Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp lưu xá tới hàm lượng kim loại nặng trong nước và trầm tích sông cầu

19 921 0
Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp lưu xá tới hàm lượng kim loại nặng trong nước và trầm tích sông cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Lưu tới hàm lượng kim loại nặng trong nướctrầm tích sông Cầu Phạm Thị Nga Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đức Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trinh bày hiện trạng chất lượng nước mặt trầm tích sông Cầu khu vực trước sau điểm hợp lưu suối Cam Giá, hiện trạng nước mặt phụ lưu suối Cam Giá; hiện trạng chất lượng nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp. Thống kê các nguồn nước thải sản xuất chính, tính toán thải lượng của một số kim loại nặng (Pb, Cd, Zn) phát sinh từ quá trình sản xuất của các nhà máy; hiện trạng xử lý xả thải nước thải sản xuất trong khu công nghiệp ; Đánh giá diễn biến của một số kim loại nặng trong nước (Cd, Pb, Zn) trầm tích theo thời gian, không gian liên hệ với tình trạng sản xuất xả thải của khu công nghiệp. Đề xuất biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất khu công nghiệp Lưu Xá nhằm ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm nước trầm tích sông Cầu. Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm nước; Nước thải Content 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, chất lượng nước tại sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ sông Đáy đã bị ô nhiễm. Kết quả khảo sát cho thấy, gần 70% trong số hơn một triệu m 3 nước thải mỗi ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, tỷ lệ các khu công nghiệp đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%. Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy sông Cầu (đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên) nhiều chỉ tiêu chất lượng không đạt giới hạn B1. Theo các báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường từ năm 2005 đến năm 2009; báo cáo kết quả triển khai Đề án sông Cầu; báo cáo xây dựng hệ thống quan trắc của tỉnh Thái Nguyên số liệu quan trắc hiện trạng môi trường từ năm 2005 đến năm 2010 cho thấy chất lượng nước mặt sông Cầu, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những biểu hiện ô nhiễm rõ rệt bởi các kim loại nặng do các nguồn nước thải từ khu công nghiệp Lưu Xá. Đặc biệt, hàm lượng kim loại nặng tích luỹ trong trầm tích sau điểm tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp Lưu cao gấp hàng trăm lần so với trầm tích trước điểm tiếp nhận nước thải Vì vậy, Học viên chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Lưu tới hàm lượng kim loại nặng trong nước trầm tích sông Cầu”. Nhằm góp phần làm rõ tác động của các kim loại nặng từ nước thải Khu công nghiêp Lưu tới chất lượng nước trầm tích sông Cầu, hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương. Mục tiêu cụ thể của đề tài là: - Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng hiện trạng môi trường nước mặt, trầm tích sông Cầu trước sau điểm tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Lưu Xá. - Đánh giá hiện trạng xả thải của khu công nghiệp tính toán thải lượng của một số kim loại (Pb, Zn, Cd) từ hoạt động sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp Lưu Xá. - Đánh giá mối liên hệ giữa hàm lượng kim loại trong nước trầm tích sau điểm tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Lưu với tình hình sản xuất của khu công nghiệp trong những năm qua. - Đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất Khu công nghiệp. 2. ĐỐI TƢỢNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn nước thải sản xuất từ Khu công nghiệp Lưu nước mặt suối Cam Giá trước sau điểm tiếp nhận nước thải, nước mặt trầm tích sông Cầu trước sau điểm hợp lưu với suối Cam Giá. Hình 2.2: Phạm vi khu vực nghiên cứu 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp điều tra, thống kê, thu thập tài liệu Chủ yếu là các tài liệu, số liệu, bản đồ, các công trình nghiên cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Tài liệu thu thập được xử lý, lập thành bảng biểu, đồ thị phân tích, phân loại để từ đó xác định những vấn đề cần đánh giá. Khu vực nghiên cứu Sông Cầu S. Cam Giá 2.2.2. Phƣơng pháp định mức sản phẩm một số chất thải theo nguyên liệu. Phương pháp này định mức sản phẩm một số loại chất thải phát sinh ra khi đưa một đơn vị nguyên liệu đầu vào. 2.2.3. Phƣơng pháp tính toán thải lƣợng Tính toán thải lượng các chất ô nhiễm căn cứ vào hàm lượng các chất ô nhiễm từ số liệu phân tích lưu lượng dòng thải. 2.2.4. Phƣơng pháp lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm Gồm các hoạt động khảo sát hiện trường, lấy mẫu thực tế. Qua khảo sát thực tế tại các điểm dự kiến lấy mẫu, qua các yêu cầu về chất lượng mẫu các chỉ tiêu cần phân tích, 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng khu vực nghiên cứu 3.1.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt Nước mặt khu vực nghiên cứu gồm suối Cam Giá sông Cầu. Suối Cam Giá là suối tiếp nhận toàn bộ nước thải sinh hoạt khu dân cư phường Cam Giá, nước thải sản xuất công nghiệp khu công nghiệp Lưu sau đó hợp lưu với sông Cầu. Kết quả quan trắc như sau: Nước mặt suối Cam Giá có môi trường trung tính (pH dao động trong khoảng 7,1-7,2), ôxy hòa tan không lớn (dao động từ 4,0-4,2), trước điểm tiếp nhận nước thải không ô nhiễm hữu cơ kim loại nặng nhưng bị ô nhiễm vi sinh, giá trị coliform vượt hơn 1 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Đoạn suối Cam Giá sau khi tiếp nhận nước thải sản xuất của khu công nghiệp bị ô nhiễm cao thành phần hữu cơ, kim loại nặng vi sinh: BOD 5 , COD, Cd, Pb, Phenol Coliform đều vượt hơn 1 lần, amoni vượt hơn 2 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Như vậy, chất lượng nước mặt suối Cam Giá sau khi tiếp nhận nước thải sản xuất của khu công nghiệp Lưu giảm đi đáng kể so với đoạn trước, nước bị ô nhiễm hợp chất hữu cơ, dinh dưỡng kim loại nặng (cụ thể là kim loại Pb, Cd). Đây là các thành phần có hàm lượng rất cao trong nước thải sản xuất của khu công nghiệp. Chất lượng nước suối khu vực này không đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Sông Cầu: Theo kết quả phân tích, nước mặt sông Cầu trước điểm hợp lưu của suối Cam Giá không bị ô nhiễm, nước có môi trường trung tính, ôxy hòa tan lớn, các chỉ tiêu phân tích đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, chất lượng nước khu vực đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi. Ở đoạn sau điểm hợp lưu của suối Cam Giá, hầu hết các thông số môi trường trong nước sông Cầu đều tăng lên nhưng chỉ có Pb là vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 1 lần. Chất lượng nước khu vực sau hợp lưu suối này cũng không đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thủy lợi. Tổng hợp kết quả phân tích theo mùa cho thấy, hầu hết các hợp chất hữu cơ, dinh dưỡng tăng lên vào mùa khô nhưng một số kim loại nặng lại tăng nhẹ vào mùa mưa . Mặt khác, hầu hết các thông số ô nhiễm có xu hướng giảm nhẹ theo thời gian, nước mặt suối Cam Giá trước điểm tiếp nhận nước thải còn tương đối tốt, đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thủy lợi, nhưng sau điểm tiếp nhận nước thải đến trước khi hợp lưu với sông Cầu nước đã bị ô nhiễm nặng, các thông số về hữu cơ, dinh dưỡng kim loại nặng như Pb, Cd Zn đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Các chất ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu đoạn sau khi hợp lưu suối Cam Giá. Các kết quả phân tích thu được cho thấy, nước mặt sông Cầu trước khi hợp lưu suối này vẫn còn khá tốt, đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thủy lợi. Nhưng sau điểm hợp lưu, chất lượng nước giảm xuống, các thông số đều tăng lên trong đó Pb vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 1 lần làm cho nước sông Cầu đoạn này không đảm bảo sử dụng mục đích tưới tiêu thủy lợi. 3.1.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc thải trong khu công nghiệp Lƣu Nhà máy Cốc Hóa: Nước thải nhà máy cốc hóa phát sinh từ quá trình dập cốc làm mát thiết bị, nước thải chứa thành phần chủ yếu là hợp chất hữu cơ, amoni, phenol, tổng dầu mỡ, xianua. Tuy nhiên, nước thải sau khi qua hệ thống xử lý chỉ còn có amoni và phenol vượt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT cột B hơn 1 lần. Các kim loại nặng như Pb, Zn Cd các thông số khác ở mức thấp hơn giới hạn phát hiện của phương pháp. Nhà máy luyện gang: Nước thải nhà máy Luyện gang phát sinh từ quá trình dập bụi lò cao làm mát xỉ. Nước thải từ quá trình làm mát xỉ sau khi qua xử lý chất lượng tương đối tốt, hầu hết các thông số đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải từ quá trình làm mát xỉ ô nhiễm rất cao chất rắn lơ lửng, kim loại nặng xianua, loại nước này được được xử lý nhưng không hiệu quả, được đưa tuần hoàn trở lại sản xuất. Tuy nhiên, do hệ thống xử lý không đảm bảo, bùn thải (chất thải nguy hại) để rơi vãi theo dòng nước mưa chảy tràn hòa vào nước thải làm mát xỉ rồi thải ra ngoài môi trường. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Cd, Pb đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ hơn 1 lần đến hơn 2 lần. Đây là nguồn chính gây ô nhiễm kim loại nặng cho suối Cam Giá Sông Cầu. Nước thải nhà máy luyện thép Lưu Xá: Nước thải nhà máy luyện thép Lưu chủ yếu phát sinh từ quá trình làm mát thiết bị nên bản chất nước thải chỉ ô nhiễm nhiệt. Tuy nhiên, do công nghệ sản xuất quá cũ, hệ thống xử lý khí bụi không hiệu quả đã phát tán bụi lò rơi vãi (đây là nguồn chứa cao hàm lượng các kim loại nặng) theo dòng nước mưa chảy tràn vào cùng hệ thống xả thải, làm cho hàm lượng các kim loại nặng trong nước thải tăng lên nhưng không vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải của nhà máy Luyện thép Lưu không bị ô nhiễm theo QCVN 40:2011/BTNMT mức B. Nước thải nhà máy cán thép Lưu cán thép Thái Nguyên chứa cao hàm lượng dầu mỡ, chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên, nước thải sau khi qua xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2008/BTNMT cột B. Nước thải công ty CP vật liệu chịu lửa phát sinh từ quá trình dập bụi, nước thải chỉ chưa tổng chất rắn (chủ yếu bùn sét), loại nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải. Nước thải của công ty CP hợp kim sắt gang thép cũng phát sinh chủ yếu từ quá trình làm mát thiết bị, nước thải không bị ô nhiễm nhưng cũng chứa kim loại nặng. Nước thải của công ty CP cơ khí gang thép phát sinh từ quá trình làm mát, nước thải không bị ô nhiễm nhưng cũng chứa kim loại nặng. Từ năm 2011, đơn vị này tuần hoàn 100% nước thải trở lại sản xuất, không thải nước thải ra ngoài môi trường. Như vậy, dựa theo kết quả phân tích nước thải của các đơn vị trong khu công nghiệp Lưu Xá, chúng tôi sẽ quan tâm đánh giá diễn biến hàm lượng kim loại nặng Pb, Cd Zn trong nước thải tính toán thải lượng ô nhiễm của ba kim loại này đối với các đơn vị xả nước thải ra ngoài môi trường, có chứa các kim loại nặng này trong nước thải. Đó là nước thải của các nhà máy: Nhà máy luyện Gang, nhà máy luyện thép lưu Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên. a/ Nhà máy luyện gang Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng kim loại nặng Pb, Cd Zn trong nước thải dập bụi chưa qua xử lý rất cao. Pb lên tới 39,908mg/l vượt tiêu chuẩn 79,8 lần, Zn lên tới 102,73mg/l vượt 34,2 lần Cd lên tới 0,239mg/l vượt 2,4 lần QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Tuy nhiên, sau khi qua hệ thống lắng lọc, hàm lượng các kim loại này đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn xả thải. Loại nước thải này được nhà máy tuần hoàn trở lại sản xuất 100% từ năm 2010. Nguồn nước thải thứ hai là nước thải làm mát xỉ, loại nước này đặc thù ô nhiễm không cao so với nước thải dập bụi lò cao, nước thải vẫn chứa các kim loại như Pb, Zn và Cd nhưng ở mức ở mức dưới tiêu chuẩn. Kết quả phân tích cho thấy, các chất ô nhiễm trong nước thải giảm đáng kể từ năm 2010, nước thải năm 2012 đã đạt tiêu chuẩn cho phép. Kết quả cũng cho thấy, mùa mưa, hàm lượng các kim loại này trong nước thải tăng lên. Điều này là do khu vực chứa bùn thải (chất thải nguy hại) từ hệ thống xử lý nước thải dập bụi lò cao (khoảng 13 tấn/ngày) không được thu gom triệt để, rơi vãi ra nền nhiều theo dòng nước mưa chảy tràn vào hệ thống nước thải chung của công ty. b/ Nhà máy luyện thép Lưu Nước thải của nhà máy luyện thép Lưu phát sinh chủ yếu từ hệ thống làm mát thiết bị, tuy nhiên nước thải vẫn chứa hàm lượng các kim loại nặng Pb, Cd Zn nhưng không cao. Hàm lượng các kim loại này trong nước thải cũng giảm dần theo thời gian. Nhà máy luyện thép Lưu công nghệ sản xuất lâu đời nên phát sinh nhiều bụi, mặc dù hệ thống lọc bụi đã được lắp đặt nhưng không tránh khỏi bụi rơi vãi, bụi thải của nhà máy chứa nhiều thành phần nguy hại vượt ngưỡng của quy chuẩn chất thải nguy hại. Do nguyên liệu vào bao gồm cả phế liệu lẫn nhiều tạp chất. Khi thu gom không triệt để, lượng bụi rơi vãi theo nước mưa chảy tràn kéo theo nhiều kim loại nặng vào hệ thống nước thải chung của nhà máy. Kết quả quan trắc cũng cho thấy, hàm lượng các chất ô nhiễm tăng lên vào mùa mưa giảm nhẹ vào mùa khô. c/ Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên Tương tự nhà máy luyện thép Lưu Xá, nước thải công ty CP hợp kim sắt gang thép phát sinh chủ yếu từ quá trình làm mát thiết bị, đặc thù ô nhiễm của loại nước thải này là nhiệt độ, tuy nhiên, nước thải vẫn chứa hàm lượng các kim loại Cd, Pb Zn nhưng ở mức thấp hơn tiêu chuẩn. Nguyên nhân do công nghệ sản xuất của công ty quá cũ xuống cấp, hệ thống thu gom không triệt để, lượng bụi phát sinh lắng đọng trên bề mặt khuôn viên, trên thiết bị kéo theo vào dòng nước mưa chảy tràn, sau đó theo hệ thống thu gom vào nước thải sản xuất thải ra môi trường. 3.1.3. Trầm tích sông Cầu Hiện tại, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm trầm tích. Vì vậy, trong đề tài này học viên tham khảo tiêu chuẩn hiện hành của Canada về chất lượng trầm tích (Canadian Environmental Quality Guidelines, 2002) để đánh giá chất lượng trầm tích sông Cầu khu vực chảy qua khu công nghiệp Lưu Xá. Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả quan trắc môi trường toàn tỉnh các năm của Sở Tài nguyên Môi trường cho thấy, đoạn sông Cầukhu vực Cầu Gia Bảy bị ô nhiễm Pb theo PEL e (mức có dấu hiệu ảnh hưởng) vượt mức này hơn 1 lần, đến đoạn sau hợp lưu suối Cam Giá hàm lượng các kim loại này đã tăng lên hàng chục lần so với khu vực ở Cầu Gia Bảy. Hàm lượng Cd vượt tiêu chuẩn khoảng 6 lần, Pb vượt khoảng 16 lần, Zn vượt hơn 20 lần tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đến đoạn Cầu Mây-Phú Bình các kim loại nặng này giảm đi rất nhiều so với hai đoạn trước, các thông số điều thấp hơn mức PEL e . Như vậy, có thể đánh giá trầm tích đoạn sau hợp lưu với suối Cam Giá bị ô nhiễm cao hàm lượng kim loại nặng như Pb, Cd Zn. Kết quả phân tích mẫu trâm tích trên suối Cam Giá sông Cầu được học viên lấy ngày 20/3/2012 tại vị trí suối Cam Giá trước khi hợplưu sông Cầu 100m sông Cầu sau hợp lưu 300m cho thấy, hàm lượng các kim loại này rất cao cũng vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Như vậy, hàm lượng các kim loại này trong trầm tích ở suối Cam Giá cao hơn nhiều lần so với trầm tích sông Cầu. Đánh giá theo thời gian theo mùa cho thấy, hàm lượng các kim loại nặng này khu vực sau hợp lưu suối Cam Giá giảm đi rất nhiều theo thời gian, bắt đầu từ năm 2011. Điều này cho thấy hàm lượng các kim loại này trong trầm tích trong nước sông Cầu có xu hướng tăng giảm tương tự với xu hướng tăng giảm của chất lượng nước thải sản xuất trong khu công nghiệp. 3. 2. Ƣớc tính thải lƣợng ô nhiễm kim loại. 3.2.1. Nhà máy luyện gang Đối với nhà máy luyện Gang, chất thải phát sinh chính ở Lò Cao, các loại chất thải chính chứa kim loại Pb, Cd Zn là bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, xỉ thải, nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình rửa lọc bụi nước thải làm mát xỉ. Ước tính thải lượng như sau: Tổng hải lượng = thải lượng từ bùn thải+thải lượng từ xỉ thải+thải lượng từ nước thải dập bụi+thải lượng từ nước thải làm mát xỉ. Trong đó: Thải lượng thành phần=Hàm lượng (Cd, Pb, Zn) x lượng phát thải của loại chất thải Do hàm lượng các kim loại này trong bùn thải, xỉ thải, nước thải cũng thay đổi nhiều, chúng tôi lấy giá trị trung bình của các đợt quan trắc của đơn vị theo các năm. Kết quả tính toán cho ta số liệu: Mỗi năm tổng phát thải của nhà máy luyện gang là: 140,52 tấn Pb, 183,45 tấn Zn 8,06 tấn Cd. Trong đó, phát thải trực tiếp ra suối Cam Giá là toàn bộ nước thải làm mát xỉ nước thải dập bụi với thải lượng kim loại là: 28,42 tấn Pb, 10,02 tấn Zn 0,96 tấn Cd. Với tình trạng xả thải như vậy, nhà máy bị ghi tên trong danh sách các đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Tuy nhiên, nhà máy đã khắc phục tối đa phát thải ra ngoài môi trường, toàn bộ xỉ thải (không chứa nhiều kim loại nặng) được xử dụng cho phụ gia sản xuất xi măng, bùn thải (chất thải nguy hại) được tận thu bán cho công ty TNHH MTV kim loại màu để phối trộn với nguyên liệu tuyển lại lượng Zn trong bùn thải. Nước thải dập bụi đã được tuần hoàn trở lại sản xuất từ năm 2010. Như vậy lượng phát thải từ năm 2009 trở về trước, mỗi năm nhà máy luyện gang xả ra môi trường với lượng kim loại là 10,026 tấn Pb, 42,15 tấn Zn 0,962 tấn Cd. Từ năm 2010 trở lại đây, lượng phát thải kim loại ra môi trường mỗi năm chỉ còn là: 0,84 tấn Pb, 3,55 tấn Zn 0,19 tấn Cd (bảng 3.21) 3.2.2. Nhà máy luyện thép Lƣu Nhà máy luyện thép do sử dụng nguyên liệu bao gồm gang cả thép phế liệu, vì vậy, hàm lượng kim loại nặng trong bụi thải rất lớn, theo kết quả phân tích thì bụi thải thuộc loại chất thải nguy hại (kim loại vượt ngưỡng nguy hại). Ước tính thải lượng như sau: Hiện tại, nhà máy Luyện thép Lưu đã thu gom xử lý các loại chất thải, trong đó có bụi thải là chất thải nguy hại được thu gom sau đó bán cho Công ty TNHH MTV kim loại màu Thái Nguyên làm nguyên liệu sản xuất. Như vậy, nhà máy Luyện thép Lưu chỉ xả nước thải ra môi trường. Thải lượng các kim loại Pb, Cd Zn sẽ được tính toán dựa trên hàm lượng trung bình của các thông số này nhân với lưu lượng thải. Ta có kết quả như sau: 0,018 tấn Cd, 0,067 tấn Pb 0,47 tấn Zn. 3.2.3. Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên Tương tự nhà máy luyện thép Lưu Xá, công ty CP hợp kim sắt gang thép chỉ thải nước thải sản xuất ra môi trường, toàn bộ các chất thải khác đều được thu gom xử lý theo quy định. Thải lượng của công ty được tính toán dựa trên hàm lượng các kim loạitrong nước thải nhân với lưu lượng thải. Ta có thải lượng phát thải như sau: 0,083 tấn Cd, 0,198 tấn Pb 0,536 tấn Zn. 3.2.4. Thải lƣợng ô nhiễm kim loại thải ra suối Cam Giá Từ năm 2009 trở về trước, toàn bộ nước thải sản xuất của nhà máy luyện gang đều xả ra ngoài môi trường, khi đó thải lượng kim loại của toàn bộ nước thải khu công nghiệp Lưu là: 1,06 tấn Cd, 10,29 tấn Pb 43,16 tấn Zn. Sau khi Nhà máy luyện gang tuần hoàn lại phần nước thải dập bụi từ năm 2010, thải lượng của khu vực lưu chỉ còn là: 0,29 tấn Cd, 1,1 tấn Pb 4,56 tấn Zn. Lượng này giảm nhiều so với trước đây, nhưng với đặc tính tích lũy của kim loại thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn. 3.3. Diễn biến chất lƣợng nƣớc suối Cam Giá Căn cứ trên thải lượng các kim loại này lưu lượng tại suối Cam Giá, chúng ta có thể đánh giá được diễn biến hàm lượng một số kim loại trong nước suối Cam Giá. Với lưu lượng của suối Cam Giá là 0,9m 3 /s, hàm lượng ô nhiễm của các kim loại này tương ứng như sau: Khi nước thải từ hệ thống dập bụi lò cao xả thải ra ngoài môi trường (mặc dù đã qua xử lý) sẽ gây ô nhiễm suối Cam Giá. Cụ thể với hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn 7 lần, Cd vượt tiêu chuẩn 3,7 lần Zn vượt hơn 1 lần. Tuy nhiên, nếu không xả nguồn nước thải sản xuất này ra môi trường bằng cách nhà máy tuần hoàn trở lại sản xuất thì hàm lượng các kim loại này sẽ giảm xuống đạt tiêu chuẩn cho phép. Điều này phù hợp với diễn biến ô nhiễm các kim loại trên suối Cam Giá sông Cầu từ năm 2009 đến nay như đã trình bày ở trên. Như vậy, các đơn vị chính gây ô nhiễm kim loại trên suối Cam Giá sông Cầu bao gồm nhà máy luyện thép Lưu Xá, Công ty CP hợp kim sắt gang thép Thái Nguyên nhà máy Luyện Gang. Trong đó, nhà máy luyện gang là đơn có phát sinh nước thải có chứa hàm lượng kim loại rất cao so với các đơn vị khác. 3.4. Đề suất các giải pháp bảo vệ môi trƣờng Khu công Lưu chủ yếu là các đơn vị sản xuất gang thép các đơn vị sản xuất phục vụ ngành luyện kim. Để hạn chế các tác động xấu do hoạt động của Khu Công nghiệp Lưu chúng tôi đề nghị sử dụng một số giải pháp bao gồm: + Các giải pháp về quản lý + Các giải pháp về kỹ thuật 3.4.1. Các giải pháp quản lý [...]... lần so với tiêu chuẩn của Canada Các đơn vị sản xuất trong khu công nghiệp Lưu có chứa kim loại nặng trong nước thải thải ra suối Cam Giá là Nhà máy luyện thép Lưu Xá, nhà máy luyện gang Công ty cổ phần hợp kim sắt gang thép Theo tính toán thải lượng, trừ năm 2009 trở về trước, mỗi năm khu công nghiệp Lưu thải ra môi trường lượng kim loại: 1,06 tấn Cd, 10,29 tấn Pb 43,16 tấn Zn Tuy nhiên,... vực Cầu Gia Bảy (trước khi tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Lưu Xá) đã bị ô nhiễm Pb (hàm lượng Pb lên tới 174,7mg/kg vượt tiêu chuẩn 1,9 lần), nhưng mức độ ô nhiễm trầm tích sông Cầu đoạn sau hợp lưu suối Cam Giá (đã chịu ảnh hưởng từ nước thải khu công nghiệp) tăng lên nhiều lần, cụ thể: Cd lên tới 17,8mg/kg vượt 5,1 lần, Pb lên tới 1513,8mg/kg vượt 16,6 lần, Zn lên tới 7929mg/kg vượt... quan tâm quản lý chất thải nguy hại là bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy luyện gang bụi thải của nhà máy luyện thép Lưu 4 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Nước mặt khu vực nghiên cứu (suối Cam Giá sông Câu) đã bị ô nhiễm Suối Cam Giá (nguồn tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Lưu Xá) bị ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng kim loại nặng: BOD5, COD, Cd, Pb, Phenol Coliform đều vượt... tiêu đánh giá chất lượng nước có xu hướng giảm theo thời gian từ năm 2011 cho thấy chất lượng nước đang được cải thiện Hàm lượng trung bình một số kim loại (Cd, Pb, Zn) trong trầm tích sông Cầu đoạn sau hợp lưu suối Cam Giá rất lớn, cao hơn so với phía trước (khu vực Cầu Gia Bảy) phía hạ lưu (khu vực Cầu Mây) khoảng 10 lần So sánh với tiêu chuẩn môi trường của Canada, trầm tích trên sông Cầu khu. .. chất lượng nước không đảm bảo tưới tiêu thuỷ lợi Nước mặt sông Cầu sau điểm hợp lưu suối Cam Giá bị ô nhiễm nhẹ Pb (hàm lượng Pb vượt hơn 1 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1) không đảm bảo tưới tiêu thuỷ lợi Xu hướng diễn biến các chất ô nhiễm trong nước mặt khu vực nghiên cứu: Các hợp chất hưũ cơ có xu hướng tăng vào mùa khô giảm vào mùa mưa nhưng kim loại nặng thì lại tăng vào mùa mưa giảm vào... trong trầm tích sông rạch TP Hồ Chí Minh Báo cáo tổng kết thực hiện đề tài nghiên cứu cơ bản 2004-2005 14 Nguyễn Thị An Hằng (1998), Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất- nước- trầm tích- thực vật ở khu vực công ty pin Văn Điển Orion-Hanel Luận văn Thạc sỹ, Đại học KHTN, ĐHQGHN 15 Phạm Bình Quyền nnk (1994), Kết quả bước đầu về nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng của. .. nước thải dập bụi thì thải lượng mỗi năm ra môi trường là: 0,29 tấn Cd, 1,1 tấn Pb 4,56 tấn Zn 4.2 Kiến nghị Sông Cầu là con sông lớn của hệ thống sông Thái Bình chảy qua sáu tỉnh thành Đây là con sông được chính phủ địa phương rất quan tâm bởi lợi ích nó đem lại cho khu vực là rất lớn Tuy nhiên, hiện nay con sông này đã đang bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ, dinh dưỡng các kim loại nặng. .. nguồn ô nhiễm nước thải của khu vực thành phố Thái Nguyên trước khi xả thải vào sông Cầu, giảm thiểu ô nhiễm nước sông Cầu References Tài liệu tiếng Việt 1 Công ty CP cơ khí gang thép, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường năm 2009, 2010, 2011, 2012 2 Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng cấp tài nguyên quặng sắt các khu Hoà Bình núi Đ thuộc các khu mỏ nhỏ vùng... nghề sản xuất của mình đạt tiêu chuẩn loại BQCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải chảy vào suối Cam Giá 3.4.2.3 Xử lý chất thải nguy hại Các chủ doanh nghiệp trong KCN phải chịu trách nhiệm trong việc thu gom, lưu trữ, xử lý, tiêu huỷ tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên Môi trường... theo từng loại hình công nghiệp cụ thể, công nghệ sản xuất, mức độ phát sinh chất thải, tải lượng thời gian phát thải Các doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải ra môi trường KCN đáp ứng được các QCVN tương ứng 3.4.2.2 Các phƣơng án khống chế ô nhiễm nguồn nƣớc Mỗi nhà máy trong KCN cần có các hệ thống xử lý nước thải sản xuất sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, . Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Lưu Xá tới hàm lượng kim loại nặng trong nước và trầm tích sông Cầu Phạm Thị Nga. nặng trong nước và trầm tích sông Cầu . Nhằm góp phần làm rõ tác động của các kim loại nặng từ nước thải Khu công nghiêp Lưu Xá tới chất lượng nước trầm

Ngày đăng: 10/02/2014, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan