Bảng 3.3. Kết quả hàm lƣợng một số kim loại nặng trong mẫu trầm tích trên suối Cát trƣớc và sau điểm tiếp nhận nƣớc thải của công ty cổ phần Kim Sơn.
T T Tên chỉ tiêu Đơn vị TT-1 TT-2 TT-3 TT-4 TT-5 QCVN 43:2012 /BTNMT 1 As mg/kg 96,5 106,7 112,2 201,4 200 17 2 Pb mg/kg 26,7 34,45 33,5 86,5 87,2 91,3 3 Cd mg/kg 1,2 1,5 1,3 1,4 1,4 3,5 4 Zn mg/kg 93 133 138 243,6 241 315 5 Hg mg/kg 2,1 2,1 1,9 2 2,1 0,5 6 Sn mg/kg <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 <0,5 - 7 Cu mg/kg 91,65 137,5 130,5 251,4 254 197
0 50 100 150 200 250 300 350 TT-1 TT-2 TT-3 TT-4 TT-5 Vị trí lấy mẫu trầm tích Hàm lư ợng các chấ t trong mẫ u trầ m tích (mg/ kg) As Pb Zn Cu QCVN 43:2012/BTNMT-As QCVN 43:2012/BTNMT-Zn QCVN 43:2012/BTNMT-Pb QCVN 43:2012/BTNMT-Cu
Hình 3.14. Biểu đồ diễn biến hàm lượng As, Pb, Zn, Cu trong mẫu trầm tích trên suối Cát
Nhận xét:
Theo kết quả phân tích trầm tích trước và sau điểm tiếp nhận nước thải của công ty cổ phần Kim Sơn cho thấy các chỉ tiêu phân tích As, Pb, Zn, Cu có sự biến động lớn. Cụ thể sau khi tiếp nhận nước thải chỉ tiêu As tăng 1,1 lần, Pb tăng 1,29 lần, Zn tăng 1,43 lần, Cu tăng 1,5 lần so với vị trí trước khi tiếp nhận nguồn nước thải. Các chỉ tiêu Cd, Hg, Sn, không có biến động nhiều giữa hai vị trí trước và sau nguồn tiếp nhận nước thải của công ty cổ phần Kim Sơn .
Kết quả phân tích cho thấy As, Pb, Zn, Cu chịu sự tác động mạnh của nước thải của công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo. Các chỉ tiêu As, Pb, Zn, Cu tăng rất mạnh khi có sự tác của công ty TNHH Núi Pháo. Cụ thể khi so sánh giữa hai điểm trước và sau điểm tiếp nhận nguồn thải cua công ty As tăng 1,8 lần, Pb tăng 2,58 lần, Zn tăng 1,77 lần, Cu tăng 1,93 lần. Các chỉ tiêu Cd, Sn, không gây ảnh hưởng nhiều từ hoạt động của nhà máy tới môi trường trầm tích trên Suối cát.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 TT-1 TT-2 TT-3 TT-4 TT-5 Vị trí lấy mẫu trầm tích N ồ n g đ ộ t ro n g m ẫ u t rầ m t íc h (m g /k g ) Hg Cd QCVN 43:2012/BTNMT-Cd QCVN 43:2012/BTNMT-Hg
Hình 3.15. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Hg, Cd trong mẫu trầm tích trên suối Cát
Nhận xét:
Tổng hợp kết quả phân tích trầm tích tại các vị trí TT-1, TT-2, TT-3, TT-4, TT-5 cho thấy nước thải của công ty cổ phần Kim Sơn và công ty TNHH khoáng sản núi pháo ảnh hưởng rất mạnh tới sự tích tụ trầm tích trên suối Cát, có hàm lượng As, Cu vượt so với QCVN 43:2012/BTNMT (trầm tích nước ngọt). Cụ thể tại vị trí TT-5 (chân Cầu Cát) As cao gấp 11,76 lần, Cu cao gấp 1,29 lần so với QCVN 43:2012/BTNMT (trầm tích nước ngọt).
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các kim loại nặng tổng số (As, Pb, Cd, Zn) trong trầm tích tại suối Suối Cát có sự thay đổi rất nhiều giữa các điểm nghiên cứu, đặc biệt là ở các điểm trước và sau khi tiếp nhận nước thải của công ty cổ phần Kim Sơn và công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo. Trầm tích trên Suối Cát chỉ tiêu As rất cao, khi chưa tiếp nhận nguồn thải nào chỉ tiêu As đã cao gấp 5,68 lần so với QCVN 43:2012/BTNMT (trầm tích nước ngọt).
3.3. Đề xuất biện pháp quản lý môi trƣờng khu khai thác
Phòng tài nguyên môi trường huyện Đại Từ và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh cần thường xuyên kiểm tra và có những biện pháp cứng rắn, xử lý
nghiêm minh đối với những nhà máy, xí nghiệp thực hiện không đúng các nội dung đã cam kết trong các bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường; giấy phép xả thải không đúng quy định, thải các chất ô nhiễm ra môi trường không đạt tiêu chuẩn cho phép, xảy ra những sự cố gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Tại thời điểm nghiên cứu nước thải của công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo xử lý không đảm bảo quy chuẩn cho phép xả trực tiếp vào suối Suối Cát ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn tiếp nhận. Nước thải bị ô nhiễm kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, As, Fe.. Cụ thể: Nồng độ TSS trong nước thải vượt 1,24 lần, nồng độ As trong nước thải vượt 1,8 lần, Fe vượt 1,04 lần so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B). Nước thải của công ty cổ phần Kim Sơn đã đáp ứng được tiêu chuẩn cho phép khi thải ra suối.
- Chất lượng nước suối Cát tại các vị trí trước và sau khi tiếp nhận nguồn nước thải từ công ty cổ phần Kim Sơn và công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước mặt tại suối Cát sau điểm tiếp nhận nước thải đều cao hơn so với trước khi tiếp nhận nước thải của công ty, đặc biệt đối với chỉ tiêu As tăng lên rất nhiều lần. Cụ thể, As vượt giới hạn cho phép gần 1,3 lần khi qua điểm tiếp nhận nước thải công ty cổ phần Kim Sơn và tăng lên vượt 2,8 lần khi qua điểm thải của công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo, chỉ tiêu Cu vượt tiêu chuẩn cho phép 1,2 lần khi qua điểm tiếp nhận nước thải công ty cổ phần Kim Sơn và tăng lên vượt 2,7 lần khi qua điểm thải của công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo,và Fe vượt tiêu chuẩn cho phép 1,67 lần khi qua điểm thải của công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo. Rõ ràng là nước thải từ khu khai thác khoáng sản đã có ảnh hưởng rõ rệt đến nước mặt suối Cát.
- Qua kết quả phân tích mẫu trầm tích cho thấy mẫu As trong trầm tích rất cao so vớ QCVN 43:2012/BTNMT (trầm tích nước ngọt). Cụ thể tại vị trí trước điển tiếp nhận nước thải As vượt 5,68 lần, tại vị trí Cầu Cát chỉ tiêu As vượt mức tiêu chuẩn cho phép 11,76 lần, Hg vượt 4,05 chứng tỏ As và ảnh hưởng do địa chất khu nghiên cứu. As còn ảnh hưởng của khu khai thác khoáng sản.
- Theo tổng hợp kết quả cho thấy biểu đồ diễn biến các chỉ tiêu As, Pb, Zn, Cu trong trầm tích trên Suối Cát khi chịu sự tác động của công ty cổ phần Kim Sơn và công ty TNHH khoáng sản Núi Pháo
- Hiện tại tác động nước thải của hai công ty đang gây ô nhiễm chỉ tiêu As, Cu đối với trầm tích trên suối Cát.
- Nước mặt của suối cát đang bị ô nhiễm các chỉ tiêu phân tích là TSS, Fe, As, Cu và Dầu mỡ. Các chỉ tiêu Zn, Mn đang có diễn biến làm ảnh hưởng tới chất lượng nước và trầm tích trên Suối.
- Hàm lượng các chất phân tích trên suối Cát chịu sự tác động của công ty cổ phần Kim Sơn là TSS, As, Cu, Zn, Fe, Dầu mỡ.
- Hàm lượng các chất phân tích chịu sự tác động của công ty TNHH khai thác khoáng sản Núi Pháo là TSS, As, Pb, Cu, Hg, Zn, Fe, Dầu mỡ.
2. Kiến nghị
Suối Cát là nguồn cung cấp nước trong việc tưới tiêu nông nghiệp của các xóm của hai xã Hà Thượng và Phục linh của huyện Đại Từ, là nguồn cung cấp nước cho Sông Đu vì vậy việc quản lý môi trường cho nước mặt Suối Cát rất quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm cho Sông Đu. Vậy để đảm bảo môi trường cho Suối Cát tôi kiến nghị :
- Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai thác và chế biến quanh Suối Cát.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về xả thải đảm bảo nước thải, khí thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý đạt Quy chuẩn môi trường tương ứng trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạc xử lý triệt để các đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Công ty cổ phần Kim Sơn (2013), Báo cáo kiểm soát ô nhiễm.
2. Công ty TNHH khai thác khoáng sản Núi Pháo (2004), Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012, tỉnh Thái Nguyên.
4. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thái Nguyên 2010, 2011, 2012, 2013, Báo cáo quan trắc hiện trạng tỉnh Thái Nguyên.
5. Lưu đức Hải (2007), Cở sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Trần thị Minh Hải (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải khu công
nghiệp Sông Công đến sự tích luỹ một số kim loại nặng trong trầm tích suối Văn Dương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học Môi trường, Khoa Môi Trường, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
7. Nguyễn Thị An Hằng (1998), Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất- nước- trầm tích-thực vật ở khu vực công ty pin Văn Điển và Orion-Hanel.
8. Phạm thị Nga (2012), Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Lưu Xá tới hàm lượng kim loại nặng trong nước và trầm tích sông Cầu, , Luận văn thạc sĩ khoa học Môi trường, Khoa Môi Trường, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 9. Trần Nghi (2003), Trầm tích học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Hoàng Thị Thanh Thủy, Từ Thị Cẩm Loan, Nguyễn Như Hà Vy- Viện môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Nghiên cứu địa hóa môi trường một số kim loại nặng trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 10, số 01-2007.
11. Trịnh Thị Thanh (2002), Độc học môi trường và sức khỏe con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2004), Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về Môi Trường (Tập 1).
13. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2004), Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về Môi Trường (Tập 4).
14. Trạm khí tượng Thái Nguyên (2012).
15. UBND tỉnh Thái Nguyên (2007), quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
16. http://www.tnmtthainguyen.gov.vn/home/c-s-d-liu-huyn-nh-hoa/1962-2013- 12-04-01-02-57.html. 17. http://www.vietnamplus.vn/gia-tang-cac-benh-ve-ho-hap-do-o-nhiem-khong- khi/174451.vnp. 18. http://www.baomoi.com/Nganh-cong-nghiep-khai-thac-khoang-san-o-Viet- Nam-con-nhieu-bat-cap/45/14610616.epi. 19. http://baocongthuong.com.vn/khoang-san/35545/dinh-huong-khai-thac- khoang-san-viet-nam.htm#.VFr0tJNfzjU. 20.http://quantracmoitruong.gov.vn/Portals/0/quynh/HoiThao/SOE_2013_TpHCM/ Tham%20luan%20HTMT%20khong%20khi%20Thai%20Nguyen%202008% 20-%202012.pdf. 21. http://dgmv.gov.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=6252:tác- động-xã-hội-của-hoạt-động-khai-thác-khoáng-sản&Itemid=357&lang=vi. 22. http://dgmv.gov.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=5005:những- tác-động-tiêu-cực-đến-môi-trường-do-hoạt-động-khai-thác-khoáng- sản&Itemid=357&lang=vi. 23. http://www.thainguyen.gov.vn. 24. http://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Công. TIẾNG ANH
25. APHA (1998), Standard methods for the examination of water and wastewater, 20th Edition, American Public Health Association.
26. Alkorta I, Hernández-Allica Becerril JM, Amezaga I, Albizu I, Garbisu C. (2004), Recent findings on the phytoremediation of soils contaminated with environmentally toxic heavy metals and metalloids such as zinc, cadmium, lead, and arsenic, Rev Environ Sci Biotechnol 3, pp. 71-90.
27. Amanda Jo Zimmerman, David C. Weindorf (2010), “ Review article, Heavy metal and trace metal analysis in soil by sequential extraction: a review of procedures”, International Journal of Enviromental Analytical Chemistry, volume 2010.
28. A.Tessier, P.G.C. Campbell and M. Bisson (1979), “Sequential extraction procedure for the speciation of particulate trace metals”, Analytical Chemistry, vol. 51, no. 7, pp. 844 – 851.
29. Bishop P. L (2002), Pollution prevention: fundamentals and practice, Beijing: Tsinghua University Press.
30. Bissen M, Frimmel F. H (2003), Arsenic- a Review, Part 1: Occurrence, Toxicity, Speciation, Mobility, Acta hydrochim, hydrobiol: 31, pp. 1, 9-18.
31. Bolan N S, Adriano D C, Naidu R (2003), Role of phosphorus in (im)mobilization and bioavailability of heavy metal in the soil-plant system, Enviromental Contamination and Toxicology 177, pp. 1-44.