Điều tra, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại trên cây bưởi tại Đại Minh

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái (Trang 42 - 43)

- Đối tượng nghiên cứu: Cây bưởi Đại Minh

4.3.4.Điều tra, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại trên cây bưởi tại Đại Minh

Như đã phân tích ở trên, việc không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các loại thuốc bảo vệ thực vật đã làm hầu hết các vườn bưởi tại Đại Minh bị nhiễm sâu, bệnh hại ở các mức độ khác nhau. Tiến hành điều tra thành phần sâu bệnh hại trên bưởi Đại Minh thu được số liệu:

Bảng 4.10: Thành phần và diễn biến phát sinh sâu bệnh hại Tháng Sâu bệnh hại 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Sâu nhớt + ++ ++ + - - - - - - - - Nhện đỏ +++ +++ ++ ++ + + + - - + ++ +++ Rệp sáp + ++ +++ ++ - - - - - - - - Rầy chổng cánh + ++ ++ + - - - - - - - - Sâu đục thân - - + ++ ++ ++ - - - - - - Bệnh loét - - - - + + + ++ ++ ++ ++ - Chảy gôm - - - - + + ++ ++ ++ ++ - - Muội đen - - + + ++ ++ ++ - - - - - Bệnh Greening ++ ++ + - - - + ++ ++ ++ +++ +++

Ghi chú: -: Không nhiễm bệnh; +: Mức độ nhẹ; ++: Mức độ trung bình; + ++: Mức độ nặng

Số liệu bảng cho thấy: Có 5 loại sâu và 4 loại bệnh gây hại trên các giống bưởi Khả Lĩnh tại Đại Minh trong đó các loại sâu, bệnh nguy hiểm là:

- Sâu nhớt: Phá hại tương đối rộng, thường hại lá non, gặm biểu bì lá, bề mặt của quả non tạo nên các sẹo khuyết màu nâu. Chúng gây hại nghiêm trọng vào đợt lộc xuân, giai đoạn ra nụ, hoa của cây bưởi. Trong giai đoạn này, do chưa có sự hiểu biết về các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nông hộ

trồng bưởi không dám sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ do sự rụng hoa, quả. Điều này đã dẫn đến sự bùng phát thành dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đợt lộc xuân cũng như quá trình ra hoa, đậu quả của bưởi.

- Nhện đỏ: gây hại gần như quanh năm, chúng hút dịch lá làm lá bị bạc trắng và rụng. Đối tượng này đặc biệt nguy hiểm vì có vòng đời ngắn và tính kháng thuốc cao.

- Rệp sáp và rầy chổng cánh: là đối tượng gây hại nguy hiểm, chúng hút dịch làm lá héo vàng và là môi giới truyền bệnh. Rệp sáp phát sinh phát triển mạnh vào giai đoạn tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Đây là thời kỳ ra hoa, đậu quả của bưởi, hơn nữa rệp sáp rất khó trừ do có lớp sáp bông bảo vệ cũng như tính kháng thuốc rất cao nên đã gây hại nghiêm trọng trên hầu hết diện tích bưởi tại Đại Minh.

- Bệnh chảy gôm: đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm ở Đại Minh. Kết quả điều tra nông hộ cho thấy có tới 30% số cây bị nhiễm trong đó nhiễm nặng 10,2 % (chủ yếu là những cây trên 20 năm tuổi).

- Bệnh Greening: còn gọi là bệnh vàng lá cam. Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn gram âm sống trong tế bào, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận non, làm lá bị nhỏ lại, cây lùn, lá biến vàng lốm đốm, gân lá vẫn xanh. Thường xuất hiện ở một vài cành, nếu nặng mới biểu hiện toàn cây. Trên cây bị bệnh quả nhỏ, lệch tâm, chín không đều hạt bị trẩm, vị chua, chất lượng giảm rõ rệt. Bệnh này lan truyền thành dịch nhờ môi giới là 2 loài côn trùng miệng hút Diaphoria và Trioza erytreae, đồng thời là do chiết ghép từ cây có nguồn bệnh. Ở nước ta hiện bệnh này đang diễn biến nhanh gây hại nghiêm trọng nhất là trên cam sành. Cũng như các bệnh vi rut khác, trị không kết quả mà phải phòng bệnh là chính: chọn giống sạch bệnh, chọn tổ hợp ghép chống bệnh…

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái (Trang 42 - 43)