1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM MỨC PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI PHƯỜNG CHI LĂNG, TP. PLEIKU, TỈNH GIA LAI

81 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM MỨC PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI PHƯỜNG CHI LĂNG, TP... ẢNH HƯỞNG CỦA NĂ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM MỨC PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI PHƯỜNG CHI LĂNG, TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Họ tên sinh viên : NGUYỄN VĂN HUỲNH

Niên khóa : 2008 – 2012

Tháng 07 năm 2012

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM MỨC PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI PHƯỜNG

CHI LĂNG, TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Tác giả

NGUYỄN VĂN HUỲNH

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn

ThS LÊ TRỌNG HIẾU

Tháng 07 năm 2012

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn:

• Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

• Ban Chủ Nhiệm Khoa và thầy cô khoa Nông học

• Gia đình, anh chị em, các bạn đồng môn trong và ngoài lớp DH08NHGL

Đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này

Tôi xin trân trọng tri ân những tác giả của các tài liệu mà tôi đã học tập và tham khảo trong quá trình thực hiện khóa luận

Pleiku, tháng 07 năm 2012 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Huỳnh

Trang 4

TÓM TẮT

NGUYỄN VĂN HUỲNH, tháng 07/2012 Đề tài: “ Ảnh hưởng của năm mức phân

kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu nành trồng vụ Xuân Hè năm

2012 tại phường Chi Lăng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai” Đại học Nông Lâm Thành

phố Hồ Chí Minh

Giáo viên hướng dẫn:

ThS LÊ TRỌNG HIẾU

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố (RCBD),

3 lần lặp lại và 5 nghiệm thức tương ứng với 5 mức phân kali lần lượt là NT1(Đối chứng) (0 kg K2O/ha); NT2 (40 kg K2O/ha); NT3 (60 kg K2O/ha); NT4 (80 kg

K2O/ha); NT5 (100 kg K2O/ha) trên nền: 2 tấn phân hữu cơ, 40 kg N và 60 kg P2O5

Qua quá trình thực hiện đề tài, thu được kết quả như sau:

Về sinh trưởng: Chiều cao cây, số đốt trên thân chính, số cành hữu hiệu, số lá trên thân tăng dần khi tăng lượng phân kali Cao nhất ở nghiệm thức 5, kế đến là nghiệm thức 3 và 4

Về phát triển: Các nghiệm thức có bón kali đều có thời gian ra hoa sớm, tổng số hoa, tỉ lệ hoa hữu hiệu, số quả chắc trên cây, trọng lượng hạt nhiều hơn so với đối chứng, thấy rõ nhất ở các nghiệm thức 3, 4 và 5

Về năng suất: Các nghiệm thức bón kali với liều lượng khác nhau thì năng suất đạt được cũng khác nhau và đạt năng suất cao hơn nghiệm thức đối chứng Năng suất đạt cao nhất ở liều lượng mức 100 kg K2O/ha (3240 kg/ha) kế đến là mức 80 kg K2O/ha (3220 kg/ha) và mức 60 kg K2O/ha (3209 kg/ha)

Về hiệu quả kinh tế: Ở nghiệm thức 3 (60 kg K2O/ha) có lợi nhuận cao nhất (31.995.333 đồng/ha ), tỷ suất lợi nhuận thì nghiệm thức 3 (60 kg K2O/ha) cũng cao nhất với 1,24 lần

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các chữ viết tắt vii

Danh sách các bảng và biểu đồ viii

Danh sách các hình ix

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Yêu cầu đề tài 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 3

2.2 Phân loại 3

2.2.1 Phân loại dựa vào hình thái thực vật học 3

2.2.2 Phân loại dựa vào chu kì sinh trưởng (theo Pipper và Moise) 4

2.3 Đặc điểm thực vật 4

2.3.1 Rễ 4

2.3.2 Thân, cành, lá 4

2.3.3 Hoa 5

2.3.4 Trái 5

2.3.5 Hạt 5

2.4 Nhu cầu sinh thái 5

2.4.1 Đất 5

2.4.2 Nước 5

2.4.3 Ánh sáng và nhiệt độ 5

2.5 Giá trị sử dụng của cây đậu nành 6

Trang 6

2.5.1 Sử dụng làm thực phẩm 6

2.5.2 Sử dụng trong công nghiệp 7

2.5.3 Sử dụng làm thức ăn gia súc 7

2.5.4 Làm phân bón – cải tạo đất 7

2.6 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và trong nước 7

2.6.1 Thế giới 7

2.6.2 Việt Nam 8

2.7 Các nghiên cứu về phân bón trên cây đậu nành 8

2.8 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu nành 9

2.8.1 Nhu cầu về đạm (N) 9

2.8.2 Nhu cầu về lân (P2O5) 10

2.8.3 Nhu cầu về kali (K2O) 10

2.8.4 Nhu cầu về vôi (Ca) 10

2.8.5 Nhu cầu về các nguyên tố vi lượng 10

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 11

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11

3.2 Vật liệu 11

3.2.1 Giống: 11

3.2.2 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm 11

3.2.3 Đất đai, khí hậu 11

3.2.3.1 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm 11

3.2.3.2 Khí hậu thời tiết tại vùng thí nghiệm 11

3.3 Phương pháp thí nghiệm 12

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 12

3.3.2 Quy trình kỹ thuật thí nghiệm 13

3.3.2.1 Làm đất 13

3.3.2.2 Mật độ, khoảng cách gieo 13

3.3.2.3 Chăm sóc 13

3.3.2.4 Thu hoạch 13

3.3.2.5 Sâu, bệnh hại: 14

3.4 Cách lấy mẫu và các chi tiêu theo dõi 14

Trang 7

3.4.1 Cách lấy mẫu 14

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi 15

3.4.2.1 Đặc điểm nông học 15

3.4.2.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 15

3.4.2.3 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 16

3.4.2.4 Các chi tiêu về mức độ đổ ngã, bung hạt 17

3.4.2.5 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế 17

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 17

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển 18

4.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 19

4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 21

4.2 Thân 23

4.3 Cành 23

4.4 Lá 25

4.4.1 Động thái ra lá 25

4.4.2 Tốc độ ra lá 26

4.5 Hoa 27

4.6 Quả 27

4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 28

4.8 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại, đổ ngã, bung hạt 33

4.8.1 Các chỉ tiêu về sâu hại 33

4.8.2 Các chỉ tiêu về bệnh hại 34

4.8.3 Tính đổ ngã 35

4.8.4 Tính bung hạt 35

4.9 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế 36

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Đề nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 42

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CV Coeficient of Variation

LLL Lần lập lại

LSD Least Significant Diference Test

NT Nghiệm thức

NSG Ngày sau gieo

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

RCBD Randomized Complete Block Design

TGST Thời gian sinh trưởng

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần các chất dinh dưỡng trong hạt đậu nành 6

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành thế giới giai đoạn 2002 – 2008 8 Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành Việt Nam giai đoạn 2000 -2010 Bảng 3.1 Bảng diễn biến thời tiết tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai 11

Bảng 4.1: Thời kỳ sinh trưởng và phát triển (ngày) 18

Bảng 4.2: Sự tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức (cm) 20

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức (cm/cây/ngày) 21

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu nông học của thân 23

Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu nông học của cành 24

Bảng 4.6: Ảnh hưởng phân kali đến sự hình thành số lá của các nghiệm thức (lá/ thân) 25

Bảng 4.7 Tốc độ tăng trưởng số lá của các nghiệm thức (lá/thân chính/ngày) 26

Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu nông học của hoa và quả 28

Bảng 4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 32

Bảng 4.10 Một số chỉ tiêu về sâu bệnh hại, đổ ngã, bung hạt 34

Bảng 4.11 Bảng tổng chi phí thí nghiệm 36

Bảng 4.12 Năng suất, hiệu quả kinh tế của từng nghiệm thức tính trên 45m2 và 1ha và giá bán 1 kg đậu nành 38

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Toàn cảnh thí nghiệm ( 7 NSG) 42

Hình 1.2 Toàn cảnh thí nghiệm (60 NSG) 42

Hình 1.3 Nghiệm thức 1 (20NSG) 43

Hình 1.4 Nghiệm thức 2 (20 NSG) 43

Hình 1.5 Nghiệm thức 3 (20 NSG) 43

Hình 1.6 Nghiệm thức 4 (20 NSG) 43

Hình 1.7 Nghiệm thức 5 (20NSG) 44

Hình 1.8 Nghiệm thức 1 (40 NSG) 44

Hình 1.10 Nghiệm thức 2 (40 NSG) 44

Hình 1.11 Nghiệm thức 3 (40 NSG) 44

Hình 1.12 Nghiệm thức 4 (40 NSG) 45

Hình 1.13 Nghiệm thức 5 (40 NSG) 45

Hình 1.14 Khả năng đóng quả (NT1) 45

Hình 1.15 Khả năng đóng quả (NT2) 45

Hình 1.18 Khả năng đóng quả (NT3) 46

Hình 1.19 Khả năng đóng quả (NT4) 46

Hình 1.20 Khả năng đóng quả (NT5) 46

Hình 1.21 Sâu cuốn lá 46

Hình 1.22 Sâu khoang hại lá 47

Hình 1.23 Sâu đục quả 47

Trang 11

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Cây đậu nành (Glycine max L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh

dưỡng, hiệu quả kinh tế cao, lại dễ trồng Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất

đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành Đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần

ăn hàng ngày của người cũng như gia súc

Ngoài ra, trong cây đậu nành còn tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác Điều này có được là hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium

cộng sinh trên rễ cây họ đậu

Để nâng cao năng suất cây trồng đã có nhiều nghiên cứu đưa ra giải pháp Đặc

biệt, bón phân hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, hiệu quả sử dụng đất bằng cách bón phân đúng liều lượng phân mà cây trồng cần Trong mối quan hệ giữa đất - phân bón, kali đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây Thiếu kali sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, giảm quá trình trao đổi các hợp chất carbon và protein

Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài: “Ảnh hưởng của năm mức phân kali đến sinh

trưởng, phát triển và năng suất đậu nành trồng vụ Xuân Hè năm 2012 tại phường Chi Lăng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai” được tiến hành với sự đồng ý của Khoa Nông

học và hướng dẫn của thầy Lê Trọng Hiếu

Trang 12

1.2 Mục tiêu đề tài

Xác định liều lượng phân kali thích hợp nhất nhằm nâng cao và ổn định năng suất, tiết kiệm được chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trồng trên vùng đất thịt pha cát và khí hậu ở Gia Lai

1.3 Yêu cầu đề tài

Theo dõi, so sánh ảnh hưởng của 5 liều lượng kali qua các chỉ tiêu nông học cụ

thể và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các nghiệm thức tham gia thí nghiệm

So sánh hiệu quả kinh tế giữa 5 mức phân kali sử dụng trong thí nghiệm

1.4 Giới hạn đề tài

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, chỉ nghiên cứu trong một vụ Xuân Hè năm

2012 trên một loại đất và ở một địa điểm, do đó kết luận chỉ có ý nghĩa tạm thời, sơ bộ

ban đầu

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Đậu nành có tên khoa học là (Glycine max L.), thuộc họ đậu (Leguminosae),

cây đậu nành có xuất xứ từ Trung Quốc Và người Trung Quốc đã biết đến nó từ các ngàn năm trước công nguyên lúc đó đậu nành còn là thứ mọc hoang dại ở đầm lầy, ở ven sông có trái nhỏ, hạt nhỏ chưa thể dùng nó làm lương thực cho người và gia súc

được

Cây đậu nành được du nhập vào Triều Tiên qua Nhật Bản, Malaysia, các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam Châu Âu cho mãi đến cuối thế ki XVII và Mỹ sau thế chiến thứ hai mới biết đến cây lương thực này

2.2 Phân loại

Trích dẫn bởi Trần Văn Lợt, 2002 Sau khi nghiên cứu 31 đặc tính sinh trưởng,

27 đặc tính sinh sản của 58 nguồn vật liệu đặt trưng cho các loài, người ta phân loại dựa vào hai cơ sở sau:

2.2.1 Phân loại dựa vào hình thái thực vật học

Chia làm ba nhóm:

+ Đậu nành hoang dại: Glycine usuriensis

- Phân bố: ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên

- Đặc điểm: thân cao 3 – 4 m, dạng thân leo, cành nhỏ và thường xoắn lại Thân chính và cành khó phân biệt

- Thời gian sinh trưởng kéo dài: có thể đến 200 ngày

- Phản ứng với quang kì ngày ngắn

- Lá nhỏ hẹp, có lông tơ ép sát mặt lá

- Hoa nhỏ, màu tím

-Trái nhỏ màu đen, lượng protein cao, trọng lượng 2 - 3g/100 hạt

- Thường làm thức ăn gia súc

+ Đậu nành nửa hoang dại: Glycine gracillis

Trang 14

- Phân bố: dọc lưu vực sông Trường Giang, Dương Tử Giang (Trung Quốc)

- Đặc điểm: thân cao khoảng 1 m, dạng thân đứng hoặc thân leo

- Khả năng cho trái hữu hạn hay vô hạn

- Hoa nhỏ có màu tím

- Kích thước trái và hạt trung bình

- Hạt có màu nâu, đen,vàng Trọng lượng hạt 5-6 g/100 hạt

+ Đậu nành trồng: Glycine max

- Đặc điểm: thân đứng, cao 0,5 – 1,2 m; phân biệt rõ thân cành, lá to, phiến lá dày

- Khả năng cho trái hữu hạn

- Kích thước trái to, hạt to

- Hạt có màu vàng, nâu, đen Trong lượng 7-20 g/100 hạt

2.2.2 Phân loại dựa vào chu kì sinh trưởng (theo Pipper và Moise)

- Chín rất sớm: 75 - 90 ngày, chín sớm: > 90 - 100 ngày

- Chín trung bình: > 100 -110 ngày, chín muộn trung bình: >110 - 129 ngày

- Chín muộn: 130 - 140 ngày, chín rất muộn:> 140 - 160 ngày

2.3 Đặc điểm thực vật

2.3.1 Rễ

Là loại rễ cọc, gồm rễ cái và các rễ bên Khi hạt nảy mầm phôi của hạt phát triển thành rễ cái Rễ cái có thể ăn sâu vào đất từ 150 cm hoặc hơn nhưng trong điều kiện bình thường chỉ ăn sâu 20 – 30 cm Rễ chủ yếu tập trung ở lớp đất mặt từ 5 - 15

cm và lan rộng từ 40 - 50 cm

Cũng như các cây họ đậu khác rễ cây đậu nành cũng có nốt sần, nốt sần là do sự

cộng sinh giữa rễ cây đậu nành với vi khuẩn Rhizobium japonicum

2.3.2 Thân, cành, lá

Thân cây đậu nành hình tròn, thân thường đứng thẳng có khi bò, nửa bò Mỗi cây có thể có nhiều đốt, chiều dài các đốt tùy thuộc vào mỗi giống, mật độ, thời vụ, phân bón

Cành mọc từ các đốt trên thân, mọc ở đốt đầu tiên của thân chính mang hai lá mầm, đốt thứ hai lại mang hai lá đơn mọc đối nhau, kể từ đốt thứ ba trở đi thì mỗi đốt mang một lá kép

Trang 15

Lá mầm là tử diệp, thành phần dinh dưỡng có khả năng nuôi cây con Lá có nhiều hình dạng khác nhau: dài, dẹp, bầu dục, hình tròn, hình trứng, mũi mác Lá đơn mọc đối, lá to và có màu xanh Lá kép gồm ba lá chét Các lá kép mọc đối nhau ở hai bên thân chính

2.3.3 Hoa

Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, hoa có thể mọc ở nách lá, đầu ngọn thân cành và thường mọc thành từng chùm Màu sắc hoa có hai loại: trắng và tím tùy thuộc vào giống

2.4.2 Nước

Tuy là cây trồng cạn, nhưng nước là một trong những nhu cầu quan trọng và cũng là một trong những yếu tố hạn chế năng suất đậu nành.trong quá trình sinh trưởng và phát triển từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch thì lượng nước tối thiểu của cây đậu nành là 300 mm

2.4.3 Ánh sáng và nhiệt độ

Đậu nành là cây ngày ngắn điển hình (10 - 14giờ sáng/ngày), là cây ưa sáng nên trồng vào mùa nắng, nếu cung cấp đủ nước sẽ có năng suất cao hơn mùa mưa Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến quang hợp và hoạt động của các vi khuẩn nốt sần cộng sinh với rễ, nên ảnh hưởng đến lượng chất khô và năng suất thu hoạch Cây

Trang 16

họ đậu thường cần cường độ ánh sáng thấp hơn cây trồng khác (30% cường độ ánh sáng bức xạ mặt trời) nên đậu nành có thể trồng với cây trồng khác như: bắp, mía

Tuy đậu nành có nguồn gốc từ ôn đới, nhưng không phải là cây chịu rét Tùy theo giống chín sớm hay chín muộn mà có tổng tích ôn biến động từ 1.888 – 2.700o

C Giai đoạn nảy mầm, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18-22oC, giai đoạn sinh trưởng, nhiệt

độ thích hợp nhất từ 20 - 23oC Thời kì ra hoa, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22 - 25o

C Nhiệt độ dưới 10o

C sẽ ngăn cản sự phân hóa hoa và dưới 18oC có khả năng làm cho quả không đậu Thời kì hình thành quả và hạt, nhiệt độ thích hợp nhất từ 21 - 23o

C Thời kì chín, nhiệt độ thích hợp nhất từ 19 - 20oC nhiệt độ cao đậu nành mau trổ và chín sớm hơn,ngược lại nhiệt độ thấp (<18oC) cây phát triển kém, châm ra hoa (http://agriviet.com)

2.5 Giá trị sử dụng của cây đậu nành

Bảng 2.1 Thành phần các chất dinh dưỡng trong hạt đậu nành

Thành phần Tính trên 100g Thành phần Tính trên 100g

Năng lượng 1.866 kJ (446 kcal) Vitami B12 0,00 μg

Trang 17

2.5.2 Sử dụng trong công nghiệp

Ly trích chất Casein trong hạt đậu nành để chế tạo thành một chất keo đậu nành,

tơ hóa học, chất tạo nhũ tương trong công nghệ cao su (Trần Văn Lợt, 2010)

2.5.4 Làm phân bón – cải tạo đất

Thân, lá, vỏ trái đậu xanh là nguồn phân xanh cung cấp trở lại cho đất

Rễ đậu nành có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh dùng để luân canh cây trồng, cải tạo đất rất tốt Có thể nói một vụ trồng đậu, đất được cung cấp tương đương 20 -40

kg đạm/ha làm giảm thiểu chi phí cung cấp đạm cho vụ sau

2.6 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và trong nước

Diện tích đậu nành tập trung chủ yếu ở Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Argentina và Ấn

Độ Trong đó nước Mỹ chiếm gần 1/3 diện tích đậu nành của toàn thế giới (30,2 triệu ha) Trong khu vực Châu Á, diện tích trồng đậu nành của Việt Nam đang được tăng dần và đứng thứ năm, sau các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia và Triều Tiên (FAO, 2008)

Trang 18

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành thế giới giai đoạn 2002 – 2008

Năm Diện tích (ngàn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (ngàn tấn)

Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành Việt Nam giai đoạn 2000 -2010

Năm Diện tích (ngàn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (ngàn tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

2.7 Các nghiên cứu về phân bón trên cây đậu nành

Có 16 nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển triển của cây đậu nành,

đó, 3 nguyên tố Carbon (C), Hydro (H) và Oxy (O) là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụ dưới dạng CO2, H2O và O2tự do trong không khí Những nguyên

Trang 19

tố cần thiết khác là N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Mn Mo, Cu, B, Zn và Cl Bên cạnh đó Coban (Co) là nguyên tố cần thiết cho việc cố định đạm (N) và cũng được coi là

nguyên tố cần thiết (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999)

Cây đậu nành phản ứng ít đối với phân đạm, tuy nhiên bón phân đạm vẫn làm tăng năng suất, tỷ lệ đạm trong hạt và hàm lượng protein chứng tỏ cố định N2 không

đủ để cung cấp cho cây

Lân đóng vai trò quan trọng hình thành và phát triển nốt sần ở đậu tương Kali (K) tích lũy trong lá, đỉnh sinh trưởng và hạt tăng lên khi bón kali tăng, kali (K) rất cần cho sự phát triển của nốt sần

Theo Giáo sư Đỗ Ánh (1965) đối với đậu nành tỷ lệ Ca: P: K tối thích là 2: l: 1,5 Đậu nành có thể hấp thụ lân của các photphat khó tan như AlPO4, FePO4 Đậu nành có nhu cầu cao với S, vì vậy bón thêm S sẽ tăng năng suất đậu

Trên nền đất chua, bón vôi là cần thiết Bón vôi có tác dụng giảm nồng độ các chất độc hại như: sắt (Fe), nhôm (Al), mangan (Mn) đồng thời cung cấp dinh dưỡng caxi (Ca) cho cây

Kết quả nghiên cứu của Tô Văn Thống (1994), bón kali cho đậu nành trên đất bạc màu có hiệu lực cao rõ rệt Bón đơn thuần kali làm tăng năng suất 45% so với không bón và 31% so với bón N-P Hiệu suất kali từ 5,8 đến 15 kg đậu/kg K2O

Theo Lê Thiện Tùng (2007): Cứ 1 tấn hạt, cây đậu nành đã lấy đi lượng dinh dưỡng từ đất : 100kg N, 16kg P2O5, 21kg K2O, 4 kg MgO, 4 kg CaO

Qua đó, nhận thấy, cây đậu nành rất cần đạm , song do có vi khuẩn cố định đạm , nên lượng đạm bón vào không cần nhiều Cây đậu nành có nhu cầu về lân, kali, can xi, magiê

Lượng phân bón: Tùy theo từng loại đất, loại giống, mùa vụ mà có lượng phân bón cho thích hợp (http://agriviet.com/nd/905-ky-thuat-canh-tac-cay-dau-nanh/)

2.8 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu nành

2.8.1 Nhu cầu về đạm (N)

Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây đậu nành Đạm thường được tích lũy trong giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và nhu cầu cao nhất vào giai đoạn ra hoa, kết quả

Trang 20

Tuy nhiên do khả năng cố định đạm của đậu tương mà nhu cầu về đạm bón ít hơn so với các loại cây trồng khác Nguồn đạm cộng sinh có thể cung cấp khoảng 60

% tổng số nhu cầu

2.8 2 Nhu cầu về lân (P2 O 5 )

Lân là nguyên tố quan trọng tới dinh dưỡng của đậu nành, lân các tác dụng xúc tiến sự phát triển của bộ rễ, nốt sần, hoa và quả Lân tham gia vào thành phần nuclêotit, axit nucleic, photpholipit góp phần trong quá trình trao đổi gluxit và thúc đẩy quá trình quang hợp và hô hấp

2.8 3 Nhu cầu về kali (K2 O)

Kali có vai trò đặc biệt quan trong trong quá trình trao đổi đạm, trong chuyển hóa gluxit cũng như hàng loạt các phản ứng trao đổi khác trong cây, điều hòa quá trình cân bằng nước, tổng hợp protein, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu lạnh và chống đổ Thiếu kali thường dẫn đến hiện tượng mép lá bị cháy, lá bị cong lên phía trên và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt thương phẩm

2.8 4 Nhu cầu về vôi (Ca)

Theo kết quả nghiên cứu của Munns và Andrew (1976): có sự tác động qua lại giữa hàm lượng Ca và pH đất trong sự hình thành nốt sần Ảnh hưởng có hại của pH đất đối với sự hình thành nốt sần được giảm nhẹ khi nồng độ Ca trong đất cao (Trần Văn Lợt, 2010)

Cũng theo kết quả của chuyên gia Richarson, 1988: Ca là nguyên tố kích thích

hoạt động của gen hình thành nốt sần (Trần Văn Lợt, 2010).

2.8.5 Nhu cầu về các nguyên tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng có vai trò xúc tác, là thành phần của các enzym, là chất hoạt hóa của hệ thống enzym trong cây đậu nành

Đậu nành cũng cần các vi khoáng : Zn, Cu, Fe, Mg, Mn, Co, Mo, B, Si

Trang 21

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thí nghiệm: bắt đầu ngày 01 tháng 03 năm 2012, kết thúc ngày 11 tháng 06 năm 2012

Địa điểm thí nghiệm: Phường Chi Lăng, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai

3 2 Vật liệu

3.2.1 Giống

Giống đậu nành được sử dụng trong thí nghiệm là giống đậu nành địa phương,

có số trái 3 hạt cao

3.2.2 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm

Phân bón: SA, Super lân, kali clorua và vôi

Thuốc bảo vệ thực vật: Anvil, Sherpa

3.2.3 Đất đai, khí hậu

3.2.3.1 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại Phường Chi Lăng, TP Pleiku Đất làm thí nghiệm thuộc loại đất thịt pha cát

3.2.3.2 Khí hậu thời tiết tại vùng thí nghiệm

Bảng 3.1 Bảng diễn biến thời tiết tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai

( Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP Pleiku,Gia Lai )

Trong các tháng làm thí nghiệm, nhiệt độ trung bình dao động từ 22,8 - 25,1 o

C nằm trong ngưỡng nhiệt độ tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây

Trang 22

đậu nành Lượng mưa trung bình/tháng của tháng 3 và tháng 5 thấp, vì vậy trong thời gian làm thí nghiệm cần phải tưới nước để đảm bảo lượng nước cho cây phát triển Ẩm

độ trung bình /tháng dao động từ 75,8 – 89,9 % thích hợp cho đậu nành phát triển, tuy nhiên ẩm độ cao vào cuối vụ nên khó cho việc thu hoạch và phơi hạt

Nhìn chung điều kiện thời tiết trong các tháng làm thí nghiệm tương đối phù hợp với yêu cầu phát triển của cây đậu nành

3.3 Phương pháp thí nghiệm

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD: Randomized Complete Block Design) gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 mức phân kali khác nhau

LLL 1 LLL 2 LLL 3

Chiều biến thiên theo hướng dốc

Nghiệm thức 1: Nền + 0kg K2O ( 0 kg KCl/ha) ( Đối chứng)

Nghiệm thức 2: Nền + 40kg K2O ( 67 kg KCl/ha)

Nghiệm thức 3: Nền + 60kg K2O ( 100 kg KCl/ha)

Nghiệm thức 4: Nền + 80 kg K2O ( 133 kg KCl/ha)

Nghiệm thức 5: Nền + 100 kg K2O ( 167 kg KCl/ha)

Nền: 2 tấnphân hữu cơ/ha + 40 kg N/ha + 60kg P2O5/ha

Quy mô thí nghiệm:

Diện tích ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 m2

Diện tích lô thí nghiệm: 15 m2 x 5 mức phân x 3 lần lập lại = 225 m2

Trang 23

Chừa đường băng giữa các lần lập lại: 0,6 m

Khoảng cách gieo: 40 cm x 20 cm x 4 hạt/hốc, sau mọc 7 ngày, tỉa định cây còn lại 3 cây/hốc

Phương pháp gieo trồng: rạch hàng gieo thẳng

3.3.2 Quy trình kỹ thuật thí nghiệm

Phân hữu cơ : 2 tấn/ha trong thí nghiệm sử dụng 45 kg/225 m2

Phân sunphat đạm (SA): 190kg/ha trong thí nghiệm sử dụng 4,3 kg/225m2

Phân lân super: 375 kg/ha trong thí nghiệm sử dụng 8,4 kg/225m2

Bón lót: khi gieo hạt, toàn bộ phân hữu cơ, phân lân

Bón thúc lần 1: 1/2 N + 1/2 KCl (15 NSG)

Bón thúc lần 2: 1/2 N + 1/2 KCl còn lại (25 NSG)

3.3.2.4 Thu hoạch

Thu hoạch bắt đầu khi 90 % số quả trên cây đã có màu quả chín đặc trưng Thu

riêng từng ô, phơi đạt độ ẩm hạt khoảng 12 % Cân năng suất hạt khô

Trang 24

3.3.2.5 Sâu, bệnh hại:

Thường xuyên theo dõi đồng ruộng phát hiện sâu, bệnh sớm để kịp thời tiêu diệt

Sâu đục quả (Etiella zinckenella)

- Triệu chứng: Sâu phá hoại khi cây có quả non, hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa

- Biện pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm trừ sâu non bằng Supracide 40ND, Dipterex

Sâu h ại lá ( sâu khoang, sâu cuốn lá).

- Triệu chứng: Gây hại trên lá

- Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học Sherpa, Polytrin

Bọ xít xanh (Nezara viridula)

- Triệu chứng: Chích hút lá, quả làm lá sinh trưởng kém, quả lép, không chín được

- Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học Bian, Padan 95SP, Dipterex

Bệnh rỉ sắt (Phakopsora sojae)

- Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá vàng, mất khả năng quang

hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng hạt

- Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb

Bệnh đốm lá do nấm Sercostora

- Gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây Bệnh xuất hiện khá muộn Xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình thành nụ cho tới khi thu hoạch Một số nghiên cứu cũng cho

thấy nếu hạn chế được nấm trên lá thì sẽ làm tăng năng suất 50-60%

- Biện pháp phòng trừ : Một số loại thuốc đã cho hiệu lực khá cao như Dapronin, Pamistin, Anvil, Tilt

3.4 Cách lấy mẫu và các chi tiêu theo dõi

3.4.1 Cách lấy mẫu

Cây theo dõi được xác định: 10 NSG Mỗi lần lặp lại lấy 5 điểm, mỗi điểm theo dõi 3 cây

Trang 25

3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi

- Ngày ra hoa: tính từ khi 50 % số cây ra hoa (ngày)

- Ngày quả chín: 90 % số cây có quả chín hoàn toàn (ngày)

- Thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch (ngày)

+ Thân

- Chiều cao cây: đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng, đo trên những cây mẫu,

10 ngày đo 1 lần (cm)

- Đếm số đốt mang quả trên cây khi thu hoạch (đốt)

- Chiều cao đóng quả: đo từ đốt lá mầm đến đốt mang quả đầu tiên (cm)

- Theo dõi sự ra hoa của đậu nành trong suốt thời gian ra hoa

- Tổng thời gian ra hoa của đậu nành (ngày)

Tỉ lệ hoa hữu hiệu = ( tổng số quả chắc trên cây / tổng số hoa trên cây) (%)

+ Quả

- Tổng số quả, số quả 1 hạt (làm giảm năng suất hạt) (quả)

3.4.2.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Tổng số cành hữu hiệu trên cây: là tổng số cành có trên 2 đốt mang quả, kể cả thân chính

Trang 26

- Sâu khoang - Spodoptera litura

Tỷ lệ lá bị hại = Số lá bị hại/tổng số lá điều tra x 100

- Sâu cuốn lá – Lamprosema indicata

Tỷ lệ lá bị hại = số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra x 100

- Sâu đục quả – Etiella zinckenella

Tỷ lệ quả bị hại = số quả bị hại/tổng số quả điều tra x 100

+ Bệnh hại

- Bệnh đốm nâu – Septoria glycines Hemmi (cấp)

Rất nhẹ, Cấp 1 (<1 % diện tích lá bị hại)

Nhẹ, Cấp 3 (1 % đến 5 % diện tích lá bị hại)

Trung bình, Cấp 5 (>5 % đến 25 % diện tích lá bị hại)

Nặng, Cấp 7 (> 25 % – 50 % diện tích lá bị hại)

Rất nặng, Cấp 9 (>50 % diện tích lá bị hại)

- Bệnh gỉ sắt – Phakopsora pachyrhizi Syd

Cấp 0: không có vết bệnh trên lá

Cấp 1: vết bệnh chiếm từ 1 – 10% diện tích lá

Cấp 2: vết bệnh chiếm từ 11 – 25% diện tích lá

Cấp 3: vết bệnh chiếm từ 26 – 50% diện tích lá

Cấp 4: vết bệnh chiếm từ 51 – 75% diện tích lá

Trang 27

Cấp 5: vết bệnh chiếm hơn 75% diện tích lá

3.4.2.4 Các chi tiêu về mức độ đổ ngã, bung hạt

+ Mức đổ ngã (cấp)

- Cấp 0: Các cây đều đứng, không đổ ngã

- Cấp 1: Tất cả các cây hơi nghiêng từ 150 và một ít hơi đổ

- Cấp 2: Tất cả các cây nghiêng từ 15– 450 hoặc25 – 500đổ

- Cấp 3: Tất cả các cây nghiêng từ 450

3.4.2.5 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế

Ghi nhận các khoản đầu tư, giá bán, năng suất Tính sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế của từng nghiệm thức

Lợi nhuận (VNĐ) = Tổng thu – Tổng chi

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm MSTATC và các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel

Trang 28

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

Thời kỳ sinh trưởng và phát triển là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất,

sự thích nghi của từng chế độ dinh dưỡng trong từng mùa vụ và từng địa bàn khác

nhau

Thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống bắt đầu từ sự nảy mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng, nảy mầm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, nước Trong đó, yếu tố quyết định cho sự nảy mầm nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc vào sức khỏe hạt giống

Bảng 4.1: Thời kỳ sinh trưởng và phát triển (ngày)

Thời kỳ kết trái

Thu hoạch (NSG)

Mọc mầm (NSG)

Mọc 2

lá đơn (NSG)

Ra hoa (NSG)

Kết thúc hoa (NSG)

Thời gian

ra hoa

Ra quả (NSG)

Quả chín (NSG)

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

Ở 4 ngày sau gieo (NSG) các nghiệm thức đều mọc tốt

Thời gian gieo đến khi ra hoa sớm hay muộn phần nào phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ

Trang 29

Ngày ra hoa của các nghiệm thức dao động từ 30– 31 NSG Thời gian ra hoa từ 10 – 11 ngày, nghiệm thức có thời gian ra hoa dài nhất là nghiệm thức 1 ( 0 kg K2O/ha) Thời kỳ gieo đến thời kỳ kết quả của các nghiệm thứcbiến động từ 35 – 36 ngày, khi hình thành quả dinh dưỡng tập trung vào hạt Thời kỳ quả chắc và chín chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện thời tiết, số giờ nắng ít, lượng mưa nhiều làm cho quá trình chín rải rác, không đồng loạt, khó thu hoạch ảnh hưởng lớn tới năng suất Thời gian sinh trưởng (TGST) của các nghiệm thức biến động từ 90 – 91 ngày, nghiệm thức 1 (0kg K2O/ha) có TGST ngắn nhất 90 ngày, các nghiệm thức còn lại đều có TGST là 91 ngày

4.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Sự tăng trưởng chiều cao của cây là quá trình hoạt động phân chia tế bào của mô phân sinh, làm cho chiều cao cây tăng lên Chiều cao cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây ở mỗi giai đoạn, chiều cao cây phần nào thể hiện được sự sinh trưởng mạnh hay yếu của chế độ dinh dưỡng và thay đổi tùy theo thời điểm gieo trồng , điều kiện canh tác

Qua bảng 4.2 cho thấy: Chiều cao cây có ảnh hưởng đến năng suất, nếu thân cao, tỷ lệ mang quả trên thân nhiều, nhưng thân cao gặp nơi có gió mạnh sẽ làm cây dễ

đổ ngã, hoa rụng nhiều ảnh hưởng tới năng suất Chiều cao cây và mật độ cây trồng liên quan mật thiết đến tính chống đổ ngã vì vậy cần có chiều cao cây phù hợp trên những vùng đất khác nhau Thân cây cao , thấp tùy theo chế độ dinh dưỡng và điều kiện canh tác phản ánh phần nào khả năng sinh trưởng và năng suất của cây

Ở 10 ngày sau gieo (NSG) khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức từ 4,5 – 4,9 cm Tại thời kỳ này cây phát triển chậm do cây còn nhỏ, sinh của cây chưa nhiều, bộ rễ còn yếu chưa phát triển rộng nên cây tăng trưởng ở thời kỳ này cây dùng chủ yếu nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hai tử diệp

Giai đoạn 20 – 40 NSG khả năng tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức mạnh nhất, giai đoạn này bộ rễ cây đậu nành đã phát triển mạnh hút được nhiều chất dinh dưỡng trong đất và đồng thời giai đoạn này rễ cây xuất hiện các nốt sần tổng hợp đạm cho cây phát triển, vào thời gian này mưa cũng tương đối nhiều, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước cho cây trong thời gian sinh trưởng , rễ con của đậu nà nh vào thời kỳ này

Trang 30

mọc chồi lên trên , rễ cây cần thoáng , xốp cho vi sinh vật cố định đạm phát triển trên

rễ, nên thời kỳ này phải vun gốc và bón phân cho đậu nành phát triển được tốt nhất

Bảng 4.2: Sự tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức (cm)

(*): sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,05

(**): sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,01

(ns): sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Ở thời điểm 20 NSG ảnh hưởng của phân kali trên các nghiệm thức tuy có tăng về chiều cao cây nhưng không có ý nghĩa thống kê Thời điểm 30 NSG, các nghiệm thức

có bón kali đều cao và rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (NT 1), trừ nghiệm thức 2 (40 kg K2O/ha) (Phụ lục 3.4) Thời điểm 40 NSG có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhiều nhất và chiều caobiến động từ 45,3 – 51,3 cm,cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) cao 51,3 cm, thấp nhất là nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha) cao 45,3 cm Các nghiệm thức còn lại dao động trong khoảng từ 46,0 – 49,1 cm

Giai đoạn 40 – 70 NSG khả năng tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức chậm dần và ngưng hẳn ở 70 NSG vì giai đoạn này cây đã đạt chiều cao tối đa và đã đi vào

Trang 31

thời kỳ ổn định, tập trung dinh dưỡng nuôi quả và hạt Ở 50 NSG các nghiệm thức có bón kali có chiều cao cây tăng dần theo mức phân và cao hơn nghiệm thức đối chứng nhưng sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở hai nghiệm thức 4 và 5 (mức kali tương ứng 80, 100 kg K2O/ha) so với đối chứng Ở 60 NSG chiều cao cây của các nghiệm thức bón kali vẫn tăng dần theo mức phân nhưng chỉ có hai nghiệm thức 4 và 5 rất có

ý nghĩa thống kê so với đối chứng (Phụ lục 3.10) Chiều cao cây của các nghiệm thức

ở thời kỳ 70 NSG đạt từ 59,4 – 68,4 cm, cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) (68,4 cm), nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ ha) thấp nhất (59,4 cm) Các giống còn lại biến động từ 62,5 – 65,1 cm Và tại thời điểm này, cũng chỉ có hai nghiệm thức 4 và 5 nói trên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng ở mức 0,05

Như vậy, việc bón các liều lượng kali khác nhau đã ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây, đặc biệt là nghiệm thức 5 Tuy nhiên xét về hiệu quả kinh tế thì vẫn chưa xác định được công thức bón lượng kali nào là mang lại hiệu quả kinh tế nhất vì liên quan đến năng suất thu hoạch ở mỗi nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm

4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức (cm/cây/ngày)

NT

Lượng phân kali

(K2O) (kg/ha)

Giai đoạn 10-20 20-30 30-40 40-50 50-60 60-70

Qua bảng 4.3 cho thấy:

Giai đoạn 10 – 20 NSG, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức từ 0,5 – 0,7 cm/cây/ngày Cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ ha) đạt 0,7 cm/cây/ngày, thấp nhất là nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ ha) đạt 0,5 cm/cây/ngày, còn lại

các nghiệm thức đều tăng trưởng 0,6 cm/cây/ngày

Trang 32

Giai đoạn 20 – 30 NSG, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức từ 1,6 – 1,9 cm/cây/ngày Cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ ha) đạt 1,9 cm/cây/ngày, nghiệm thức 2 (40 kg K2O/ ha) có tốc độ chậm nhất 1,6 cm/cây/ngày, các nghiệm thức còn lại từ 1,7 – 1,8 cm/cây/ngày.

Giai đoạn 30 – 40 NSG tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức từ 1,8 – 2,3 cm/cây/ngày Cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ ha) đạt 2,1 cm/cây/ngày, nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ ha) có tốc độ tăng trưởng chậm nhất 1,8 cm/cây/ngày, các nghiệm thức còn lại từ 1,9 – 2,0 cm/cây/ngày

Giai đoạn 40 – 50 NSG tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức từ 1,0 – 1,4 cm/cây/ngày Cao nhất là nghiệm thức 4 (80 kg K2O/ ha) đạt tốc độ 1,7 cm/cây/ngày, nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ ha) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất 1,0 cm/cây/ngày

Giai đoạn 50 – 60 NSG tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức từ 0,1 – 0,5 cm/cây/ngày Cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ ha) đạt 0,5 cm/cây/ngày, nghiệm thức 4 (60 kg K2O/ ha) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất 0,1 cm/cây/ngày

Giai đoạn 60 – 70 NSG cây bắt đầu ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức không đáng kể, đạt 0,1 – 0,2 cm/cây/ngày

Từ kết quả thu được cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây của các nghiệm thức biến động theo từng giai đoạn, từ khi mọc mầm đến giai đoạn 20 ngày, tốc độ tăng trưởng chậm, giai đoạn 30 – 40 NSG phát triển mạnh nhất sau đó giảm dần

và đến giai đoạn 70 ngày thì ngưng hẳn

Trang 33

Chiều cao đóng quả (cm) Số đốt/thân chính (đốt)

(**): sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,01

Qua bảng 4.4 cho thấy:

Chiều cao đóng quả của các nghiệm thức biến động từ 6,2 – 7,6 cm; nghiệm thức có chiều cao đóng quả cao nhất là nghiệm thức 1 ( 0 kg K2O/ha) (7,6 cm), thấp nhất

là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) (6,2 cm); các nghiệm thức còn lại biến động từ 6,5 – 6,7 cm

Số đốt trên thân chính của các nghiệm thức từ 12,3 – 14,9 đốt; nghiệm thức có số đốt cao nhất là nghiệm thức 5 ( 100 kg K2O/ha) (14,9 đốt); nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha)

có số đốt ít nhất (12,3 đốt); các nghiệm thức còn lại biến động từ 14,1 – 14,8 đốt Nhìn chung qua xử lý thống kê thì số đốt trên cây của các nghiệm thức có bón kali cao hơn và rất có ý nghĩa thống kê với đối chứng (NT1) trừ nghiệm thức 2, nhưng giữa các nghiệm thức nói trên tuy có số đốt khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 3.14)

4.3 Cành

Cành là bộ phận chính cùng với thân tạo nên hình dáng của cây, là bộ phận cấu thành năng suất của đậu nành Số lượng cành phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại

Trang 34

cảnh thuận lợi, các biện pháp kỹ thuật thâm canh tốt sẽ làm cây phát triển khoẻ, quá trình phân cành diễn ra thuận lợi, từ đó làm tăng số hoa hữu hiệu, tăng số quả trên cây

Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu nông học của cành

cấp 1

Số cành cấp 2

Số cành hữu hiệu

Tổng số cành

(**): sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,01

Qua bảng 4.5 cho thấy: Các nghiệm thức đều phân cành vào khoảng 30 – 31 ngày sau gieo Nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha) và nghiệm thức 2 (40 kg K2O/ha) phân cành trể hơn (31 NSG), các nghiệm thức còn lại đều có ngày phân cành vào 30 NSG

Số cành cấp 1 của các nghiệm thức tăng dần từ 2,9 – 4,7 cành Nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) có số cành 1 cao nhất (4,7 cành) và thấp nhất ở nghiệm thức 1 (0 kg

K2O/ha) (2,9 cành) Nhìn chung, các nghiệm thức có bón kali có số cành cấp 1 tăng dần và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với đối chứng (NT 1) Ngoài ra, chỉ nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) cao hơn và rất có ý nghĩa thống kê với tất các nghiệm thức khác về số cành hữu hiệu

Trong thí nghiệm, tất cả các nghiệm thức đều không có cành cấp 2

Số cành hữu hiệu của các nghiệm thức tăng dần từ 2,3 – 4,4 cành Trong đó, cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) có 4,4 cành, nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha)

có số cành hữu hiệu thấp nhất (2,3 cành) Qua xử lý thống kê nhận thấy: các nghiệm

Trang 35

thức có bón kali làm tăng số cành hữu hiệu và rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (NT 1) Mặt khác, trong các nghiệm thức có bón kali thì nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức 2 và 3 (mức kali bón tương ứng 40, 60 kg K2O/ha)

Các nghiệm thức khác nhau đều có sự khác nhau về tổng số cành trên cây và đây cũng chính là số cành cấp 1 (trong thí nghiệm không thấy xuất hiện cành cấp 2) Qua thí nghiệm cho thấy: Tổng số cành trên cây của các nghiệm thức cũng tăng dần từ 2,9 - 4,7 cành Nghiệm thức 5 (100kg K2O/ha) có số cành cao nhất (4,7 cành/cây), thấp nhất là nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha) với 2,9 cành/cây, còn các nghiệm thức còn lại có từ 3,7 – 4,2 cành/cây Điều đó chứng tỏ rằng tổng số cành cũng như số cành hữu hiệu tăng dần theo mức tăng liều lượng phân kali

Ngày sau gieo

- 1,18ns

Trang 36

Qua bảng 4.6 cho thấy:

Ở 10 ngày sau gieo (NSG) hầu hết các nghiệm thức đều chưa có lá thật.Tại thời kỳ này cây phát triển chậm do cây còn nhỏ, bộ rễ còn yếu chưa phát triển rộng nên cây tăng trưởng ở thời kỳ này cây chủ yếu nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hai tử diệp

Ở giai đoạn 20 – 40 NSG khả năng tăng trưởng số lá của các nghiệm thức mạnh nhất Số lá các nghiệm thức biến động từ 12,3 – 13,6 lá Cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) (13,6 lá), thấp nhất là nghiêm thức 1 (0 kg K2O/ha) (12,3 lá) Các nghiệm thức còn lại dao động trong khoảng từ 12,45 – 13,13 lá

Sau 40 NSG tất cả các nghiệm thức đều ngừng tăng trưởng số lá Vì đây là giai đoạn đậu nành kết thúc ra hoa, chùm hoa cuối cùng đóng ở đỉnh sinh trưởng

Từ kết quả xử lý thống kê: Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm có số lá tăng theo

lượng kali nhưng giữa chúng không có ý nghĩa thống kê

Giai đoạn 10-20 20-30 30-40 40-50 50-60 60-70

Giai đoạn 20 – 30 NSG, tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của các nghiệm thức từ 0,46 – 0,56 lá/thân/ngày Nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) có tốc độ ra lá nhanh

Trang 37

nhất (0,56 lá/thân/ngày), các nghiệm thức còn lại đều có tốc độ ra lá từ 0,47 – 0,54 lá/thân/ngày)

Giai đoạn 30 – 40 NSG tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của các nghiệm thức từ 051 – 0,56 lá/thân/ngày Nghiệm thức 3 (60 kg K2O/ha) có tốc độ ra lá chậm nhất (0,51 lá/thân/ngày); các nghiệm thức 3, 4, 5 có lượng kali lần lượt là 60, 80, 100

kg K2O/ha đều có cùng tốc độ tăng trưởng số lá (0,7 lá/thân/ngày)

Sau 40 NSG tất cả các nghiêm thức đều ngừng tăng trưởng số lá

4.5 Hoa

Thời gian ra hoa của cây rất quan trọng nó cũng ảnh hưởng đến năng suất Ngày ra hoa sớm hay muộn, nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng , giống, điều kiện ngoại cảnh, mật độ và mùa vụ

4.6 Quả

Yếu tố làm hạn chế số quả trên cây không phải là số hoa mà là những yếu tố làm hạn chế khả năng hình thành và phát triển quả từ số hoa đã có Do đó tỷ lệ quả chắc (quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt) là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng suất Nghiệm thức có nhiều quả, quả có nhiều hạt sẽ cho năng suất cao

Số quả trên cây được nhiều hay ít còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu và điều kiện sinh thái của vùng

Qua bảng 4.8 cho thấy:

Tổng số hoa trên cây của các nghiệm thức biến động từ 61,7 – 77,1 hoa/cây Nghiệm thức 3 ( 60 kg K2O/ha) có số hoa cao nhất (77,1 hoa), thấp nhất là nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha) với 61,7 hoa, các nghiệm thức còn lại biến động từ 65,2 – 71,8 hoa Qua kết quả xử lý thống kê nhận thấy: các nghiệm thức có bón kali đều làm tăng

số hoa và sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng Ngoài ra, trong các nghiệm thức có sử dụng kali nói trên thì chỉ có nghiệm thức 3 và 4 (mức kali tương ứng là 60, 80 kg K2O/ha) sự khác biệt rất có ý nghĩa với tất cả các nghiệm thức tham gia thí nghiệm và giữa chúng cũng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê

Trang 38

Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu nông học của hoa và quả

NT

Lượng phân kali

(K2O) (kg/ha)

Ngày ra hoa đầu tiên

Ngày kết thúc

ra hoa

Tổng số hoa trên cây (hoa)

Số quả chắc trên cây (quả)

Tỉ lệ hoa hữu hiệu (%)

(**): sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0,01

Về tỉ lệ hoa hữu hiệu: Tỉ lệ hoa hữu hiệu cho thấy khả năng cho năng suất của đậu nành là cao hay thấp Tỉ lệ này cao chứng tỏ tỷ lệ quả chắc trên cây càng lớn Tỉ lệ hoa hữu hiệu của các nghiệm thức dao động từ 46,5 – 55,3 (%) Các nghiệm thức có bón kali đều cao hơn nghiệm thức 1 (46,5 %), nghiệm thức 5 được bón với liều lượng

kali lớn nhất có tỉ lệ hoa hữu hiệu cao nhất với 55,3 %

4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Năng suất là yếu tố quan trọng nhất, phản ánh một cách toàn diện quá trình sinh trưởng, phát triển và các đặc tính của giống Năng suất phụ thuộc rất nhiều yếu tố như

số quả/cây, số quả chắc, trọng lượng 100 hạt, số hạt chắc là những yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 4.9cho thấy:

Số quả chắc: Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất của đậu nành,

do thời gian ra hoa kéo dài, và quá trình hình thành quả diễn ra tương ứng với sự phát triển thân lá cho đến khi chùm quả cuối cùng của đậu nành đậu quả, nên số quả chắc

Trang 39

mỗi nghiệm thức cũng khác nhau Qua thí nghiệm cho thấy: số quả chắc ở các nghiệm thức có bón kali đều cao hơn nghiệm thức đối chứng không bón kali (NT1), trong đó cao nhất là nghiệm thức 4 (80 kg K2O/ha) (39,2 quả) và thấp nhất là nghiệm thức 1 (0

kg K2O/ha) ( 28,7 quả) Các nghiệm thức có bón kali đều cao và sự khác biệt rất có ý nghĩa với nghiệm thức 1 về số quả chắc trên cây ở mức ý nghĩa 0,01 ngoại trừ nghiệm thức 2 (40 kg/ha) Qua xử lý thống kê cho thấy, tổng số quả chắc/cây ở nghiệm thức 3,

4 và 5 với các liều lượng kali lần lượt là 60, 80, 100 kg K2O/ha tuy có tăng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Số quả 3 hạt: chiếm khá lớn trong tổng số quả trên cây và nghiệm thức nào có

số quả 3 cao thì có khả năng cho năng suất cao Các nghiệm thức có bón kali có số quả

3 cao hơn nghiêm thức đối chứng không bón kali, trong đó nghiệm thức 5 (100 kg

K2O/ha) có số quả 3 cao nhất (25,6 quả) và thấp nhất là nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha) (15 quả) Qua xử lý thống kê: nghiệm thức có bón kali đều nhiều hơn và khác biệt với nghiệm thức 1 về số quả 3 ở mức 0,01; số quả 3/cây ở nghiệm thức 3, 4 và 5 với các liều lượng kali lần lượt là 60, 80, 100 kg K2O/ha tuy có tăng nhưng sự khác biệt không

có ý nghĩa thống kê Nghiệm thức 2 (40 kg K2O/ha) có 18,8 quả 3/cây thì sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức trên ở mức 0,01

Số quả 2 hạt: tùy vào từng nghiệm thức Qua thí nghiệm cho thấy : các nghiệm thức có bón kali đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng không bón kali (NT1) và cao từ 7,5 – 10,7 quả/cây, trong đó nghiệm thức có số quả 2 hạt cao nhất là nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) (10,7 quả) và thấp nhất là nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha) (7,5 quả) Các nghiệm thức có bón kali đều nhiều hơn và khác biệt với nghiệm thức 1 về số quả 2 ở mức ý nghĩa 0,01 trừ nghiệm thức 2 (40 kg K2O/ha) có số quả 2/cây tương đương với nghiệm thức 1 Qua xử lý thống kê: số quả 2/cây ở nghiệm thức 3, 4 và 5 với các liều lượng kali lần lượt là 60, 80, 100 kg K2O/ha tuy có tăng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Số quả 1 hạt cũng quan trọng đối với năng suất, quả 1 hạt cao thì làm giảm năng suất Trong thí nghiệm nghiệm thức có số hạt quả 1 cao nhất là nghiệm thức 1 (0

kg K2O/ha) (6,2 quả) và qua xử lý thống kê cho thấy có ý nghĩa với nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) (1,7 quả)

Trang 40

Hạt là một trong các yếu tố quyết định đến năng suất Trọng lượng 100 hạt cao thì năng suất sẽ cao Trọng lượng hạt là yếu tố quyết định năng suất sau cùng, đây cũng

là chỉ tiêu phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của giống Bên cạnh đó sự tác động của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cũng làm cho trọng lượng 100 hạt có sự biến động nhất định Từ thí nghiệm nhận thấy: các nghiệm thức có bón kali đều cao hơn nghiệm thức đối chứng (NT1) về trọng lượng 100 hạt và cao từ 16,45 – 17,70 gam Qua xử lý thống kê cho thấy, nghiệm thức có bón kali đều nhiều hơn và khác biệt với nghiệm thức 1 về trọng lượng 100 hạt ở mức 0,05 Mặt khác, các nghiệm thức có bón kali thì trọng lượng 100 hạt tăng dần theo mức tăng kali nhưng sự sai biệt

giữa chúng không có ý nghĩa thống kê

Trọng lượng hạt trên cây: Từ kết quả thí nghiệm nhận thấy, nghiệm thức 5 (100

kg K2O/ha) có trọng lượng hạt/cây cao nhất (15,69 g/cây), nghiệm thức có trọng lượng hạt/cây thấp nhất là nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha) (7,89 g/cây) Các nghiệm thức còn lại có trọng lượng hạt/cây biến động từ 11,32 – 15,58 g/cây Qua xử lý thống kê cho thấy các nghiêm thức có bón kali đều cao hơn nghiệm thức đối chứng (NT1) về trọng lượng hạt/cây và sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê Mặc khác, các nghiệm thức 3, 4 và 5 (tương ứng với lượng kali bón lần lượt là 60, 80, 100 kg

K2O/ha) có trọng lượng hạt khác nhau và không có ý nghĩa thống kê

Năng suất lý thuyết rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất, bởi vì nó nói lên khả năng cho năng suất của giống là cao hay thấp Năng suất lý thuyết được quyết định bởi mật độ cây/m2, trọng lượng 100 quả và đặc biệt là số quả chắc/cây Ở các nghiệm thức trong thí nghiệm thì sự chênh lệch về năng suất lý thuyết khá rõ từ 2959 – 5884 kg/ha

Trong đó, nghiệm thức đối chứng (NT1) có năng suất lý thuyết thấp nhất (2959 kg/ha),

và cao nhất là nghiêm thức 5 (100 kg K2O/ha) với 5884 kg/ha Các nghiệm thức còn lại có bón kali thì có năng suất lý thuyết cao hơn nghiệm thức đối chứng (NT1) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Trong các nghiệm thức có bón kali thì các nghiệm thức

3, 4, 5 (có mức kali bón lần lượt là 60, 80, 100 kg K2O/ha) có năng suất lý thuyết tăng dần tăng dần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Năng suất thực thu của các nghiệm thức tham gia thí nghiệm dao động từ 1687 – 3240 kg/ha Nghiệm thức 5 (100 kg K2O/ha) có năng suất thực thu cao nhất (3240

kg/ha) và thấp nhất là nghiệm thức 1 (0 kg K2O/ha) với 1687 kg/ha Ở tất cả các

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w