Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội giai đoạn 2000 2013

115 974 7
Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội giai đoạn 2000 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG TIẾN DŨNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: : 60.85.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ VĂN NHẠ HÀ NỘI, NĂM 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin sử dụng trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Hoàng Tiến Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. TS. Đỗ Văn Nhạ, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Các cán bộ thuộc phòng ban trong huyện, chính quyền các xã, thị trấn cùng nhân dân huyện Gia Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Tiến Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 1.1. Đô thị hóa và các vấn đề liên quan 3 1.1.1 Một số khái niệm về đô thị và đô thị hoá 3 1.1.2 Những biểu hiện cơ bản của đô thị hoá 6 1.1.3 Đặc điểm của đô thị hoá 8 1.1.4 Tác động của quá trình đô thị hoá đối với kinh tế - xã hội 9 1.1.5 Quá trình đô thị hóa diễn ra ở trên thế giới và những bài học kinh nghiệm được rút ra 13 1.1.6 Quá trình đô thị hóa diễn ra ở Việt Nam 19 1.2. Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất đai ở Việt Nam 26 1.2.1 Đất đai và vai trò của đất đai với đô thị hóa 26 1.2.2 Sự biến động đất đai dưới tác động của quá trình đô thị hóa 27 1.3. Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Việt Nam 28 1.3.1 Ảnh hưởng của đô thị hóa với phát triển nông thôn 28 1.3.2 Ảnh hưởng của đô thị hoá với phát triển nông nghiệp 31 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.2. Phạm vi nghiên cứu 34 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.3. Nội dung nghiên cứu 34 2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 34 2.3.2. Thực trạng phát triển đô thị và đô thị hoá ở huyện Gia Lâm 34 2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp 34 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa và phát triển đô thị 35 2.4. Phương pháp nghiên cứu 35 2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35 2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu tài liệu 35 2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 36 2.4.4. Phương pháp so sánh 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm 38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 38 3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm 42 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 51 3.2. Thực trạng phát triển đô thị và đô thị hoá ở huyện Gia Lâm 52 3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp 58 3.3.1. Ảnh hướng của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 58 3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng 61 3.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 65 3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa và phát triển đô thị 83 3.4.1 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa 83 3.4.2 Một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trong quá trình đô thị hóa 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 1. Kết luận 90 2. Kiến nghị 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 95 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 CPTG Chi phí trung gian 2 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 3 GTGT Giá trị gia tăng = GTSX - CPTG. 4 GTGT/LĐ Giá trị gia tăng trên 1 công lao động 5 GTSX Giá trị sản xuất = năng xuất x giá bán. 6 GTSX/LĐ Giá trị sản xuất trên 1 công lao động 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HQĐV Hiệu quả đồng vốn 9 ISRIC Trung tâm thông tin Nghiên cứu đất Quốc tế 10 KHKT Khoa học kỹ thuật 11 LĐ Lao động 12 LUT Loại hình sử dụng đất 13 UBND Ủy ban nhân dân Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2005 – 2013 43 Bảng 3.2 Biến động dân số và lao động đoạn 2005 – 2013 47 Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Gia Lâm giai đoạn 2000 - 2013 55 Bảng 3.4 Biến động đất nông nghiệp huyện Gia Lâm giai đoạn 2000 - 2010 59 Bảng 3.5 Cơ cấu cây trồng của huyện Gia Lâm giai đoạn 2005 - 2013 61 Bảng 3.6 Một số kiểu sử dụng đất chính ở huyện Gia lâm giai đoạn 2005 - 2013 64 Bảng 3.7 So sánh hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất vùng 1 năm 2005 và năm 2013 66 Bảng 3.8 So sánh hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất vùng 2 giữa năm 2005 và 2013 68 Bảng 3.9 Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các loại hình sử dụng đất 2 năm 2005 và năm 2013 70 Bảng 3.10 So sánh hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất vùng 1 năm 2005 và năm 2013. 73 Bảng 3.11 So sánh hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất vùng 2 năm 2005 và năm 2013 75 Bảng 3.12 Tổng hợp hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất năm 2005 và năm 2013 77 Bảng 3.13 Mức sử dụng phân bón của một số cây trồng năm 2005 và năm 2013 79 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Sự biến động đất ở đô thị huyện Gia Lâm giai đoạn 2000 - 2013 53 Hình 3.2 Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Lâm giai đoạn 2000 - 2013 54 Hình 3.3 Cơ cấu đất nông nghiệp huyện Gia Lâm giai đoạn 2000 - 2013 60 Hình 3.4. So sánh một số loại hình sử dụng đất năm 2005 và 2013 63 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai quá trình phát triển tất yếu và diễn ra song song trong quá trình phát triển . Đô thị hóa là hệ quả của công nghiệp và trở thành mục tiêu của mọi nền văn minh trên thế giới, nó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đã và đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước làm cho bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhất là khu vực ngoại ô và gần các thành phố lớn. Có thể nói, đô thị hóa là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội và là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, gắn với đô thị hóa và mở rộng đô thị là diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Hệ quả kéo theo là các hộ nông dân bị mất đất sản xuất, dẫn đến mất việc làm, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân, nhất là các hộ thuần nông Nên có số liệu minh chứng. Hà Nội là trung tâm của cả nước về chính trị, hành chính,văn hóa, kinh tế, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế, có vị trí địa lý, chính trị xã hội hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Mặt khác, Hà Nội còn đóng vai trò rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của cả nước. Hà Nội có 18 huyện ngoại thành, với vị trí địa lý, những tiềm năng về tài nguyên như đất đai, khí hậu, lao động, trí tuệ, và vị thế của Thủ đô cho phép phát triển một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở phía Đông của thành phố Hà Nội. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện có những bước phát triển, làm thay đổi bộ mặt và đời sống của người dân. Cùng với quá trình phát triển đó, quá trình đô thị hoá ở Gia Lâm diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Có thể nói, đô thị Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 hoá là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội, và đó là xu thế tích cực tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế cho huyện. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng gây nên một số tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với nông nghiệp và của huyện Gia Lâm đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, các vấn đề về việc làm cho nông dân bị mất đất, phương thức giãn dân… đang phát sinh ngày càng phức tạp. Nếu không có một chiến lược cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và sẽ lúng túng trong quá trình giải quyết. Để góp phần làm rõ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp của huyện Gia Lâm. - Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trên đia bàn huyện Gia lâm. 3. Ý nghĩa của đề tài - Góp phần bổ sung lý luận về nghiên cứu quá trình đô thị hóa và các tác động của nó đến sử dụng đất nông nghiệp. - Góp phần đánh giá hướng sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân dưới tác động của quá trình đô thị hóa. [...]... quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất đai ở Việt Nam 1.2.1 Đất đai và vai trò của đất đai với đô thị hóa Ở các đô thị, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh sống của dân cư đều gắn liền với đất đai trong giới hạn của không gian đô thị Đất đai đô thị được coi là nền tảng phát triển đô thị Nó được hình thành từ sự chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất khác, mà chủ yếu là đất nông nghiệp Chính... của đất đô thị rõ ràng hơn, vai trò của đất đô thị càng trở nên quan trọng trong đời sống đô thị và việc sử dụng tiết kiệm đất đô thị càng trở nên cấp bách Đất đô thị ở nước ta không ngừng được gia tăng: Đất đô thị nước ta năm 2000 có 990.276 ha, năm 2005 tăng lên 1.153.548 ha, đến năm 2009 đã tăng lên 1.429.000 ha Đất đai đô thị còn tiếp tục gia tăng trong quá trình đô thị hóa theo Học viện Nông nghiệp. .. vậy, quản lý nhà nước đối với sử dụng đất đô thị mang tính đặc thù, được xuất phát từ tính chất đặc thù trong các hoạt động của đô thị (Phạm Đức Hoà, 2013) * Khái niệm về đất đô thị Đất đô thị bao gồm mặt đất, mặt nước và khoảng không gian nhất định bên trên và bên dưới nó trong khu vực đô thị Đất đô thị là một phần của đất đai quốc gia được phát triển gắn liền với quá trình đô thị hóa Quá trình chuyển... chất của các điểm dân cư nông thôn thành các đô thị hay theo kiểu đô thị Như vậy quá trình đô thị hoá không chỉ tác động ảnh hưởng đến các đô thị mà còn đến sự phát triển của các điểm dân cư nông thôn theo hướng đô thị (đô thị hoá nông thôn) Và như vậy đô thị hoá được hiểu là một quá trình phát triển mang tính kinh tế - xã hội - lịch sử của các hình thái cư trú (định cư) và của các điều kiện sống đô thị. .. cứu về đô thị hoá Đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư đô thị Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông tăng Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng Trong đó dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị Đô thị hoá là quá trình kinh... điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng Vị trí đất trong đô thị được xác định qua giá đất Giá đất đô thị lại phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, vào vị trí thửa đất, không phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất Đất đô thị không chỉ là tài nguyên, mà đã là tài sản có giá trị trong quyền sử dụng đất Việc định giá đất đô thị theo phương pháp luận thống nhất thích ứng với cơ chế thị trường.(Phạm Đức Hoà, 2013) 1.2.2... từ vùng nông thôn vào vùng thành thị làm cho đất đô thị từ chỗ không khác mấy với đất nông nghiệp, dần phát triển và tách khỏi nhóm đất này để mang những đặc tính khác biệt gắn với hoạt động kinh tế và đời sống dân cư phi nông nghiệp Mức độ đô thị hóa càng gia tăng, thì các sự khác biệt càng đậm nét và hình thành tính chất đặc trưng đất đô thị Đất đô thị phát triển là dựa chủ yếu vào đất nông nghiệp. .. Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Kết quả kiểm kê năm 2010 cho thấy, đất nông nghiệp chiếm 58,6% trong đất đô thị, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,12%, đất trồng lúa đã chuyển sang đất đô thị chiếm 26,5% so với đất nông nghiệp trong đô thị. (Phạm Đức Hoà, 2013) Theo PGS.TS Vũ Năng Dũng, Hội Khoa học Đất Việt Nam cho biết, đất phi nông nghiệp không ngừng... nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long chủ yếu lấy đất lúa để quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị Theo số liệu thống kê, từ năm 2000 trở lại đây, trung bình mỗi năm đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng 74.000ha 1.3 Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Việt Nam 1.3.1 Ảnh. .. số đô thị toàn thế giới (năm 2009) (Trần Thị Bích Huyền, 2011) 1.1.2.3 Lãnh thổ đô thị mở rộng Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển Các đô thị chiếm một diện tích không nhỏ của Trái Đất Diện tích các đô thị hiện nay chiếm khoảng 3 triệu km2 (hơn 2% diện tích các lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao – đất canh tác nông nghiệp) Hiện nay, đô thị ngày càng phát triển các tuyến đường giao . trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2000 - 2013”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp của huyện Gia Lâm. -. động đất đai dưới tác động của quá trình đô thị hóa 27 1.3. Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Việt Nam 28 1.3.1 Ảnh hưởng của đô thị hóa. triển đô thị và đô thị hoá ở huyện Gia Lâm 34 2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp 34 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Ngày đăng: 07/07/2015, 16:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • Mục lục

    • Mở đầu

    • Chương 1. Tổng quan nghiên cứu

    • Chương 2. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • Chương 3. Kết quả nghiên cứu

    • Kết luận và kiến nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan