Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội giai đoạn 2000 2013 (Trang 50 - 59)

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, huyện Gia Lâm có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Tốc độ kinh tế liên tục tăng, thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển. Kết quảđược thể hiện trong bảng 3.1

Năm 2013, tốc độ phát triển kinh tếđạt mức khá đạt 9,22%. Trong các ngành kinh tế, dịch vụđạt tốc độ tăng trưởng cao (14,6%), ngành nông nghiệp giữ tốc độ phát triển ở mức ổn định đạt 2,48%, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 9,03%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) liên tục tăng từ 1.250,526 tỷ đồng vào năm 2005 lên 2.280,139 tỷ đồng vào năm 2013. Trong đó ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ có sự tăng trưởng cao. Ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ từ 791,293 tỷ đồng vào năm 2005 lên 1.296,012 tỷ đồng vào năm 2013. Dịch vụ tăng từ 241,011 tỷđồng năm 2005 lên 720,706 tỷđồng năm 2013.

Bảng 3.1 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2005 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT N2005 ăm 2010 Năm N2011 ăm N2012 ăm N2013 ăm

1.Tổng giá trị sản xuất

(giá so sánh) Tỷđồng 1.250,526 1.942,892 2.130,524 2.087,629 2.280,139

- Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷđồng 218,223 259,913 265,762 270,107 263,421 - Công nghiệp xây dựng Tỷđồng 791,293 1.252,729 1.323,918 1.188,634 1.296,012

- Dịch vụ Tỷđồng 241,011 430,250 540,844 628,888 720,706

2. Cơ cấu % 100 100 100 100 100

- Nông, lâm, ngư nghiệp % 17,45 13,38 12,47 12,94 11,55

- Công nghiệp xây dựng % 63,28 64,48 62,14 56,94 56,84

- Dịch vụ % 19,27 22,14 25,39 30,12 31,61

Nguồn: Niên giám thống kê 2005 - 2006 của huyện Gia Lâm; Niên giám thống kê 2010 - 2011 của huyện Gia Lâm; Niên giám thống kê 2011 - 2012 của huyện Gia Lâm; Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2014.

* Về cơ cấu kinh tế: Trong giai đoạn 2005 – 2013, sự chuyển dịch kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Năm 2005, công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 82,55% tổng giá trị sản xuất thì đến năm 2013 chiếm tới 88,45% tổng giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất dịch vụ chiếm 19,27% tổng giá trị sản xuất vào 2005 tăng lên 31,61% vào năm 2013. Ngược lại, ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 17,45% tổng giá trị sản xuất năm 2005 xuống còn 11,55% vào năm 2013. Ngành công nghiệp giảm từ 63,28% vào năm 2005 xuống còn 56,84% vào năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

* Ngành nông - lâm - thủy sản.

Giá trị sản xuất (GTSX) ngành Nông - lâm - thủy sản giữđược ổn định qua các năm. Năm 2005 giá trị sản xuất (theo giá so sánh) đạt 218,223 tỷđồng, đến năm 2013 giá trị sản xuất đạt 263,421 tỷđồng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp giữ vững ổn định. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, giá trị sản xuất chiếm 17,45% tổng giá trị sản xuất vào năm 2005 giảm xuống còn 11,55% vào năm 2013.

Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản liên tục tăng từ 218,223 tỷ đồng vào năm 2005 lên 263,421 tỷ đồng vào năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành còn thấp so với ngành công nghiệp dịch vụ. Trong đó, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ đạo (với trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) chiếm tới 96,07% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2013. Ngành thủy sản và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ.

Cơ cấu trong ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi trong giai đoạn 2005 – 2013, trong đó trồng trọt và chăn nuôi là lĩnh vực chủ đạo. Đây là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong phát triển nông nghiệp. Cụ thể:

- Về trồng trọt với giá trị sản xuất tăng từ 103,351 tỷđồng vào năm 2005 lên 119,180 tỷ đồng vào năm 2013. Nhưng về cơ cấu trong ngành lại có sự biến động: năm 2005 chiếm 47,36% đến năm 2011 tăng lên chiếm 48,80% nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 45,24% tổng giá trị sản xuất.

- Chăn nuôi có giá trị sản xuất năm 2005 là 104,818 tỷđồng tăng lên 127,900 tỷ đồng vào năm 2013. Đồng thời về cơ cấu trong ngành lại có sự biến động: năm 2005 chiếm 48,03% đến năm 2011 giảm xuống chiếm 45,68% nhưng đến năm 2013 tăng lên chiếm 48,55% tổng giá trị sản xuất.

- Giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp cũng tăng lên từ 3,869 tỷ đồng năm 2005 (chiếm 1,77%) lên 6,000 tỷđồng năm 2013 (chiếm 2,28% tổng giá trị sản xuất ngành).

- Thủy sản có giá trị sản xuất năm 2005 là 6,086 tỷđồng (chiếm 2,79%) tăng lên 10,200 tỷđồng vào năm 2013 (chiếm 3,87% tổng giá trị sản xuất của ngành).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2013 là 10.849 ha. Trong đó lúa là cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện. Diện tích lúa liên tục giảm trong những năm qua (Lúa xuân năm 2005 là 3352 ha giảm còn 2720 ha năm 2013, lúa mùa năm 2005 là 3672 ha giảm còn 2997 ha năm 2013). Diện tích trồng lúa giảm do bị thu hồi đất cho các mục đích khác và một phần do chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Bên cạnh sự thay đổi về diện tích thì cơ cấu giống lúa cũng có sự thay đổi, cụ thể: các giống lúa có chất lượng gạo ngon được thay thế cho những giống có chất lượng gạo kém để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện và các khu vực nội đô của thành phố, các vùng khác.

Cây rau màu trên địa bàn huyện có diện tích tương đối lớn, trong đó có một số cây trồng chính có diện tích lớn như: Ngô có diện tích 1711 ha vào năm 2013, rau các loại có diện tích là 1975 ha, Đậu tương 348 ha, Lạc 380 ha.... Nhóm cây rau màu là nguồn cung cấp cho nhu cầu trong huyện và các vùng khác. Nhóm cây rau màu trong giai đoạn 2005 – 2013 có biến động về mặt diện tích nhưng diện tích vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu có nhiều bất thường nên năng suất cũng có những biến động ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người nông dân.

Trong những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn huyện có những phát triển, trong đó tập trung vào chăn nuôi gia súc và gia cầm. Giai đoạn này đàn lợn phát triển khoảng 50.000 con mỗi năm, đàn bò khoảng 8000 – 9000 con, đàn gia súc khoảng 35.000 – 40.000 con. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện dự án lai tạo giống bò thịt, giống bò sữa, triển khai nuôi lợn nạc xa khu dân cư; hiện nay, đã có 35 trang trại, gia trại nuôi lợn nạc ngoài khu dân cư, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm được tập trung chỉđạo

* Ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản

- Năm 2013 ước tính giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1296,012 tỷ đồng (giá so sánh), tăng 9,03%. Giá trị sản xuất của huyện tăng chủ yếu là do các doanh nghiệp cơ cấu tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển mũi nhọn như các ngành sản xuất gốm sứước đạt 299,7 tỷđồng tăng 8,2% so với năm trước; sản xuất da, sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 phẩm từ da ước đạt 38,8 tỷ đồng tăng 8,6% và chế biến gỗ ước đạt 84,3 tỷ đồng tăng 10,9% so với năm trước.

- Phát triển làng nghề và hoạt động khuyến công: Hoạt động sản xuất ở các làng nghề tiếp tục được duy trì, các sản phẩm may da và một số sản phẩm gốm sứ tiêu thụđược, nhiều hộ cá thể có quy mô sản xuất lớn, các hộ này đã đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, tiếp tục đổi mới công nghệ như đầu tư lò ga, các loại máy khâu chuyên dùng... mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất của các hộ cá thể các ngành khác ổn định song khả năng phát triển, đổi mới công nghệ còn hạn chế do hoạt động chủ yếu ở các khu vực dân cưđông người, mặt bằng hẹp và nguồn vốn có hạn, số hộ có quy mô sản xuất lớn không nhiều. Sản xuất gốm sứ gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm do giá nguyên, nhiên liệu tăng.

* Ngành thương mại - dịch vụ

Giá trị ngành thương mại dịch vụ 720,706 tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2012.Hoạt động thương mại được duy trì, phối hợp với Sở Công thương thành phố Hà Nội và đơn vị liên quan triển khai các gian hàng tại thị trấn Trâu Quỳ, xã Kim Lan; tổ chức hội chợ xuân, chợ hoa, cây cảnh dịp Tết Nguyên đán, tổ chức hội chợ thương mại tại Cụm công nghiệp làng nghề Bát Tràng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, chuyển đổi hình thức quản lý chợ Bún – xã Đa Tốn, chợ Dương Xá, chợ Ninh Hiệp, chợĐặng Xá, chợ Lệ Chi.

3.1.2.2 Thực dân số, lao động và việc làm

* Dân s

Quá trình đô thị hóa phát triển làm cho dân số trong huyện tăng nhanh. Dân số tính đến ngày 31/12/2013 là 245.690 người, trong đó: số khẩu nông nghiệp có 202.518 người chiếm 82,43% dân số; khẩu phi nông nghiệp là 43.172 người, chiếm 17,57 % dân số. Mật độ dân số khá cao khoảng 2125 người/km2 . Tổng số hộ trên địa bàn huyện năm 2013 là 63.369 hộ, trong đó: số hộ nông nghiệp là 54.735 hộ và hộ phi nông nghiệp là 8.634 hộ. Sự gia tăng dân số chủ yếu do sự gia tăng cơ học từ nguồn lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp, khu làng nghề, đặc biệt là một lượng sinh viên lớn của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 huyện. Mật độ dân số của huyện phân bố không đều và được tập trung khu vực thị trấn, khu công nghiệp, làng nghề, các khu vực trường học. Khu vực có mức dân số tập trung cao như thị trấn Yên Viên, thị trấn Trâu Quỳ, xã Bát Tràng, Ninh Hiệp…

* Lao động và vic làm

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện Gia Lâm lien tục tăng với năm 2013 là 111.615 người. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cấu lao động có sự thay đổi theo hưởng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Năm 2013, ngành nông – lâm – ngư 64.806 người, chiếm 58,06%; công nghiệp xây dựng dịch vụ là 46.809 người, chiếm 41,93%. Đó là một thế mạnh và điều kiện tiền đềđể phát triển một nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và phát triển hàng hóa. Dân số ngày một tăng, diện tích bình quân trên nhân khẩu và trên lao động nông nghiệp ngày một giảm. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thâm canh nông nghiệp để tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Bảng 3.2 Biến động dân số và lao động đoạn 2005 – 2013 Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I.Tổng số nhân khẩu Người 212.000 239.169 241.569 245.789 245.690

1. Khẩu nông nghiệp Người 180.788 196.957 199.004 202.630 202.518 2. Khẩu phi nông nghiệp Người 31.212 42.212 42.565 43.159 43.172

II. Tổng số hộ Hộ 54.514 61.674 62.298 63.397 63.369

1. Hộ nông nghiệp Hộ 48.293 53.232 53.785 54.765 54.735 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 6.221 8.442 8.513 8.632 8.634

III. Tổng số lao động 103.856 106.929 107.883 109.749 111.615

1. Lao động nông nghiệp 71.691 68.935 65.671 64.842 64.806 2. Lao động phi NN 32.165 37.994 42.212 44.907 46.809

Nguồn: Niên giám thống kê 2005 - 2006 của huyện Gia Lâm; Niên giám thống kê 2010 - 2011 của huyện Gia Lâm; Niên giám thống kê 2011 - 2012 của huyện Gia Lâm; Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

3.1.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng a,Hệ thống giao thông

Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, giao thông là nhân tố cơ bản để thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa. Huyện Gia Lâm có nhiều loại công trình giao thông như: đường bộ, đường sắt và đường thủy. Hệ thống giao thông được phân bổ rộng khắp trên địa bàn, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Đường bộ:

Các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ về cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao lưu kinh tế và đi lại với các tỉnh bên ngoài huyện Gia Lâm, cũng như với các quận, huyện của TP. Hà Nội.

Các tuyến đường dọc đê sông Hồng, sông Đuống dài 29km, có mặt cắt ngang rộng 5,5-7,0m, các tuyến đê này đồng thời là các tuyến đường liên xã.

Các tuyến liên huyện, liên xã có mặt cắt ngang từ 3,5-5,5m, mặt đường có kết cấu đá răm hoặc trải nhựa.

Năm 2004, huyện đã cơ bản hoàn thành việc nâng cấp các tuyến đường liên xã với tổng chiều dài trên 43 km, hơn 805 km các tuyến đường liên thôn được rải nhựa và bê tông hóa. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống giao thông nói chung và hệ thống giao thông thực tế nói riêng còn nhiều bất cập.

Chất lượng nhiều tuyến đường rất thấp, thường bị xuống cấp, chật hẹp, chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt, chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa và đi lại của nhân dân.

- Đường thủy: Đường thuỷ qua huyện Gia Lâm có hai tuyến đường chính là tuyến sông Hồng và tuyến sông Đuống, đang được khai thác vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách cũng như phục vụ khách tham quan du lịch.

Tuyến sông Hồng có khả năng đáp ứng đi lại cho tầu dưới 1.000 tấn. Hiện nay trên tuyến sông này chỉ tổ chức được các bến đò phục vụ vận chuyển hàng hoá và tiếp nhận khách du lịch. Tuyến sông Đuống hiện nay được khai thác chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hoá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Hệ thống đường thuỷ hịên nay chưa được khai thác hết tiềm năng do ít được đầu tư, cải tạo, do vậy chưa phát huy hết vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Đường sắt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống đường sắt quốc gia chạy qua huyện Gia Lâm hiện nay gồm có nhà ga Yên Viên và hai tuyến chính: Tuyến Gia Lâm - Hải Phòng dọc theo Quốc lộ 5; Tuyến Gia Lâm - Lạng Sơn.

Hệ thống đường sắt, nhà ga thuộc quyền quản lý và sử dụng của nhà nước, trong những năm qua đã được ngành đường sắt đầu tư, cải tạo và sửa chữa, hiện đang phục vụ tốt việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trong cả nước, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

b, Hệ thống thủy lợi

Hệ thống tưới tiêu nước trên địa bàn huyện bao gồm 14 trạm bơm, 2 trạm tưới tiêu kết hợp và hệ thống kênh dẫn, ngoài ra còn có nhiều trạm bơm nhỏ do các xã quản lý. Hệ thống thủy lợi này phục vụ tưới tiêu chủđộng, đáp ứng nhu cầu khoảng 94% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của huyện Gia Lâm đã được đầu tư khá hoàn chỉnh phục vụ khá tốt cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình và đầu tư còn có phần hạn chế cho nên thủy lợi khu vực các xã vùng bãi còn gặp nhiều khó khăn, nhất là hệ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội giai đoạn 2000 2013 (Trang 50 - 59)