0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khía cạnh mơi trường trong việc giải quyết vấn đề nước thải đơ thị.

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ XUYÊN Á ĐỨC HUYỆN HÒA TỈNH LONG AN (Trang 30 -31 )

Việc giải quyết vấn đề nước thải đơ thị khơng những nhằm hồn thiện hệ thống cơ

sở vật chất, các chức năng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, lao động của con người mà hơn tất cả, chính là đảm bảo tốt cơng tác vệ sinh mơi trường, giải quyết đúng mức các tác hại do chính hoạt động của con người gây ra đối với mơi trường.

Nước thải đơ thị (sinh hoạt) là nước đã qua quá trình sử dụng ở cộng đồng dân cư

cho mục đích sinh hoạt, sản xuất, cĩ lẫn thêm các chất bẩn làm thay đổi các đặc tính lý, hĩa, sinh. Nước thải sinh hoạt chảy vào mạng lưới thốt nước từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, khu phố, nước thải sinh hoạt ở các xí nghiệp ,các bệnh viện, cơng trình,…

Thành phần nước thải sinh hoạt:

– Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phịng vệ sinh.

– Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt : cặn bã từ nhà bếp các chất rửa trơi kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

ðặc tính nước thải: bao gồm các chất hữu cơ, vơ cơ; các vi sinh vật.

– Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 50-60% tổng các chất gồm các chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy…và các chất hữu cơđộng vật: chất bài tiết của người, động vật, xác động vật… Các chất hữu cơ trong nước thải

theo đặc tính hĩa học gồm chủ yếu là protein (chiếm 40-60%) hydrat carbon (25- 50%); các chất béo, dầu mỡ (10%). Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải sinh hoạt.

– Chất vơ cơ trong nước thải chiếm 40-42% gồm chủ yếu cát, đất sét, cát acid, bazơ vơ cơ, dầu khống…

– Trong nước thải cĩ nhiều dạng vi sinh vật: vi khuẩn,virus, nấm, trứng giun sán…

ðối với nước thải ra từ các nhà vệ sinh cơng cộng cũng như từ hộ dân sẽ theo hệ

thống thốt nước qua bể tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại là cơng trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn rắn được giữ lại trong bể từ 3 - 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vơ cơ hịa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian thích hợp sẽđảm bảo hiệu suất xử lý cao. Tuy nhiên, nước sau qua bể

tự hoại khơng đạt tiêu chuẩn thải, do đĩ nước thải sau khi qua bể tự hoại 3 ngăn được xả vào hệ thống cống thải chung của khu dân cư. Hệ thống cống thải này sẽ dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Việc xây dựng trạm xử lý nước thải là cần thiết đối với một khu đơ thị, nhằm làm sạch nước trước khi đưa trở lại mơi trường. Tuỳ theo điều kiện của mỗi địa phương sẽ

cĩ những yêu cầu khác nhau về mức độ xử lý. Tuy nhiên, tối thiểu phải đảm bảo khi nước thải trở ra mơi trường thì nguồn tiếp nhận phải cĩ khả năng hồi phục, nghĩa là mơi trường cĩ khả năng tự trở lại trạng thái cân bằng tự nhiên, cĩ thểđồng hố lượng chất ơ nhiễm cĩ trong nước thải được thải vào. Trong mọi trường hợp cần cân nhắc khả năng tự làm sạch của các nguồn tiếp nhận trong điều kiện tự nhiên để quyết định mức độ cần xử lý. Xét về khía cạnh mơi trường, để duy trì cân bằng sinh thái bảo vệ

mơi trường thì việc xử lý nước thải ơ nhiễm là hết sức cần thiết nhằm tránh những hậu quả tiêu cực đối với mơi trường. ðĩ chính là mục đích chính mà hệ thống xử lý nước thải cần đạt được.

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU DÂN CƯ XUYÊN Á ĐỨC HUYỆN HÒA TỈNH LONG AN (Trang 30 -31 )

×