Hiện trạng về chăm sóc

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái (Trang 38 - 42)

- Đối tượng nghiên cứu: Cây bưởi Đại Minh

4.3.3. Hiện trạng về chăm sóc

Bảng 4.8: Tình hình chăm sóc và quản lý vườn bưởi của các hộ trồng bưởi

Hạng mục và mức độ sử dụng Số hộ (hộ)

Tỷ lệ bình quân các hộ sử dụng (%)

1. Phân hữu cơ

- Không bón 9 30

- Bón từ 20 - 30 kg/cây/năm 12 40

- Bón > 30 kg/cây/năm 8 26,7

2. Phân vô cơ

- Không bón 17 56,7 - Bón từ 1 -2 kg/cây/năm 8 26,7 - Bón > 2 kg/cây/năm 5 16,7 3. Phân bón lá - Có sử dụng 5 16,7 - Không sử dụng 25 83,3 4. Thuốc bảo vệ thực vật - Không sử dụng 14 46,7 - Có sử dụng 16 53,3 5. Cắt tỉa, tạo tán - Có thực hiện 26 86,7 - Không thực hiện 4 13,3 6. Làm cỏ, tưới nước - Có thực hiện 23 76,7 - Không thực hiện 7 23,3

(Nguồn: Điều tra trực tiếp) * Sử dụng phân hữu cơ, vô cơ

Từ điều tra cho thấy bên cạnh những hộ sử dụng phân bón hữu cơ (21 hộ) thì vẫn còn những hộ không sử dụng (9 hộ) chiếm 30%. Việc sử dụng phân vô cơ cũng tương tự, việc sử dụng phân phân NPK cũng được một số hộ sử dụng chiếm 43,3 %. Việc sử dụng phân hữu cơ và vô cơ cho bưởi vẫn chưa thực sự được người dân chú ý lắm.

* Sử dụng phân bón lá

Việc sử dụng phân bón lá vẫn còn xa lạ với người dân trồng bưởi Đại Minh. Hiện nay chỉ có rất ít hộ sử dụng loại phân bón này (5/30) hộ được điều tra sử dụng chiếm 16,7 %.

Do không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ qua nguồn phân bón nên nguồn dinh dưỡng trong đất trồng bưởi của Đại Minh dần bị hạn chế. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng suy giảm năng suất của cây bưởi trong một vài năm gần đây.

* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và ứng dụng các biện pháp cắt tỉa

Ngoài việc bổ sung phân bón nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây thì việc phòng trừ sâu, bệnh hại cũng rất cần thiết cho việc chăm sóc một vườn cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng. Kết quả điều tra các nông hộ cho thấy hầu hết các nông đã biết dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh cho bưởi. Tuy nhiên việc sử dụng được các hộ áp dụng khi thấy xuất hiện sâu, bệnh hại trên cây. Mặt khác, nhiều nông hộ không nắm được quy luật phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cũng như sử dụng không đúng tính năng, liều lượng thuốc nên hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thục vật chưa cao.

Cắt tỉa hàng năm cũng là một biện pháp quan trọng trong việc chăm sóc vườn bưởi, làm giảm cành vô hiệu, giảm sâu bệnh hại, tạo cho cây một thế tán tốt. Đây là kỹ thuật đã và đang được các nông hộ áp dụng. Qua điều tra thì các nông hộ hầu hết tiến hành cắt tỉa 1 lần/năm.

* Làm cỏ, tưới nước

Việc làm cỏ hàng năm được khá nhiều nông hộ thực hiện (23/30 hộ) chiếm 76,7 % nhưng tưới nước thì chưa được các nông hộ thực hiện, nhu cầu nước của cây hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nước tự nhiên.

Bảng 4.9: Thực trạng các biện pháp kỹ thuật của một số hộ điển hình Tên chủ hộ Lượng phân bón (kg/cây) Cắt tỉa (lần/ năm) Phòng trừ sâu bệnh Số quả/ cây Ure Lân supe Kali clorua Hữu Nguyễn Mạnh Ân 1,0 2,0 0,5 30 2 Có 80-120 Nguyễn Văn Thông 0,5 1,0 0,5 30 1 Có 60-100 Nguyễn Thị Vân 0,5 1,0 0,3 30 1 Có 70-100 Trần Văn Hiệp 0 0 0 40 1 0 50-70 Đặng Văn Chung 0,2 0,5 0,3 20 1 0 60-90 Nguyễn Văn Hùng 0,4 0,6 0,2 25 1 0 65-105 Phan Đình Danh 1,0 2,0 1,2 30 2 Có 90-150 Trần Thị Bình 0 0 0 35 1 0 40-75 Vũ Văn Lực 0 0 0 25 1 Có 55-90 Nguyễn Văn Minh 0,5 1,5 0,5 25 1 0 80-130 Phạm Anh Tuấn 0,3 2,0 1,2 30 1 Có 70-120 Trần Quang Khải 0,5 1,0 0,7 30 1 Có 50-120

(Nguồn: phỏng vấn trực tiếp)

Qua bảng 4.9 ta thấy:

Tình hình sản xuất bưởi ở các hộ gia đình chủ yếu là trồng quảng canh, ít đầu tư chăm sóc. Hầu hết các hộ đều bón phân trước khi trồng nhưng lượng bón không đáng kể: phân hữu cơ < 30kg, lượng phân hóa học quá ít so với nhu cầu của cây bưởi.

Các hộ đều tiến hành cắt tỉa nhưng chưa thường xuyên chỉ với 1 lần/năm. Do vậy vườn rậm rạp, sâu bệnh nhiều. Về phòng trừ sâu bệnh có một số hộ có biện pháp phòng trừ sâu bệnh như phun thuốc hóa học, vệ sinh vườn, … như gia đình ông Nguyễn Mạnh Ân, Nguyễn Văn Thông và một số hộ khác. Một số hộ không có biện pháp phòng trừ sâu bệnh nên sâu bệnh phát triển rất nhiều nhất là vào mùa mưa. Về tưới nước hầu hết các hộ đều không có điều kiện tưới nước cho bưởi nên lượng nước không đủ để đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của cây bưởi đặc biệt là vào mùa khô, hạn chế tới năng suất.

Về các biện pháp khác như: phun các loại chế phẩm đậu quả, phân bón lá,… hầu như các hộ đều không sử dụng nên cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, quá trình ra hoa đậu quả của cây.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi đại minh huyện yên bình tỉnh yên bái (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w