Quá trình đô thị hóa diễn ra ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội giai đoạn 2000 2013 (Trang 27 - 34)

1.1.6.1. Đô thị hoá ở Việt Nam trước năm 1986

Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống đô thị ở Việt Nam luôn gắn liền với lịch sửđấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với vị trí địa lý khá độc đáo, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, gồm hai khu vực sớm phát triển của thế giới là Đông Á và Nam Á. Từ xa xưa Việt Nam đã được coi là một trung tâm quan trọng, một địa bàn tiềm năng để phát triển kinh tế. Đó là các điều kiện thuận lợi để ra đời các tụđiểm kinh tế hoặc các cảng thị trên khắp các vùng trên cả nước. Trong điều kiện đó các đô thị Việt Nam cũng ra đời từ rất sớm.

- Trong thời kỳ Pháp thuộc, ngay từ những ngày đầu xâm lược nước ta để thực hiện mục đích chiếm đóng lâu dài, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “chia để trị”. Với việc phân chia vùng lãnh thổ thành các tỉnh, huyện với quy mô nhỏ, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng nhanh về số lượng các đô thị trong thời kỳ này. Một mạng lưới đô thị hành chính cùng với các hệ thống các điểm dịch đồn trú được hình thành trên các vùng lãnh thổ trong cả nước. Các ngành công nghiệp: khai khoáng, khai thác và chế biến nông lâm sản, công nghiệp dệt may,... được chú trọng phát triển. Do nền kinh tế kém phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tếđô thị hết sức nghèo nàn, lạc hậu, các đô thị thực hiện chức năng hành chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 là chủ yếu. Vì vậy quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức chậm chạp, mãi tới giữa thế kỷ XX tỷ lệ dân cưđô thị mới chỉ chiếm 4 – 7% dân số cả nước. Phần lớn các đô thị Việt Nam đều có quy mô nhỏ, chỉ có một số đô thị có quy mô trung bình: Hà Nội, Sài Gòn – Gia Định và Hải Phòng.

Trong giai đoạn này có sự tách biệt rõ nét giữa các đô thị với các vùng nông thôn xung quanh. Một hệ thống luật lệ về quản lý đô thị của Pháp được áp đặt, lối sống đô thị theo kiểu phương Tây được du nhập, sự khác biệt giữa mức sống của dân đô thị với các vùng nông thôn khá lớn.

- Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Đất nước bị chia cắt làm 2 miền. Ở miền Nam, cùng với việc gia tăng các hoạt động quân sự Mỹđã đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đặc biệt là kinh tế tại các đô thị. Quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh, đặc biệt là sự hình thành và phát triển của hệ thống các đô thị quân sự: Cam Ranh, Trà Nóc, Đắc Tô, Xuân Lộc, Chu Lai, Vị Thanh, Phù Cát, Phú Bài, A Lưới, Thượng Đức,... Dân cư và các vùng nông thôn đổ dồn về các đô thị, tỷ lệ dân cư đô thị tăng lên nhanh chóng: năm 1950: 10%, năm 1965: 30%, năm 1975 đã chiếm 45% dân số miền Nam.

Ở miền Bắc, sau khi hoà bình lặp lại (1954), hệ thống đô thị vốn đã lạc hậu, nhỏ bé, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề sớm được khôi phục và phát triển. Quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh, trên cơ sở tốc độ phát triển của nền kinh tế khá cao, đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp – hình thành hệ thống các đô thị công nghiệp: Thái Nguyên, Việt Trì, Sông Công, Lâm Thao, Uông Bí - Phả Lại, Tĩnh Túc, Cam Đường, Thác Bà...

- Sau năm 1975 đến 1985, cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành, hoà bình được lặp lại, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, đây là những thuận lợi cơ bản để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Song những hậu quả nặng nề của chiến tranh cùng những hạn chế của cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ, quan liêu bao cấp, tốc độ phát triển của nền kinh tế, tốc độ đô thị hoá trong thời kỳ này diễn ra hết sức chậm chạp, kém hiệu quả.

1.1.6.2. Đô thị hoá ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá có nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Công cuộc đổi mới đã mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nền kinh tế gặp không ít khó khăn, hàng loạt các ngành kinh tế chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ, thậm chí tình trạng lạm phát còn ở mức cao (vào các năm 1985 – 1988, tốc độ tăng giá đạt tới mức kỷ lục, năm 1986 giá tăng 8,8 lần, năm 1988 giá tăng 127 lần so với năm 1985) (Phạm Văn Nhật, 2003).

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) đã khẳng định quyết tâm và tính đúng đắn của công cuộc đổi mới, những thiếu sót phát sinh từ công cuộc đổi mới dần được khắc phục, nền kinh tế dần đi vào ổn định và bắt đầu phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Thời kỳ 1986 – 1990 tốc độ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm; thời kỳ 1991 – 1995 bình quân đạt 8,2%/năm; thời kỳ 1996 – 2000 bình quân đạt 6,7%/năm; thời kỳ 2001 – 2004 bình quân đạt gần 7%/năm. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp rất cao 13%/năm. Các ngành dịch vụ phát triển và ngày càng đa dạng, nhất là sự phát triển rất nhanh của các ngành giao thông vận tải, du lịch, tài chính ngân hàng, ... đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cư. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng được phát triển mạnh mẽ trên một số lĩnh vực: sản xuất lương thực,... từ một quốc gia thường xuyên phải nhập lương thực thì nay trở thành một cường quốc xuất khẩu lương thực. Ngày nay cả nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đai hoá phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hệ thống đô thịđã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, trở thành các “trung tâm”, hoặc các “đầu tầu” của sự phát triển kinh tế xã hội trong từng vùng, từng miền của đất nước.

Hệ thống đô thị ngày nay ở Việt Nam được hình thành và phát triển trên nền tảng hệ thống đô thị được hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử, gắn liền với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội, hợp thành một cấu trúc không gian tuyến - điểm, từ Bắc xuống Nam, dọc theo bờ biển Đông (Thái Bình Dương) và từ Tây sang Đông dọc theo lưu vực các cong sông lớn như sông Hồng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cửu Long... nguồn gốc tạo nên những đồng bằng lớn, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đi lại thuận tiện,...

Hiện nay cả nước có 752 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hải Phòng; 83 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 595 thị trấn.

Về phát triển đô thị: Trong những năm qua do tác động của nền kinh tế thị trường và các chính sách mở cửa, chính sách mới về nhà đất và sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với công tác quy hoạch, đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng,... Các đô thị nước ta đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng,... Các đô thị đảm nhiệm được vai trò là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các các ngành nghề mới, trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng, trung tâm giao lưu thương mại trong nước và ngoài nước, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại; trung tâm dịch vụ, phát triển văn hoá – giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển nguồn lực, giữ vai trò quan trọng trong tăng thu ngân sách cho Nhà nước, đi đầu trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.

Công tác quản lý đô thị: Trong những năm qua công tác quản lý đã có nhiều chuyển biến: Nhận thức đô thị và quản lý đô thị trong nền kinh tế thị trường đã được nâng cao, nhiều văn bản pháp luật về quản lý đô thị thuộc nhiều lĩnh vực đã được ban hành tương đối đồng bộ. Các thành phố, thị xã và một số thị trấn đã có quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Nội dung và phương pháp lập quy hoạch xây dựng đô thị đã được đổi mới. Việc phát triển đô thị từ hình thức chia lô manh mún, riêng lẻ, tự phát đang được chuyển dần sang hình thức xây dựng tập trung, theo dự án, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực vào mục đích phát triển đô thị. Lập lại kỷ cương, trật tự trong quản lý đô thị, những tồn tại lịch sử về nhà đất trong đô thịđang được giải quyết, giá trịđô thịđược khai thác và sử dụng tạo nguồn lực phát triển đô thị.

Về dân số đô thị: Năm 1995 có gần 15 triệu người sống ở các đô thị, chiếm 20,75% dân số cả nước đạt tốc độ tăng 3,55%/năm; năm 2000 có 18,77 triệu người, chiếm 24,18% dân số cả nước, tốc độ tăng 3,82%/năm; năm 2003 có gần 21 triệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 người chiếm 25,8% dân số cả nước, tốc độ tăng 4,23%. Đến năm 2013 số dân đô thị 22,3 triệu người (tăng 49,6%). Tỷ lệ tăng dân số đô thị trung bình hàng năm từ 2-3,4%.

Tuy nhiên dân số đô thị nước ta tăng còn chậm và mang tính không đều rất rõ nét.

Quá trình đô thị hoá diễn ra ở một sốđịa phương với tốc độ cao: Hà Nội (tốc độ tăng dân số đô thị 2013 so với 2010 đạt 115,6%), Hưng Yên cũng chỉđạt 113%, Hà Nam đạt 114%) Thái Bình đạt 111,5%, Lào Cai đạt 111,5%, Hoà Bình đạt 111,7%, thành phố Hồ Chí Minh đạt 110,8%, Bình Phước, Tây Ninh đều đạt trên 115%, riêng Cần Thơ đạt tốc độ kỷ lục 127,3%. Các đô thị Việt Nam gắn liền với các khu công nghiệp, khu du lịch, vui chơi và giải trí. Qua nghiên cứu có nhiều nguyên nhân dẫn đến các đô thị có tốc độ tăng dân cư đô thị cao nhưng nguyên nhân chủ yếu ở các đô thị này là các khu công nghiệp, khu chế xuất và du lịch phát triển mạnh, nguyên nhân thứ 2 là các đô thịđược nâng cấp từ loại 3 lên loại 2 hay từ loại 2 lên loại 1,...

+ Đất đô thị: Đất đô thị ở nước ta chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay đất đô thị ở nước ta có 243.200 ha, chiếm 0,74% tổng diện tích cả nước, trong đó có 90.400 lấy từđất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất 80 m2/người. Dự kiến đến năm 2020 đất đô thị sẽ là 460.000 ha, chiếm 1,4% diện tích đất bình quân của cả nước, bình quân 100 m2/ người.

Tuy nhiên quá trình phát triển đô thịở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém: đại đa số các đô thị rơi vào tình trạng lạc hậu do hệ quả của những năm chiến tranh tàn phá, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở mức thấp, nền kinh tế kém hiệu quả bị tác động của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp trong nhiều năm, thêm vào đó là một số quyết định nóng vội trong chính sách phát triển đô thị, đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thị trường ở giai đoạn đầu đã để lại những mâu thuẫn khá gay gắt được thể hiện trên những mặt sau:

+ Cơ sở kinh tế - kỹ thuật động lực phát triển đô thị còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân đối với tăng trưởng về dân số.

Trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 13-15%, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng một triệu lao động. Tuy nhiên hai ngành dịch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 vụ và công nghiệp là động lực phát triển đô thị quan trọng nhất mới chỉ thu hút 27,7% tổng số lao động xã hội. Cả nước vẫn trong thời kỳ dân số phát triển, tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn còn khá cao (bình quân hàng năm vẫn ở mức 1,2%), tăng dân số cơ học và di dân tự do tại các đô thị ngày càng lớn, yếu tố hạ tầng tại các đô thịđều bị quá tải. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chưa có việc làm tại các đô thị vẫn còn cao. Đặc biệt ở một số đô thị lớn: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh luôn có mức thất nghiệp trên 7%. Số người sống lang thang, cơ nhỡ, vô gia cưđang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc, nhất là trong các đô thị lớn ở nước ta.

+ Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị đang là một nguy cơ lớn đối với vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm và việc làm cho người lao động nông nghiệp.

Mật độ dân số trung bình cả nước: 200 người/km2được phân thành 4 vùng: Vùng có mật độ dân cư rất cao trên 500 người/km2, trong đó số khu vực có mật độ dân cư trên 1000 người/km2 là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình; vùng có mật độ dân số cao từ 200 – 500 người/km2: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Nai; vùng có mật độ dân số trung bình và vùng có mật độ dân số thấp dưới 100 người/km2 là vùng núi, trung du và Tây Nguyên.

Hiện nay, trên 70% sốđô thị và dân sốđô thịở các vùng đồng bằng, ven biển nơi tập trung chủ yếu quỹđất nông nghiệp của cả nước.

Đáng chú ý hơn cả là phần lớn đất sử dụng vào mục đích đất xây dựng đô thị và chuyên dùng đều là đất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Nếu giữ nguyên tình trạng phân bổ dân cư hiện nay thì quỹ đất nông nghiệp sẽ giảm đi trung bình mỗi năm 10.000 ha. Đây là nguy cơ lớn đối với vấn đề việc làm cho hàng chục vạn người lao động nông nghiệp mất đất do đô thị hoá; vấn đề an toàn lương thực và thực phẩm hiện nay và trong tương lai.

+ Cơ cấu không gian và hệ thống phân bố dân cư trên địa bàn cả nước mất cân đối, sự tách biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và kém phát triển còn lớn. Hình thái phân bố dân cư kiểu đô thị - nông thôn vẫn đang phổ cập, trong đó 67,55% dân số sống ở nông thôn và 32,45% số dân sống ởđô thị; giữa đô thị và nông thôn gần như đối lập nhau do thiếu hệ thống giao thông liên lạc và các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

điều kiện gắn kết các mối quan hệ tương hỗ về kinh tế, xã hội, văn hoá, dịch vụ và nghỉ ngơi giải trí. Các vùng chậm phát triển và chưa phát triển vẫn chiếm tỷ lệ cao trên khoảng 80% diện tích tự nhiên cả nước, trong khi chỉ có 18% diện tích còn lại là vùng phát triển (Tổng cục dân số - kế hoạch hoá gia đình, năm 2013).

Thế cân bằng chiến lược giữa ba vùng Bắc – Trung – Nam chưa được hình thành. Khu vực miền Trung vẫn chưa có các trung tâm kinh tế lớn, đối trọng với các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Nam. Hệ thống đô thị, các trung tâm kinh tế vẫn chưa hình thành đều khắp trong các vùng. Gần 50% dân số đô thị tập

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội giai đoạn 2000 2013 (Trang 27 - 34)