1.3.1.1 Biến động về dân số
Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, mức độ dân số đô thị tăng nhanh. Năm 2005, dân số thành thị cả nước là 22332 nghìn người đến năm 2010 là 26224,4 nghìn người. Trong đó khu vực Đông Nam Bộ có mức độ dân số thành thi cao nhất (năm 2005 là 6923,1 nghìn người tăng lên 8354,4 nghìn người vào năm 2010), đồng bằng sông Hồng năm 2005 có 4917 nghìn người tăng lên 5859,4 nghìn người năm 2010. Khu vực Tây Nguyên có mức dân số thành thị thấp nhất (năm 2005 là 1305,1 nghìn người và năm 2010 là 1498,6 nghìn người) (Trần Thị Bích Huyền, 2011)
Nét nổi bật trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội là quá trình tập trung dân cư vào đô thị. Năm 2012, quy mô dân số Hà Nội là 7,1 triệu người, trong vòng 4 năm (2008 - 2011) dân số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn người, trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5 vạn người/năm, chủ yếu thuộc các đối tượng trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự gia tăng cơ học từ nông thôn ra thành thị. Trung bình mỗi ngày có hàng ngàn người từ nhiều địa phương về Hà Nội để tìm kiếm việc làm, sinh sống và thụ hưởng các dịch vụ đô thị. Quy mô dân số mở rộng làm cho mật độ dân số tăng nhanh và mất cân đối. Năm 2012, mật độ dân số toàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 thành phố là 2.600 người/km2, trong đó mật độ cao nhất ở các quận nội thành như: quận Hoàn Kiếm có mật độ hơn 28.000 người/km2, Ba Đình có gần 26.000 người/km2, Đống Đa hơn 38.000 người/km2, Hai Bà Trưng khoảng hơn 30.000 người/km2. (Nguồn số liệu thống kê của Tổng cục dân số - kế hoạch hoá gia đình năm 2013)
1.3.1.2 Ảnh hưởng quá trình đô thị hoá đến lao động, việc làm
Nhiều địa phương, tuỳ theo tình hình thực tế đã có cách làm thay đổi hay để tạo việc làm cho lao động nông thôn bị mất đất. Điển hình như ở Đà Nẵng, người dân sau khi được nhận tiền đền bù được hướng dẫn trồng hoa và trồng rau, đem lại thu nhập cao hơn trồng lúa. Hay như ở Bình Dương, phương án cấp đất dịch vụ đã thu được kết quả khả quan. Bình Dương đã tổ chức quy hoạch ngay đất tái định cư nằm trong khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ tạo điều kiện cho dân làm dịch vụ. Mỗi lao động tái định cưđủ 18 tuổi trở lên sẽ được giao 300 m2 với giá ưu đãi đểở và làm dịch vụ. Người dân đã cơ bản ổn định cuộc sống nhờ chuyển sang buôn bán, làm dịch vụ nhà trọ cho công nhân trong các khu công nghiệp.
Tại Hải Dương, quá trình đô thị hoá chưa diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng đang chịu sức ép về giải quyết lao động dôi dư do đất canh tác bị thu hẹp. Để giải quyết vấn đề này Sở Lao động thương binh xã hội của tỉnh đã chủ động liên hệ với các trung tâm dạy nghề miễn phí cho con em nông dân, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
1.3.1.3 Ảnh hưởng quá trình đô thị hoá đến sự phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Tác động tích cực
Quá trình đô thị hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hệ thống kinh tế vùng nông thôn ngoại thành.
- Thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường từ liên thôn, liên xã, liên huyện và liên tỉnh. Chính điều này đã tạo nên thuận lợi phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Hệ thống điện của các khu vực nông thôn ngoại thành đã được đầu tư hoàn thiện cùng với chương trình “nông thôn mới” đã diễn ra trong cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 nông thôn. Việc xây dựng hệ thống các nhà máy nước sạch đã và đang được tiến hành nhằm nâng cao cuộc sống cho người dân ở nông thôn.
b) Những vấn đềđặt ra
- Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nông thôn đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng ngày càng cao của thực tế.
- Các công trình hạ tầng của nông thôn hầu hết lấy từ nguồn ngân sách, việc huy động vốn của các thành phần kinh tế còn hạn chế nên không thể cùng xây dựng hệ thống công trình hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ.
- Việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, làng nghề truyền thống chưa được chú trọng đúng mức.
- Hệ thống hạ tầng kinh tế đô thị thực sự còn lạc hậu. Điều này ảnh hưởng không nhỏđến quá trình đô thị hoá của các đô thị.
1.3.1.4 Ảnh hưởng quá trình đô thị hoá đến môi trường sinh thái vùng nông thôn
Đô thị hoá ảnh hưởng mạnh mẽđến môi trường sinh thái vùng nông thôn, thể hiện ở mức độ ô nhiễm nước, không khí và rác thải.
a) Ô nhiễm nước
- Quá trình đô thị hoá cùng với việc hình thành nhiều khu công nghiệp dẫn đến lượng nước thải chưa được xử lý từ các khu công nghiệp này tăng lên.
- Với việc dân số tăng dẫn đến nguồn nước thải sinh hoạt cũng tăng hầu hết được thải xuống sông, hồ gây ra sự ô nhiễm nhanh chóng nguồn nước.
- Do tình trạng khai thác nước ngầm một cách bữa bãi, đồng thời nước bẩn ngấm xuống mạch nước ngầm dẫn đến làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm.
b) Ô nhiễm không khí
Đô thị hoá làm ô nhiễm không khí do các tác nhân chính sau:
- Khí thải từ các khu công nghiệp và các nhà máy là một trong những nguyên nhân chính ô nhiễm không khí. Việc xử lý khí thải của các nhà máy trong các khu công nghiệp thực sự chưa được đầu tưđúng mức. Các thiết bị máy móc sản xuất trong nước cơ bản còn lạc hậu thường thải trực tiếp khí thải ra môi trường không khí.
- Tại các khu dân cưđông đúc, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông đặc biệt là xe mô tô và xe hơi ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 c) Rác thải tăng nhanh cùng quá trình đô thị hoá.
Với việc tăng nhanh số dân thì lượng rác thải sinh hoạt và rác thải từ các khu công nghiệp sẽ tăng lên một cách nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái vùng nông thôn.