BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ HIỀN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ HIỀN
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, năm 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ HIỀN
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐOÀN VĂN ĐIẾM
Hà Nội, năm 2014
Trang 3Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hiền
Trang 4Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các
cơ quan, tổ chức, nhân dân và các địa phương
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn
khoa học PGS.TS Đoàn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện Đào tạo sau đại học và nhà
trường Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các
phòng, ban, cán bộ và nhân dân của huyện Sa Pa … đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Lào Cai, ngày … tháng… năm 2012
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hiền
Trang 5Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii
2.1.3 Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường 16 2.2 Vấn đề rác thải sinh hoạt trong hoạt động du lịch 20
2.2.2 Chất thải rắn trong hoạt động du lịch 23
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Trang 6Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 4.1 Điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Sa Pa 37
4.2 Hiện trạng các hoạt động du lịch trên trên địa bàn thị trấn Sa Pa 41
4.2.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch của các cơ sở dịch vụ 47
4.3 Hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý trên địa bàn thị
Trang 7Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v
Trang 8Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi
DANH MỤC BẢNG
2.1 Thành phần RTSH ở một số tỉnh, thành phố 22 2.2 Thành phần hóa học của các cấu tử hữu cơ RTSH 22 2.3 Thành phần điển hình của chất thải rắn từ kinh doanh khách sạn
và các dịch vụ ở khu du lịch Bãi Cháy, Tp Hạ Long, Quảng Ninh 24 2.4 Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên toàn thế giới năm 2004 25 2.5 Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia 26 4.1 Số lượng khách du lịch đến Sa Pa biến động qua các năm 42 4.2 Lượng khách du lịch đến thị trấn Sa Pa qua các tháng 12, 3 và 6 43 4.3 Doanh thu từ hoạt động du lịch của Thị trấn Sa Pa 2009-2011 47 4.4 Doanh thu từ hoạt động du lịch của các cơ sở dịch vụ 48 4.5 Khối lượng RTSH trên địa bàn Thị trấn Sa Pa 53 4.6 Khối lượng RTSH biến động qua các năm trên địa bàn thị trấn 53 4.7 Khối lượng RTRSH biến động qua các tháng tại các cơ sở 53 4.8 Biến động số lượng RTSH qua các tháng tại các hộ gia đình
nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Sa Pa 54 4.9 Biến động lượng rác thải và khách du lịch qua các tháng tại các
4.12 Biến động lượng rác thải và khách du lịch qua các tháng tại các
Cơ Sở lưu trú tại gia Thị trấn Sa Pa 2013-2014 56 4.13 Thành phần rác thải trên địa bàn thị trấn Sa Pa năm 2014 57
Trang 9Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii
4.14 Thành phần RTRSH hữu cơ ở các địa điểm du lịch qua các tháng 58 4.15 Thành phần RTRSH vô cơ ở các địa điểm qua các tháng 58 4.16 Thành phần RTSH ở các hộ gia đình qua các tháng 60 4.17 Nguồn nhân lực thu gom, vận chuyển RTSH thị trấn Sa Pa 61
4.20 Các dụng cụ để thu gom, vận chuyển rác 62
4.22 Đánh giá về khó khăn gặp phải trong công tác thu gom RTRSH 66 4.23 Đánh giá của người dân và du khách về quản lý RTRSH 67
Trang 10Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii
Trang 11Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix
Tổ chức Du lịch Thế giới Văn hóa thể thao
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
Chất thải rắn Rác thải sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt Hội chứng hô hấp cấp tính nặng Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên minh Châu Âu
Ngân hàng Thế giới Công ty môi trường đô thị
Ủy ban nhân dân Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thưc Trách nhiệm hữu hạn
Trang 12Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh và đã trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia Số lượng khách du lịch, các địa điểm du lịch, các khách sạn, nhà hàng, công viên, sân golf, khu vui chơi, giải trí, cơ sở hạ tầng… ngày càng tăng lên nhanh chóng Sự phát triển du lịch đã có những tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Mặt khác, du lịch được xem như cầu nối giữa các Quốc gia, đem đến tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xoá bỏ thành kiến giữa các dân tộc, các Quốc gia
và đem lại hoà bình cho Thế giới
Ở Việt Nam, do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước nên ngành du lịch đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây, ngày càng tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Theo thống kê của Tổng cục du lịch, trong năm 2012 ngành Du lịch đã đón và phục vụ 6.847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011
Sa Pa là một địa danh du lịch nổi tiếng không chỉ với những cảnh đẹp đặc sắc của tự nhiên, một “bầu trời ôn đới trên vùng đất nhiệt đới” mà còn là một nền văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng Chính vì vậy, Sa Pa là một trong những địa điểm thu hút được lượng khách du lịch lớn nhất cả nước, đặc biệt là khách du lịch quốc tế trong những năm gần đây Tuy đem lại những lợi nhuận kinh tế không nhỏ cho địa phương nhưng du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, là bài toán nan giải khiến chính quyền địa phương và người dân đã phải trăn trở Trong “mê cung” đó, bài toán về quản lý rác thải sinh hoạt phù hợp với hoạt động du lịch vẫn chưa có
Trang 13Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2
lời giải trên địa bàn thị trấn Sa Pa Xuất phát từ những lý do nói đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường ở khu du lịch Sa
Pa là rất cần thiết Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá
ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”
1.3 Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá được đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và những chi phối của chúng tới hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu
- Phân loại được các loại hình du lịch diễn ra trên địa bàn và ảnh hưởng của từng loại hình đó đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- Đánh giá được hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu (các hình thức quản lý, những ưu nhược điểm của nó…)
- Các giải pháp đề xuất phải có tính khả thi, thiết thực nâng cao hiệu quả quản
lý rác thải sinh hoạt cho hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu
Trang 14Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3
PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Hoạt động du lịch và môi trường
2.1.1 Chức năng của ngành du lịch
Do hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thời gian và
không gian, và cũng do các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành khoa học, mỗi người đều có cách hiểu khác nhau về du lịch Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì
có bấy nhiêu định nghĩa”
Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chương I Điều 10:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời gian nhất định”
Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Chương I Điều 4: “Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong 1 khoảng thời gian nhất định”
Tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch và lữ hành Quốc tế tổ chức tại Rome vào 1963, các chuyên gia đã đưa ra: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên hay ngoài nước với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phài là nơi làm việc của họ”
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu
Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
- Khách sạn
Trang 15Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4
Cơ sở lưu trú du lịch được phân thành hai loại:
(1) Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất,trang thiết bị và một số dịch vụ chủ yếu có chất lượng tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt trong thời gian lưu trú
(2) Cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ có chất lượng cao hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1.Điều này, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng
(Trương Mạnh Tiến, 2006)
Du lịch có những chức năng nhất định Có thể xếp các chức năng này
thành 4 nhóm: Xã hội,kinh tế, sinh thái và chính trị
2.1.1.1 Chức năng xã hội
Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống của nhân dân Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981)
Trang 16Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn…Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội
2.1.1.2 Chức năng kinh tế
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng
tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái Hiện nay ở các nước có thu nhập thấp, các nước Nam Á, Châu Phi nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35% Trong khi đó các nước có thu nhập cao như Hoa Kỳ , Nhật Bản, Đức, Itali…trên 70% GNP
do nhóm ngành du lịch đem lại Nông nghiệp chỉ đóng khoảng 3-5% tổng sản phẩm quốc dân
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, của nhiều nước công nghiệp phát triển Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận thông qua việc tiêu dung của du khách đối với các sản phẩm của du lịch Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hóa thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt : nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế Khi một khu vực nào đó trở thành điểm
du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa dịch
Trang 17Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6
vụ tăng lên đáng kể Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế
du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh
tế quốc dân Hơn nữa, các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp hấp dẫn, Do đó, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cái tiến, phát triển các loại hàng hóa Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết
bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều ngưới đi du lịch
ở nước ngoài Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sau, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn
đề việc làm Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội
2.1.1.3 Chức năng sinh thái
Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của con người
Trang 18Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch Lúc này đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan mật thiết với nhau
2.1.1.4 Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau Mỗi năm ,hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình “ (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)…kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo
nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc (Hội đồng Du lịch Thế giới
WTTC, Tổ chức Du lịch Thế giới WTO và Hội đồng Trái đất, 2011)
2.1.2 Hiện trạng ngành du lịch
2.1.2.1 Tình hình hoạt động du lịch trên Thế Giới
Năm 2008- 2009 là một khoảng thời gian đen tối nhất đối với ngành du lịch thế giới vì ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới Lượng
du khách và thu nhập lần lượt giảm 4,2% và 5,7%
Trang 19Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8
Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục nhưng khác nhau ở từng giai đoạn Số lượng khách du lịch quốc tế đạt 940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm mốc 1 tỷ lượt (năm 2012) Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt) Tổng thu du lịch quốc tế ước đạt
928 tỷ USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011)
Tăng trưởng du lịch diễn ra đặc biệt tại các thị trường mới nổi như Trung Đông tăng 20%, Châu Á-Thái Bình Dương tăng 14% Một số nước có mức tăng mạnh là Sri Lanka tăng tới 49%, Nhật Bản tăng 36% và Việt Nam tăng 35% Châu Mỹ và châu Phi đều có mức tăng trưởng là 7%; trong khi
Châu Âu chỉ tăng khoảng 2% (Hội đồng Du lịch Thế giới WTTC, Tổ chức Du
lịch Thế giới WTO và Hội đồng Trái đất, 2011)
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế thu ngoại tệ quan trọng của các nước và sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới
Ngày 17/9/2013, khi tham dự Hội chợ du lịch Thiên Tân Trung Quốc, Tổng thư ký UNWTO Taleb Farid nói: “ Mười năm đầu của Thế kỷ 21 là 10 năm phát triển của ngành du lịch, 10 năm tới ngành du lịch sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng và chỉ đứng sau các ngành dầu khí, sản phẩm hóa chất, công nghiệp ô tô Trong tình hình kinh tế phục hồi còn nhiều yếu tố chưa xác định, nhiều nước đã lấy ngành du lịch làm khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế”
Đáng lưu ý là các nước đang trỗi dậy và đang phát triển vừa là điểm đến mới, vừa là nguồn cung to lớn của ngành du lịch thế giới Tiếp đó khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ cũng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới thu hút du khách Ngoài ra, các sự kiện thể thao lớn của khu vực và thế giới cũng như các hoạt động văn hóa đều là điểm đến hấp dẫn du khách thế giới Những
Trang 20Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9
hoạt động này đang ngày càng phát triển, vì vậy ngành du lịch 10 năm tới có tương lai phát triển rất sáng sủa
Ông Taleb Farid cho biết điều đáng mừng trong ngành du lịch là không
có “rào cản” như thương mại Trái lại, nhiều nước đang đẩy mạnh hợp tác du lịch, tạo ra những “tour du lịch trọn gói xuyên quốc gia”, mở ra cơ hội cho ngành du lịch toàn cầu phát triển mạnh mẽ Hiện nay các nước có rất nhiều sáng kiến quảng bá, tuyên truyền và cho ra đời nhiều sản phẩm du lịch thích hợp với tất cả loại du khách, bất kể giàu nghèo
Theo công bố của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) ngày 20-1 báo cáo lượng khách du lịch đã tăng gần 1,1 tỉ người trong năm 2013, đặc biệt tại châu Á - Thái Bình Dương, bất chấp những khó khăn kinh tế cũng như nhiều khu vực trở nên bất ổn trên toàn thế giới.Tổng thư ký UNWTO, ông Taleb Rifai nhấn mạnh "2013 là một năm kinh doanh tuyệt vời của ngành du lịch thế giới"
UNWTO cho biết trong năm 2013, có 1,087 tỉ lượt du khách xuất ngoại
du lịch, tương đương với mức tăng 52 triệu lượt du khách so với năm 2012,
và mức tăng này "cao hơn so với dự kiến" trong thời buổi kinh tế thế giới chưa thực sự vượt qua khủng hoảng
Cũng theo báo cáo của UNWTO, dù vẫn đang chìm trong khủng hoảng nhưng ngành du lịch châu Âu đã gây nhiều ngạc nhiên cho các chuyên gia du lịch khi thu hút 563 triệu lượt khách, tăng hơn 5% so với năm 2012 (tương đương 29 triệu lượt khách) Tại khu vực này, Tây Ban Nha đã đạt kỷ lục lịch
sử khi đón đến 60,4 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm 2013 Bên cạnh
đó, ba nước châu Âu gồm Đức, Anh và Nga nằm trong top năm nước đón nhiều khách nước ngoài nhất thế giới Điều này cho thấy sức hút đáng kể của khu vực này vẫn không hề suy suyển trong thời kỳ khủng hoảng cũng như chứng tỏ châu Âu tiếp tục là thị trường trọng điểm của ngành du lịch
Trang 21Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10
Trong khi đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ khi đón tổng cộng 248 triệu lượt khách quốc tế, đạt mức tăng 6% (tăng 14 triệu lượt khách) Với những bãi biển nổi tiếng tuyệt mỹ cùng nhiều kho tàng văn hóa nổi trội, ngành du lịch các nước vùng Đông Nam Á đã
có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất vùng (10%)
Các châu lục khác như Châu Phi đạt mức tăng 6% lượt khách quốc tế để chạm đến kỷ lục mới 56 triệu lượt khách Khu vực Châu Mỹ và Châu Đại Dương dù kém hơn nhưng cũng đạt mức tăng 4% lượt khách cho mỗi vùng
(Tổng cục du lịch Việt Nam, 2013)
Những số liệu khả quan trên cho thấy điều tồi tệ của ngành du lịch thế giới đã thực sự chấm dứt, đồng thời mở ra một tương lai ngày càng rực rỡ hơn
2.1.2.2 Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam
• Tiềm năng phát triển du lịch
Nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó, mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á Nhờ đó mà Việt Nam có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng Việt Nam còn có những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, phố
cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng ngoài ra còn có di sản văn hoá thế giới phi vật thể là Nhã Nhạc Huế Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc: Bản Gốc, Mẫu Sơn, Sa Pa, Thác Mơ,
hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Mai Châu, Tam Cốc- Bích Động, Cát Tiên, khu ngập nước Văn Long, Bà Nà, Đồng Tháp Mười, địa đạo Củ Chi, U
Trang 22Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11
Minh… Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm nên đây là điều kiện tốt để du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có
Mặt khác lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển cũng tạo cho chúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu…
Ngoài những thắng cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyên thống Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích
và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam Hiện nay, cả nước đã có hơn
2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian Đi dọc Việt Nam
du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dày đặc rải từ bắc vào nam Những cái nôi của làng nghề là Hà Nôi, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế… Thực tế, hiện nay du khách muốn đến tận làng nghề nhìn cảnh cây đa, bến nước, sân đình, thăm các di tích của một làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu các vị tổ làng nghề hoặc các danh nhân văn hoá Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựng tiềm năng dồi dào về du lịch còn bởi vì du khách muốn đến tận nơi xem các công đoạn nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm sản phẩm theo trí tưởng tượng của riêng mình Tìm hiểu về văn hoá và truyền thống làng nghề là điều mà du khách trong và ngoài nước quan tâm Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hoá thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu
Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hoá phong phú và độc đáo Không những vậy 54 dân tộc
Trang 23Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12
anh em cùng chung sống trên một mảnh đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ Đặc biệt con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo sự thoải mái cho du khách Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để du lịch Việt Nam phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới Nhưng vấn đề là chúng ta tận dụng
những tiềm năng đó như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm của chúng ta (Bùi
Thị Hải Yến, 2005)
• Thành tựu ngành du lịch nước ta trong thời gian qua
Nhận thức được vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và việc đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển du lịch, Đảng
và nhà nước ta trong thời gian qua đã đưa ra những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch Trong thời gian qua du lịch Việt Nam đã có những thành tựu và những tiến bộ vững chắc Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới
Năm 2012, mặc dù phải đối diện với những tác động tiêu cực của kinh
tế thế giới cũng như trong nước nhưng dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ VHTT Du lịch Việt Nam đã tiếp tục phát huy đà tăng trưởng của năm
2011, huy động hiệu quả các nguồn lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng Kết quả hoạt động của ngành Du lịch trong năm 2012 đã được Đảng và Chính phủ đánh giá là điểm sáng về kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu của ngành
Kết thúc năm 2012, ngành Du lịch đã đón và phục vụ 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011 Đến cuối năm 2012, Việt Nam đã có 1120 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 11.840
Trang 24Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13
hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ, trong đó có 4.809 thẻ hướng dẫn viên
du lịch nội địa và 7.031 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cả nước ước tính là 13.500 với 285.000 buồng, trong đó: 57 khách sạn 5 sao; 147 khách sạn 4 sao; 335 khách sạn 3 sao Năm 2012 các địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa được đánh giá là điểm sáng của du lịch Việt Nam, bứt phá trở thành các điểm du lịch quan trọng của khu vực Trung bộ và cả nước Nhiều khu du lịch, resort, khách sạn mới được khởi công hoặc hoàn thành đưa vào phục vụ du lịch đã góp phần đáng kể vào vào việc tăng cường năng lực, điều kiện cho ngành, tạo ra được sự bứt phá hiệu quả về mô hình tổ chức kinh doanh, trở thành điểm sáng của ngành
(Tổng cục du lịch Việt Nam, 2013)
Thị trường nguồn của du lịch Việt Nam (năm 2012) theo khu vực là: Đông Bắc Á (46%), ASEAN (20%), Châu Âu (13%), Bắc Mỹ (8%), Thái Bình Dương (5%) và thị trường khác (8%) Mục đích chuyến đi của khách quốc tế đến Việt Nam (năm 2012) là: du lịch, nghỉ ngơi (61%), công việc (17%), thăm thân nhân (17%) và các mục đích khác (5%)
Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình thế giới và khu vực phát sinh nhiều nhân tố mới, nguy hiểm, những xung đột chính trị mới, vũ trang cục bộ bùng phát tại nhiều nơi Tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi không đều, chậm và chưa vững chắc Từ đầu tháng 5/2014, căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu
kế hoạch của Ngành
Về văn hóa, gia đình: Các di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được vinh danh trên thế giới, với việc Châu bản Triều Nguyễn được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới
Trang 25Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14
Về du lịch: Du lịch Việt Nam đã chủ động kế hoạch ứng phó, duy trì tốc độ tăng trưởng Công tác quản lý hoạt động du lịch được tăng cường, công tác quảng bá xúc tiến được chú trọng So với cùng kỳ năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 4,3 triệu lượt, tăng 21,11%; khách du lịch nội địa ước đạt 23,4 triệu lượt, tăng 6,9%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 125.000 tỷ đồng, tăng 22,5% (hội nghị sơ kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 Ngày 8/7/2014)
Báo cáo kết quả hoạt động của Du lịch Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 nêu rõ: Cùng với sự nỗ lực của toàn Ngành, các nhiệm vụ trọng tâm đã được triển khai theo đúng kế hoạch; thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn thường xuyên: quản lý hoạt động lữ hành, quản lý cơ sở lưu trú, xúc tiến, quảng bá và thông tin du lịch, hợp tác quốc tế song phương và đa phương, công tác quy hoạch và nghiên cứu khoa học, các hoạt động nghiệp vụ tổng hợp, hoạt động liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành trong cả nước được quan tâm chú trọng… Nhiều sự kiện quan trọng được tổ chức ở các địa phương, tạo dấu ấn tốt cho du khách trong và ngoài nước (Đại lễ Phật đản VESAK 2014 tại Ninh Bình, Festival Huế 2014 tại TP Huế, Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại TP Điện Biên Phủ, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2014 tại
Hà Nội, Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất năm 2014 tại Bạc Liêu ); nhiều địa danh được bình chọn, xếp hạng bởi các trang web và tạp chí danh tiếng trên thế giới (Hà Nội, vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, phố cổ Hội An, Nha Trang, cáp treo Bà Nà…; các hoạt động đầu tư, phát triển du lịch tiếp tục được chú trọng; nhiều dự án đầu tư, phát triển du lịch đã được các địa phương quan tâm triển khai, thực hiện, tạo nên tiềm năng lớn về du lịch trên địa bàn trong thời gian sắp tới; hoạt động liên kết, hợp tác giữa các tỉnh được quan tâm, chú trọng thực hiện thông qua các hội nghị hợp tác phát triển
Trang 26Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15
Từ đầu tháng 5/2014, việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây căng thẳng trên biển Đông đã tác động nhiều mặt đến hoạt động của ngành Du lịch Việt Nam, gây giảm sút đột ngột về lượng khách quốc tế (tập trung chủ yếu vào thị trường các nước nói tiếng Trung) và nhiều tác động hệ lụy kèm theo Trước tình hình đó, ngoài việc tiếp tục triển khai công tác theo kế hoạch, Tổng cục
Du lịch đã chủ động ứng phó với tình hình, tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp cấp bách để hoạt động du lịch ổn định và phát triển: thành lập Tổ công tác đặc biệt, tổ chức 6 đoàn công tác đi 16 địa phương thuộc các địa bàn chịu nhiều tác động ảnh hưởng; chủ động xây dựng báo cáo nhanh tác động của tình hình, kế hoạch ứng phó và kế hoạch quản lý rủi ro của ngành Du lịch; trao đổi, tăng cường thông tin sự thật đến các cơ quan báo chí, các cơ quan ngoại giao nước ngoài (một cuộc họp báo, 14 cuộc làm việc các Đại sứ quán,
cơ quan đại diện du lịch quốc gia của các nước tại Việt Nam); triển khai thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch số 46/KH-BVHTTDL của Bộ VHTTDL về việc ứng phó với diễn biến của tình hình mới
Lượng khách và tổng thu từ khách du lịch đều duy trì đà tăng trưởng, góp phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trong 6 tháng đầu năm 2014, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.287.885 lượt khách, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm 2013; khách du lịch nội địa ước đạt 23,4 triệu lượt khách, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 125.000 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ
năm 2013 (Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6
tháng cuối năm 2014 Ngày 16/7/2014-tạp chí du lịch)
Sofitel Legend Metropole Hà Nội, The Nam Hải (Hội An) và Park Hyatt Sài Gòn tiếp tục được độc giả Tạp chí Travel+Leisure của Hoa Kỳ bình chọn trong số những khách sạn và khu nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á
Trang 27Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Du lịch còn một số tồn tại, hạn chế như việc quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch
ở các địa phương chưa được thắt chặt; tình trạng lừa đảo, ép khách, cướp giật… tại những địa bàn du lịch trọng điểm là những vấn nạn kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý du khách và hình ảnh Du lịch Việt Nam; sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và các địa phương chưa chặt chẽ nên sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ thấp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh Ngoài ra, chất lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch ở nhiều địa phương chưa được củng cố, hoạt động liên kết
phát triển du lịch giữa các địa phương còn mang tính hình thức (Tổng cục du
lịch Việt Nam, 2013)
2.1.3 Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường
Tác động tích cực của du lịch đến môi trường thường gắn với công tác bảo tồn Việc chính phủ thành lập các khu bảo tồn và khu bảo vệ động vật hoang
dã, các khu du lịch lịch sử văn hóa đã tạo nên những địa bàn quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch Tuy nhiên tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ có thể dẫn đến những hậu quả làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên, hay đặc tính của môi trường Đầu tiên là tác động tới tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan góp phần làm cho tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường, Đó là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và các hoạt động liên quan đến vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch cần thiết để duy trì các hoạt động giải trí cho du khách Trên phạm vi quốc gia, các vấn đề về môi trường trong
hoạt động du lịch chủ yếu như sau (Nguyễn Quốc Công , 2007).
2.1.3.1 Gia tăng chất thải
Chất thải sinh họat ở các khu vực phát triển du lịch gia tăng nhanh làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước và làm xấu cảnh quan: năm 1995, tổng lượng CTR từ hoạt động du lịch của Việt Nam khoảng 11.388 tấn thì đến
Trang 28Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
năm 2000 đã là 19.146 tấn và đến năm 2002 là 32.273 tấn Tổng lượng chất thải lỏng tương ứng là 1.775.394 m3; 2.971.852 m3 và 4.817.000m3 Du lịch phát triển dẫn đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ ăn uống, mua bán các sản phẩm , đồ lưu niệm nhận tạo và tự nhiên, dịch vụ vận chuyển và lưu trú Chẳng hạn như ở khu du lịch vịnh Hạ Long, các đội tàu thuyền gắn máy, các nhà hàng, khách sạn ven biển- thậm chí nhà nổi trên các vịnh biển, các nhà thuyền “hang bách hóa” nổi phát triển và hoạt động nhộn nhịp Kết quả là các vịnh biển, các điểm tham quan, du lịch phải hứng chịu càng nhiều hơn các loại chất thải (nước thải, dầu thải, RTSH) và bị khuấy đục bởi sự di chuyển của các loại tàu thuyền Chất lượng môi trường tự nhiên, môi trường nước, sự
đa dạng sinh học ở các nơi này bị suy thoái và đe dọa
2.1.3.2 Gia tăng mức độ suy thoái nguồn nước ngầm ở khu vực ven biển
Việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ đồng thời gia tăng lượng nước thải và do đó góp phần làm tăng mức độ suy thoái và
ô nhiễm các nguồn nước ngầm, nước mặt hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao Ví dụ của Việt Nam: Tổng nhu cầu nước cho khách du lịch năm 2000 là 5.714.815 m3 thì năm 2002 tăng tới 8.100.000m3 Tính bình quân tiêu chuẩn cấp nước cho khách du lịch nội địa là 100-150 lít/ngày, khách quốc tế là 200-259 lít/ngày trong khi đó phần lớn dân địa phương mới đạt tiêu chuẩn cấp 80-120 lít/ngày
Trang 29Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
- Việc thải rác bừa bãi từ quá trình xây dựng, rác thái sinh hoạt từ cư dân địa phương, công nhân nhập cư và du khách, các cơ sở dịch vụ làm ô nhiễm nguồn nước bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất vô cơ độc hại và các loại sinh vật gây bệnh
- Xăng dầu rơi vãi từ các phương tiện cơ giới phục vụ du lịch gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
2.1.3.4 Tác động tới biển
Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng Hoạt động du lịch biển phát triển nhanh chóng và sôi động trong vài năm gần đây đã thu hút rất đông du khách tới những trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Cát Bà – Hạ Long, Huế- Đà Nẵng, Nhan Trang, Vũng Tàu Vùng ven biển Việt Nam tập trung 80% các điểm du lịch trong cả nước Nhiều loại rác thải như túi nilon, vỏ đồ hộp, các vỏ trái cây, thực phẩm thừa…đã bị vứt xuống biển, xung quanh khu vực du khách lui tới một cách vô tình hay cố ý Theo thời gian, các rác thải trôi nổi trên biển bị trôi dạt vào các bãi biển, một vài nơi do không được vệ sinh thường xuyên nên đã gây cho du khách cảm giác “bãi biển như là bãi rác” hoặc khu du lịch rất không an toàn
về vệ sinh môi trường
2.1.3.5 Tác động tới tài nguyên đất
Tác động này thấy rõ nhất ở Thành phố Hạ Long ( Quảng Ninh), Nha Trang, Vũng Tàu…Phát triển du lịch hiện nay ở Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách Tác động của nó có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn và ảnh hưởng đến nguốn nước mặt và nước ngầm, tài nguyên đất và ô nhiễm không khí (chủ yếu
do bụi và tiếng ồn)
- Cơ sở hạ tầng cho du lịch tất yếu sẽ lấn chiếm các diện tích đất khác, ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất và cảnh quan thiên nhiên của dịa phương
Trang 30Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
- Quá trình đào đắp lấn biển, xây dựng làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên của địa phương, cấu trúc địa chất khu vực
- Các thất thải rắn không được xử lý triệt để hoặc không xử lý luôn là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường đất và mỹ quan chung
- Các hoạt động quá mức của khách du lịch có tác động xấu đến môi trường đất của khu du lịch (do chuẩn bị lều trại, đốt lửa trại, đẽo đá, vứt rác thải…)
2.1.3.6 Tác động tới tài nguyên khí
Vào mùa du lịch, các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần mức tiêu hao năng lượng và khí thải ô tô, xe máy tăng đột biến và làm tăng đáng kể lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí Lượng xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến các trung tâm đô thị- khu du lịch gây ra tình trạng ách tắc giao thông
2.1.3.7 Tác động tới tài nguyên sinh vật
Đa dạng sinh học bị đe dọa bởi nhiều loài sinh vật hoang dã quý hiếm
bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm của khách du lịch Ngoài ra, khi lượng du khách tập trung đông và lượng chất thải vứt vào môi trường cũng tác động có hại đến chu trình sống của động vật hoang dã trong các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu du lịch sinh thái…
2.1.3.8 Tác động tiêu cực khác
Bên cạnh những tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường thì phát triền du lịch cũng tạo ra một số thay đổi làm giảm giá trị văn hóa truyền thống đặc sặc của địa phương vốn rất nhạy cảm do tiếp thu thiếu chọn lọc những nhân tố mới ngoại lai như ở Sapa Mai Châu…Ngoài ra còn phải kể đến sự lây truyền dịch bệnh đến cộng đồng mà điển hình là SARS
năm 2003 (Nguyễn Quốc Công, 2007)
Trang 31Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
2.2 Vấn đề rác thải sinh hoạt trong hoạt động du lịch
2.2.1 Chất thải rắn sinh hoạt
2.2.1.1 Phân loại CTRSH
CTRSH là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm,
rạ, xác động vật, vỏ rau quả…(Nguyễn Thế Chinh, 2003)
Các nguồn chủ yếu phát sinh CTRSH bao gồm:
+ Từ các khu dân cư
+ Các trung tâm thương mại, chợ
+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, khu công cộng
+ Từ các dịch vụ đô thị, nhà ga, bến xe, sân bay
Theo phương diện nguồn gốc phát sinh, có thể phân biệt các loại CTRSH như sau:
(1) Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm Ngoài các thức ăn dư thừa từ gia đình còn các thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể,
từ các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ…
(2) Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác Loại chất thải này chứa nhiều VSV gây bệnh
(3) Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt dân cư,
(4) Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, của và các chất thải dễ
Trang 32Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
cháy khác trong gja đình, trong kho của các công sở, cơ quan xí nghiệp, các loại xỉ than
(5) Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói…
2.2.1.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH ở các đô thị Việt Nam đều có đặc điểm là thành phần chất hữu
cơ, thực phẩm, lá cây, độ ẩm chiếm tỷ lệ cao (50,27 - 62,22%) có lẫn nhiều đất cát, vật liệu xây dựng, tỷ lệ các chất có thể cháy được ít vì đã được những người nhặt rác thu gom trước đó Vì thế, khi đốt rác sẽ không thể tự cháy được mà cần phải nạp thêm nhiên liệu trong suốt quá trình cháy
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, RTSH là một tập hợp không đồng nhất Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được của các nguyện liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của RTSH
Trang 33Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
Nguồn : Đặng Kim Cơ, Kỹ thuật môi trường, NXB khoa học kỹ thuật, 2004
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của các cấu tử hữu cơ RTSH
Trang 34Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
Thành phần rác thải nói chung là không ổn định Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao nên tỷ lệ thành phần hữu cơ trong RTSH thường chỉ chiếm 35-40%, còn ở Việt Nam tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều 55-65% Chính nhờ đặc điểm này nên việc xử lý RTSH ở Việt Nam bằng công nghệ vi sinh vật (VSV) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh là rất thuận lợi Trong thành phần phế thải sinh hoạt còn có các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thủy tinh, rác xây dựng…) chiếm
khoảng 12-15% Phần còn lại là các cấu tử khác (Đặng Kim Cơ , 2004).
Trong các cấu tử hữu cơ của RTSH, thành phần hóa học chủ yếu của
chúng là C, H, O, N, S và các chất tro (bảng 2.2) (GS.TS Lê Văn
Nhương,2004)
2.2.2 Chất thải rắn trong hoạt động du lịch
2.2.2.1 Các nguồn phát sinh và những đặc điểm cơ bản của chất thải du lịch
Nguồn phát sinh chất thải do phát triển du lịch gồm:
- Các nhà hàng, khách sạn
- Các dịch vụ đô thị du lịch: các cơ sở chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ y tế, văn hoá thể thao…
- Từ các khu dân cư trong khu vực phát triển du lịch
- Các khu trung tâm thương mại, chợ
Trang 35Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Trong đó nguồn thải từ các nhà hàng, cơ sở lưu trú khách du lịch,
khách du lịch và các dịch vụ du lịch là đáng chú ý nhất (TS Trương Mạnh
Tiến, 2006)
2.2.2.2 Đặc điểm thành phần tính chất của chất thải rắn du lịch
Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, cũng như bất kỳ hoạt động kinh
tế du lịch khác đều có chất thải.Qua tổng hợp nghiên cứu cho thấy chất thải của kinh doanh khách sạn và du lịch rất đa dạng và rất nhiều, gồm chất thải:rắn, lỏng, khí, nhưng phần lớn là chất thải rắn
Chất thải rắn từ kinh doanh khách sạn gồm:giấy văn phòng, sách báo, vật
tư nguyên liệu, các thiết bị, máy móc, thực phẩm, thức ăn thừa, bao bì, lon đồ hộp, chai lọ, thùng, lá cây….Nguồn chất thải rắn chính trong các khách sạn phát xuất từ các bộ phận: bếp (rác từ quá trình chế biến món ăn, thức ăn thừa, bao bì, lon, hộp, chai, lọ…), văn phòng (giấy tờ, bút bi hết mực…), từ khách (sách báo, lon, hộp…), cành, lá cây ở sân vườn…Nhìn chung, chất thải rắn từ du lịch có các thành phần đặc trưng cơ bản gần giống với chat thải sinh hoạt của khu dân cư
Các nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau ở Việt Nam và kết quả nghiên cứu ở Hạ Long của Dự án thử nghiệm Hạ Long (thuộc WASTE-ECON) cho thấy hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạt từ khách du lịch bình quân khoảng 0.67-0.8kg/người/ngày: chất thải lỏng khoảng 100-150 lít/người/ngày Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường quan trọng từ hoạt động
du lịch, đặc biệt là ở những nơi chưa đủ năng lực quản lý và xử lý chất thải
Bảng 2.3 Thành phần điển hình của chất thải rắn từ kinh doanh khách sạn và các dịch vụ ở khu du lịch Bãi Cháy, Tp Hạ Long, Quảng Ninh
Thực phẩm và các chất không tái sinh 50-70%
Trang 36Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
Nguồn: Dự án nghiên cứu thử nghiệm Hạ Long (2004)
Khối lượng và thành phần CTR của khách sạn hoặc các cơ sở lưu trú phụ thuộc vào quy mô phòng nghỉ, số lượng và chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú Thực tế, trong tổng lượng CTR sản sinh từ kinh doanh khách sạn, khoảng 50-70% là chất thải hữu cơ, thuận tiện cho việc xử lý (ủ hoặc tái sử
dụng) (Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Quốc Công,2005)
2.2.3 Quản lý rác thải rắn sinh hoạt
Quản lý CTRSH bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý CTRSH, các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTRSH nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người
2.2.3.1 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên Thế giới
Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp) Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị
mới nổi và các nước đang phát triển (ThS, NCS Võ Đình Long, ThS Nguyễn
Văn Sơn, 2008)
Bảng 2.4 Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên toàn thế giới năm 2004
1 Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620
2 Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ vùng biển Ban tích) 65
Trang 37Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
(Nguồn: Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn,2008 )
Bảng 2.5 Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia
Các nước
thu nhập thấp
Các nước thu nhập trung bình
Các nước có thu nhập cao
Ấn Độ, Ai Cập, các
nước Châu Phi
Achentina, Đài Loan, Singapo, Thái Lan, EUMMS
Hoa Kì, EU, Hồng Kông
- Không có chiến lược
môi trường quốc gia
Trang 38Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 06/06/2013 đã đưa ra cảnh báo về một cuộc khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ về tài chính cũng như môi trường cho chính phủ các nước
Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn", WB nhận định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở Châu Phi
Các chuyên gia WB ước tính, đến năm 2025, tổng khối lượng rác mà
cư dân thành thị thải ra trên toàn cầu sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm – tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay (2013)
Theo thống kê của WB, Trung Quốc - quốc gia đã vượt Mỹ trở thành nước thải nhiều rác nhất thế giới năm 2004, hiện chiếm 70% số lượng rác thải của toàn khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
Nền kinh tế thứ hai thế giới và các khu vực khác ở Đông Á cùng nhiều khu vực ở Đông Âu và Trung Đông có tốc độ "sản xuất" chất thải rắn đô thị tăng nhanh nhất thế giới.Những số liệu này cần được nhìn nhận như hồi chuông cảnh tỉnh về một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất lượng cuộc sống đô thị đang ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng.Các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đưa ra các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều các biện pháp quản lý CTRSH ở mỗi quốc gia khác nhau và ngày càng xuất hiện những biện pháp hiệu quả phù hợp vời từng điều kiện cụ thể
Trên Thế giới các nước phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt rất hiệu quả Việc thu gom, phân loại rác thải đã
Trang 39Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
và đang trở thành một thói quen, là trật tự xã hội công cộng ở những nước này Đó là các quốc gia: Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Singappore, Philippin… Tuy nhiên việc thu gom rác thải ở các nước đang phát triển còn nhiều bất cập Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang thiết bị còn thô sơ và thiếu thốn dẫn đến chi phí thu gom tăng lên Nói chung hiện nay hầu hết các quốc gia đều đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải Do đó các quốc gia đều đã
có những biện pháp nhất định cho mình về vấn đề này Không chỉ có vây mà còn liên kết với nhau thành những tổ chức bàn về vẫn đề môi trường và đề ra những kế hoạch, sáng kiến.Ví dụ như sáng kiến 3R, viết tắt của ba chữ tiếng Anh: Reduce ( giảm thiểu ), reuse (tái sử dụng), Recycle ( tái chế ) đã được thực hiện tại một số nước trên thế giới và đem lại nhiều hiệu quả Nhiều hôi nghị quốc tế đã bàn về sáng kiến này đã được diễn ra như: Cuộc họp hội nghị cấp Bộ trưởng về sáng kiến 3R được tổ chức tại Tokyo từ ngày 28-30/04/2005 đã chính thức tuyên truyền về sáng kiến 3R (vốn được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh G8 tháng 6/2004) Và hội nghị 3R châu Á được tổ chức tại Tokyo từ ngày 30/10-01/11/2006 với 19 nước tham gia để chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động 3R mà các quốc gia đã thực hiện
2.2.3.2 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Việc xử lý chất thải chủ yếu do các Công ty Môi trường Đô thị của các tỉnh/thành phố (URENCO) thực hiện Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử
lý các chất thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các quy định/văn bản
Trang 40Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này Chính vì thế, hoạt động của các công ty môi trường
đô thị liên quan đến việc xử lý chất thải sinh hoạt là chính do có quá ít thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các loại chất thải khác Hệ thống quản
lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được trình bày trong hình 2.1
Hình 2.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam