1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng của nước thải trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tới môi trường nước và trầm tích trên suối cát, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

53 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Một trong những mặt tiêu cực đó là các loại chất thải do khai thác chế biến khoáng sản, các nguyên tố độc hại trong đất bị thải ra hòa vào các nguồn nước ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đế

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc điểm về khai thác khoáng sản và những vấn đề môi trường ở Việt Nam 3

1.1.1 Đặc điểm về khoáng sản Việt Nam 3

1.1.2 Quá trình phát triển 3

1.1.3 Tình hình khai thác 4

1.1.4 Ảnh hưởng khai thác khoáng sản tới môi trường ở Việt Nam 5

1.2 Đặc điểm và các vấn đề môi trường tỉnh Thái Nguyên 5

1.2.1 Đặc điểm chung môi trường tỉnh Thái Nguyên 5

1.2.2 Đặc điểm môi trường đất 6

1.2.3 Đặc điểm môi trường không khí 7

1.2.4 Đặc điểm môi trường nước mặt 7

1.2.5 Đặc điểm về trầm tích 8

1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt động khai thác khoáng sản khu vực Nghiên cứu 9

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 9

1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Đại Từ 14

1.4 Sơ lược về các đơn vị khai thác và chế biến khoáng sản thải ra Suối Cát 17 1.4.1 Công ty Cổ phần Kim Sơn 17

1.4.2 Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

2.2 Nội dung nghiên cứu 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 24

2.3.2 Phương pháp lấy mẫu nước và trầm tích trên thực địa 25

2.3.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 27

Trang 2

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu 29

3.2 Kết quả nghiên cứu về suối Cát: 29

3.2.1 Kết quả nghiên cứu nước mặt 29

3.2.2 Kết quả nghiên cứu nước thải 35

3.2.3 Kết quả nghiên cứu trầm tích 39

3.3 Đề xuất biện pháp quản lý môi trường khu khai thác 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

1 Kết luận 43

2 Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu ôxi sinh hóa

COD : Nhu cầu ôxi hóa học

CP : Cổ phần

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCVN : tiêu chuẩn Việt Nam

TSS : Tổng chất rắn lơ lửng

UBND : Ủy ban nhân dân

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường TNHH : Trách nhiệm hữu hạng

TNMT : Tài nguyên môi trường

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

TT : Thứ tự

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2 Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn khai thác 20

Bảng 1.3 Ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình khai thác 21

Bảng 1.4 ước tính thải lượng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác, 22

tuyển hàng năm 22

Bảng 2.1 Một số phương pháp phân tích đối với các tác nhân ô nhiễm 27

Bảng 3.1: Kết quả phân tích nước mặt suối Cát trước điểm tiếp nhận nước thải của công ty cô phần Kim Sơn 100m về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu 30

Bảng 3.2 Nước thải công ty cổ phần Kim Sơn tại vị trí thải ra Suối Cát 35

Bảng 3.3 Kết quả hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu trầm tích trên suối Cát trước và sau điểm tiếp nhận nước thải của công ty cổ phần Kim Sơn 39

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 13

Hình 1.2 hình ảnh Suối Cát 13

Hình 1.3 Hình ảnh lấy mẫu trên Suối Cát 14

Hình 1.4 Sơ đồ vị trí lấy mẫu 26

Hình 3.1 Biểu đồ diễn biến hàm lượng As, Pb, Cr trong mẫu nước mặt trước trên suối Cát 31

Hình 3.2 Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trong mẫu nước mặt trên suối Cát 31

Hình 3.3 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Zn, Fe trong mẫu nước mặt trên suối Cát 32

Hình 3.4 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Cd trong mẫu nước mặt trên suối Cát 33

Hình 3.5 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Mn, Cu, Dầu mỡ trong mẫu nước mặt trên suối Cát 33

Hình 3.6 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Hg trong mẫu nước mặt trên suối Cát 34

Hình 3.7 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Ni trong mẫu nước mặt trên suối Cát 34

Hình 3.8 Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trong mẫu nước thải NT-1 và NT-2 36

Hình 3.9 Biểu đồ hàm lượng Cd, As, Cr trong mẫu nước thải NT-1 và NT-2 36

Hình 3.10 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Ni, Pb trong mẫu nước thải NT-1 và NT-2 37

Hình 3.11 Biểu đồ hàm lượng Dầu mỡ, Fe trong mẫu nước thải NT-1 và NT-2 37

Trang 6

Hình 3.12 Biểu đồ hàm lượng Mn, Cu, Zn trong mẫu nước thải NT-1

và NT-2 38 Hình 3.13 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Hg trong mẫu nước thải NT-1

và NT-2 38 Hình 3.14 Biểu đồ diễn biến hàm lượng As, Pb, Zn, Cu trong mẫu trầm

tích trên suối Cát 40 Hình 3.15 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Hg, Cd trong mẫu trầm tích

trên suối Cát 41

Trang 7

ta chủ yếu dạng khoáng sản thô chưa chế biến nên đem lại giá trị kinh tế chưa cao

Thái Nguyên là tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế khai thác và chế biến khoáng sản, với trữ lượng lớn và đa rạng nhiều chủng loại Một trong những

mỏ đa kim đứng hàng đầu thế giới nằm trên địa bàn tỉnh Thái nguyên đang đi vào hoạt động đã đem lại nềm kinh tế của Thái Nguyên đang phát triển đi lên

Bên cạnh những tác động tích cực do ngành công nghiệp khai thác khoáng sản mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực Một trong những mặt tiêu cực đó là các loại chất thải do khai thác chế biến khoáng sản, các nguyên tố độc hại trong đất bị thải ra hòa vào các nguồn nước ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân Môi trường sống của người dân đang

bị đe dọa Hầu hết các sông suối quanh khu vực khai thác khoáng sản đều bị ô ngiễm nguồn nước

Ở Thái Nguyên, vấn đề bảo vệ môi trường nước sông suối đã được các ngành, các cấp trong tỉnh cũng như trung ương rất quan tâm Nhiều nghiên cứu về chất lượng nước sông suối đã được tiến hành; nhiều đề tài, dự án về bảo vệ môi trường và cảnh quan lưu vực sông Cầu đã được thực hiện Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nước thải trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tới môi trường nước mặt và trầm tích trên suối còn khá ít, và hầu như chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của nước thải trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tới môi trường nước mặt và trầm tích trên Suối Cát huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Trang 8

Theo các báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường từ năm 2010 đến năm 2014 thì nước mặt và trầm tích trên Suối Cát đang bị ảnh hưởng bởi các kim loại nặng và

á kim

Để theo dõi diễn biến theo thời gian và không gian của các chất gây ô nhiễm trong nước và trầm tích trên Suối Cát do nước thải của khu khai thác và chế biến khoáng sản, đồng thời đề xuất các phương án quản lý giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tới môi trường nước và trầm tích trên Suối Cát, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

” Nhằm góp phần làm rõ tác động của các chất gây ô nhiễm trong quá trình khai

thác và chế biến khoáng sản tới chất lượng môi trường nước mặt và trầm tích trên Suối Cát, hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương

Mục tiêu cụ thể của đề tài là:

- Đánh giá mức độ ô nhiễm và hiện trạng môi trường nước mặt, trầm tích trên Suối Cát trước và sau điểm tiếp nhận nước thải khu khai thác và chế biến khoáng sản

- Đánh giá mối liên hệ giữa các chất gây ô nhiễm trong nước và trầm tích sau điểm tiếp nhận nước thải khu khai thác và chế biến với tình hình khai thác chế biến khoáng sản

- Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác

và chế biến khoáng sản

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm về khai thác khoáng sản và những vấn đề môi trường ở việt Nam

1.1.1 Đặc điểm về khoáng sản Việt Nam

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng

về chủng loại gồm các nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than); nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (sắt, cromít, titan, mangan); nhóm khoáng sản kim loại màu (bôxit, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimon, molipden); nhóm khoáng sản quý (vàng, đá quý); nhóm khoáng sản hoá chất công nghiệp (Apatít, cao lanh, cát thuỷ tinh); nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát) [19]

Khoáng sản Việt Nam có các đặc điểm đa dạng về loại hình với 80 loại hình

mỏ khoáng sản và 3500 mỏ khoáng sản lớn nhỏ Các loại khoáng sản chính gồm: Dầu trữ lượng từ 3-5 tỷ tấn; Khí khoảng 1000 tỷ m3; Than đá khoảng 3,5 tỷ tấn tập trung ở Quảng Ninh; Than nâu khoảng 200 tỷ tấn có ở đồng bằng Bắc Bộ; Sắt có khoảng 550 triệu tấn ở Thạch Khê và 100 triệu tấn ở Quỷ Xạ; Bauxit khoảng 4 tỷ tấn ở Đắc Lắc và Lâm Đồng; Đá vôi có trữ lượng rất lớn ở miền Bắc và miền Trung; Caolin, sét kaolin có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn; Apatít có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn tập trung ở Lào Cai; Vàng có trữ lượng khoảng 300 tấn; Đất hiếm có khoảng 10 triệu tấn kim loại quy đổi [5]

1.1.2 Quá trình phát triển

Công nghiệp khai khoáng Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 19 do Pháp khởi xướng, từ năm 1955, Việt Nam đã tiếp quản, duy trì và phát triển các cơ

sở khai thác, chế biến khoáng sản Đến nay, đã tiến hành điều tra cơ bản, thăm dò

và phát hiện mới trên 5.000 điểm khoáng và mỏ [19]

Tỷ lệ xuất khẩu khoáng sản ở Việt Nam tương đối cao Tính riêng 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng trưởng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, tăng lần lượt 100,86% và tăng 3,11% tương đương với 1,4

Trang 10

triệu tấn, trị giá 140,5 triệu USD Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 91,2% lượng quặng và khoáng sản, với 1,2 triệu tấn, trị giá 101,7 triệu USD, tăng 129,29% về lượng và tăng 28,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012 Kế đến là thị trường Nhật Bản, với 20,7 nghìn tấn, trị giá 12,1 triệu USD, giảm 17,88%

về lượng và giảm 36,85% về trị giá Thị trường xuất khẩu chủ yếu đứng thứ ba là Malaysia với 15,9 nghìn tấn, trị giá 4,3 triệu USD, tăng 61,97% về lượng và tăng 31,59% về trị giá so với cùng kỳ

Các số liệu trên cho thấy, công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia.[21]

1.1.3 Tình hình khai thác

Do tính chất và mục đích sử dụng của từng nhóm khoáng sản, đối với một số loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn, Chính phủ Việt Nam giao cho một

số doanh nghiệp nhà nước đảm nhận vai trò nòng cốt, cụ thể như sau:

Khai thác và chế biến dầu khí giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Khai thác và chế biến than và các khoáng sản khác giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)

Khai thác và chế biến khoáng sản hoá chất (apatit) chủ yếu giao cho Tập đoàn Hoá chất Việt Nam

Khai thác, chế biến quặng sắt chủ yếu do Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Vinacomin thực hiện

Khai thác, chế biến vật liệu xây dựng chủ yếu giao cho Tổng công ty Xi măng VN và các doanh nghiệp ngành xây dựng, giao thông vận tải thực hiện (ngành khoáng sản VLXD do Bộ Xây dựng quản lý)

Ngoài ra tham gia khai thác, chế biến các điểm mỏ khoáng sản quy mô nhỏ ở các địa phương có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần Tổng số các doanh nghiệp khai khoáng (kể cả vật liệu xây dựng) đến nay khoảng 1.100 doanh nghiệp

Trang 11

Sản lượng khai thác trên năm một số loại khoáng sản chủ yếu năm 2012 như sau: Dầu thô 16 triệu tấn; than thương phẩm 40 triệu tấn; tinh quặng ilmenite 0,6 triệu tấn, quặng sắt 3,0 triệu tấn; tinh quặng apattit 2,4 triệu tấn; đồng 50 ngàn tấn tinh quặng; barit 150 ngàn tấn bột v.v

Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam và nền kinh tế đất nước Đã cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liêụ cho nền kinh tế quốc dân như ngành than đã cung ứng đầy đủ và kịp thời nguyên liệu cho ngành điện, xi măng, hoá chất, giấy; khoáng sản thiếc, chì kẽm, sắt đã cung ứng đủ cho ngành luyện kim; khoáng sản apatit đã cúng cấp đủ cho ngành Hoá chất, phân bón Đồng thời khoáng sản và sản phẩm chế biến của khoáng sản đã có một phần xuất khẩu Hai loại khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dầu khí và than (năm 2012 khoảng 10 tỷ USD) [19]

1.1.4 Ảnh hưởng khai thác khoáng sản tới môi trường ở Việt Nam

Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh Biểu hiện rõ nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên, tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường, tích tụ hoặc phát tán chất thải, làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.[22]

1.2 Đặc điểm và các vấn đề môi trường tỉnh Thái Nguyên

1.2.1 Đặc điểm chung môi trường tỉnh Thái Nguyên

Theo đánh giá mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, tính chất vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng phức tạp, nhiều "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường còn tồn tại, gây bức xúc trong dư luận

Trang 12

Qua thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày toàn tỉnh thải ra trên 400 tấn chất thải sinh hoạt nhưng số chất thải thu gom, xử lý mới đạt khoảng 36%, riêng lượng chất thải y tế được thu gom, xử lý hợp vệ sinh cũng chỉ đạt gần 50% Kết quả quan trắc môi trường hàng năm cho thấy: môi trường không khí đã bị ô nhiễm cục bộ, nhất là tại các khu vực: Nhà máy xi măng Núi Voi, Nhà máy xi măng Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ), Nhà máy xi măng La Hiên (huyện Võ Nhai) Đáng ngại hơn, xung quanh các khu mỏ khai thác than hàm lượng bụi đã vượt quy chuẩn cho phép đến 5 lần Cùng với tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường đất tại các khu vực gần khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng rõ rệt, điển hình như đất ruộng gần Khu công nghiệp Sông Công hàm lượng Zn vượt 8,9 lần, hàm lượng Cd vượt 11 lần; tại Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn 2,8 lần, hàm lượng Zn vượt 46,6 lần Đặc biệt tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản do chủ yếu khai thác theo phương thức lộ thiên, thủ công bán cơ giới đã gây tác động xấu đến môi trường, gây thất thoát tài nguyên như tại các điểm mỏ: than Làng Cẩm, đôlômít Làng Lai, mỏ sắt Trại Cau Nguy hại hơn, ở một số mỏ than Khánh Hòa, Phấn Mễ, Núi Hồng, mỏ sắt Trại Cau do khai thác lộ thiên đã tạo

ra các moong khai thác sâu tới hơn 100 m so với mực nước biển và đổ thải cao hơn

100 m so với mặt địa hình khu vực, làm biến dạng địa hình, tác động xấu đến hệ sinh thái khu vực, bồi lấp dòng chảy nước mặt, thậm chí gây mất nước, sụt lún đất Tuy việc xác định tác nhân gây ô nhiễm môi trường đã khá rõ ràng, tỉnh Thái Nguyên đã "khoanh vùng" 52 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 48 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng việc xử lý còn chưa kịp thời Hiện Sở tài nguyên - môi trường tỉnh mới xác nhận 10 đơn vị, cơ sở hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm, còn nhiều đơn vị vẫn gây ô nhiễm kéo dài mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính [16]

1.2.2 Đặc điểm môi trường đất

Theo báo cáo quan trắc hiện trạng của Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Thái Nguyên hàng năm cho thấy môi trường đất tại đất trè Tân Cương, đất rau phường Túc Duyên, đất lúa xã bản Ngoại, đất trè xã Túc Tranh Phú lương, đất phường Cam

Trang 13

Giá Thái Nguyên đang bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như As, Pb, Zn, Cu…Nguyên nhân do địa chất và một phần do ảnh hưởng của công nghiệp.[4]

1.2.3 Đặc điểm môi trường không khí

Mạng lưới quan trắc môi trường không khí trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số

vị trí quan trắc là 33 vị trí, gồm : 10 vị trí quan trắc không khí tại các huyện thị trên địa bàn, 23 vị trí quan trắc không khí tại các vị trí chịu tác động từ hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản Trong đó, có 10 vị trí quan trắc bụi PM10(hạt bụi có kích thước< 10µm(1000µm = 1mm)) Một năm thực hiện 6 đợt Đơn vị thực hiện quan trắc: Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên) Theo kết quả quan trắc không khí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy nhiều điểm điểm Quan trăc vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt khu ngã ba Quan Triều, tổ 14 phường Tân Long và khu vực nhà máy xi măng La Hiên [4]

Bảng 1.1 Theo báo cáo Quan trắc môi trường tỉnh năm 2012 tải lượng ô nhiễm

không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)

Nguồn: Sở TNMT Thái Nguyên [20]

1.2.4 Đặc điểm môi trường nước mặt

Mạng lưới Quan trắc nước mặt trên toàn tỉnh Thái Nguyên có 37 điểm quan trắc gồm tất cả các suối, sông Cầu và sông Công Mỗi điểm đều đánh giá được các

Trang 14

yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước mặt Nhìn chung nước mặt trên toàn tỉnh Thái Nguyên phần lớn là các vị trí lấy mẫu đều có các chất ô nhiễm Năm 2013 tại vị trí suối Văn Dương, suối tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Sông Công, cụm công nghiệp Bãi Bông, các hoạt động sinh hoạt của dân cư và hoạt động sản xuất, dịch vụ của một số xã huyện Phổ Yên, Phú Bình chỉ tiêu Zn, Fe, thường cao hơn so với tiêu chuẩn Suối Xương Rồng ô nhiễm NH4-N, Dầu mỡ, Coliform do là nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt dân cư và các hoạt động sản xuất, dịch vụ, y tế tại địa bàn phường Phan Đình Phùng Suối cam giá ô nhiễm NH4-N, Coliform, DO do đây

là nguồn tiếp nhận khu công nghiệp Lưu Xá, các hoạt động sinh hoạt của dân cư và các hoạt động dịch vụ khác phường Cam Giá [4] …

1.2.5 Đặc điểm về trầm tích

Trầm tích là các vật chất tự nhiên bị phá vỡ bởi các quá trình xói mòn hoặc

do thời tiết, sau đó được các dòng chảy chất lỏng vận chuyển đi và cuối cùng được tích tụ thành lớp trên bề mặt hoặc đáy của một khu vực chứa nước như biển, hồ, sông, suối Quá trình trầm tích là một quá trình tích tụ và hình thành các chất cặn lơ lửng để tạo nên các lớp trầm tích Ao, hồ, biển, sông tích lũy các lớp trầm tích theo thời gian [9]

Hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng trong trầm tích giảm theo khoảng cách từ nguồn, do chúng bị kết tủa, lắng đọng trong quá trình vận chuyển trong sông Ví dụ sự tích lũy Cd trong trầm tích của sông Rhine có sự tăng nhanh ở gần nguồn nước thải từ nhà máy sản xuất đồng Duisburg, sau đó giảm dần đến khoảng cách 40-50km và gần như không thay đổi ở mức 15-20 g/g cho đến khi

ra tới biển [11]

Theo báo cáo quan trắc hiện trang năm 2013 thì 10 điểm lấy mẫu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì có 9 mẫu là bị ô nhiễm As, có nơi As rất cao vượt 11,5 lần tiêu chuân QCVN 43:2012/BTNMT (Trầm tích nước ngọt) điều đó chứng tỏ trầm tích trên các sông suối ở Thái Nguyên đang bị ô nhiễm [4]

Trang 15

Theo kết quả nghiên cứu Trần Thị Minh Hải và Phạm thị Nga trung tâm Quan trắc môi trường Thái Nguyên năm 2012 cho thấy, hàm lượng Pb, Cd, Zn tổng

số trong trầm tích suối Văn Dương cũng đang bị ảnh hưởng của khu công nhiệp Sông Công [6] và suối Cam Giá đang bị ô nhiễm bởi khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên.[8]

1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt động khai thác khoáng sản khu vực Nghiên cứu

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông được chia thành ba vùng:

Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai

Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai

Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên

Nhìn chung nhiệt độ bình quân năm không có sự khác biệt nhiều giữa các khu vực trong tỉnh Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc và Nam tỉnh chỉ chênh lệch nhau khoảng 0,5 đến 1,00C Nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong mùa đông

Trang 16

chênh nhau khá nhiều, ở Định Hóa là 0,40C còn ở thành phố Thái Nguyên là 30C Biên độ nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 đến 7,30

C Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 đến

240C, số giờ nắng trong năm khoảng 1.300 giờ

Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 đến 2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian Theo không gian, do sự chi phối của địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các khu vực, lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn.[14]

Trên địa bàn Thái Nguyên, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam Tốc độ gió trung bình trong các tháng khoảng từ 1,2 đến 1,6m/s Tốc độ gió lớn nhất dao động trong khoảng từ 10 đến 24 m/s.[14]

1.3.1.2 Địa hình

Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh ( Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang

Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m

Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa

Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m

Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam

Trang 17

Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện

Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và

từ 180 - 500 ha mỗi Hồ

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường

có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện ( đặc biệt

là cây chè)

1.3.1.3 Điều Thủy văn

Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo khế nằm ở phía tây của tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy qua Định Hóa và chảy qua huyện Đại

Từ qua các xã như Minh Tiến , Phú Cường , Phú Thịnh, Bản Ngoại, Tiến Hội, Hùng Sơn, Tân Thái và đổ vào Hồ núi cốc Sau khi ra khỏi Hồ Núi Cốc ở phía tây thành phố thái nguyên , nó chia làm hai nhánh và đổ vào Sông Cầu

Sông Công dài 96 km Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km² Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km² Mùa

lũ từ thaáng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm

Nước của dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ tạo nên một hồ nhân tạo rộng lớn, cùng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ mà trước đây là đồi núi

Trang 18

Sông Công, hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo một thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên [24]

Sông Đu bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275m, sông Đu chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm Phú Lương Thái Nguyên Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, độ cao trung bình của lưu vực là 129m, độ dốc 13,3%

Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo linh huyện Định Hoá chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam đến Định Thông chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc sang địa phận Bắc Kạn (thị trấn Chợ Chu) qua Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc Đông nam hợp lưu với sông Cầu ở Chợ Mới Diện tích lưu vực sông Chu khoảng 437km2 độ cao trung bình của lưu vực 206m, độ dốc 16,2% [23]

1.3.1.4 Sơ lược về Suối Cát

Suối Cát có chiều rộng trung bình 5 - 7m, lòng suối có độ dốc vừa phải, mực nước vào mùa khô từ 30 – 50cm, về mùa mưa lũ đạt tới 1 – 1,5m Tốc độ dòng chảy trung bình 8,5m/phút.[9] Suối Cát là nguồn cung cấp nước quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng

Một vài năm gần đây suối Suối Cát đã và đang chịu ảnh hưởng của các nguồn thải trực tiếp từ nước sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nước thải khai thác và chế biến khoáng sản không xử lý hoặc xử lý không đảm bảo xả ra môi trường gây ô nhiễm chất lượng nước

Trang 19

Hình 1.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu

TNHH Núi Pháo

Trang 20

Hình 1.3 Hình ảnh lấy mẫu trên Suối Cát 1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Đại Từ

Dân số toàn huyện khoảng 158700 người (năm 2012) Mật độ dân số bình quân khoảng 297,1 người/km² Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện

Giao thông vận tải: Hệ thống tỉnh lộ dài 80 km, hơn 400 km đường giao thông liên xã Quốc lộ 37 nối huyện Đại Từ với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang dài 32 km Tuyến đường sắt Núi Hồng - Quán Triều chạy qua hệ thống các tuyến đường giao thông trong huyện Tuy nhiên đa phần các tuyến giao thông liên huyện, liên xã có chất lượng chưa tốt

Điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã đảm bảo cung cấp cho 31/31 xã, thị trấn với trên 90% dân số được sử dụng điện sinh hoạt

Thủy lợi: Hệ thống các công trình thuỷ lợi cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho trên 60% diện tích đất canh tác

Trang 21

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 56.855 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 16743 ha, đất lâm nghiệp chiếm 27270 ha, đất ở 2767 ha, đất nuôi trồng thủy sản 819 ha, đất chuyên dùng 5958 ha, đất chưa sử dụng 3298 ha chủ yếu

là đất đồi núi và sông suối Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là: Đất xám mùn trên núi có 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37% Đất Feralit phát triển trên đá biến chất 15.107 ha chiếm 26,14% Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ 13.036 ha chiếm 22,55% Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ 13.247 ha chiếm 22,94%.[3]

Diện tích rừng toàn huyện là 24.468 ha Trong đó rừng trồng trên 9.000 ha, rừng tự nhiên 15.000 ha Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, mặt khác diện tích đất có khả năng lâm nghiệp còn khá lớn, cần phủ xanh để nâng cao độ che phủ và cũng là tiềm năng để phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao.[3]

Nhóm nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện là: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê, trữ lượng lớn tập trung ở mỏ Làng Cẩm và mỏ Núi Hồng 17 triệu tấn

Nhóm khoáng sản: bao gồm nhiều loại khoáng sản quý như thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, barit, pyrit, granit phân bố ở nhiều xã trong huyện, trong đó tập trung nhiều nhất tại mỏ đa kim Núi Pháo, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn

Vật liệu xây dựng: gồm các mỏ đất sét, đá, cát, sỏi

Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt cây chè là thế mạnh của huyện Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương

Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 12.000 ha đến 12.500 ha, sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt 68.150 tấn

Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa Diện tích toàn huyện có 5.124 ha, trong đó chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn Cây chè

Trang 22

của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất lượng Giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp và chất lượng kém cạnh tranh đang dần được thay thế bằng những giống chè mới LDP1, 777, Bát Tiên v.v là những chè đã được nghiên cứu và chọn lọc từ viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp Các giống chè này năng xuất lớn và chất lượng tốt đang góp phần cải nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho người dân trồng chè Giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh quan nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trường và lấy gỗ cho các ngành sản xuất khác đang được các vườn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp ứng không chỉ nhu cầu trong huyện trong tỉnh

mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây [3]

Khai thác, sơ chế khoáng sản và chế biến nông sản Huyện có 2 mỏ than là

mỏ Làng Cẩm-xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng-xã Yên Lãng Dự án mỏ đa kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu được triển khai từ 2010

Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³ Đây là khu du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên [3]

Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi Võ ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã

Trang 23

1.4 Sơ lƣợc về các đơn vị khai thác và chế biến khoáng sản thải ra Suối Cát

1.4.1 Công ty Cổ phần Kim Sơn

Công ty Cổ phần Kim Sơn đã đầu tư dự án xây dựng công trình khai thác chế biến quặng thiếc – bismut Tây Núi Pháo, xã Hùng Sơn – Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với trữ lượng khai thác là 112.887 tấn, công suất khai thác 6.200 tấn quặng nguyên khai/năm Diện tích mặt bằng của Công ty là 31,11 ha Khu vực

dự án nằm phía Nam quốc lộ 37 thuộc một phần của mỏ thiếc – bismut Tây Núi Pháo, nằm trên địa phận hai xã Hùng Sơn và Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 16 km về phía Tây và cách thị trấn Đại Từ khoảng 4 km về phía Đông [1]

Khu vực khai thác thuộc vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng trung du (đồi nhiều hơn núi), độ cao từ 100 – 300 m

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là Suối Cát và Suối Đá Liền Mặc dù

dự án tiến hành khai thác trên 4 khu, nhưng hoạt động tuyển quặng chỉ diễn ra ở khu

B và D Suối Cát là nguồn tiếp nhận nước thải của khu khai thác

Tổng trữ lượng khai thác quặng toàn mỏ là: 112.887 tấn quặng nguyên khai tương đương với 367,63 tấn thiếc kim loại; 73,39 tấn Bi và 43,45 tấn WO3 kim loại

Tổng trữ lượng đất bóc toàn mỏ: 112.402,53 tấn

Công suất khai thác hàng năm của mỏ: 6.200 tấn quặng nguyên khai/năm Sản lượng quặng tinh sau tuyển: 484,47 tấn [1]

Các chất thải của nhà máy bao gồm:

Nước thải sản xuất: Phát sinh từ Công Ty cổ phần Kim Sơn nước thải sinh hoạt khoảng 5 m3/ngày và nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình khai thác hầm lò và quá trình tuyển quặng

Nước thải hầm lò: Do hầm lò được đào xuống độ sâu khoảng 30m nên nước thải trong quá trình khai thác chủ yếu là nước dưới đất ở khu vực xung quanh đổ

Trang 24

dồn về, lưu lượng nước chảy vào hầm lò khoảng 175 m3/h tương đương với khoảng 4.200 m3/ngày.đêm

Nước thải tuyển: Các công đoạn tuyển quặng bao gồm nước theo quặng đầu, nước bổ sung nghiền, bổ sung phân cấp, bổ sung tuyển quặng, với lưu lượng khoảng 78.936 m3/năm = 16,445 m3/h, tuy nhiên có khoảng 90% lượng nước được

sử dụng tuần hoàn cho quá trình tuyển khoáng, còn lại 10% nước thất thoát do ngấm xuống đất, bay hơi

Tác động của các chất ô nhiễm tới môi trường nước

Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân sau:

Các kim loại nặng phân tán trong đất đá cũng như các ion Ca+2

, Mg+2… làm thay đổi thành phần hoá học và độ cứng của nước

Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy tràn làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng và

độ đục của nước, đồng thời gây bồi lấp nguồn nước tiếp nhận

Trong quá trình khai thác, sunfua trong các khoáng vật bị ôxy hoá thành sunfat (SO42-) dễ hoà tan trong nước Hệ quả là làm tăng tính axit hoá trong nước khi thấm qua đất đá mới khai thác, đồng thời độ pH giảm cũng làm tăng khả năng hoà tan các kim loại nặng có trong các tầng đất, gây ô nhiễm đất, nước ngầm khu vực, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người

Dầu mỡ rơi vãi trên bề mặt đất theo nước mưa chảy tràn đổ vào nguồn nước tiếp nhận có khả năng loang thành màng mỏng che phủ mặt thoáng của nước gây cản trở sự trao đổi ôxy của nước, cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí cacbonic và các khí độc khác ra khỏi nước dẫn đến là chết các sinh vật ở vùng bị ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước…Một phần dầu mỡ tan trong nước hoặc tồn tại dưới dạng nhũ tương, cặn dầu khi lắng xuống sẽ tích tụ trong bùn đáy ảnh hưởng đến các loài động vật đáy Dầu mỡ không những là hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học mà còn chứa nhiều các hợp chất hữu cơ mạch vòng độc hại khác gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thuỷ sinh

Trang 25

Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân khu mỏ chứa nhiều hợp chất hữu

cơ, hợp chất nitơ, photpho, vi sinh vật gây bệnh… khi thải ra môi trường sẽ gây những tác động tiêu cực nhất định

Các hợp chất hữu cơ: Việc phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước làm giảm lượng ôxy hoà tan trong nước dẫn đến đe doạ sự sống của các loài tảo, các loài

cá cũng như các loài thuỷ sinh khác

Các chất dinh dưỡng như N, P: gây phú dưỡng nguồn nước dẫn đến hiện tượng “nước nở hoa” làm lượng ôxy hoà tan trong hồ không ổn định, làm phát triển một số loài tảo có độc tố và xuất hiện quá trình phân huỷ yếm khí giải phóng ra

H2S, CH4 và nhiều chất độc hại khác làm ảnh hưởng tới chất lượng nước và đời sống thuỷ sinh

Chất thải rắn sinh hoạt:

Nguồn phát sinh: Do sinh hoạt của cán bộ, công nhân mỏ ăn ở tại khu vực dự khai thác Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chính gồm các chất hữu cơ (chiếm khoảng 70%), giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng…

Lượng phát sinh: Với số lượng cán bộ, công nhân trong giai đoạn này là 84 người (chia 2 ca) thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 34 – 50 kg/ngày.đêm (phát sinh 16,8 – 25 kg/người/ca)

Trang 26

Nguồn phát sinh và khối lượng phát sinh: Sau quá trình tuyển khoáng thu hồi được lượng tinh quặng thiếc và bismut khoảng thì còn phát sinh lượng lớn chất thải rắn sau tuyển, đó là lượng đuôi thải với tỷ trọng bùn thải 2,0 tấn/m3 Trong thành phần có chứa một số kim loại nặng (Pb, As, Zn, Mn,Fe ) và bùn cặn.[1]

Chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn sản xuất chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin thải, linh kiện điện tử hỏng với khối lượng phát sinh khoảng 20 kg/tháng Loại chất thải này phát sinh chủ yếu

từ công đoạn sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị

Ô nhiễm môi trường không khí

Nguồn phát sinh

Khí độc hại và bụi phát sinh do quá trình khoan, nổ mìn

Khí độc hại, bụi muội phát sinh do đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị làm việc trong mỏ;

Bụi do quá trình bốc xúc nguyên liệu, sản phẩm; bụi cuốn theo các phương tiện vận tải trên các tuyến đường.[1]

Bảng 1.2 Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn khai thác

TT Nguồn gây ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị Khu vực phát sinh

1 Khoan - nổ mìn khai thác Bụi đất đá, khí độc hại,

Bụi đất đá, tiếng ồn -Trên tuyến đường v/c;

- Sân công nghiệp

3 Bụi trong quá trình đập

nghiền quặng Bụi đất đá, tiếng ồn

- Trong khu vực nhà xưởng

4 Quá trình đốt cháy nhiên

liệu của các động cơ

Bụi, khí độc hại (SO2,

CO, NOx, )

- Trên tuyến đường v/c;

- Tại khu vực khai trường

Nguồn báo cáo kiểm soát ô nhiễm năm 2013, ĐTM công ty cổ phần Kim Sơn.[1]

Ngày đăng: 06/06/2015, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Trần Nghi (2003), Trầm tích học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trầm tích học
Tác giả: Trần Nghi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
11. Trịnh Thị Thanh (2002), Độc học môi trường và sức khỏe con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc học môi trường và sức khỏe con người
Tác giả: Trịnh Thị Thanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
25. APHA (1998), Standard methods for the examination of water and wastewater, 20 th Edition, American Public Health Association Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard methods for the examination of water and wastewater
Tác giả: APHA
Năm: 1998
1. Công ty cổ phần Kim Sơn (2013), Báo cáo kiểm soát ô nhiễm Khác
2. Công ty TNHH khai thác khoáng sản Núi Pháo (2004), Báo cáo đánh giá tác động môi trường Khác
3. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012, tỉnh Thái Nguyên Khác
4. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thái Nguyên 2010, 2011, 2012, 2013, Báo cáo quan trắc hiện trạng tỉnh Thái Nguyên Khác
5. Lưu đức Hải (2007), Cở sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
7. Nguyễn Thị An Hằng (1998), Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất- nước- trầm tích-thực vật ở khu vực công ty pin Văn Điển và Orion-Hanel Khác
8. Phạm thị Nga (2012), Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Lưu Xá tới hàm lượng kim loại nặng trong nước và trầm tích sông Cầu, , Luận văn thạc sĩ khoa học Môi trường, Khoa Môi Trường, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Khác
12. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2004), Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về Môi Trường (Tập 1) Khác
13. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2004), Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về Môi Trường (Tập 4) Khác
15. UBND tỉnh Thái Nguyên (2007), quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w