh hoạt, sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trongquá trình sử lý Chất rắn có trong nước là do các chất vô cơ ở dạng hòa tanhoặc không tan như đất đá ở dạng huyền phù và các chất hữu cơ, chất hữu cơtổng hợp như vi sinh vật, phân bón, chất thải công nghiệp

Trang 9

- Chỉ tiêu hóa học

+ Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO: Dissolved oxygen): Là lượngoxy không khí có thể hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp suất xácđịnh Hàm lượng oxy hòa tan trong nước giúp ta đánh giá chất lượng nước.Khi chỉ số DO thấp, có nghĩa là nước có nhiếu chất hữu cơ, nhu cầu oxy hóatăng nên tiêu thụ nhiều oxy trong nước Khi chỉ số DO cao chứng tỏ nước cónhiều rong tảo tham gia quá trình quang hợp giải phóng O2

+ Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD: Biochemical oxygene demand): Làlượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các chấthữu cơ trong nước

+ Nhu cầu oxy hóa học (COD: Chemical oxygen demand): Là lượng oxycần thiết cho quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thành CO2 và

H2O COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học

+ Kim loại nặng: Một số kim loại nặng đi vào nước do nước thải côngnghiệp hoặc đô thị Những kim loại này ở điều kiện pH khác nhau sẽ tồn tạinhững hình thái khác nhau gây ô nhiễm nước

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể

sử dụng vào những mục đích khác nhau Nước được dùng trong các hoạtđộng nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường Hầu hết cáchoạt động trên đều cần nước ngọt, trong khi đó hơn 97% nước trên Trái Đất lànước muối, chỉ chưa tới 3% còn lại là nước ngọt nhưng hơn 2/3 lượng nướcnày tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực Phần còn lại khôngđóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tạitrên mặt đất và trong không khí

Trang 10

Bảng 2.1 Trữ lượng nước trên trái đất

(1000 km 2 )

Thể tích (1000 km 3 )

Tỷ lệ % tổng lượng

6 Nước trong tầng thổ nhưỡng 82.000 85 0,006

7 Hơi nước trong khí quyển 510.000 14 0,001

(Nguồn: Nguồn nước và tính toán thủy lợi - Trịnh Trọng Hàn - 1993) [6].

Nước đóng vai trò rất quan trọng gắn liền với sự phát sinh và phát triểncủa sinh vật và đặc biệt không thể thiếu được trong sự phát triển nền kinh tếcủa mọi quốc gia Triết học cổ đại đã cho rằng 4 yếu tố khởi nguyên cấu tạonên mọi vật là khí trời, nước, lửa và đất (Emerpadocles - 490 - 439 trước côngnguyên) Lịch sử văn minh nhân loại chứng minh điều đó với các nền vănminh lớn đã hình thành rất sớm trên lưu vực các con sông Đó là văn minhLưỡng Hà ở Tây Á, nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, văn minh sôngHằng ở Ấn Độ, văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc, văn minh sông Hồng ởViệt Nam… Một số thành phố và nền văn minh đã từng biến mất trong quákhứ chỉ vì thiếu nước do sự biến đổi khí hậu gây nên Nước là nguồn vật chấtcung nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, có tiềmnăng về năng lượng rất lớn phục vụ cho nhu cầu của con người Đối với mỗiquốc gia, nước cũng tương tự như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển,… đều là tàinguyên vô cùng quý báu Trong điều kiện phát triển mới của nền kinh tế hiệnnay, không có một hoạt động nào của con người mà không có liên quan đến

Trang 11

việc khai thác nguồn nước Con người đã dùng 8% trong tổng lượng nướcngọt khai thác được để phục vụ cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63%cho nông nghiệp Các hoạt động sản xuất của nghành công nghiệp đều cầnđến nước theo nhu cầu ngày một tăng như một số ngành chế biến thực phẩm,hoá chất, giấy, dầu mỏ, luyện kim Riêng đối với ngành nông nghiệp thì nhu cầunước trở thành tất yếu và theo chiều hướng tăng (Speaphico, 2002) [26].

2.1.2 Cơ sở pháp lý

Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 của BộTài nguyên và Môi trường

Luật Tài nguyên nước 1998 ngày 20/05/1998

Nghị định 179/1999/NĐ - CP ngày 30/12/1999 của chính phủ quy địnhviệc thi hành luật tài nguyên nước

Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quyđịnh chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Nghị định 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều của nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của chính phủ

về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệmôi trường

Nghị định số 120/2008/NĐ - CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ vềquản lý lưu vực sông

Quyết định số 16/2008/QĐ - BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tàinguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.Quyết định số 22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/08/2006 của Chính phủ

về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹthuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹthuật quốc gia về chất lượng nước thải

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹthuật quốc gia về nước thải y tế

Trang 12

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 12:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹthuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới

Tài nguyên nước trên thế giới có trữ lượng khoảng 1,399 tỷ km3, trong

đó trữ lượng nước sông là 1,2.103 km3 với diện tích 148800.103 km2 chiếm0,0001% tổng lượng nước (Dư Ngọc Thành, 2009) [18] Đây là nguồn nướcchính phục vụ cho nhu cầu của con người, do vậy nó đóng vai trò vô cùngquan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia trên thế giới Nhưng đi đôivới sự phát triển của kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng đó thì ô nhiễmmôi trường nước cũng ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sứckhỏe, sự phát triển của nhân loại

Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp

độ đáng lo ngại Nhiều dòng sông tuyệt đẹp, với khung cảnh như trên thiênđường trước kia thì nay đều bị ô nhiễm, thậm chí trở thành những dòng sôngchết do chính con người hủy hoại Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

Sông Citarum rộng 13.000 km2, là một trong những dòng sông lớn nhấtcủa Indonesia Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sôngCitarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta,tưới cho những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nướccho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng công nghiệp của đảo quốcnày Dòng sông này là một phần không thể thay thế trong cuộc sống củangười dân vùng Tây đảo Java Nó chảy qua những cánh đồng lúa và nhữngthành phố lớn nhất Indonesia Tuy nhiên, hiện tại nó là một trong những dòngsông ô nhiễm nhất thế giới Citarum như một bãi rác di động, nơi chứa cáchóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nước từcác cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống Ô nhiễm nghiêm trọngkhiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị lây nhiễm nhiều loạibệnh tật Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống quanh dòng sông nàyhàng ngày vẫn sử dụng nước sông để giặt giũ, tắm rửa, thậm chí cả đunnấu Các thành phố hai bên bờ sông Citarum thường xuyên bị ngập lụt dodòng chảy của con sông bị tắc nghẽn bởi núi rác (Thái Bình, 2009) [3]

Trang 13

Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510 km bắt nguồn từ

dãy Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnhBengal Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km2, một trong những khu vựcphì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới Sông Hằng được người Hindurất coi trọng và sùng kính, là trung tâm của những truyền thống xã hội và tôngiáo của đất nước Ấn Độ Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đấtliền thứ ba của Ấn Độ và là một trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộcvào con sông Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễmnhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rácthải công nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý tới mức những người

mộ đạo trước kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợchính nguồn nước đó Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêmtrọng Cùng với sự mất đi khoảng 30 - 40% lượng nước do những đập nướcđang làm cho sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất Theo ướctính, có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2triệu người tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây Ngoài ra, do phongtục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên những thi thể người trôilững lờ trên dòng sông này, rồi rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lòđốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông Nước sông giờ khôngnhững không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuấtnông nghiệp Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nướcsông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65 - 520 ppb), chì (10 - 800 ppm),crom (10 - 200 ppm) và nickel (10 - 130 ppm)

Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan

trọng đối với người dân nước này Đây chính là nguồn cung cấp nước lớnnhất cho hàng triệu người dân ở phía bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ônhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải công nghiệp Một báo cáocủa ủy ban bảo vệ sông Hoàng Hà cho biết 33,8% mẫu nước lấy từ con sôngnày không đạt tiêu chuẩn để trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cũng như sử dụngcho công nghiệp Năm 1994, Hoàng Hà được đánh giá bị ô nhiễm chất thảicông nghiệp cấp 5 là cấp nhiễm độc cao nhất, sản sinh nhiều làng ung thư.Các cuộc khảo sát sau đó cho thấy mức độ trên sông Hoàng Hà chẳng những

Trang 14

không giảm mà còn tăng lên Các chỉ số quan trọng về ô nhiễm đều đạt hoặcvượt kỷ lục lịch sử Các chất ô nhiễm đã trực tiếp thấm vào đất và hiện nayngay các mạch nước ngầm ở độ sâu 40 m cũng bị nhiễm bẩn.Tình trạng ônhiễm đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống 150 triệu dân (Văn Anh, 2008) [1].

Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000 km, chảy qua thành phố lớn Cáp

Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùngthôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này SôngTùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường ngày 13/01/2005liên quan đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía BắcTrung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và nhữngchất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông (Sơn Nguyễn, 2005) [12]

Sông Marilao: Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh

Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rácthải sinh hoạt hàng ngày Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vựcthuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì Chính vì vậy, nguồn nước của sôngMarilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người nhưđồng, thạch tín Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cưdân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnhManila Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biệnpháp can thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rácthải của các hộ dân ven sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông

Sông Buriganga là một trong những con sông lớn chạy qua thủ đô

Dhaka của Bangladesh Tuy nhiên, từ năm 1995 - 1999, mức ô nhiễm củasông rất cao Sông bị ô nhiễm bởi các hóa chất từ các nhà máy ximăng, xàphòng, nhuộm, da và giấy Hầu hết những loại hóa chất được xác định cótrong nước sông đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, rấtđộc hại đối với con người Các chất ô nhiễm này liên tục thâm nhập vào cơthể con người thông qua thực phẩm, đồ uống và phá hủy các bộ phận của cơ thể

Sông Mississipi con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782 km, bắt nguồn từ hồ

Itasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana Mực nước sôngMississippi giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2004 Sự sụtgiảm này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối

Trang 15

với hàng trăm triệu người trên thế giới Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu,con sông này đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệungười và phá hủy sự sống ở những vùng lưu vực con sông Nếu con sông này

“chết” thì hàng triệu người sẽ mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạngsinh học bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe doạtới an ninh lương thực

Riachuelo là con sông lớn chảy qua thủ đô Buenos Aires của Argentina.

Thay vì trở thành nguồn cung cấp nước tưới tiêu và điều hòa khí quyển chothành phố, sông Riachuelo giờ đây nổi tiếng là con sông bẩn và ô nhiễm nhấtchâu Mĩ, gây nhức nhối cho dân cư cũng như chính phủ nước này Nước sôngRiachuelo không còn một chút oxy nào mà bị ô nhiễm nặng bởi nước thảisinh hoạt, chất độc hóa học từ các nhà máy ven sông đổ ra kèm theo lượng rácthải trong thành phố dồn về Dọc triền sông Riachuelo hiện đang có tới hơn 2triệu người dân Argentina sinh sống, đa số dân cư trong khu vực này đều làlao động nghèo, người nhập cư bất hợp pháp và một phần không nhỏ tầng lớp

xã hội da đen sinh sống Họ điềm nhiên vứt rác và đổ bất cứ thứ gì không cầnthiết xuống sông như một tiền lệ và thói quen đã được mọi người chấp nhận

từ lâu Nạn ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực Riachuelo kéo theo nguy

cơ bùng phát của những ổ dịch bệnh nguy hiểm do thiếu vệ sinh như: Tiêuchảy, lao, hen suyễn, sốt rét và thậm chí cả bệnh ung thư, đe dọa nghiêmtrọng sức khỏe người dân thủ đô Buenos Aires của Argentina (Hoài Thư,2007) [19]

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói chung và ô nhiễm nướcsông nói riêng đang là vấn đề quan trọng, cấp bách không chỉ là vấn đề củamột nước mà là vấn đề chung của toàn thế giới Con người đang đứng trướcnguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng, nhiều sông hồ trên thế giới đang bị ônhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu tới đời sống và phát triển của con người Vìvậy vấn đề quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông là một trongnhững vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế và bảo vệ môitrường mỗi quốc gia

Trang 16

2.2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam

Năm 1993, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đánh giá tàinguyên nước trên hệ thống sông ngòi nước ta thật phong phú Nếu tính cáccon sông có chiều dài từ 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên trênnước ta thì có tới 2369 con sông, trong đó 9 hệ thống sông có diện tích lưuvực từ 10.000 km2 trở lên như sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng, sông TháiBình, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai, sông MêKông (Dư Ngọc Thành, 2009) [18] Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa

ở nước ta tuy chưa phát triển mạnh nhưng nhiều vùng đô thị và khu côngnghiệp đã bị ô nhiễm nước

2.2.2.1 Ô nhiễm ở thành thị và các khu sản xuất

Hiện nay ở nước ta, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắngtrong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tìnhtrạng ô nhiễm nước vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại

Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh cùng với sự gia tăng dân

số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong lãnh thổ Môitrường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ônhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn Ở các thành phố lớn, hàng trăm

cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không cócông trình, thiết bị xử lý chất thải Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp làrất nặng, cụ thể: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy vàbột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11; chỉ số nhu cầu oxysinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700 mg/l và 2500mg/l; hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép

Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm côngnghiệp tập trung là rất lớn Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố HồChí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổnglượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt,nhuộm, dệt Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ cácnhà máy giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạntổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưuvực sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH trung bình 8,4 - 9 và hàm

Trang 17

lượng NH4 là 4 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùikhó chịu…

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị rõ nhất là ở thành phố Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có

hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận Mặt khác, còn rấtnhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các cơ sở y tế, bệnh việnchưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng lớn rác thải rắn trong thành phốkhông được thu gom… là những nguồn quan trọng gây ô nhiễm nước Hiệnnay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông hồ ở các thành phố lớn là rất nặng

2.2.2.2 Ô nhiễm ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, Việt Nam có gần 76% dân số sinh sống ở nông thôn là nơi cơ

sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc khôngđược xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễmnguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao Theo báo cáo của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số vi khuẩn Feca coliform trungbình biến đổi từ 1.500 - 3.500 MNP/100 ml ở các vùng ven sông Tiền và sôngHậu, tăng lên tới 3.800 - 12.500 MNP/100 ml ở các kênh tưới tiêu

Trong sản xuất nông nghiệp do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến môitrường nước và sức khỏe nhân dân

Theo Tổng cục Thủy sản, đến năm 2011 tổng diện tích nuôi trồng thủysản của cả nước đạt 1.099.000 ha Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quyhoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cựctới môi trường nước Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách cácloại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao,

hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, phát triểnmột số loài vi sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc

2.2.2.3 Ô nhiễm nước ở một số sông lớn ở nước ta

Theo kết quả nghiên cứu của Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môitrường thì hiện nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước (cả về sốlượng và chất lượng) đã trở lên khá phổ biến với toàn bộ lưu vực các con

Trang 18

sông Tại lưu vực sông Cầu (đoạn hồ Núi Cốc), một số đã vượt quá tiêu chuẩncho phép: Lượng NO2 vượt quá 20 lần, thủy ngân 3 lần, dầu mỡ 7 lần, thuốctrừ sâu 2 lần Một số đoạn sông có chứa chất thải thuộc khu công nghiệp TháiNguyên có màu đen Chất lượng nước sông Nhuệ - sông Đáy chảy qua địabàn tỉnh Hà Nam đang bị ô nhiễm ở mức báo động, hàm lượng các chất độchại trong nước ở đây đều cao hơn rất nhiều lần tiêu chuẩn cho phép Có đợt ônhiễm nặng, hàm lượng amoniac trong nước cao gấp 150 - 300 lần so với tiêuchuẩn châu Á Tại lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn, phần hạ lưu của nhiềusông trong lưu vực đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh vật và nhiễm kim loạinặng nghiêm trọng, trong đó sông Thị Vải có đoạn dài 10 km đã trở thành

“sông chết” (Huyền Thanh, 2007) [17]

Sau đây là một số lưu vực sông đã bị ô nhiễm ở mức đáng báo động:

Lưu vực sông Cầu: Đây không còn là lưu vực có nguy cơ ô nhiễm nữa

mà đã hoàn toàn ô nhiễm Dân số sống trong lưu vực này chiếm khoảng 7triệu người trên một diện tích độ 10.000 km2 Trong lưu vực này, ngoài khusản xuất công nghiệp lớn nhất Thái Nguyên, qua việc khai thác mỏ và hóachất, còn có trên 800 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các khu côngnghiệp nhỏ như các làng nghề tập trung Lượng chất thải lỏng thải hồi vào lưuvực sông Cầu ước tính khoảng 24 triệu m3 trong đó có nhiều kim loại độc hạinhư: Selenium, mangan, chì, thiếc, thủy ngân và các hợp chất hữu cơ từ cácnhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc sát trùng,…

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Sông Nhuệ - Đáy thuộc phần Tây Nam của

vùng đồng bằng Bắc bộ, ở phía hữu ngạn của sông Hồng, với diện tích tựnhiên của lưu vực 7.665 km2, dân số 10.186.000 người, mật độ dân số 874người/ km2 (cao hơn 3,5 lần mật độ trung bình cả nước), có trên 4.000 cơ sởsản xuất công nghiệp (năm 2005) Vì vậy, ngoài nước thải công nghiệp, cònphải kể đến nước thải sinh hoạt, tất cả đều đổ thẳng ra sông hồ Lượng nướcthải sinh hoạt được ước tính là 140 triệu m3/năm (năm 2004) Còn các nguồnnước thải của trên 120 cơ sở sản xuất công nghiệp ở vùng này, trừ Hà Nội ướctính khoảng trên 120 triệu m3/năm Riêng tại Hà Nội, có 400 xí nghiệp vàkhoảng 11 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thải hồi trung bình 20triệu m3/năm Hai hạ lưu ô nhiễm trầm trọng nhất là sông Nhuệ và sông Tô

Trang 19

Lịch với hàm lượng DO gần như triệt tiêu, nghĩa là không có điều kiện chotôm cá sông được và vào mùa khô, nhiều đoạn sông trên hai con sông này chỉ

là những bãi bùn

Lưu vực sông Đồng Nai: Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có diện tích

phần lưu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam khoảng 37.400 km2 (chiếm 84,8% tổngdiện tích toàn lưu vực), dân số trong lưu vực này là 16.431.000 người (năm2005) Hàng năm, sông ngòi trong lưu vực này tiếp nhận khoảng 40 triệu

m3/năm nước thải công nghiệp, chưa kể một số lượng không nhỏ của trên 30nghìn cơ sở sản xuất hóa chất rác thải trong thành phố Hồ Chí Minh Nước thảisinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu m3/năm Ngoài những chất thải côngnghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như: Đồng, chì, sắt, cadmium,các loại thuốc bảo vệ thực vật Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị axithóa như đoạn sông từ cầu Bình Long đến Bến Than, có khi độ pH xuống đến4,0 và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác thành phố

và hệ thông nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào Lưu vực này hiệnđang bị khai thác quá mức, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái bịtàn phá và đây cũng là một yếu tố sống còn cho sự phát triển cho cả nước

Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang: Đây là một vùng hết sức đặc

biệt và cũng là một lưu vực lớn nhất, đông dân nhất, với diện tích 39 nghìn

km2 với gần 30 triệu dân Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nôngnghiệp và chăn nuôi thủy sản Vì không phải là một trọng điểm công nghiệpcho nên những vấn đề môi trường không giống như tình trạng 3 lưu vực trên.Nhưng việc khai thác nông nghiệp và thủy sản đã trở thành một vấn đề cầnlưu tâm Việc ô nhiễm hóa chất do dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thựcvật là kết quả của việc khai thác tối đa nguồn đất nông nghiệp Đã có nhiềudấu hiệu cho thấy các hóa chất độc hại như: DDT, nitrate, hóa chất bảo vệthực vật thuộc nhóm Organophosphate, nguyên nhân của nhưng mầm bệnhgây ung thu đã hiện diện trong nước Thêm nữa, viễn cảnh nguồn nước ở lưuvực này bị ô nhiễm asen do việc đào trên 300 nghìn giếng để dùng cho sinh

Trang 20

hoạt và tưới tiêu cũng sẽ là một quốc nạn trong tương lai không xa Việc khaithác, chăn nuôi thủy sản trên sông không những làm cản trở dòng chảy củasông, việc di chuyển trên sông sẽ khó khăn hơn mà còn là một vấn nạn môitrường không thể tránh khỏi Từ thượng nguồn Châu Đốc, An Giang, cho đếntận Mỹ Tho, cá bè có thể bị chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm từthượng nguồn do cá chết lây lan xuống hạ lưu (Mai Thanh Tuyết, 2005) [22].Phát triển kinh tế không đi đôi với bảo vệ môi trường, kết quả tất yếu làtình trạng môi trường ngày càng xấu đi và cường độ ô nhiễm ngày càng tănglên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã kêu gọi các địa phươngcứu lấy những con sông trước khi quá muộn, không để như trường hợp củasông Đáy và sông Tô Lịch Nếu như chúng ta không có các biện pháp thíchđáng thì tương lai những dòng sông Việt Nam trở thành dòng sông chết cũngnhư việc phát triển sẽ bị ảnh hưởng Những việc cần làm để có thể cứu vãntình hình cần được triển khai nhanh chóng, một trong những nhiệm vụ đó làviệc đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm môi trường nước sông là rất cần thiết

để phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường

2.3 Tài nguyên nước của Thái Nguyên và chất lượng nước sông Cầu

2.3.1 Tài nguyên nước của Thái Nguyên

Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1500 - 2500 mm, tổng lượng nướcmưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm Tuy nhiên,lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian Theo khônggian, do sự chi phối của địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa cáckhu vực, lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ,trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn Theothời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đếntháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượngmưa cả năm và vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn Vào mùa khô (từtháng 11 đến tháng 4 năm sau), đặc biệt là tháng 12, tháng 1, lượng mưa trongtháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm

Trang 21

Bảng 2.2 Tổng lượng mưa các tháng trong năm (mm)

(Nguồn: Trạm khí tượng Thái Nguyên)

Tại tỉnh có 02 con sông lớn là sông Cầu và sông Công cùng rất nhiều hệthống sông ngòi nhỏ khác:

Sông Cầu: Đi vào địa phận Thái Nguyên tại xã Văn Lăng - Đồng Hỷ và

ra khỏi địa phận Thái Nguyên ở huyện Phổ Yên, theo hướng chảy từ bắcxuống nam, phân lãnh thổ tỉnh thành hai khu vực có hướng dòng chảy khácnhau Phía tây là các phụ lưu thuộc hữu ngạn sông Cầu có hướng dòng chảyTây Bắc - Đông Nam phù hợp với hướng địa hình, gồm các sông: sông ChợChu, sông Đu, sông Cầu, sông Công Phía Đông là phụ lưu tả ngạn sông Cầu

có sông Nghinh Tường với hướng dòng chảy Đông Nam - Tây Bắc

Trang 22

Sông Công: Bắt nguồn từ độ cao 275 m ở xã Thanh Định (huyện Định

Hoá), chảy theo hướng Tây Nam đến xã Phú Cường huyện Đại Từ thì chuyểnhướng Tây Bắc - Đông Nam đổ vào sông Cầu ở phía bờ phải tại Hương Ninh

xã Hợp Thịnh huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang Sông Công dài 96 km, độ caotrung bình lưu vực 224 m, độ dốc 27,3%, mật độ lưới sông 1,2 km/km2, diệntích lưu vực 957 km2 Tổng lượng nước sông Công vào khoảng 0,794.106 m3,lưu lượng trung bình năm 25 m3/s và modul dòng chảy năm vào khoảng 26 l/s.km2

Sông Đu: Bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275 m, sông Đu chảy

theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm - PhúLương - Thái Nguyên Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính,với độ dài 44 km, diện tích lưu vực 361 km2, độ cao trung bình của lưu vực là

129 m, độ dốc 13,3% Tổng lượng nước sông Đu khoảng 264.106 m3, lưulượng trung bình là 8,37 m3/s, mật độ lưới sông 0,94 km/km2

Sông Chu: Bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá, chảy theo hướng

Tây Bắc - Đông Nam đến xã Linh Thông lại chuyển hướng Tây Nam - ĐôngBắc chảy qua thị trấn chợ Chu, sau đó từ Tân Dương lại chuyển hướng TâyBắc - Đông Nam để chảy vào sông Cầu tại Chợ Mới Ở hạ lưu thị trấn chợChu có thêm sông nhánh tương đối lớn đổ vào sông Khương với diện tích 108

km2, sông Chu có diện tích lưu vực 437 km2 Sông Chu có có độ dài khoảng

36 km, độ cao trung bình 206 m, độ dốc 16,2%, mật độ lưới sông 1,30km/km2

Sông Nghinh Tường: Bắt nguồn từ độ cao 550 m tại xã Yên Cư huyện

Phú Lương, chảy theo hương Tây Bắc - Đông Nam đến xã Cúc Đường huyện

Võ Nhai rồi chuyển hướng Đông Nam - Tây Bắc và đổ vào bờ trái sông Cầutại thượng lưu Lang Hít Sông Nghinh Tường dài 46 km, độ cao trung bìnhlưu vực 290 m, độ dốc 12,9%, mật độ lưới sông 1,05 km/km2, diện tích lưuvực 465 km2

Ngoài các sông trên, Thái Nguyên còn có trên 4.000 ha hồ ao, trong đó

có rất nhiều hồ nhân tạo do đắp đập ngăn dòng chảy, lấy nước làm thuỷ lợi đểphục vụ cho sản xuất nông nghiệp Hồ Núi Cốc trên sông Công là hồ lớn vàquan trọng nhất trên địa bàn tỉnh Hồ có diện tích mặt nước rộng khoảng rộngkhoảng 25 km2 với sức chứa lên tới 175 triệu m3 nước Hồ này có thể chủ

Trang 23

động điều hoà dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa hai vụ màu,cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên vàthị xã Sông Công.

2.3.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu

Nhìn chung chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, nhiều nơi đã bị ônhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu côngnghiệp và các làng nghề Lưu vực sông Cầu được chia làm thượng lưu, trunglưu và hạ lưu

Đoạn thượng lưu: Từ thượng nguồn sông đến Chợ Mới, nước sông Cầu

ở đoạn này đã bắt đầu ô nhiễm ở một vài vị trí, cụ thể là các sông suối chảyqua các khu khai thác mỏ, nhất là các khu tuyển quặng, đào đãi khoáng sản tựdo… Tuy nhiên quan trắc tại một số điểm khác vẫn cho kết quả tương đốitốt,các chỉ tiêu chất lượng nước còn đảm bảo giới hạn cho phép đối với nguồnnước mặt loại A (QCVN 08:2008/BTNMT) do chảy qua vùng dân cư thưathớt và công nghiệp chưa phát triển

Đoạn trung lưu: Từ Chợ Mới đến thành phố Thái Nguyên Đây là khu

vực đã có mức độ phát triển kinh tế khá cao Đoạn sông này đã tiếp nhận mộtlượng lớn nước thải (gần 300 triệu m3/năm) từ các hoạt động công nghiệp,nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ Chất lượng nước của đoạn này đã suy giảmnhiều Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chấtlượng nguồn loại A (QCVN 08:2008/BTNMT) Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêukhông đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng mùa kiệt, khi nước ở thượngnguồn ít Nước sông Cầu đoạn trung lưu không dùng sinh hoạt được, nguồnlợi thủy sản cạn kiệt

Đoạn hạ lưu: Từ thác Huống (Thái Nguyên) đến Phả Lại (Hải Dương).

Nước sông Cầu đoạn hạ lưu bị ô nhiễm nghiêm trọng và nguyên nhân chủ yếu

là do hoạt động sản xuất của thượng lưu, trung lưu và các làng nghề hai bên

bờ sông Một điều đáng lưu ý là khu vực này có canh tác ruộng lúa và hoamầu nằm ngoài đê, hàng năm nhân dân sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thựcvật, phân tươi… Một phần lượng thuốc này còn lưu lại trong đất, khi mưanước cuốn trôi đưa thẳng vào sông, gây ô nhiễm Hàm lượng coliform của tất

Trang 24

cả các điểm đều vượt hàng chục lần, thậm chí gấp hàng trăm lần tiêu chuẩncho phép đối với nguồn loại B, đây là điều đang báo động.

Sông Cầu qua tỉnh Thái Nguyên bị ô nhiễm rõ rệt, đặc biệt là đoạn sôngchảy qua thành phố Thái Nguyên Đoạn sông Cầu trước khi chảy vào thànhphố Thái Nguyên bắt đầu bị ô nhiễm do chịu tác động của các hoạt động sảnxuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp Đoạn sôngCầu chảy qua thành phố Thái Nguyên, nước bị ô nhiễm chứa nhiều các hợpchất hữu cơ và dầu mỡ Đoạn sông Cầu chảy qua khu công nghiệp gang thépThái Nguyên, giá trị các thông số TSS, BOD5, COD đều vượt QCVN08:2008/BTNMT loại A, B

Trang 25

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng môi trường nước sông Cầu.

Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: Quá trình lấy mẫu được tiến hành tại các điểm: Sơn Cẩm, cầu

Gia Bẩy, đập Thác Huống, cửa xả Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên,sau điểm xả suối Cam Giá 300 m; mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệmcủa Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên

Thời gian: Tháng 01/2012 đến tháng 04/2012.

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Khái quát về hệ thống sông Cầu

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.3.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội

- Quy mô dân số và nguồn nhân lực

- Hệ thống kết cấu hạ tầng

- Văn hóa, y tế, giáo dục

- Quốc phòng an ninh

Trang 26

3.3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

3.3.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

3.3.2.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu giữa mùa mưa và mùa khô 3.3.2.3 So sánh mức độ ô nhiễm của môi trường nước sông Cầu đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong một vài năm gần đây qua một số chỉ tiêu.

3.3.3 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông

3.3.3.1 Nguồn thải sinh hoạt

3.3.3.2 Nguồn thải công nghiệp

3.3.3.3 Nguồn thải nông nghiệp

3.3.3.4 Nguồn nước thải bệnh viện

3.3.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Cầu trên đoạn từ Sơn Cẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

3.3.4.1 Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách

3.3.4.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải

3.3.4.3 Biện pháp tuyên truyền, giáo dục và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu thứ cấp là phươngpháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứu một đề tài Đây là phươngpháp tham khảo tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu Phương phápnày là phương pháp truyền thống nhanh và có hiệu quả Với phương pháp này

ta có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

- Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan tới vấn đềmôi trường nước sông

Trang 27

- Thu thập các số liệu thứ cấp ở Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh TháiNguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên.

- Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua thực địa, sách báo, internet

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm word, phần mềm Excel

3.4.3 Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN 08:2008/ BTNMT

Dựa trên các số liệu thứ cấp, số liệu đo đạc, khảo sát thực tế, kết quảphân tích trong phòng thí nghiệm, tính toán được tải lượng ô nhiễm và sosánh với QCVN để đưa ra được mức độ ô nhiễm, từ đó dự báo được nhữngảnh hưởng xấu tới môi trường nước đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý vàbảo vệ môi trường khu vực, nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển mộtcách bền vững

3.4.4 Phương pháp khảo sát thực tế, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

* Việc quan trắc, lấy mẫu được tiến hành theo kế hoạch quan trắc hiệntrạng môi trường tỉnh Thái Nguyên hàng năm của Sở Tài nguyên và Môitrường Việc lấy mẫu được tiến hành tại các điểm cầu, cửa xả đoạn từ SơnCẩm đến Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Các điểm lấy mẫu:

- Sơn Cẩm

- Cầu Gia Bẩy

- Đập Thác Huống

- Cửa xả Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ

- Cửa xả Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

- Sau điểm xả suối Cam Giá 300 m

* Thời gian lấy mẫu được tiến hành định kỳ 2 tháng/lần, vào các tháng 2,tháng 4, tháng 6, tháng 8, tháng 10, tháng 12 Tuy nhiên, trong quá trình thựctập do thời gian có hạn em chỉ lấy mẫu nước trong tháng 2 năm 2012

Trang 28

* Các chỉ tiêu quan trắc chính gồm: pH, DO, COD, BOD5, TSS, tổngcolifom, dầu mỡ, hàm lượng amoni

* Dụng cụ lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu: Thiết bị lấy mẫu là ca địnhlượng Mẫu được lấy theo phương pháp tổ hợp theo không gian, tức là mẫuđược lấy ở 3 vị trí khác nhau sau đó tổ hợp lại Mẫu tổ hợp sẽ cung cấp thôngtin chính xác hơn Mẫu lấy được chứa trong bình Polyetylen, riêng mẫu lấy đểphân tích dầu mỡ thì sử dụng bình thủy tinh màu để chứa mẫu Phương pháplấy mẫu và bảo quản mẫu được thực hiện theo TCVN 5996:1995 Đối vớitừng chỉ tiêu có cách bảo quản khác nhau:

- BOD được bảo quản bằng dung dịch H2SO4

- COD được bảo quản lạnh

- Amoni được bảo quản lạnh

- Colifom được bảo lạnh

- TSS được bảo quản lạnh

Sau khi bảo quản ngay tại chỗ lấy mẫu, mẫu nước được đem về phòngthí nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường để tiến hànhphân tích

* Phương pháp phân tích các chỉ tiêu:

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Trang 29

10 Coliform SMEWW 9222 MPN/100ml

- Chú thích:

+ Những chỉ tiêu có dấu * bên cạnh là những chỉ tiêu được công nhậntheo Tiêu chuẩn ISO 17025:2005

+ SMEWW : Phương pháp quốc tế

+ TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

* Trang thiết bị phục vụ cho việc phân tích:

- pH: Được đo trực tiếp tại nơi lấy mẫu bằng máy đo pH metter

- DO: Được đo trực tiếp tại nơi lấy mẫu bằng phương pháp đầu đo điện hóa

- BOD5: Được xác định bằng phương pháp cấy và pha loãng Lấy mẫuvào hai chai thủy tinh 125 ml Chai thứ nhất xác định ngay hàm lượng O2 banđầu Chai thứ hai ủ tối, nhiệt độ 200C, thời gian 5 ngày Định lượng hàmlượng O2 trong chai thứ hai Khí đó, BOD5 được xác định:

BOD5 = O2 đầu - O2 cuối (mg/l)

- COD: Để xác định COD sử dụng một chất oxy hóa mạnh trong môitrường axit, chất được sử dụng là K2Cr2O7 Khi đó dư lượng Cr2O72- đượcchuẩn bằng dung dịch muối Fe2+ với chỉ thị axit Phenylanranin, thông quamàu chỉ thị ta xác định được mức độ ô nhiễm của nguồn nước

- TSS: Được xác định theo phương pháp khối lượng Thiết bị dùng trongphòng thí nghiệm:

+ Thiết bị dùng để lọc chân không

+ Cái lọc sợi thủy tinh borosilicat

Trang 30

+ Dụng cụ thủy tinh màng lọc.

- Fe: Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin Thiết bịdùng để phân tích:

+ Tất cả các dụng cụ thủy tinh kể cả bình đựng mẫu

+ Phổ kế, lăng kính hoặc loại vỉ grating

+ Cuvet với chiều dài quang học nhỏ nhất là 10mm

- Amoni: Phương pháp trắc phổ tự động Thiết bị:

+ Bơm nhu động đa kênh

+ Bộ phận phân tích gồm các ống dẫn, vòng cuộn và khối thẩm tách.+ Máy trắc phổ đo được ở 650 nm, trang bị cuvet dòng chảy với đườngtruyền quang ít nhất là 15 nm

Trang 31

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát về hệ thống sông Cầu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùngnúi PhiaĐeng (1527 m) sườn Đông Nam của dãy Pia - bi - óc/Bắc Kạn, CaoBằng Dòng chính sông Cầu dài 288 km ,diện tích lưu vực là 6030 km2 Cácphụ lưu có tổng chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực là 3535 km2 , chảyqua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sôngThái Bình tại Phả Lại Lưu vực sông Cầu nằm trong phạm vi toạ độ địa lý:

21007’ - 22018’ vĩ Bắc, 105028’ - 106008’ kinh Đông, có tổng diện tích lưuvực là 10.530 km2, bao gồm toàn bộ các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, mộtphần lãnh thổ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương Hà Nộicũng nằm trong ranh giới tự nhiên của lưu vực sông Cầu với nhánh sông Cà

Lồ đi từ Vĩnh Phúc chảy qua huyện Sóc Sơn, Đông Anh sau đó đổ ra sôngCầu tại Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang (Trần Hiếu Nhuệ, 2007) [13]

4.1.1.2 Địa hình

Lưu vực sông Cầu được bao bọc bởi cánh cung sông Gâm ở phía Tây vàcánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Ở phía Bắc và Tây Bắc có những đỉnh núicao trên 1000 m (Hoa Sen 1525 m, Phia Đeng 1527 m, Pianon 1125 m) Ởphía Đông có cánh cung Ngân Sơn với những đỉnh núi cao trên 700 m (Cóc

Xe 1131 m, Lung Giang 785 m, Khao Khiên 1107 m) Phía Tây có dãy TamĐảo, có đỉnh Tam Đảo cao 1592 m, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

Trang 32

Nhìn chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

và có thể chia ra làm 3 vùng: Thượng lưu, trung lưu và hạ lưu Vùng thượnglưu từ đầu nguồn đến Chợ Mới, cao trung bình 300 - 400 m, có những đỉnhnúi cao 1326 - 1525 m, vùng trung lưu từ Chợ Mới đến thành phố TháiNguyên, có độ cao trung bình 100 - 200 m, hạ lưu từ thác Huống (TháiNguyên) đến Phả Lại (Hải Dương) phần lớn có địa hình bằng phẳng, độ caokhoảng 10 - 25 m

4.1.1.3 Khí hậu

Lưu vực sông Cầu có đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa,với nền chung của khí hậu nóng ẩm nhưng có một mùa đông khá lạnh, mưanhiều và tập chung vào mùa hè

Gió là đặc trưng biểu hiện trước tiên đặc điểm của cơ chế gió mùa.Hướng gió thịnh hành Đông Bắc trong các tháng mùa đông thể hiện ảnhhưởng của luồng gió mùa đông từ phía bắc tới ngược với hướng thịnh hànhđông nam thể hiện ảnh hưởng từ phía nam đi lên cũng như từ phía tây trànsang sau khi đã đổi hướng khi tới lãnh thổ Bắc Bộ Đặc điểm này thấy khá rõtrên các hoa gió của một số trạm thuộc lưu vực như Thái Nguyên, Tam Đảo,Vĩnh Yên, Bắc Ninh Tốc độ gió nói chung khá thấp, tốc độ gió chung bìnhnăm chỉ khoảng 2 - 3 m/s Riêng những khu vực núi cao, trên các địa hình lồi,thoáng hoặc các hành lang gió tốc độ gió trung bình có thể tăng lên 4 - 5m/s.Còn những khu vực thung lũng kín tốc độ gió trung bình xuống khá thấp

1 - 2 m/s trong đó tần xuất lặng có thể lên tới 40 - 50%

Nhiệt độ phân hoá khá mạnh mẽ trong lưu vực Nhiệt độ trung bình theochiều cao địa hình ở khoảng 0,5 - 0,60C/100 m, có thể thấy nhiệt độ trungbình năm ở vùng thấp (độ cao dưới 100 m) ở khoảng 22,5 - 230C, thì ở độ cao

500 m sẽ xuống xấp xỉ 200C Tương tự như vậy các tháng mùa đông nhiệt độtrung bình ở độ cao 500 m sẽ giảm xuống 12 - 130C; ở 1000 m xuống 100C.Ngược lại vào các tháng mùa hè khi lên tới độ cao trên 1000 m nhiệt độ sẽgiảm xuống dưới 240C

Trang 33

Mưa là đặc trưng có mức độ ổn định thấp cả theo thời gian và khônggian Lượng mưa quan hệ mật thiết với cơ chế hoạt động của gió mùa đặc biệtcác nhiễu động khí quyển xảy ra trong cơ chế hoàn lưu này Trên lưu vựcsông Cầu, lượng mưa hàng năm khá lớn 1500 - 2700 mm

4.1.1.4 Chế độ thủy văn

Tổng lượng nước trên lưu vực sông Cầu khoảng 4,5 km3/ năm, trong đóđóng góp của sông Công là 0,8992 km3/năm, sông Cà Lồ là 0,880 km3/năm.Chế độ thủy văn trên lưu vực sông Cầu phụ thuộc vào chế độ mưa Do đó,dòng chảy các sông thuộc lưu vực sông Cầu được phân biệt thành 2 mùa làmùa mưa và mùa khô Mùa mưa trên lưu vực sông Cầu từ tháng 5 đến tháng

10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng dòng chảy mùa khô chỉchiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm Tháng 2 là tháng cólượng dòng chảy nhỏ nhất Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bịchặt phá nên dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu thế cạn kiệt, một số đoạn

sa mạc hóa

4.1.1.5 Mạng lưới sông suối

Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Cầu tương đối dày, mật độmạng lưới sông (độ dài sông trên một đơn vị diện tích) trong lưu vực biến đổitrong một phạm vi 0,7 - 1,2 km/km2 Hệ số tập trung nước của lưu vực đạt 2,1(thuộc loại lớn ở miền Bắc), các nhánh sông chính phân bố tương đối đồngđều dọc theo dòng chính, nhưng các sông nhánh tương đối lớn đều nằm ởphía hữu ngạn lưu vực như các sông: Sông Chợ Chu, sông Đu, sông Công,sông Cà Lồ…

Bảng 4.1 Một số sông chính thuộc lưu vực Sông Cầu

(km)

Diện tích lưu vực (km 2 )

Độ cao trung bình (m)

Độ dốc (%)

Trang 34

Lưu vực sông Cầu khá giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Tàinguyên rừng đa dạng, tài nguyên nước dồi dào, tài nguyên khoáng sản phongphú Trong lưu vực có nhiều mỏ khoáng sản như: Sắt, kẽm, than, vàng Độche phủ của rừng trong lưu vực được đánh giá là trung bình, đạt khoảng 45%.Trong lưu vực có Vườn quốc gia Ba Bể và Vườn quốc gia Tam đảo, khu bảotồn thiên nhiên Kim Hỷ và các khu văn hóa lịch sử môi trường với giá trị sinhthái cao Hệ động thực vật trong lưu vực này rất phong phú, đa dạng bao gồmnhiều cây gỗ quý và các loài động vật hoang dã Tuy nhiên cùng với nhữnghoạt động phát triển kinh tế - xã hội như: Công nghiệp, khai thác mỏ, làngnghề thủ công và hoạt động nông nghiệp làm cho rừng bị phá hủy nghiêmtrọng, điều này đã gây áp lực lớn lên môi trường trong lưu vực.

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Quy mô dân số và nguồn nhân lực

Dân số: Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu, có dân số

330.707 người; mật độ dân số là 11.415 người/km2

Nguồn nhân lực: Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính,

trong đó có 19 phường và 9 xã Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũsinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấpchuyên nghiệp Đây là nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục

vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước

Trang 35

4.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng

Cấp điện: Thành phố Thái Nguyên có hệ thống lưới điện 220, 110 KV

khá phát triển Nguồn cung cấp điện cho thành phố hiện nay do điện lực TháiNguyên quản lý là nguồn điện lưới quốc gia Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn,công suất 110 MW Hệ thống chiếu sáng của thành phố Thái Nguyên tươngđối hoàn chỉnh, nguồn điện được cung cấp cho khoảng 146 trạm với tổngcông suất 1.078 W, chiếu sáng khoảng 153 tuyến đường với chiều dài 168 km

và 01 công viên

Cấp, thoát nước: Thành phố Thái Nguyên sử dụng nguồn nước mặt lấy

từ hồ Núi Cốc và nước ngầm lấy từ tầng chứa độ sâu 41 - 64 m Thành phốThái Nguyên hiện có 2 nhà máy cấp nước sạch là: nhà máy nước Túc Duyên(công suất 10.000 m3/ngày đêm); Nhà máy nước Tích Lương (công suất20.000 m3/ngày đêm) Tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân nội thị đạt 95% Hệthống thoát nước thành phố Thái Nguyên hiện nay là hệ thống thoát nướcchung Nước thải của các khu công nghiệp (Nhà máy luyện cán thép GiaSàng, Công ty Gang thép Thái Nguyên, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ )được xử lý cục bộ; Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên đã có công trình xử

lý nước thải bằng vi sinh vật với bể Aeroten khấy trộn bề mặt, bộ phận khửtrùng Clo và hồ sinh vật Hiện tại thành phố Thái Nguyên đang quy hoạch hệthống thoát nước toàn thành phố

Giao thông: Về giao thông đường bộ: Hiện có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua

thành phố (QL3, QL1B và QL37) Tháng 11 năm 2009, Bộ Giao thông Vậntải đã khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, conđường này sẽ tạo điều kiện cho thành phố trở thành đầu mối vận chuyển hànghoá, vật tư rất quan trọng đối với tỉnh và vùng trung du miền núi Bắc Bộ Hệthống đường nội thị được thành phố quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnhtheo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt

Về giao thông đường sắt: Hiện có 4 sân ga, diện tích 13,3 ha, gồm: Ga

Thái Nguyên, ga Quán Triều, ga Lương Sơn, ga Lưu Xá và mạng lưới đườngsắt nội bộ khu Gang Thép Ga Thái Nguyên là một trong những ga vận

Ngày đăng: 16/05/2014, 22:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn Anh (2008), “Hoài Hà dòng sông bị bức tử”,http://www.baovietnam.vn/the-gioi/84095/20/Hoai-Ha,-dong-song-bi-buc-tu, 28-09-2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoài Hà dòng sông bị bức tử
Tác giả: Văn Anh
Năm: 2008
3. Thái Bình (2009), “Làm sao cứu một dòng sông”, http://mobile.thesaigontime.vn/ArticleDetail.aspx?id=13876,(04/01/2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm sao cứu một dòng sông
Tác giả: Thái Bình
Năm: 2009
4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Tài nguyên và môi trường tuyển tập hội nghị khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trườngtuyển tập hội nghị khoa học
Tác giả: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2001
5. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (1995), Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn Việt Nam vềmôi trường
Tác giả: Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1995
6. Trịnh Trọng Hàn (1993), Nguồn nước và tính toán thủy lợi, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nước và tính toán thủy lợi
Tác giả: Trịnh Trọng Hàn
Nhà XB: Nxb Khoa họckỹ thuật
Năm: 1993
7. Thanh Hoa (2011), “Mười dòng sông lớn trên thế giới đang bị ô nhiễm ”, http://www.vietnamplus.vn/Home/10-dong-song-lon-tren-the-gioi-dang-bi-o-nhiem/20111/76930.vnplus Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười dòng sông lớn trên thế giới đang bị ô nhiễm
Tác giả: Thanh Hoa
Năm: 2011
8. Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thục Nhu, Nguyễn Văn Cừ (1998), Đánh giá tác động của hoạt động công nghiệp đến môi trường nước mặt thành phố Thái Nguyên, tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giátác động của hoạt động công nghiệp đến môi trường nước mặt thànhphố Thái Nguyên, tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thục Nhu, Nguyễn Văn Cừ
Nhà XB: Nxb Khoahọc kỹ thuật
Năm: 1998
9. Hoàng Văn Hùng (2008), Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm môi trường
Tác giả: Hoàng Văn Hùng
Năm: 2008
10. Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Quận (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Nxb Sở Giáo Dục - Đào tạo, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Quận
Nhà XB: Nxb SởGiáo Dục - Đào tạo
Năm: 1998
11. Trần Minh, Nguyễn Thị Tâm, Trần Hoàng Thiện (2007), “Tài nguyên nước ở Việt Nam và định hướng khai thác, sử dụng trong nền kinh tế quốc dân”, http://www.sapuwa.com.vn/?job=31&id=713&nn=0, 23/2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyênnước ở Việt Nam và định hướng khai thác, sử dụng trong nền kinh tế quốcdân
Tác giả: Trần Minh, Nguyễn Thị Tâm, Trần Hoàng Thiện
Năm: 2007
12. Sơn Nguyễn (2005), “Đằng sau vụ ô nhiễm nguồn nước ở Cáp Nhĩ Tân”, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=110138&ChannelID=2, 25/11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đằng sau vụ ô nhiễm nguồn nước ở Cáp Nhĩ Tân
Tác giả: Sơn Nguyễn
Năm: 2005
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ Môi trường, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảovệ Môi trường
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2005
16. Phạm Song (2006), Môi trường và cuộc sống, tập 1, Nxb Hội nước sạch và vệ sinh môi trường Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và cuộc sống
Tác giả: Phạm Song
Nhà XB: Nxb Hội nước sạchvà vệ sinh môi trường Việt Nam
Năm: 2006
17. Huyền Thanh (2007), “Ô nhiễm đang giết các dòng sông”http://www.cand.com.vn, 10/05/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm đang giết các dòng sông
Tác giả: Huyền Thanh
Năm: 2007
18. Dư Ngọc Thành (2009), Quản lý tài nguyên nước, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài nguyên nước
Tác giả: Dư Ngọc Thành
Năm: 2009
19. Hoài Thư (2007), “Cuộc sống bên bờ sông ô nhiễm nhất Châu Mỹ”, Http://www.Vtc.vn/quocte/tintuc/16920/index.htm, 21/05/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc sống bên bờ sông ô nhiễm nhất Châu Mỹ
Tác giả: Hoài Thư
Năm: 2007
20. Thu Trang (2006), “Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước”Http://www.monre.gov.vn, (21/05/2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước
Tác giả: Thu Trang
Năm: 2006
21. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát môi trường nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan trắc và kiểm soát môi trường nước
Tác giả: Lê Trình
Nhà XB: Nxb Khoa họckỹ thuật
Năm: 1997
22. Mai Thanh Tuyết (2005), “Tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Việt nam” http://www.ised.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông ởViệt nam
Tác giả: Mai Thanh Tuyết
Năm: 2005
23. UBND 6 tỉnh lưu vực sông Cầu (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc) (2005), Đề án tổng thể “Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môitrường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu
Tác giả: UBND 6 tỉnh lưu vực sông Cầu (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc)
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Tổng lượng mưa các tháng trong năm (mm)                   Năm - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2. Tổng lượng mưa các tháng trong năm (mm) Năm (Trang 19)
Bảng 3.1.  Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích (Trang 26)
Bảng 4.1. Một số sông chính thuộc lưu vực Sông Cầu - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.1. Một số sông chính thuộc lưu vực Sông Cầu (Trang 31)
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Sơn Cẩm - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Sơn Cẩm (Trang 35)
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại cầu Gia Bẩy - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại cầu Gia Bẩy (Trang 36)
Bảng 4.4.  Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại đập Thác Huống - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại đập Thác Huống (Trang 37)
Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu sau điểm xả suối Cam Giá 300 m - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu sau điểm xả suối Cam Giá 300 m (Trang 38)
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá 300 m đợt 1 năm 2012 - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá 300 m đợt 1 năm 2012 (Trang 39)
Hình 4.1. Biểu đồ giá trị BOD 5   tại  Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá 300 m. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.1. Biểu đồ giá trị BOD 5 tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá 300 m (Trang 40)
Hình 4.2. Biểu đồ giá trị  COD tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá 300 m - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.2. Biểu đồ giá trị COD tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá 300 m (Trang 41)
Bảng 4.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học, vi sinh vật trong nước sông Cầu vào mùa mưa (tháng 08 năm 2011) - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học, vi sinh vật trong nước sông Cầu vào mùa mưa (tháng 08 năm 2011) (Trang 42)
Bảng 4.8. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học, vi sinh vật trong nước sông Cầu vào mùa khô (tháng 02 năm 2012) - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.8. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học, vi sinh vật trong nước sông Cầu vào mùa khô (tháng 02 năm 2012) (Trang 43)
Bảng 4.9. Hàm lượng kim loại tổng số trong nước sông Cầu vào mùa mưa (tháng 08  năm 2011) - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.9. Hàm lượng kim loại tổng số trong nước sông Cầu vào mùa mưa (tháng 08 năm 2011) (Trang 44)
Bảng 4.10. Hàm lượng kim loại tổng số trong nước sông Cầu vào mùa khô (tháng 02 năm 2012) - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.10. Hàm lượng kim loại tổng số trong nước sông Cầu vào mùa khô (tháng 02 năm 2012) (Trang 45)
Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá 300 m từ năm 2010 đến 2012 - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá 300 m từ năm 2010 đến 2012 (Trang 47)
Hình 4.3. Diễn biến hàm lượng BOD tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ năm 2010 đến năm 2012. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.3. Diễn biến hàm lượng BOD tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 48)
Hình 4.5. Diễn biến hàm lượng TSS tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ 2010 đến 2012. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.5. Diễn biến hàm lượng TSS tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ 2010 đến 2012 (Trang 49)
Hình 4.4. Diễn biến hàm lượng COD tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ năm 2010 đến năm 2012. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.4. Diễn biến hàm lượng COD tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 49)
Hình 4.6. Diễn biến hàm lượng Fe tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ năm 2010 đến năm 2012 - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.6. Diễn biến hàm lượng Fe tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 50)
Hình 4.7. Diễn biến hàm lượng Coliform tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ năm 2010 đến năm 2012. - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.7. Diễn biến hàm lượng Coliform tại Sơn Cẩm, cầu Gia Bẩy, đập Thác Huống, sau điểm xả suối Cam Giá từ năm 2010 đến năm 2012 (Trang 51)
Bảng 4.12. Đặc trưng nước thải của các loại hình công nghiệp STT Loại hình sản xuất Đặc trưng nước thải - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.12. Đặc trưng nước thải của các loại hình công nghiệp STT Loại hình sản xuất Đặc trưng nước thải (Trang 52)
Hình 4.9. Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước thải Nhà máy giấy HVT qua các năm 2010, 2011, 2012 - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.9. Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước thải Nhà máy giấy HVT qua các năm 2010, 2011, 2012 (Trang 54)
Bảng 4.14. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đợt 1 năm  2012 - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.14. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đợt 1 năm 2012 (Trang 55)
Bảng 4.15. Kết quả quan trắc nước thải bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên qua các năm 2010, 2011, 2012 - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Bảng 4.15. Kết quả quan trắc nước thải bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên qua các năm 2010, 2011, 2012 (Trang 57)
Hình 4.10.  Biểu đồ hàm lượng BOD, COD tại điểm quan trắc nước thải bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên qua các năm - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.10. Biểu đồ hàm lượng BOD, COD tại điểm quan trắc nước thải bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên qua các năm (Trang 58)
Theo kết quả quan trắc nước thải  của bảng 4.15 và hình 4.10, hình 4.11 cho thấy, tổng N, tổng P, Coliform có chiều hướng giảm dần qua từng năm, - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
heo kết quả quan trắc nước thải của bảng 4.15 và hình 4.10, hình 4.11 cho thấy, tổng N, tổng P, Coliform có chiều hướng giảm dần qua từng năm, (Trang 58)
Hình 4.11. Biểu đồ hàm lượng NH 4  - N, tổng N tại điểm quan trắc nước thải bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên qua các năm - Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông cầu đoạn từ sơn cẩm đến công ty cổ phần gang thép thái nguyên   TP  thái nguyên   tỉnh thái nguyên
Hình 4.11. Biểu đồ hàm lượng NH 4 - N, tổng N tại điểm quan trắc nước thải bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên qua các năm (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w