1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức bón phân Kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển Hoàng Mai

124 503 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  LÊ XUÂN BẢO ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ MỨC BÓN PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA TỔ HỢP CÀ CHUA LAI NH-2764 TRÊN ĐẤT CÁT PHA VEN BIỂN HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2013-2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh NGHỆ AN, 2014 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi; - Số liệu trong luận văn được điều tra, nghiên cứu trung thực và chưa công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác; - Các trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn cụ thể; - Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ Lê Xuân Bảo iii LỜI CẢM ƠN Đề tài: "Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức bón phân kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển Hoàng Mai, Nghệ An trong vụ Đông Xuân 2013-2014” được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2014. trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp dở của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, ban giám đốc Công Ty TNHH Giống Cây Trồng Nông Hữu, cán bộ địa phương nới nghiên cứu đề tài. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh – người cô giáo kính quý luôn tận tình hướng dẫn và giúp đở từ những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công Ty TNHH Giống Cây Trồng Nông Hữu, ban giám hiệu nhà trường Đại Học Vinh, các thầy cô giáo, cán bộ công chức trong khoa Đào Tạo Sau Đại Học và Khoa Nông Lâm Ngư, đã tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất , tài liệu, thiết bị thí nghiệm cho tôi làm việc trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học , thầy cô giáo đã đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành ban lãnh đạo và bà con nông dân xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đở tôi trong việc bố trí thí nghiệm. Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè xa gần và đồng nghiệp đã động viên giúp đở tôi hoàn thành luận văn này Vinh, tháng 10/2014 Tác giả Lê Xuân Bảo iv BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu KHKT : Khoa học kỉ thuật PTNN : Phát triển nông thôn AVRDC : Trung tâm phát triển rau Châu Á ns : không sai khác ở mức có ý nghĩa 0,05 * : Sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 M : Mật độ K : Mức bón kali v MỤC LỤC 1.1. Ngu n g c, phân b , giá tr c a cây c chuaồ ố ố ị ủ à 4 1.1.1. Ngu n g c, phân b c a cây c chua ồ ố ố ủ à 4 1.1.2. Phân lo iạ 5 1.1.3. Giá tr dinh d ngị ưỡ 6 1.1.4 Giá tr kinh tị ế 7 1.3. Tình hình s n xu t v nghiên c u c chua trên th gi iả ấ à ứ à ế ớ 11 1.3.1. Tình hình s n xu t c chua trên th gi iả ấ à ế ớ 11 1.3.2. Tình hình nghiên c u c chua trên th gi iứ à ế ớ 14 1.3.2.1. M t s nghiên c u v ch n t o gi ng c chua trên th gi iộ ố ứ ề ọ ạ ố à ế ớ 15 1.3.2.2. M t s nghiên c u c chua ch u nhi t cao v kháng b nhộ ố ứ à ị ệ độ à ệ virus 19 1.3.2.3. M t s nghiên c u v bi n pháp k thu t s n xu t c chuaộ ố ứ ề ệ ỹ ậ ả ấ à 23 1.4.2.1. Nghiên c u v phát tri n gi ng c chua Vi t Namứ à ể ố à ở ệ 31 vi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 1.1. Ngu n g c, phân b , giá tr c a cây c chuaồ ố ố ị ủ à 4 1.1.1. Ngu n g c, phân b c a cây c chua ồ ố ố ủ à 4 1.1.2. Phân lo iạ 5 1.1.3. Giá tr dinh d ngị ưỡ 6 1.1.4 Giá tr kinh tị ế 7 1.3. Tình hình s n xu t v nghiên c u c chua trên th gi iả ấ à ứ à ế ớ 11 1.3.1. Tình hình s n xu t c chua trên th gi iả ấ à ế ớ 11 1.3.2. Tình hình nghiên c u c chua trên th gi iứ à ế ớ 14 1.3.2.1. M t s nghiên c u v ch n t o gi ng c chua trên th gi iộ ố ứ ề ọ ạ ố à ế ớ 15 1.3.2.2. M t s nghiên c u c chua ch u nhi t cao v kháng b nhộ ố ứ à ị ệ độ à ệ virus 19 1.3.2.3. M t s nghiên c u v bi n pháp k thu t s n xu t c chuaộ ố ứ ề ệ ỹ ậ ả ấ à 23 1.4.2.1. Nghiên c u v phát tri n gi ng c chua Vi t Namứ à ể ố à ở ệ 31 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solanaceae), là một trong những loại rau ăn quả quan trọng nhất trên thế giới. Cà chua có nguồn gốc từ châu Mỹ và hiện nay được trồng khá phổ biến trên thế giới. Cà chua là loại rau ăn quả cao cấp, với các giá trị về dinh dưỡng và y học, vừa được sử dụng quả ăn tươi vừa có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Với đặc tính đó cây cà chua góp phần tích cực trong việc cân đối nguồn thực phẩm giữa các tháng trong năm, cũng như các vùng khác nhau để không ngừng nâng cao đời sống của con người. Chính vì vậy, trong những năm qua diện tích trồng cà chua trên thế giới không ngừng tăng từ 4,0 triệu ha năm 2000 lên 4,9 triệu ha năm 2009 và sản lượng cũng tăng mạnh từ 109,9 triệu tấn lên 141,4 triệu tấn. Cây cà chua còn được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu di truyền tế bào và chọn giống ở thực vật bậc cao. Nó có khả năng thích ứng rộng, cho năng suất cao, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế lớn. Chính vì vậy, cây cà chua luôn là một trong những đối tượng của các nhà nghiên cứu khoa học nhằm mục đích không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước quả để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Sản xuất cà chua ở Việt Nam có nhiều thuận lợi do có quỹ đất lớn, thời tiết phù hợp, nguồn lao động dồi dào, nông dân có kinh nghiệm, cần cù trong lao động. Diện tích trồng cà chua chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích trồng các loại cây rau. Các địa phương trồng nhiều cà chua, như Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên,… và thời vụ trồng chủ yếu trong năm là ở vụ Đông. Hiện nay, sản xuất cà chua phục vụ ăn tươi và chế biến đóng hộp đã và đang được sản xuất quan tâm và phát triển mạnh. Vì vậy, cà chua là loại rau quả chủ lực được xếp vào nhóm ưu tiên phát triển và là một trong những sản phẩm rau xuất khẩu có tiềm năng lớn của Việt Nam. Tỉnh Nghệ An đã hình thành được vùng chuyên canh trồng rau tại 12/19 huyện trong tỉnh, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng vạn tấn rau. Vụ đông năm 2007, tỉnh Nghệ An đã trồng 9.000 ha rau các loại, đạt sản 2 lượng 90.000 tấn (Trần Ngọc Lân, 2007). Cũng theo đánh giá của ngành nông nghiệp Nghệ An, trồng rau xanh đang là nghề ổn định, mang lại thu nhập khá cao cho người nông dân cá biệt có nơi như xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, bình quân mỗi ngày xã bán 25 tấn rau, thu nhập đạt 120 triệu đồng/ha/năm. Rau xanh Nghệ An hiện có mặt tại thị trường 12 tỉnh, thành trong cả nước. Trong các loại rau xanh tại huyện Quỳnh Lưu thì cây cà chua là một trong những thương phẩm rau quả được đưa đi bán ra các vùng trong cả nước. Tuy nhiên hiện nay vùng sản xuất cà chua còn nhỏ lẻ, manh mún và chưa tập trung. Sản xuất còn mang tính tự phát, nông dân còn sử dụng nhiều giống cũ năng suất thấp, nhiễm sâu bệnh và chất lượng chưa cao. Ngoài ra người dân còn lạm dụng phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến sâu bệnh hại nhiều và giảm năng suất. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tập trung ở chính vụ đông, là lúc thu hoạch rộ các loại rau màu khác nên giá cà chua thường rẻ và hiệu quả sản xuất chưa cao. Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng tốt cho thị trường xuất khẩu nên chủ yếu tiêu thụ nội địa và một phần cho xuất khẩu. Vì vậy, diện tích và sản lượng cà chua không ổn định. So với các cây rau khác, cà chua đặc biệt dễ bị thương tổn do sâu bệnh hại. Thường dễ bắt gặp một số ruộng cà chua bị phá hủy nghiêm trọng do bệnh virus xoăn lá, héo xanh, sương mai, ở các vùng thâm canh rau quả. Cà chua, cũng như nhiều đối tượng rau khác, một khi đã nhiễm bệnh virus, khả năng chống bệnh dường như rất kém hiệu quả. Trong năm 2012, Công ty TNHH Giống Cây Trồng Nông Hữu đã tiến hành trồng thử 6 tổ hợp cà chua lai khác nhau tại Nghệ An, kết quả bước đầu đã chọn được tổ hợp cà chua lai NH-2764 có nhiều đặc điểm nổi trội như mẫu mã thương phẩm được thị trường ưa chuộng, sinh trưởng khỏe trên đất cát, và được nông dân đánh giá cao. Tuy nhiên, quá trình triển khai trên diện rộng đang gặp khó khăn do người dân áp dụng các quy trình kỹ thuật chưa phù hợp (chủ yếu trồng theo kinh nghiệm), đặc biệt là mật độ trồng và việc bón phân chưa cân đối và phù hợp. Chính vì thế việc tìm ra được mật độ trồng và các mức bón phân thích hợp cho tổ hợp cà chua lai NH-2764 là rất cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trên địa bàn thị xã Hoàng Mai nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. 3 Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức bón phân kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển Hoàng Mai, Nghệ An trong vụ Đông Xuân 2013-2014”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được mật độ và mức bón phân kali thích hợp cho tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về khả năng thích ứng của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. - Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp các dẫn liệu khoa học về tác động của phân bón kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH- 2764 trên đất cát pha ven biển thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cải thiện các biện pháp kỹ thuật trồng cà chua tại Nghệ An. - Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất tổ hợp cà chua lai NH-2764 tại Nghệ An. Nâng cao năng suất và chất lượng trong việc sản xuất cà chua cho người nông dân, giúp cho việc phát triển sản xuất cà chua tại Nghệ An ổn định, có hiệu quả cao. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, phân bố, giá trị của cây cà chua 1.1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây cà chua Nhiều nghiên cứu cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đão Galapagos tới Chile (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [10]. Theo các nghiên cứu của Jenkins (1948), có thể dạng này được chuyển từ Peru và Ecuado tới nam Mehico. Trước khi Crixitop Colong tìm ra Châu Mỹ thì ở Peru và Mehico đã trồng cà chua, ở đó nó đó được người dân bản xứ thuần hóa và cải tiến. Các nhà thực vật học Decadolle (1984), Mulle (1940), Luckwill (1943), Breznev (1955), Becker - Dilinggen (1956)… đều thống nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán đão Galapagos, ở Peru, Equado, Chile. Tuy nhiên Mehico là đất nước đầu tiên trồng trọt loại cây này. Có 3 chứng cứ đáng tin cậy để khẳng định Mehico là trung tâm khởi nguyên trồng trọt hóa cây cà chua: - Cà chua trồng được bắt nguồn từ Châu Mỹ. - Được trồng trọt hóa trước khi chuyển xuống Châu Âu và Châu Á. - Tổ tiên của cà chua trồng ngày nay là cà chua anh đào (L.esculentum var.cerasiforme) được tìm thấy từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Mỹ, sau đó đến vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Phi [4]. Lịch sử phát triển và du nhập cà chua vào các nước trên thế giới là khác nhau. Ở Châu Âu cây cà chua bắt đầu du nhập vào từ thế kỷ 16 do những nhà buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Năm 1554, Andrea Mattioli nhà dược liệu học người Italia mới đưa ra những dẫn chứng xác đáng về sự tồn tại của cây cà chua trên thế giới và được ông gọi là “pomid’oro” sau đó được chuyển vào tiếng Italia với cái tên “tomato”. Người Pháp gọi cà chua là “pomme d’amour” (quả táo tình yêu). Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thời bấy giờ cà chua chỉ được trồng phổ biến dưới dạng cây cảnh với màu sắc quả đẹp vì người ta cho rằng trong cà chua có độc do cà chua là thành viên trong họ cà, có họ hàng với cây cà độc dược. Đầu thế kỷ 18 các giống cà chua đã trở nên phong phú và đa dạng, [...]... nghiên cứu cà chua chịu nhiệt độ cao và kháng bệnh virus Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây cà chua chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, đất, dinh dưỡng, nước, không khí Trong đó nhiệt độ là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng phát triển của cà chua, đặc biệt là cà chua trồng trái vụ Chọn tạo giống cà chua có khả năng sinh trưởng... thấy axit Humic có ảnh hưởng lớn đến năng suất, khối lượng quả của cà chua chế biến tuy nhiên trong các loại hợp chất của axit Humic thì hợp chất Eko-Fer có ảnh hưởng đến năng suất lớn hơn rất nhiều so với K-Humate và Uptake Việc áp dụng Eko-Fer và K-Humate không ảnh hưởng đến độ pH và hàm lượng Vitamin C của quả cà chua nhưng Uptake thì lại có ảnh hưởng Màu sắc quả cà chua không bị ảnh hưởng bởi việc... với tổng % màu sắc biến đổi Thí nghiệm trên đồng ruộng để đánh giá mối quan hệ giữa kali tự do trong đất và sự biến đổi màu sắc quả Đất được bón với Gypsum hoặc kali làm giảm sự biến dạng màu sắc vàng vai quả và tổng lượng màu biến dạng mà không ảnh hưởng đến năng suất, độ brix hoặc màu sắc nước quả [10] Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của axit Humic đến năng suất và một số đặc tính nông sinh học của cà chua. .. cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất của cà chua chế biến người ta thấy che phủ bằng Plastic đen kết hợp với bón phân sẽ làm tăng năng suất loại cà chua nguyên liệu so với đối chứng Việc tăng năng suất này do các yếu tố nhiệt độ đất và không khí cao trong vụ xuân hè làm cho tán cây phát triển mạnh, đồng thời nó giữ được nước và phân bón, tăng lượng nước và phân bón trong giai đoạn quả phát. .. dưỡng, cà chua sử dụng nhiều nhất là kali, đạm, thứ đến là lân và canxi Muốn bón phân khoáng thích hợp cho cà chua cần chú ý đến độ phì của đất và tình trạng cây, phân khoáng dùng để bón lót và bón thúc cho cây Tỉ lệ bón các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu phụ thuộc vào tuổi cây, giống và điều kiện trồng Sử dụng phân bón thích hợp sẽ nâng cao sản lượng và chất lượng quả - Đạm: Cà chua yêu cầu đạm nhiều vào... khác cường độ ánh sáng không trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của quả [23] Việc tưới nước có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả cà chua chế biến Mức độ tưới cao sẽ làm tăng năng suất song nó cũng làm tăng tỷ lệ nứt quả, tuy nhiên sự nứt quả ở cà chua tuỳ thuộc vào từng giống đồng thời tỷ lệ nứt quả cũng thường cao hơn khi nhiệt độ cao hơn [5] Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thời... Tuy vậy phân bón lá không ảnh hưởng đến màu sắc quả [6] Nhiệt độ tăng thường dẫn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của quả tăng (E.g Pearce et all, 1993) tuy nhiên nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ dẫn đến khối lượng quả giảm Tỷ lệ sinh trưởng phát triển của quả tăng giảm hơn rất nhiều khi ở nhiệt độ >25 oC Cường độ ánh sáng không ảnh hưởng đến khối lượng quả hoặc tỷ lệ sinh trưởng phát triển của quả... thích hợp ( >35oC) quá trình quang hợp sẽ giảm dần Nhiệt độ ngày và đêm đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng của cây Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20-25 oC (Kuo và cộng sự 1989), nhiệt độ đêm thích hợp từ 13-18 oC Theo Claylon (1923), khi nhiệt độ trên 35oC cây cà chua ngừng sinh trưởng, và ở nhiệt độ 10 oC trong một giai đoạn dài cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết (Swiader J.M và. .. Vì vậy, sử dụng hợp lý phân vi lượng sẽ nâng cao năng suất và chất lượng cà chua. [7] 1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới 1.3.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới Cây cà chua tuy có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng có khả năng thích ứng rộng và giá trị sử dụng cao nên hiện nay nó được trồng rộng rãi trên khắp thế giới đang ngày càng được ưa chuộng và trở thành một... biệt các tỉnh phía Bắc phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cà chua, nếu được đầu tư tốt, năng suất cà chua sẽ rất cao Diện tích cho phát triển cà chua còn rất lớn vì trồng trong vụ đông, không ảnh hưởng đến hai vụ lúa nhưng sản phẩm lại là trái vụ so với Trung Quốc, nước có khối lượng cà chua lớn nhất thế giới (20 triệu tấn/năm) Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh . hưởng của mật độ và mức bón phân kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển Hoàng Mai, Nghệ An trong vụ Đông Xuân 201 3- 2014 được thực. mật độ và mức bón phân kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ hợp cà chua lai NH-2764 trên đất cát pha ven biển Hoàng Mai, Nghệ An trong vụ Đông Xuân 201 3- 2014 . 1.2. Mục tiêu nghiên. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  LÊ XUÂN BẢO ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ MỨC BÓN PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA TỔ HỢP CÀ CHUA LAI NH-2764 TRÊN

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w