1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái

49 2,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 452,62 KB

Nội dung

Rất hay và bổ ích !

Trang 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang 2

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc đến Nam, nước ta có điều kiện sinh thái đadạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới cùng với sự phân hóa vềđịa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù có thể phát triển được các loạicây ăn quả nhiệt đới á nhiệt đới và cây ăn quả ôn đới Mặc dù có điều kiện khíhậu đất đai thuận lợi cho cây ăn quả phát triển nhưng do điều kiên kinh tế xãhội nghề trồng cây ăn quả Việt Nam trước đây ở vào tình trạng kém phát triển

và sản lượng hàng hóa thấp

Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả đã góp phần vào việcchuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, làm tăng giá trị sử dụng đất,tăng thu nhập cho hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đấttrống đồi núi trọc, cải thiện môi sinh Đặc biệt trong tương lai gần ngànhtrồng cây ăn quả là một trong những ngành sản xuất hàng hóa lớn và có giá trịxuất khẩu cao

Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là những loài cây ăn quả

có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người

ưa chuộng Trên thế giới quả có múi đã trở thành loại quả quan trọng đối vớiđời sống của người dân và chiếm tỷ trọng lớn nhất

Việt Nam là một trong những nơi nguyên sản của cây ăn quả có múi(cam, quýt, bưởi) Trong quá trình sản xuất, qua chọn lọc tự nhiên và sựchọn lọc của con người một số giống địa phương và một số giống nhập nội

đã trở thành nổi tiếng như: bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch,bưởi Diễn…[10]

Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngành sản xuất nào cũng phải pháthuy được hết các lợi thế tự nhiên để sản xuất ra các mặt hàng mang tính hànghóa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình Nước ta có nhiều vùng

có lợi thế để phát triển quả có múi hàng hóa như: đồng bằng sông Cửu Long,Phúc Trạch - Hà Tĩnh, Đoan Hùng - Phú Thọ… So với các vùng phía Nam,

Trang 3

các vùng trồng bưởi phía Bắc có diện tích nhỏ hơn, phân bố nhỏ lẻ; mặt khácđịa hình phức tạp, đi lại khó khăn nên việc sản xuất còn hạn chế.

Yên Bái là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, và cũng là địa phươngrất thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hànghóa, tăng thu nhập cho người nông dân rất tốt

Từ lâu đời bưởi đã được một số xã trong huyện Yên Bình tỉnh Yên Báimạnh dạn đầu tư phát triển, có những hộ gia đình đã trồng với quy mô vườn

từ 200 - 400 cây, những vườn này đã bước vào năm thứ 4 bắt đầu cho thuhoạch quả

Xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái từng là vùng sản xuấtbưởi nhiều nhưng sản xuất chỉ mang tính tự phát, chưa có định hướng, chưađược hướng dẫn và đầu tư thâm canh đầy đủ, chưa có thị trường tiêu thụ ổnđịnh Sản xuất bưởi ở xã Đại Minh - huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái có nhữngđặc điểm sau:

- Giống bưởi Đại Minh là giống địa phương mang nhiều đặc tính tốt

Đó là nguồn gen quý cần được đưa vào tuyển chọn và đưa ra sản xuất

- Tập quán canh tác cũ, thường là trồng rồi bỏ đấy, không đầu tư chămsóc, phòng trừ sâu bệnh Chưa tuyển chọn được cây đầu dòng, biện pháp quản

lý giống chưa chặt chẽ, chưa chọn lọc, nhân giống chưa chọn lọc, chủ yếu là

“chiết tận thu”, nên các vườn đều có biểu hiện thoái hóa, suy kiệt, sâu bệnhnhiều cho năng suất thấp

Vấn đề đặt ra là phải phục hồi lại các vườn bị thoái hóa, duy trì và phụctráng lại giống bưởi quý của địa phương và nhân rộng ra sản xuất Từng bướcxây dựng thương hiệu cho giống bưởi Đại Minh - Yên Bình - Yên Bái

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng em thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi của xã Đại Minh - huyện Yên Bình

- tỉnh Yên Bái”.

1.2 MỤC ĐÍCH

Tìm hiểu tình hình sản xuất bưởi của xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái; đáng giá những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất các biệnpháp thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi của địa phương

Trang 4

-1.3 YÊU CẦU

- Điều tra về điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa - xã hội của xã liênquan đến sản xuất nông nghiệp Đại Minh - Yên Bình

- Điều tra tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của Đại Minh - Yên Bình

Điều tra tình hình sản xuất bưởi của xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái

Phân tích những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp thúcđẩy phát triển sản xuất bưởi trong những năm tới

Trang 5

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY BƯỞI

2.1.1 Nguồn gốc

Cây bưởi thuộc họ cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, nhiều kếtquả nghiên cứu cho rằng hầu hết các giống cam, quýt, bưởi trồng hiện nayđều có nguồn gốc từ vùng Nhiệt Đới và cận Nhiệt Đới Đông Nam Châu Á.Theo FAO (2010) hàng năm trên thế giới sản lượng khoảng 7 triệu tấn, baogồm cả bưởi (Citrus grandis) và bưởi chùm (Citrus paradisi), chiếm 6 - 7%sản lượng các loại quả có múi [1]

Mặc dù sản lượng ít nhưng bưởi là loại quả xuất khẩu chủ yếu ở một sốnước: Mỹ, Ấn Độ, Malaixia, Cuba, Israel… với lý do: Đặc điểm dễ vậnchuyển, bảo quản được lâu, ít hao hụt trong quá trình lưu giữ…

Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng lớn nhất,bưởi được trồng nhiều ở tỉnh Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang…với các giống nổi tiếng: Sa Điền, Văn Hán, Quân Khê… trong đó bưởi SaĐiền năm 1989 được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bình chọn là sản phẩmNông nghiệp có chất lượng cao và được nhận huy chương vàng Bưởi Sa Điềnhiện nay có được phát triển rất mạnh ở tỉnh Quảng Tây và là một trong cácđặc sản mang thương hiệu Quốc tế

Theo D.K Salunkhe (1995) thì bưởi là loại cây có khả năng thích nghirộng nên có thể trồng ở nhiều nơi trên thế giới Tuy nhiên thích nghi nhất làcác vùng có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới: Trung Quốc, Mỹ, Braxin, Ấn Độ

và Ai Cập… bưởi thích hợp trồng trọt trên đất ẩm, bằng phẳng, sâu màu, có

độ pH: 5,5 - 7,5 nếu pH thấp cần bón vôi khử chua

Trang 6

- Chi phụ: Citrineae

- Giống: Citrus

- Giống phụ: Eucitrus

- Loài: Citrus grandis [7]

2.1.3 Đặc điểm sinh vật học của cây bưởi

* Rễ:

Rễ bưởi thuộc loại rễ cọc, mức độ phát triển theo bề rộng hoặc bề sâucủa bộ rễ phụ thuộc vào đặc tính của giống và cách nhân giống, mực nướcngầm tầng đất canh tác và chế độ chăm bón

Nhìn chung thì bưởi có bộ rễ ăn nông, trên biểu bì của rễ non có nấmcộng sinh - nấm có vai trò như lông hút của các cây trồng khác

Cũng như bộ rễ của các cây trồng khác, bộ rễ của bưởi hoạt động theochu kỳ nhất định Có 3 thời kỳ hoạt động mạnh:

- Trước khi ra cành xuân (khoảng tháng 2 - đầu tháng 3)

- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc trước khi cành hè xuất hiện(tháng 6 - đầu tháng 8)

- Sau khi cành thu đã sung sức (khoảng tháng 8 - tháng 10)

Sự hoạt động của bộ rễ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển củacành lá nhưng chu kỳ hoạt động của rễ thường dài hơn

Một năm cây bưởi ra nhiều đợt cành như:

Cành xuân : tháng 2 - 3 - 4

Cành hè : tháng 6 - 7 - 8

Cành thu : tháng 9 - 10

Trang 7

Cành đông : tháng 11 - 12

Tùy từng giống, từng tuổi cây, điều kiện khí hậu và chăm sóc mà lượngcành, thời gian ra các đợt cành có sự thay đổi Trong các đợt cành thì cànhxuân ra đều và tập trung nhất, cành ngắn Cành hè thường khỏe, lá to nhưngrải rác hơn Cành thu kém hơn và cành đông là yếu ớt nhất

Cành mẹ sinh ra cành quả, nó có thể là cành xuân trong năm, cành hèhoặc cành thu năm trước Cành quả có lá thường đậu tốt hơn cành không có lá

Cành dinh dưỡng không mang hoa, quả mà chỉ có lá xanh làm nhiệm

Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả Vìvậy cần chú ý bảo vệ bộ lá, giữ tán lá xanh đen và cần rút ngắn giai đoạnchuyển lục của các đợt lá mới (chuyển từ xanh vàng sang xanh đậm)

* Hoa:

Có 2 loại là hoa đủ và hoa dị hình:

- Hoa đủ: là hoa có cánh dài, màu trắng (mẫu 5) mọc thành chùm hoặcđơn độc Số nhị nhiều gấp 4 lần số cánh hoa, xếp 2 vòng, nhị cái có vòi nhị,bầu có từ 8 - 15 ô tùy giống, bầu thượng

- Hoa dị hình: là hoa phát triển không đầy đủ, cuống hoa và cánh hoangắn oặc vẹo vọ, không đều, số này chiếm khoảng 10 - 20%, hầu hết là khôngđậu quả

Hoa có mầu trắng, ngoài cánh hơi xanh lục, ra cùng với lộc xuân Hoahình ống dài trên hơi phình to

* Quả:

Quả bưởi to nặng 700 - 1500g/quả tùy theo giống, tép quả đa dạng(màu trắng, màu hồng, màu đỏ) với các vị khác nhau (chua, ngọt, ngọt thanh,

Trang 8

dôn dốt…) Quả có thể hình tròn hoặc hình quả lê, trên vỏ quả có rất nhiềutúi tinh dầu Một quả có từ 8 - 15 múi, màu sắc thịt quả phụ thuộc vào cácsắc tố vàng đỏ Trong dịch nước quả còn có các hạt dầu thơm quyết địnhhương vị quả.

Chất khô trong quả đều là sản phẩm do quá trình quang hợp của cây tạonên, do vậy cây sinh trưởng tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chấtquả Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quả là:

- Điều kiện ngoại cảnh:

+ Nước phải đủ, nhất là thời kỳ quả đang lớn nhanh Nếu bị hạn, do sựcạnh tranh giữa quả và lá, quả sẽ bị rụng

+ Nhiệt độ: thấp quả lớn chậm, quả có xu hướng nhỏ và cao thành

- Chất kích thích sinh trưởng:

Quả lớn lên được là do có sự kích thích của các chất kích thích sinhtrưởng, chất này được tạo ra từ vách tử phòng hoặc từ hạt sau khi hạt hìnhthành Việc phun bổ sung thêm chất kích thích sinh trưởng cho cây khi quảđang hình thành có thể nâng cao tỷ lệ đậu quả

2.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

* Điều kiện khí hậu

- Nhiệt độ:

Là nhân tố khí hậu chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố của bưởi, nókhông những ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vườnbưởi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng và phẩm chất của bưởi Bưởi ưa khíhậu ấm áp và ẩm ướt Sự sinh trưởng của bưởi yêu cầu nhiệt độ bình quân

18 - 210C

Tổng tích ôn là 5300 - 72000C

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng là 23 - 300C

Nếu nhiệt độ > 370C hạn chế sự sinh trưởng của cây

Nhiệt độ từ lúc ra nụ đến khi nở hoa là điều kiện quan trọng cho việc

ra hoa sớm hay muộn Do điều kiện hàng năm ở thời kỳ ra hoa không giốngnhau ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa sớm hay muộn, thời kỳ ra hoa dàihay ngắn

Trang 9

- Ánh sáng:

Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho lá quang hợp chế tạo vậtchất hữu cơ Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sựsinh trưởng dinh dưỡng và sự ra hoa kết quả của bưởi

Ánh sáng đầy đủ: lá sinh trưởng mạnh, tăng cường sự hoạt động sinh lýcủa cây, cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của cây, sâu bệnh hại ít, nângcao sản lượng và phẩm chất sản phẩm Yêu cầu ánh sáng để bưởi sinh trưởng

và phát dục là 1300 - 1500 giờ

- Nước:

Là thành phần chủ yếu của bưởi, nước chiếm 50% trong cành lá, 86%trong quả Nước là nguyên liệu chủ yếu của quang hợp, là dung môi để hòatan các chất dinh dưỡng cung cấp cho các quá trình sinh trưởng và phát dụccủa cây

Bưởi yêu cầu lượng mưa hàng năm: 400 - 2000mm Do vậy cần chú ýđến nguồn nước cung cấp cho cây nhất là thời kỳ ra hoa kết quả

Khi đủ nước cây sinh trưởng khỏe mạnh, quả mau lớn, thân cành pháttriển mạnh Mặt khác phải chú ý thoát nước cho cây khi bị úng

- Gió:

Ảnh hưởng rất lớn đến cây bưởi, gió vừa có lợi vừa gây hại cho cây.Khi gió nhẹ có lợi cho việc truyền phấn hoa, thúc đẩy giao lưu khôngkhí, điều tiết nồng độ CO2, ẩm độ và nhiệt độ không khí có lợi cho quang hợp

và hoạt động sinh lý của cây, giảm bớt sự phát sinh lây lan bệnh hại

Khi gió mạnh làm gẫy cành đổ cây, lốc rễ, tổn thương cành lá tạo điềukiện cho nấm bệnh xâm nhập Thời kỳ ra hoa gặp gió to ảnh hưởng tới thụphấn, thụ tinh và tỷ lệ đậu hoa, đậu quả

* Điều kiện đất đai

Đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của câybưởi Các tính chất của đất như: Độ phì của đất, độ pH, độ thông thoáng… cóảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng phát dục của cây Đất đai màu mỡ, tơixốp, thoát nước tốt thích hợp với sự sinh trưởng của cây, dễ kết quả sớm,năng suất cao, ổn định Đất thích hợp để trồng bưởi là đất có tầng đất dày >

Trang 10

1m, giàu chất hữu cơ, màu mỡ, thông thoáng, mực nước ngầm > 1m, độ pHthích hợp là 5,5 - 6,5, hàm lượng O2 trong đất 3 - 8%.

* Yêu cầu về dinh dưỡng

Theo trung tâm nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí (2006) [6]: Câybưởi là cây cho sản lượng cao nên yêu cầu nhiều dinh dưỡng để cây sinhtrưởng và phát triển và bù lại dinh dưỡng đã mất đi theo sản phẩm thu hoạch.Bưởi cần đầy đủ các nguyên tố đa lượng như N, P, K, Ca và các nguyên tố vilượng như Fe, Cu, Bo, Mo… mỗi nguyên tố có tác động riêng đến năng suất,phẩm chất của quả và sinh trưởng, phát triển của cây

- Đạm: Quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩmchất quả Đạm xúc tiến quá trình phát triển các đợt lộc và phát sinh cành lá,quyết định độ lớn, độ dày và tuổi thọ lá, trọng lượng quả thay đổi tùy thuộcvào số lá tốt, xấu

Thừa đạm: quả to bộp, vỏ dày, chất lượng kém

Thiếu đạm: ít lộc, lá vàng nhỏ, hoa rụng, quả sần, ngoài ra còn ảnhhưởng đến quá trình hút các nguyên tố khác như: Magiê, Canxi…

Cây bưởi hút đạm mạnh vào các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 2 tháng 12, vùng núi từ tháng 3 - tháng 11

Lân: cần cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa, quá trình chuyểnhóa các chất dinh dưỡng và tổng hợp đường, đủ lân hoa ra nhiều và tập trung,

tỷ lệ hoa dị hình thấp, tỷ lệ đậu quả cao, vỏ quả mỏng, sắc bóng, lõi quả chặt,quả chín sớm, mã quả đẹp, hương vị thơm ngon Đồng thời làm cho rễ câyphát triển có thể hút các chất dinh dưỡng và chống chịu các yếu tố ngoại cảnhtốt hơn

- Kaly: là nguyên tố vận động, kaly xúc tiến quá trình tổng hợp và tíchlũy các chất dự trữ trong cây, kaly cần cho quá trình ra lộc non và thời kỳ lớncủa quả, bón kaly trong giai đoạn quả đang lớn sẽ làm cho quả mọng, bóng,sáng mã và tăng hàm lượng đường trong quả

- Canxi: có tác dụng điều hòa độ pH trong đất, thiếu Canxi đất chua,

P2O5 ở trạng thái khó tiêu, dễ bị rửa trôi Al và Fe di động nhiều, rễ cây bị độc

Trang 11

hại Nếu bón Canxi quá muộn quả chín muộn nhưng khả năng bảo quản caođồng thời giảm chất lượng quả.

- Các nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Zn Bo, Mo… tuy lượng mà câycần rất ít nhưng để kiến tạo nên các bộ phận của cây, đảm bảo cho cây sinhtrưởng, phát triển tốt đồng thời cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt Tùy sựthiếu hụt trong đất mà phải bổ sung bằng phân chuồng, phân vi sinh hoặcphân bón lá

Nắm được đặc tính sinh vật học, sinh thái học và yêu cầu ngoại cảnhcủa cây giúp người làm vườn có các biện pháp kỹ thuật tác động cho phù hợp

2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT QUẢ CÓ MÚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 2.2.1 Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới

Nghề trồng cây ăn quả nói chung và nghề trồng cây có múi nói riêngtrên thế giới không ngừng tăng Vì cây có múi cho thu hoạch, giá trị dinhdưỡng cao, hiệu quả kinh tế cao Ba khu vực sản xuất chủ yếu hiện nay là:Châu Á, Châu Mỹ và khu vực Địa Trung Hải

Vành đai trồng cam quýt trải dài từ 400 vĩ độ bắc xuống 400 vĩ độnam, nghĩa là cam quýt chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới Cácvùng trồng cam quýt nổi tiếng trên thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở nhữngvùng có khí hậu ôn hòa ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đạidương Những nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến một sốnước Địa Trung Hải và Châu Âu như: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ NhĩKỳ…; vùng Bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Mêxicô; vùng Nam Mỹ như: Brazil,Venezuela, Argentina…; vùng cam Châu Á chủ yếu là Trung Quốc, NhậtBản,… ngoài ra còn vùng cam ở Bắc Phi, Úc…

Theo số liệu điều tra của FAO, sản lượng quả có múi trên thế giới năm

2006 là 117.591,695 nghìn tấn, năm 2008 là 121.936,794 nghìn tấn và đến năm

2010 tổng sản lượng quả có múi trên thế giới đạt 123.694,474 nghìn tấn

Trang 12

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới từ 2006 - 2010

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

(Nguồn: thống kê của FAO, năm 2012) [1]

Bảng 2.2: Sản lượng quả có múi ở một số nước năm 2010 (1000 tấn) Chỉ tiêu

(Nguồn: thống kê của FAO, 2012)[1]

Phân vùng địa lý trên thế giới hiện nay có các vùng trồng cam quýtchính sau:

* Vùng cam quýt Địa Trung Hải

Bao gồm các nước như: Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, Ma Rốc, Israel…Đây là vùng phát triển khá mạnh và sớm nhất do đây là vùng có nền công

Trang 13

nghiệp tư bản phát triển sớm nhất Vì vậy nhu cầu của người dân cũng lớnnhất.

Vùng này có những nước sản xuất và xuất khẩu nhiều năm đứng đầuthế giới như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia… Năm 2010 Tây Ban Nha sảnxuất 3.120 nghìn tấn cam, 1.708,2 nghìn tấn quýt, 578,2 nghìn tấn chanh, 43,2nghìn tấn bưởi

* Vùng cam quýt Châu Mỹ

Các nước sản xuất nhiều như: Mỹ, Cuba, Mêxicô… Ở Nam Mỹ cóAchentina, Brazil… Năm 2010 sản lượng cam, quýt của Mỹ là: Cam 7.478,83nghìn tấn, Quýt 539,77 nghìn tấn, Chanh 800,14 tấn, Bưởi 1.123,09 nghìn tấn

Tuy vùng cam quýt Châu Mỹ hình thành muộn hơn nhiều so với cácvùng khác nhưng do điều kiện tự nhiên thuận lợi, do nhu cầu cao nên ngànhtrồng cam, quýt ở đây phát triển mạnh Mỹ là nước nhiều năm có sản lượnglớn nhất thế giới

Ngoài 3 vùng cam, quýt chính trên đây hiện nay còn một số vùng củaChâu Úc như: Australia, Niuzilan… cũng đang trên đà phát triển Hiện naycam, quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các nước có khí hậu lạnhnhư: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan… Tuy nhiên sản lượng của những nướcnày không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước

2.2.2 Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam

Nhìn chung cam, quýt đã trồng ở nước ta từ lâu đời, tuy nhiên mãinhững năm 60 của thế kỷ XX, diện tích trồng cây có múi mới có bước pháttriển vượt bậc so với trước đây Những nông trường chuyên trồng cam, quýt

Trang 14

ra đời ở miền bắc như: Sông Con, Sông Bôi, Thanh Hà, Vân Du, Sông Lô…với diện tích khoảng 3000 ha.

Từ những năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đấtnước thống nhất, vành đai trồng cam quýt trải dài từ Bắc đến Nam

Đến năm 2010, theo FAO thì cả nước có 63,500 ha cam, quýt với sảnlượng 752,000 tấn, tăng 106 nghìn tấn so với năm 2006 và tăng 34,924 nghìntấn so với năm 2009

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam từ 2006 - 2010

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

(Nguồn: Thống kê của FAO, 2012)[1]

Sự phân bố vùng trồng cây có múi ở nước ta tập trung ở cả ba miềnBắc, Trung, Nam với tổng diện tích năm 2010 là 63,5 nghìn ha, trong đó chialàm 6 vùng sinh thái trồng cây có múi khác nhau Phân bố diện tích ở cácvùng là: vùng Đồng bằng sông Hồng 5,1 nghìn ha, vùng Trung du và miềnnúi phía Bắc 10,2 nghìn ha, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 6,0nghìn ha, vùng Tây Nguyên 0,7 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ 5,5 nghìn ha,vùng đồng bằng sông Cửu Long 33,4 nghìn ha Tổng sản lượng cam quýt năm

2010 là 720,1 nghìn tấn với năng suất trung bình là 118,6 tạ/ha

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất quả có múi 1 số vùng ở Việt Nam năm 2010

(1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Đồng bằng sông Hồng 5,1 117,9 64,2Trung du và miền núi phía Bắc 10,2 52,9 51,4Bắc Trung Bộ và duyên hải 6,0 102,4 57,5

Trang 15

* Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam

- Vùng cam quýt Trung du và miền núi phía Bắc:

Bao gồm các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Hà Giang,Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên… Khu vực này nằm sátvùng Á nhiệt đới, chủ yếu là vùng núi cao có độ cao so với mặt biển trên300m cho nên khí hậu phân mùa rõ rệt Đất đai khá đa dạng, đất mùn đá vôi

là loại đất khá điển hình ở đây rất thích hợp để phát triển cây cam quýt Nhìnchung miền núi phía Bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai, những ưu thế

về khí hậu để phát triển mạnh nghề trồng cam quýt

Tuy nhiên vùng trồng cam quýt miền núi phía Bắc còn có những hạnchế cơ bản sau: Địa hình đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đấtnhanh bị nghèo kiệt do rửa trôi, xói mòn Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiêntiến vào sản xuất còn rất hạn chế do hạn chế trình độ học vấn và nhận thứccủa người dân, chủ yếu vẫn là độc canh một giống, canh tác theo phươngpháp truyền thống Do vậy chưa thâm canh, tăng được năng suất cây ăn quả.Nếu khắc phục được những trở ngại trên thì vùng trung du và miền núi phíaBắc sẽ trở thành vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và cây ănquả nói chung

Theo số liệu bảng 2.4 đến năm 2010, diện tích trồng cam quýt ở cáctỉnh Trung du và miền núi phía Bắc là 10,2 nghìn ha, năng suất được xếp vàoloại trung bình của cả nước (5,29 tấn/ha) Những tỉnh trồng nhiều cam quýtphải kể đến là Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn,…

- Vùng sản xuất cam quýt Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung:Gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… với tổng diệntích cây có múi của vùng năm 2010 là 6,0 nghìn ha, do hạn chế về khí hậu,

Trang 16

đất đai nên năng suất bình quân đạt rất thấp khoảng 10,24 tấn/ha (ngoại trừvùng chuyên canh cam Phủ Quỳ) Sản lượng đạt 57,5 nghìn tấn Đây là khuvực trồng cam quýt có ưu thế về tiêm năng đất đai, được nhà nước đầu tư xâydựng các nông trường Vì vậy ở đây có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân

có kinh nghiệm về cây có múi Tuy vậy vùng cam quýt miền Trung còn cónhững hạn chế như: thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, mưa về mùa nóngkhô về mùa đông phần nào hạn chế sự sinh trưởng của cam quýt Sự tiến bộkhoa học không ổn định và không đồng đều giữa các địa phương trong vùng

- Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long

Bao gồm các tỉnh như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long,…vùng đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt khá lâu đời gắnliền với việc khai phá vùng đất này Cam quýt được trồng nhiều ở vùng phù

sa ven sông Tiền, sông Hậu Nông dân ở đây có trình độ trồng cam quýt khácao, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc như: khắc phục hiện tượng ra hoa cáchnăm, điều khiển ra hoa sớm muộn, tạo tán, hạn chế chiều cao cây, trồng vớimật độ hợp lý để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, dinh dưỡng, nước, khoảngkhông gian, tạo sự cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây với môi trường sinh tháivùng đồng bằng

Năm 2010 diện tích trồng cam quýt của vùng là 33,4 nghìn ha với sảnlượng 471,5 nghìn tấn và là vùng sản xuất cam quýt có diện tích và sản lượnglớn nhất cả nước Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long cũng có một tậpđoàn giống khá phong phú của địa phương như: cam giấy, cam sành, cammật, bưởi đường, bưởi Long Tuyền… Đặc biệt là giống bưởi Năm Roi quả tovừa phải, ngọt pha vị chua nhẹ, không hạt rất phù hợp cho xuất khẩu

Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh là nhờ khíhậu, đất đai phù hợp và một thị trường tiêu thụ rộng lớn Sông Mêkông là conđường giao thông đường thủy khá thuận lợi để vận chuyển, tiêu thụ sản phẩmcho nội địa và xuất khẩu Tuy nhiên vùng trồng cam quýt này còn một số khókhăn là nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao, thời tiết nóng quanhnăm, lũ lụt và sâu bệnh phá hại nhiều làm giảm năng suất, chất lượng

Trang 17

2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới

Đặc điểm của bưởi là chịu được khí hậu nóng ẩm, trồng nhiều ở nhữngvùng nhiệt đới và á nhiệt đới Bưởi là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng nhất làcác vitamin và chất khoáng

Trên thế giới bưởi được trồng chủ yếu ở khu vực Châu Á như: TrungQuốc, Việt Nam, Ấn Độ và bưởi chùm được trồng nhiều ở Châu Âu nhưTây ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…

Theo số liệu của FAO năm 2010, diện tích trồng bưởi trên toàn thế giới

là 269,002 ha với sản lượng 6.957,837 tấn, năng suất trung bình 258,654tấn/ha

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới từ 2006 - 2010

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn: thống kê của FAO, 2012)[1]

Trong những năm 2006 hàng năm thế giới xuất khẩu khoảng 303,81nghìn tấn bưởi trị giá 90.911,08 nghìn USD, nhập khẩu 46,95 nghìn tấn có giátrị 59.995,78 nghìn USD Đến năm 2010 tình hình xuất - nhập khẩu bưởi đãgiảm mạnh, toàn thế giới chỉ xuất khẩu được 63,71 nghìn tấn trị giá 38.112,30nghìn USD (giảm 2,39 lần so với năm 2006), nhập khẩu 37,03 nghìn tấn trịgiá 31.272,38 nghìn USD (giảm 1,92 lần so với năm 2006)

Bảng 2.6: Tình hình xuất - nhập khẩu bưởi trên thế giới năm 2010

Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị

Trang 18

(Nguồn: thống kê của FAO, 2012)[1]

2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt nam

Bưởi Việt Nam được trồng nhiều ở miền Nam với các giống nổi tiếngnhư: bưởi Năm Roi, bưởi đường lá cam Ở miền trung có bưởi Phúc Trạchhiện nay đang được phát triển mạnh và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị Ởmiền Bắc có giống bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn,… là các giống ngon nổitiếng, có hiệu quả kinh tế cao gấp 15 - 20 lần so với trồng trọt các giống câytrồng khác Hiện nay với các giống bưởi và sản phẩm quả bưởi nổi tiếng, đểbảo vệ thương hiệu các địa phương có các giống bưởi quý rất cần đăng kýthương hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm bằng nhiều

hình thức trong đó có việc thành lập các trang web như: nam roi.com, camcanhbuoidien.com…

Theo số liệu thống kê của FAO, diện tích trồng bưởi ở nước ta trongnhững năm gần đây đang có xu hướng tăng nhưng sản lượng lại giảm Năm

2006 cả nước có diện tích 5,152 nghìn ha với sản lượng 38,662 nghìn tấn nhưngđến năm 2010 diện tích 5,332 nghìn ha và sản lượng là 33,472 nghìn tấn

Bảng 2.7: Tình hình sản xuất bưởi của Việt Nam từ 2006 - 2010 Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Trang 19

Theo viện nghiên cứu rau quả, hiện nay ở Việt Nam có một số giốngbưởi nổi tiếng với các đặc điểm sau:

- Bưởi Năm Roi:

Được trồng khá tập trung ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và khánhiều ở các tỉnh Cần Thơ (cũ), Tiền Giang, Bến Tre… Trong quá trình chọnlọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn được một số cá thểbưởi Năm Roi tốt, có các đặc điểm như: dạng trái hình quả lê đẹp, vỏ vàngkhi chín, con tép tróc khỏi vỏ múi và bó chặt nhau, nước quả khô, hương vịthơm ngon, không the đắng và đặc biệt là không hạt

- Bưởi da xanh:

Có nguồn gốc ở Bến Tre được trồng khá nhiều ở xã Mỹ Thạch An, thị

xã Bến Tre, hiện đang được trồng nhiều ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang,Vĩnh Long,… Quả có dạng cầu, vỏ vẫn giữ màu xanh khi chín, con tép tróckhỏi vỏ múi, tép múi màu đỏ hồng, nước quả khá, vị ngọt không the đắng,nhược điểm của giống này là có nhiều hạt

- Bưởi đường lá cam:

Được trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Tân Uyên (BìnhDương) Dạng quả khá đẹp, phẩm chất ngon được thị trường trong và ngoàinước ưa chuộng Quả có trọng lượng trung bình từ 0,8 - 1,2 kg/quả Dạng quả

có hình quả lê thấp, vỏ quả khi chín có màu vàng xanh, lỏng, nhẵn và tróc rấttốt Các con tép bó chặt, vị ngọt rất ngon nhưng lại có nhược điểm là có khánhiều hạt

- Bưởi Phúc Trạch:

Có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, hiệntại được trồng ở khắp 28 xã trong huyện và các vùng lân cận Bưởi PhúcTrạch được nhiều người xếp vào hàng một trong những giống bưởi ngon nhấtnước ta hiện nay Trái hình cầu hơi dẹt, vỏ trái màu vàng xanh, trọng lượngtrung bình từ 1 - 1,2 kg/trái Màu sắc thịt trái và tép màu phớt hồng, vỏ múigiáo dễ tách rời, thịt trái mịn, đòng nhất, vị ngọt hơi chua Độ Brix từ 12 - 14.Thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 9 hàng năm

Trang 20

- Bưởi Đoan Hùng:

Hiện được trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên đất phù

sa ven sông Lô và sông Chảy Có hai giống được coi là tốt nhất, đó là bưởiTộc Sửu (xã Chí Đám) và bưởi Bằng Luân (xã Bằng Luân) Bưởi Bằng Luântrái hình cầu hơi dẹt, trọng lượng trung bình 0,7 - 0,8 kg/trái, vỏ quả màuvàng hơi xám nâu, tép mũi màu trắng xanh, mọng nước, thịt trái hơi nhão, vịhơi nhạt, độ Brix từ 9 - 11 Thu hoạch vào tháng 10 - tháng 11, có thể để đượclâu sau khi thu hoạch Bưởi Tộc Sửu trái lớn hơn, trọng lượng trung bình từ1,0 - 1,2 kg/trái, thịt trái nhũn ít hơn giống bưởi Bằng Luân, vị ngọt lạ và cómàu trắng xanh Thu hoạch sớm hơn bưởi Bằng Luân khoảng nửa tháng

- Bưởi Diễn:

Được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liêm, Hà Nội) BưởiDiễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng Trái tròn, vỏ tría nhẵn khichín màu vàng cam Trọng lượng trung bình từ 0,8 -1,0 kg/trái Múi và vỏmúi dễ tách rời nhau Thịt trái màu vàng xanh, ăn ngọt Độ Brix từ 12 - 14.Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước Tết Nguyênđán khoảng nửa tháng

Các chuyên gia về cây có múi đều cho rằng: Một giống bưởi tốt phảiđạt được những yêu cầu là năng suất cao, ổn định, ít nhiễm sâu bệnh Dạngquả hình quả lê hoặc hình cầu, vỏ trái sáng đẹp, vỏ dày trung bình, vỏ múi dễtróc, con tép bó chặt, ngon, ngọt không xơ, không the đắng, nước quả nhiều,ráo, không hoặc ít bột

- Bưởi Phục Hòa, Cao Bằng:

Đây là một giống bưởi quý, theo kể lại của người dân thì giống bưởinày có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc Đặc điểm của giống bưởi nàyrất gần với tiêu chí đánh giá giống bưởi tốt, đó là: cây sinh trưởng khỏe, năngsuất ổn định, vỏ múi dễ bóc, tép bó chặt, ngọt, không he, đắng Tuy nhiênhiện nay vẫn còn một số nhược điểm: hạt nhiều, mã quả chưa đẹp, đồng thời

bị nhiễm nhiều sâu bệnh

- Bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái:

Trang 21

Đây là loại bưởi có mùi thơm thoang thoảng, dôn dốt ngọt và không bị

he ngay cả khi bưởi còn chưa chín Trái bưởi không to không nhỏ và màu sắccũng rất tươi

Theo những người trồng bưởi lâu năm, thì cây bưởi Đại Minh có nguồngốc từ cây bưởi tổ Khả Lĩnh, xã Đại Minh Xã Đại Minh vốn là một xã thuộchuyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ nay thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên bái Vìthế giống bưởi ngon từ cây bưởi tổ đương nhiên thuộc “quyền sở hữu” củaYên Bái Bưởi trồng ở vùng này cho quả ngon và ngọt nhất Ngày nay giốngbưởi ngọt này đã được trồng ở nhiều nơi nhưng chất lượng thì không đâubằng bưởi Khả Lĩnh

Sản phẩm bưởi Đại Minh đã trở thành hàng hóa, được bày bán khắp nơitrong tỉnh và nhiều tỉnh thành trong cả nước Đây là thông tin ít người biếthiện nay

Cây bưởi Đại Minh thấp, lá tròn, dày, tán rộng Quả có hình dẹt, nhẵnbóng, trọng lượng từ 800 - 1.000g, khi quả chín chuyển sang màu vàng,những quả ở cây bưởi già nhỏ nhẵn dễ phân biệt với loại bưởi khác

Bưởi Đại Minh ngon có tiếng, từ lâu đã trở thành đặc sản của vùng quênày và là niềm tự hào của người dân Yên Bái Khi bổ ra, bưởi có mùi thơmthoang thoảng, múi róc, mọng nước Chỉ cần ăn một múi cũng cảm nhận đượccái vị ngọt mát, thơm dịu của bưởi và cái vị đậm đà của làng quê

Mùa thu hoạch bưởi thường vào tháng 10 âm lịch đến tháng 3 âm lịchnăm sau Bưởi ngon phải trồng từ 20 năm trở lên

Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở việt Nam còn một số khó khăn sau:

- Vườn kinh doanh thường nhỏ lẻ, lẻ tẻ không tập trung Điều này gâynhiều khó khăn trong việc cơ giới hóa, thu hái và vận chuyển

- Trồng cam quýt gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và phòng trừ sâubệnh, lũ lụt ở đồng bằng, xói mòn rửa trôi, lũ quét ở miền núi

- Thị trường cam quýt trong nước và xuất khẩu không ổn định, giá cảbấp bênh, nhất là sau sự sụp đổ của Đông Âu thị trường xuất khẩu cam quýtcủa Việt Nam thay đổi theo hướng bất lợi

Trang 22

- Thiếu kế hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển vùng trồng cam quýt mộtcách thống nhất, đồng bộ, đôi khi các vùng cam quýt hình thành do tự pháttrong sản xuất.

2.3.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả của tỉnh Yên Bái

Hiện tại, toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 9.000 ha cây ăn quả với sảnlượng trên 31.000 tấn/năm, đạt giá trị sản phẩm hơn 100 tỷ đồng

Phát triển cây ăn quả là hướng đi mà Yên Bái xác định có tầm quantrọng trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, tạo công ăn việclàm thu hút được lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn góp phần vào côngcuộc xóa đói giảm nghèo và chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn này là tiếp tục hỗ trợcác điạ phương trong tỉnh phục tráng và phát triển các loại cây ăn quả đặc sảnnhằm góp phần cải thiện đời sống nhân dân và từng bước đáp ứng nhu cầutiêu dùng hoa quả tươi ngày càng cao của xã hội

Theo đó, tỉnh sẽ tiến hành việc phục tráng theo từng bước và tùy thuộcvào các vùng sinh thái khác nhau như: hồng không hạt tại xã Vĩnh Lạc (huyệnLục Yên); bưởi Đại Minh (huyện Yên Bình); cam quýt vùng ngoài huyện VănChấn, vải nhãn ở vùng trong huyện Văn Chấn và phía bắc huyện Văn Yên.Tỉnh cũng sẽ định hướng cho các hộ làm vườn phát triển cây trồng có giá trịcao, mang tính ổn định lâu dài và phù hợp với điều kiện từng vùng, đồng thờitỉnh tiếp tục nghiên cứu các chính sách đặc biệt là ưu đãi vốn vay cho các hộkinh doanh sản xuất; mở rộng hợp tác, trao đổi giữa các vùng trong và ngoàitỉnh để tìm thị trường và đầu ra cho sản phẩm Song song với việc phục tráng

và cả tạo cây ăn quả đặc sản, tỉnh Yên Bái sẽ triển khai trồng mới 300 ha cây

ăn quả, trong đó chủ yếu là giống cam, quýt tại huyện Văn Chấn và thửnghiệm một số mô hình trồng cây thanh long tại huyện Trấn Yên

Trang 23

Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Cây bưởi Đại Minh

- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình sản xuất giống bưởi Đại Minh trồng

tại huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái

- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7 đến tháng 12/2011.

3.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

- Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Yên Bình

- Tình hình sản xuất bưởi của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

+ Diện tích, năng suất, sản lượng của những năm gần đây nhất

+ Điều tra, phân tích hiện trạng các biện pháp kỹ thuật đang được ápdụng, thị trường tiêu thụ,…

- Phân tích thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, từ đó đề xuất các giảipháp khắc phục những tồn tại và thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi tại huyệnYên Bình, tỉnh Yên Bái

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

* Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia củangười dân (PRA):

- Các số liệu thứ cấp: thu thập tại các cơ quan chức năng (Đài khí tượngthủy văn, phòng Nông nghiệp, UBND xã, Sở Tài Nguyên và Môi Trường, SởNông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, niên giám thống kê,…)

- Hiện trạng các biện pháp kỹ thuật và thị trường tiêu thụ: phỏng vấntrực tiếp người sản xuất (phỏng vấn 30 hộ) theo mẫu biểu lập sẵn [3]

- Tổng hợp, phân tích số liệu và viết tiểu luận theo phương phápthường dụng

Trang 24

* Điều tra về tình hình sâu bệnh hại:

Điều tra phát hiện các loài sâu bệnh hại, mức độ phổ biến trên cây bưởitheo phương pháp của viện bảo vệ thực vật (Vũ Đình Ninh - 1986)

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu và tính toán

- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học (Phạm Chí Thành,1988), số liệu được xử lý trên chương trình EXCEL

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Sản lượng quả có múi ở một số nước năm 2010 (1000 tấn) Chỉ tiêu - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 2.2 Sản lượng quả có múi ở một số nước năm 2010 (1000 tấn) Chỉ tiêu (Trang 12)
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới từ 2006 - 2010 Chỉ tiêu - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới từ 2006 - 2010 Chỉ tiêu (Trang 12)
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam từ 2006 - 2010          Chỉ tiêu - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam từ 2006 - 2010 Chỉ tiêu (Trang 14)
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất bưởi của Việt Nam từ 2006 - 2010 Chỉ tiêu - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 2.7 Tình hình sản xuất bưởi của Việt Nam từ 2006 - 2010 Chỉ tiêu (Trang 18)
Bảng 4.2: Diện tích cây ăn quả của xã Đại Minh ST - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 4.2 Diện tích cây ăn quả của xã Đại Minh ST (Trang 33)
Bảng 4.4: Đặc điểm hình thái lá của một số giống bưởi trồng tại Đại Minh - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 4.4 Đặc điểm hình thái lá của một số giống bưởi trồng tại Đại Minh (Trang 35)
Bảng 4.5: Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi trồng  tại Đại Minh - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 4.5 Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi trồng tại Đại Minh (Trang 36)
Bảng 4.6: Một số đặc điểm về chất lượng của một số giống bưởi hiện trồng tại Đại Minh - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 4.6 Một số đặc điểm về chất lượng của một số giống bưởi hiện trồng tại Đại Minh (Trang 37)
Bảng 4.8: Tình hình chăm sóc và quản lý vườn bưởi của các hộ trồng bưởi Hạng mục và mức độ sử dụng Số hộ - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 4.8 Tình hình chăm sóc và quản lý vườn bưởi của các hộ trồng bưởi Hạng mục và mức độ sử dụng Số hộ (Trang 39)
Bảng 4.9: Thực trạng các biện pháp kỹ thuật của một số hộ điển hình - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 4.9 Thực trạng các biện pháp kỹ thuật của một số hộ điển hình (Trang 41)
Bảng 4.10: Thành phần và diễn biến phát sinh sâu bệnh hại Tháng - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Bảng 4.10 Thành phần và diễn biến phát sinh sâu bệnh hại Tháng (Trang 42)
Hình dạng quả bưởi Đại Minh - Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái
Hình d ạng quả bưởi Đại Minh (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w