Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa, chúng ta cần có những định hướng đúng đắn, làm cơ sở cho kinh tế nông nghiệp huyện nhà phát triển “bền vững”.
- Cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm cơ cấu trồng trọt, đẩy mạnh sản xuất rau màu và cây cảnh, tăng cơ cấu chăn nuôi và dịch vụ trên cơ sở sản xuất hàng hóa, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Tập trung phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao, có thị trường tiêu thụ như lạc, đậu, hoa, cây cảnh, rau xạch, chuyển dịch cơ cấu cây trồng…
- Để bù lại một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị giảm do phải luân chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp, trong giai đoạn này cần thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi quy hoạch các vùng rau an toàn, vùng cây ăn quả, vùng chuyển đổi mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để góp phần làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện.
+ Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp ở các xã như Ninh Hiệp, Kim Sơn, Dương Hà, Cổ Bi, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Yên Viên, Đặng Xá.
+ Quy hoạch vùng rau màu, hoa cây cảnh ở khu vực xã Đặng Xá, Kim Lan, Trung Màu, Văn Đức, Đa Tốn, Kim Sơn,…
+ Quy hoạch vùng trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: Yên Viên, Yên Thường, Lệ Chi, Đặng Xá, Văn Đức.
+ Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả: Văn Đức, Kiêu Kỵ, Kim Sơn, Cổ Bi, Đa Tốn, Yên Viên…
+ Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung: Dương Quang, Phù Đổng, Văn Đức, Yên Viên…
+ Quy hoạch vùng lúa chất lượng cao: Dương Hà, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Đa Tốn, Dương Quang, Yên Viên, Kim Sơn, Kiêu Kỵ, Lệ Chi…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84